ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3636/2013/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 31 tháng 12 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀU DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG, VỊNH BÁI TỬ LONG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26/3/2011;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày 29/6/2001;
Căn cứ Luật Phòng cháy chữa cháy ngày 29/6/2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14/6/2005;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 3707/TTr-SGTVT ngày 10/7/2013, Báo cáo thẩm định số 131/BC-STP ngày 19/7/2013 của Sở Tư pháp Quảng Ninh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀU DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG, VỊNH BÁI
TỬ LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3636/2013/ QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy
han nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định về quản lý hoạt động của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, bao gồm:
1. Điều kiện hoạt động của tàu du lịch;
2. Điều kiện đối với người làm việc trên tàu du lịch;
3. Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, khu vực neo đậu cho tàu du lịch;
4. Trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, khách du lịch;
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
Ngoài các thuật ngữ nêu trong các tiêu chuẩn tương ứng mà phương tiện thuỷ nội địa, cảng, bến, luồng, tuyến điểm tham quan du lịch áp dụng, trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long: Là toàn bộ vùng biển đảo có ranh giới xác định tại khoản 1 Điều 1 của Quy chế quản lý vịnh Hạ Long ban hành kèm theo Quyết định số 498/2007/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
2. Tàu du lịch: Là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, chuyên phục vụ khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, bao gồm:
a) Tàu tham quan: Là tàu du lịch chuyên vận chuyển và phục vụ khách tham quan;
b) Tàu lưu trú: Là tàu du lịch có buồng ngủ, trên hành trình có neo đậu lại để cho khách du lịch ngủ qua đêm;
c) Tàu nhà hàng: Là tàu du lịch có đăng ký kinh doanh nhà hàng nổi phục vụ ăn uống, không bố trí các buồng ngủ lưu trú trên phương tiện.
3. Phương tiện chuyển tải: Là phương tiện thủy nội địa chuyên hoạt động chuyển tải khách và phục vụ cho tàu du lịch trong vùng nước neo đậu của cảng, bến và khu vực neo đậu.
4. Khu vực neo đậu: Là khu vực neo đậu tàu lưu trú trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái
Tử Long được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL.
5. Điểm dịch vụ trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (sau đây gọi tắt là điểm dịch vụ): Là nơi cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
6. Chủ tàu du lịch là một trong các đối tượng sau đây:
a) Người sở hữu tàu du lịch;
b) Người được người sở hữu phương tiện giao quyền quản lý, sử dụng phương tiện;
c) Người thuê tàu du lịch không có thuyền viên để khai thác vận chuyển, lưu trú khách du lịch;
d) Thuyền trưởng.
7. Cảng vụ: Trong bản Quy định này, Cảng vụ được hiểu là Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh.
8. Hiệp hội tàu du lịch Quảng Ninh: Là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện cua các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận chuyển khách du lịch tham quan, lưu trú ngủ đêm trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đảm bảo các điều kiện hoạt động theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định thành lập.
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG TÀU DU LỊCH
Mục 1. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI TÀU THAM QUAN
Điều 4. Điều kiện an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường
1. Thỏa mãn tiêu chuẩn ổn định cấp tàu SI theo Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801-^-2005.
2. Đạt hệ số an toàn (k) khi kiểm tra ổn định theo tiêu chuẩn thời tiết theo quy định tại TCVN 5801÷2005 phải lớn hơn hoặc bằng 1,50.
3. Đối với tàu vỏ gỗ hoạt động được đủ 10 (mười) năm kể từ khi hạ thuỷ đóng mới hoặc từ khi đại tu thay vỏ phải thực hiện các giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn kỹ thuật cho tàu như gia cường thêm một lớp vỏ gỗ hoặc các loại vật liệu: comporite, sắt...
Các tàu đã hoạt động trên 10 năm, phải thực hiện các giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn kỹ thuật cho tàu trong kỳ kiểm tra tiếp theo của chu kỳ hàng năm.
4. Trang bị phòng cháy và chữa cháy đảm bảo quy định tại Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Thiết bị bảo vệ môi trường đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa QCVN 17-2011 /BGTVT.
6. Trang bị thiết bị định vị vệ tinh (GPS) đảm bảo hoạt động liên tục, đồng bộ theo yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thông tin quản lý, điều hành hoạt động tàu du lịch.
7. Trang bị thiết bị thông tin liên lạc bằng VHF đảm bảo hoạt động tốt trong bán kính 35km, liên lạc thông suốt 24/24h.
8. Trang bị hệ thống báo cháy tự động hoặc thiết bị báo cháy bằng tay lắp đặt tại các khu vực chức năng trên tàu.
Bình chữa cháy trang bị trên tàu là loại bình bột ABC và bình khí CƠ2.
9. Bổ sung số lượng phao áo cho trẻ em tối thiểu bằng 10% số lượng khách.
Điều 5. Yêu cầu thẩm mỹ, tiện nghi
1. Sơn trắng toàn bộ mặt ngoài vỏ tàu từ mớn nước trở lên, trừ con trạch, đệm va, tời, neo, cột bích, ống khói, cột buồm, đầu rồng, phù điêu, lô gô và các thiết bị khác trên boong.
2. Bố trí đủ các phòng, bộ phận chức năng đáp ứng phục vụ khách du lịch.
3. Phòng ăn và khu chế biến đảm bảo yêu cầu quy định của Thông tư sổ 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế.
4. Phòng vệ sinh (WC):
a) Bố trí tối thiểu 01 phòng cho tàu có sức chở đến 20 khách, 02 phòng cho tàu có sức chở trên 20 khách;
b) Có bồn cầu, chậu rửa, vòi nước, gương treo tường, biển hiệu phòng vệ sinh;
Điều 6. Quy định về thuyền viên và nhân viên phục vụ trên tàu tham quan
1. Đảm bảo các quy định về định biên và tiêu chuẩn thuyền viên, nhân viên phục vụ phù hợp với các chức danh làm việc trên tàu đảm bảo theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL và Nghị định 3/5/2003/NĐ-CP.
2. Mỗi tàu bố trí tối thiểu 01 nhân viên phục vụ hành khách.
3. Nhân viên phục vụ phải được tập huấn, cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.
4. Sử dụng đồng phục và đeo thẻ khi làm việc.
Điều 7. Các quy định, điều kiện khác
1. Tàu đủ tiêu chuẩn hoạt động theo phân loại hàng năm.
2. Đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-B VHTTDL.
3. Các hướng dẫn về an toàn và giá dịch vụ thể hiện bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung.
4. Trang bị tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu, cứu nạn theo danh mục quy định của ngành Y tế.
5. Xây dựng và thực hiện phương án phòng chống giông bão, chống đắm và cứu nạn tại chỗ.
Mục 2. ĐIÊU KIỆN ĐỐI VỚI TÀU LƯU TRÚ
Điều 8. Điều kiện an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường
1. Đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư số 43/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 của Bộ Giao thông vận tải.
2. Đảm bảo yêu cầu quy định tại Điều 4 Bản Quy định này.
3. Mỗi tàu trang bị tối thiểu 01 bình bột chữa cháy loại MFZT35 (ABC).
Mỗi phòng ngủ trang bị tối thiểu 01 bình bột chữa cháy loại MFZ2 hoặc MFZ4 (ABC).
Điều 9. Yêu cầu về thẩm mỹ, tiện nghi
1. Đảm bảo yêu cầu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Đỉều 5 bản Quy định này.
2. Đảm bảo yêu cầu chung và tiêu chí xếp hạng đối với tàu đạt Hạng 1 (một) sao trở lên, quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9372-2012 về Tàu thủy lưu trú -xếp hạng.
Điều 10. Quy định về thuyền viên và nhân viên phục vụ trên tàu lưu trú
1. Đảm bảo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 bản Quy định này.
2. Bố trí số lượng thuyền viên tối thiểu bằng 1,5 lần so với định biên tối thiểu quy định tại Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2004 của Bộ Giao thông vận tải.
3. Bố trí số lượng nhân viên phục vụ đảm bảo cho các loại hình dịch vụ trên tàu.
4. Đối với người có bằng thuyền trưởng hạng Ba, khi đảm nhận chức danh thuyền trưởng phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm thực tế.
Điều 11. Các quy định, điều kiện khác
1. Đảm bảo quy định tại Điều 7 bản Quy định này.
2. Đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-B GT VT-B VHTTDL.
3. Chủ thể kinh doanh, khai thác tàu lưu trú phải là doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp phải có bộ phận kỹ thuật - pháp chế - an toàn; người phụ trách công tác này phải có kinh nghiệm, hiểu biết về phương tiện thủy nội địa.
4. Được phân loại, đủ tiêu chuẩn hoạt động theo quy định tại Điều 13 bản Quy định này.
Mục 3. ĐIÊU KIỆN ĐỐI VỚI TÀU NHÀ HÀNG
1. Đảm bảo yêu cầu quy định tại Điều 5; Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 8; Khoản
1, Khoản 3, Khoản 4 Điều 10 và Điều 11 bản Quy định này.
2. Có phương án hành trình, neo đậu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Chương III. PHÂN LOẠI, XẾP HẠNG TÀU DU LỊCH
Điều 13. Phân loại tàu du lịch
1. Tàu du lịch phải được phân loại hàng năm, phân thành 3 loại từ thấp đến cao:
a) Tàu đạt tiêu chuẩn hoạt động;
b) Tàu loại Hai;
c) Tàu loại Một.
2. Tiêu chí phân loại tàu du lịch theo Phụ lục I - Bảng tiêu chí kỹ thuật an toàn kiểm tra, đánh giá phân loại tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
3. Ket quả phân loại tàu du lịch hàng năm là cơ sở để xác định tàu đủ điều kiện hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và là cơ sở để xây dựng đơn giá vận chuyển.
Điều 14. Tổ chức kiểm tra phân loại tàu
1. Công tác kiểm tra phân loại tàu được tổ chức thực hiện tập trung, thống nhất vào một thời điểm trong năm do Hội đồng thẩm định thực hiện; Hội đồng gồm lãnh đạo các sở, ngành: Giao thông vận tải - Chủ tịch hội đồng, Công an tỉnh, Sở Văn hoá thể thao du lịch, Ban quản lý vịnh Hạ Long.
2. Cơ chế làm việc:
a) Trước khi tiến hành kiểm tra phân loại tàu du lịch hàng năm; Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập tổ công tác trên cơ sở danh sách thành viên do các ngành cung cấp; phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên theo chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành và tổ chức kiểm tra phân loại tàu;
b) Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra. Chủ tịch Hội đồng có thông báo kết quả phân loại tàu đến các cơ quan chức năng để phối hợp quản lý;
c) Đối với tàu đóng mới hoặc chưa kiểm tra vì lý do bất khả kháng, sẽ được kiểm tra, phân loại bổ sung sau đó.
3. Quyết định công nhận phân loại tàu du lịch có giá trị trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký. Biên bản của đoàn kiểm tra được sử dụng tạm thời cho tàu hoạt động trong thời gian chưa có quyết định công nhận chính thức của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
1. Công tác xếp hạng tàu lưu trú do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.
2. Tiêu chí để đánh giá xếp hạng tàu lưu trú thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9372÷2012 ban hành kèm theo Quyết định số 2292/QĐ-BKHCN ngày 28/8/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Kết quả xếp hạng tàu lưu trú dùng để xác định chất lượng dịch vụ của tàu và là cơ sở để xây dựng đơn giá bán dịch vụ lưu trú nghỉ đêm và các loại hình dịch vụ khác trên tàu.
4. Giấy chứng nhận xếp hạng tàu lưu trú thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo bản Quy định này.
Mục 1. HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU THAM QUAN
1. Danh sách khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long sử dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo bản Quy định này.
2. Người lập danh sách phải ghi đầy đủ các cột, mục theo yêu cầu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của danh sách được lập.
3. Danh sách hành khách được lập thành 02 bản cho mỗi chuyến tàu, 01 bản giao cho thuyền trưởng, 01 bản lưu tại cảng vụ nơi cấp phép rời cảng, bến trong 30 ngày.
Điều 17. Cấp phép tàu vào, rời cảng, bến đón, trả khách
1. Cảng vụ cấp giấy phép vào, rời cảng bến theo quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT.
2. Giấy phép vào cảng, bến có giá trị sử dụng trong 30 ngày kể từ ngày cấp.
3. Tại các cảng bến ở điểm tham quan, khu vực lưu trú; thuyền trưởng sử dụng giấy phép rời cảng, bến đã cấp cho tàu tại cảng, bến trong đất liền, để trình báo với đại diện cảng vụ và làm cơ sở xác nhận cho tàu chuyển tuyến hoặc về cảng, bến trong đất liền.
Điều 18. Thời gian cấp phép rời cảng, bến; cập cảng, bến
1. Cấp phép rời cảng, bến
a) Mùa hè (tính từ ngày 16/4 đến hết ngày 31/10): cấp từ 06h00’; ngừng cấp từ 16h30’
b) Mùa đông (tính từ ngày 01/11 đến hết ngày 15/4 năm sau): cấp từ 06h30’; ngừng cấp từ 16h00\
2. Cấp phép cập cảng, bến trong đất liền
a) Mùa hè (tính từ ngày 16/4 đến hết ngày 31/10): Chậm nhất đến 19h00\
b) Mùa đông (tính từ ngày 01/11 đến hết ngày 15/4 năm sau): Chậm nhất đến 8h30’
Điều 19. Chuyền tải khách trong vùng nước cảng, bến
1. Tàu lưu trú được phép neo đậu trong vùng nước cảng, bến để chuyển tải khách từ cầu cảng, bến ra tàu và ngược lại. Chủ tàu du lịch, thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về an toàn trong quá trình chuyển tải khách.
2. Khi hoạt động chuyển tải phải thực hiện theo các quy định sau:
a) Phải đảm bảo các điều kiện an toàn và có đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật, bố trí đủ số lượng phao cứu sinh trên phương tiện cho thuyền viên, cho hành khách theo sức chở của phương tiện.
b) Chỉ được chuyển tải khách từ tàu lưu trú vào cầu cảng, bến và ngược lại khi tàu lưu trú neo đậu trong phạm vi vùng nước của cảng bến. Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho khách trong quá trình cập mạn để đón, trả khách.
c) Khi hoạt động chuyển tải, thuyền viên phải mặc áo phao cứu sinh và hướng dẫn, yêu cầu hành khách mặc áo phao cứu sinh trong suốt thời gian hành trình của phương tiện. Phương tiện chuyển tải khách chỉ được chạy chở khách với vận tốc tối đa 06 km/giờ.
d) Đối với phương tiện chuyển tải có sức chở trên 12 người khi hoạt động chuyển tải khách phải bố trí 02 thuyên viên (01 người điều khiển phương tiện; 01 thủy thủ hướng dẫn khách và cảnh giới).
đ) Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với loại phương tiện theo quy định.
e) Khi phương tiện cập cầu bến tại vị trí đã được chỉ định hoặc cập mạn tàu du lịch, thuyền viên đã buộc dây, neo đậu chắc chắn đảm bảo an toàn, mới cho khách lên, xuống phương tiện.
f) Thuyền viên hướng dẫn khách lên, xuống phương tiện, chỉ được nhận hành khách xuống phương tiện đúng trọng tải cho phép.
g) Trưóc khi khởi hành, thuyền viên hướng dẫn yêu cầu khách ngồi ổn định, cân bằng, không để khách đứng trên phương tiện, khi khách ngồi ổn định mới cho phương tiện hoạt động.
h) Khi hành trình, người điều khiển phương tiện phải tuân theo quy tắc giao thông quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa, quan sát các điều kiện an toàn, giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác.
3. Phương tiện chuyển tải không được dùng để vận chuyển khách tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long như tàu du lịch.
4. Khi chuyển tải, thuyền trưởng, người lái phương tiện chuyển tải có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu hành khách mặc áo phao.
5. Chủ cảng, bến quy định khu vực dành riêng cho phương tiện chuyển tải hoạt động.
Điều 20. Không cấp phép rời cảng, bến
1. Cảng vụ quyết định việc không cấp phép cho các tàu hoạt động khi thời tiết không đảm bảo an toàn khi hoạt động trên vùng vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
2. Tàu du lịch không đạt tiêu chuẩn hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 13 bản Quy định này.
3. Tàu du lịch vận chuyển khách tham quan theo các tuyến tại Phụ lục III kèm theo bản Quy định này không có giấy phép rời cảng, bến cuối cùng; tàu đưa khách đến các điểm dịch vụ chưa được công bố theo quy định.
4. Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU LƯU TRÚ
Điều 21. Khai báo tạm trú cho khách du lịch lưu trú
1. Chù tàu lưu trú có trách nhiệm khai báo đăng ký tạm trú cho khách du lịch lưu trú với cơ quan Công an theo quy định tại Thông tư số 33/2010/TT-BCA.
2. Danh sách khai báo đăng ký tạm trú cho khách du lịch lưu trú thay thế danh sách hành khách quy định tại Điều 21 bản Quy định này.
3. Danh sách khách du lịch lưu trú sau khi truyền qua mạng được in thành 02 bản, 01 bản thuyền trưởng mang theo chuyến hành trình, 01 bản nộp cho Cảng vụ khi làm giấy phép rời cảng, bến.
4. Danh sách khách du lịch lưu trú được lưu trữ tại Cảng vụ và trên tàu tối thiểu 06 tháng.
Điều 22. Cấp phép tàu lưu trú vào, rời cảng, bến
Thực hiện theo quy định tại Điều 17 bản Quy định này.
1. Tàu lưu trú chỉ được đón khách nghỉ đêm tại các cảng, bến du lịch đã được công bố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Khi tàu đã có khách lưu trú, chủ tàu, thuyền trưởng không được kết hợp đón khách tham quan du lịch.
3. Trường hợp có trẻ em (dưới 12 tuổi) đi cùng thì chỉ được ghép không quá 01 trẻ em/phòng và tàu phải trang bị bổ sung phao cứu sinh, thiết bị an toàn cho số khách ghép này.
QUY ĐỊNH VÈ CẢNG, BẾN, ĐIẺM, TUYẾN DU LỊCH
Điều 24. Cảng, bến tàu khách du lịch
Cảng, bến phục vụ khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long bao gồm:
1. Cảng, bến trong đất liền.
2. Cảng, bến tại điểm tham quan.
3. Khu vực neo đậu tàu lưu trú.
1. Yêu cầu chung: Đảm bảo quy định tại Điều 4, Thông tư liên tịch số 22/TTLT-BGTVT-BVHTTDL.
2. Cảng trong đất liền:
a) Bố trí đầy đủ hệ thống nhà chờ, nhà điều hành trang bị đầy đủ các tiện nghi phục vụ khác du lịch như: ghế ngồi, quạt điện, điều hoà đảm bảo thoáng mát; khu vực bán vé, điểm truy cập internet; trung tâm, phương tiện thông tin hướng dẫn cho khách du lịch về tuyến, điểm du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long;
b) Có các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch: hàng ăn nhanh, giải khát, mua bán đồ
lưu niệm, bưu điện, thu đổi ngoại tệ...;
c) Có đại lý, dịch vụ cung cấp hoặc khu vực tiếp nhận nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động của tàu du lịch;
d) Có khu vực vệ sinh công cộng (WC) đảm bảo sạch, văn minh, lịch sự.
3. Cảng, bến tại điểm tham quan:
a) Có các phương tiện, bảng thông tin hướng dẫn cho khách du lịch về tuyến, điểm du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long;
b) Có khu vực vệ sinh công cộng (WC) đảm bảo sạch, văn minh, lịch sự.
4. Khu vực neo đậu tàu lưu trú:
a) Có hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa, hệ thống phao, biển báo giới hạn vùng nước;
b) Mỗi khu vực neo đậu phải có tối thiểu 01 nhà công vụ;
c) Bố trí lực lượng thường trực khi có tàu neo đậu để giải quyết các công việc liên quan.
Điều 26. Trách nhiệm chủ cảng, bến
1. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Thông tư sổ 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông Vận tải.
2. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 5 Quyết định số 3439/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh như sau:
a) Thực hiện trách nhiệm của chủ khai thác cảng, bến thủy nội địa quy định tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 cua Bọ Giao thông vận tải Quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.
b) Bố trí đầy đủ và thường xuyên, duy trì, bảo dưỡng các trang thiết bị an toàn trên bến như: đệm va, cột bích, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cầu dẫn cho khách xuống. Vệ sinh cầu bến, bậc lên xuống cho khách đảm bảo không bị trơn trượt.
c) Phối hợp chặt chẽ và thống nhất với Cảng vụ quy định đánh số các vị trí cập cầu trên cảng, bến, bố trí riêng khu vực dành cho phương tiện chuyển tải hoạt động.
d) Bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ sắp xếp vị trí, hướng dẫn cho phương tiện vào, ra đón, trả hành khách, hướng dẫn xếp khách xuống phương tiện đảm bảo an toàn; Phối hợp chặt chẽ với Cảng vụ để điều tiết phương tiện ra, vào cầu cảng hợp lý, an toàn theo các vị trí đã được Cảng vụ chỉ định cho phương tiện.
đ) Kiểm soát khách xuống phương tiện theo danh sách hành khách, không xếp khách xuống phương tiện vượt quá sức chở người của phương tiện theo quy định.
e) Chủ động phối hợp triển khai các biện pháp cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố xảy ra trong vùng nước cảng, bến và vùng lân cận.
f) Hướng dẫn các chủ phương tiện, thuyền viên thực hiện các quy định về an toàn trong bản quy định này.
2. Thực hiện việc uỷ thác thu phí tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, bán vé hành khách. Hợp đồng vận chuyển cho khách du lịch thuê tàu du lịch (nếu khách có nhu cầu).
3. Kiểm soát biên lai thu phí tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vé hành khách, kiểm tra hợp đồng vận chuyển của chủ tàu với khách du lịch trước khi khách xuống tàu.
4. Khai thác kinh doanh, đại lý các dịch vụ phục vụ cho tàu du lịch và hành khách.
5. Duy trì tình trạng hoạt động của các trang, thiết bị đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động tại cảng, bến. Đảm bảo an toàn các công trình giao thông, trang thiết bị tài sản của cảng, bến.
6. Ban hành nội quy, quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và các nội dung có liên quan tại bản Quy định này.
7. Tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật trong phạm vi quản lý.
8. Phối hợp với cảng vụ quy định vị trí neo đậu của các nhóm, đội tàu trong khu vực vùng nước quản lý.
9. Tham gia vào quá trình lập biên bản điều tra, kết luận và giải quyết tai nạn; phòng chống giông bão, cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy tại vùng nước cảng, bến.
10. Tổ chức dịch vụ tập trung thu gom, xử lý chất thải từ tàu du lịch.
Tuyến, điểm du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long quy định chi tiết tại Phụ lục III kèm theo bản Quy định này.
Điều 28. Lập, điều chỉnh, bổ sung danh bạ thuyền viên
1. Đối với Doanh nghiệp, Hợp tác xã: Nội dung lập, điều chỉnh, bổ sung danh bạ thuyền viên do Giám đốc doanh nghiệp, chủ nhiệm ký, đóng dấu xác nhận vào danh bạ thuyền viên sau khi đã kiểm tra bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ và các giấy tờ có liên quan theo quy định.
2. Đối với hộ kinh doanh cá thể:
a) Lập danh bạ thuyền viên: Chủ hộ kinh doanh cá thể lập, ký xác nhận danh bạ thuyền viên, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi chủ hộ kinh doanh cá thể đăng ký hộ khẩu thường trú chứng thực chữ ký và đóng dấu giáp lai sổ danh bạ thuyền viên;
b) Điều chỉnh, bổ sung danh bạ thuyền viên: Khi có sự thay đổi thuyền viên, chủ hộ kinh doanh cá thể điều chỉnh, bổ sung vào danh bạ thuyền viên, ký xác nhận sau khi đã kiểm tra bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ và các giấy tờ có liên quan theo quy định.
Thực hiện theo Phương án tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ đối với tàu du lịch trên vịnh Hạ Long ban hành kèm theo Quyết định số 3527/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
1. Chủ tàu du lịch có trách nhiệm:
a) Lập bản cam kết bảo vệ môi trường trình ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xem xét, xác nhận theo quy định;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong bản cam kết bảo vệ môi trường đá đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường;
c) Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra;
d) Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trước và sau mỗi chuyến vận chuyển khách phải làm vệ sinh phương tiện sạch sẽ;
e) Có hợp đồng thu gom, xử lý chất thải với các đơn vị có chức năng đã được cấp phép theo quy định;
í) Không được ăn ở, sinh hoạt theo quy mô hộ gia đình trên các phương tiện;
g) Trong quá trình vận chuyển khách, các chủ phương tiện phải có trách nhiệm nhắc nhở hành khách ý thức bảo vệ môi trường;
h) Hàng ngày chủ phương tiện có trách nhiệm tập kết chất thải rắn đến các điểm thu gom tập trung đã được chủ cảng, bến quy định.
i) Thực hiện nghĩa vụ nộp phí vệ sinh môi trường theo quy định.
2. Chủ cảng, bến có trách nhiệm tổ chức thu gom, xử lý hoặc hợp đồng thuê thu gom, xử lý các loại chất thải (rắn, lỏng) trên mặt bến và từ các tàu du lịch trong vùng nước cảng, bến theo quy định.
Điều 31. Giá cước, hợp đồng thuê tàu và các dịch vụ khác
1. Xây dựng, kê khai, niêm yết giá:
a) Chủ tàu phải thực hiện việc kê khai giá cước dịch vụ vận chuyển, niêm yết và bán theo giá niêm yết theo quy định của Luật giá;
b) Chủ tàu phải thực hiện kê khai giá cước dịch vụ vận chuyển với Sở Tài chính theo quy định tại Thông tư 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 và Thông tư 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính
c) Giá kê khai quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này được xây dựng trên cơ sở các tuyển, điểm tham quan, thời gian hành trình, chất lượng tàu theo kết quả phân loại tàu và phải đảm bảo phù hợp với giá thực tế giao dịch thông thường trên thị trường;
d) Sở Tài chính, Cơ quan thuế, Hiệp hội nghề nghiệp, chủ tàu và các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan thống nhất khung giá vận chuyển, các loại hình dịch vụ
phục vụ khách du lịch để làm cơ sở thống nhất thực hiện.
đ) Chủ tàu du lịch phải thực hiện việc niêm yết công khai giá cước vận chuyển khách, giá phòng (buồng) nghỉ trên tàu theo mức giá đã kê khai;
e) Khỉ cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải theo đúng giá niêm yết, lập hóa đơn đầy đủ theo đúng quy định; Trường hợp chủ tàu lập hóa đơn (giá vận chuyển, lưu trú) thấp hơn giá tôi thiêu thì xác định mức thuê phải nộp theo mức giá tối thiểu; Mức giá tối thiểu căn cứ theo khung giá quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này
f) Giá vận chuyển không bao gồm phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và các dịch vụ phục vụ khác.
2. Vé hành khách, hợp đồng vận chuyển:
a) Chủ tàu phải thực hiện phát hành vé hành khách theo quy định;
b) Khi khách thuê trọn gói cả chuyến tàu mà chủ tàu không phát hành vé thì phải có hợp đồng vận chuyển bằng văn bản theo từng chuyến;
c) Các trường hợp khách liên hệ tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long không thuộc đối tượng tại điểm điểm b Khoản 2 Điều này. Chủ cảng, bến thực hiện bán vé hành khách hoặc sắp xếp cho khách thuê tàu trọn chuyến và bố trí tàu vận chuyển hành khách.
d) Chủ cảng, bến có trách nhiệm soạn thảo mẫu hợp đồng đảm bảo đúng, đủ các nội dung theo quy định; yêu cầu các chủ tàu thống nhất thực hiện đối với các trường hợp quy định tại điềm b Khoản 2 Điều này.
đ) Hợp đồng thuê tàu, danh sách hành khách, danh sách khách lưu trú nghỉ đêm trên tàu, giấy phép rời Cảng, bến... phải được lưu giữ theo quy định.
3. Đối với các yêu cầu dịch vụ phát sinh ngoài hợp đồng vận chuyển, vé hành khách; chủ tàu phải thoả thuận, thống nhất trước với khách về giá, số lượng, giá dịch vụ... trước khi cung cấp dịch vụ và chịu trách nhiệm về giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách du lịch.
Điều 32. Nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí
1. Đối với chủ tàu:
a) Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đăng ký thuế, khai và nộp thuế, phí, lệ phí... theo đúng các quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật về thuế, phí, lệ phí hiện hành;
b) Phí, lệ phí được thực hiện thu theo danh mục và mức thu phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền quy định.
c) Cung cấp đầy đủ, kịp thời danh sách, số lượng tàu được phép hoạt động kinh doanh du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Hàng tháng, cùng thời gian nộp hồ sơ khai thuế, chủ tàu cung cấp thông tin về số lượt tàu xuất bến (theo giấy phép rời cảng), số lượt khách tham quan (theo danh sách khách thăm vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long ban ngày), số lượt khách nghỉ lưu trú (theo danh sách khách nghỉ lưu trú) đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý;
d) Đối với cơ sở kinh doanh có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau như: vận
chuyển khách, lưu trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm... thì lập hóa đơn và khai thuế phải tách riêng hoạt động vận chuyển khách, hoạt động lưu trú.
2. Cơ quan Thuế cỏ trách nhiệm hướng dẫn nội dung về việc cung cấp thông tin, lập hóa đơn, khai thuê cho cơ sở kinh doanh đê thực hiện.
Điều 33. Các khoản thu dịch vụ
1. Chủ cảng, bến được thu tiền đối với các dịch vụ đã cung cấp cho người sử dụng.
2. Mức tiền dịch vụ, phương thức thanh toán... do các bên thống nhất, thỏa thuận bằng văn bản hợp đồng hoặc các hình thức khác.
Điều 34. Những hành vi không được thực hiện
Ngoài các hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa, Điều 12 Luật Du lịch và Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận chuyển khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và khách lưu trú trên tàu không được thực hiện các hành vi sau đây:
1. Đối với chủ tàu du lịch
a) Sử dụng tàu không đủ điều kiện quy định vào vận chuyển khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và khách lưu trú trên tàu;
b) Nhận chở khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và khách lưu trú trên tàu nhưng không có hợp đồng bằng văn bản hoặc vé hành khách hợp lệ theo quy định tại Bản Quy định này. Thu tiền cao hơn giá niêm yết; thu tiền không có thỏa thuận, thống nhất trước với khách; thu tiền thấp hơn giá tối thiểu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có hành vi lừa đảo hoặc cấu kết với người khác để lừa đảo khách du lịch. Không xuất hoá đơn, vé hành khách hợp lệ cho khách theo quy định;
d) Sử dụng tàu không đủ các giấy tờ, điều kiện theo quy định đối với tàu lưu trú để lừa dối khách, mạo nhận là tàu lưu trú cho khách thuê nghỉ đêm;
đ) Tự ý hoán cải, thay đổi kết cấu, tính năng, công dụng hoặc đóng mới tàu du lịch;
e) Không bố trí đủ người làm việc trên tàu đảm bảo thực hiện các chức danh theo quy định.
2. Đối với thuyền trưởng
a) Tự ý đón, trả khách ở cảng, bến hoặc địa điểm chưa được công bố, cấp phép hoạt động; điểm không được ghi trong giấy phép do Cảng vụ cấp, trừ trường hợp khẩn cấp, cứu nạn hoặc bất khả kháng;
b) Lập danh sách khách du lịch không đúng tên người, địa chỉ, số lượng người so với thực tế. Vận chuyển khách không đúng tên đã lập trong danh sách hành khách;
c) Đưa khách đi tham quan sai tuyến du lịch quy định. Không đưa khách đi đủ thời gian đã ký kết, thỏa thuận; tự ý cắt xén hành trình du lịch; thông đồng với người bán để khách du lịch mua bán hàng hóa, hải sản, sử dụng dịch vụ với giá cao; trộm cắp tài sản của khách; để các phương tiện khác đeo bám vào phương tiện của mình để bán hàng hoá, dịch vụ; cho người không có tên trong danh sách thuyền viên lên
tàu thực hiện việc bán hàng, cung cấp dịch vụ;
d) Cho tàu lưu trú neo đậu không đúng vị trí quy định được ghi trong giấy phép rời cảng, bến. Không khai báo đăng ký tạm trú cho khách du lịch nghỉ đêm trên tàu;
đ) Chuyển nhượng khách du lịch sang tàu khác; bỏ khách du lịch tại điểm tham quan; chuyển tải khách trái quy định;
3. Chủ tàu du lịch, thuyền viên, người tham gia kinh doanh dịch vụ có các hành vi vi phạm nội quy, quy định của cảng, bến;
4. Chủ tàu du lịch, thuyền viên, khách du lịch có hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội, buôn bán hàng cấm hoặc vi phạm đạo đức, lối sống, tín ngưỡng, văn hóa... của người Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ (ăn uống, đồ lưu niệm, hải sản...) có hành vi gian lận thương mại; cung cấp hàng giả, hàng cấm, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ép khách hàng sử dụng dịch vụ, không niêm yết giá, không có thỏa thuận với khách hàng trước khi bán, thu tiền cao hơn giá niêm yết, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, số lượng, không xuất hóa đơn theo quy định.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, hoạt động của tàu du lịch có hành vi hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, tiêu cực, tự đặt ra các quy định, thủ tục giấy tờ, lệ phí, thu tiền... trái pháp luật và trái với bản Quy định này; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trách nhiệm, có các biểu hiện ép buộc để gây khó khăn cho chủ tàu du lịch, thuyền viên và khách du lịch dưới mọi hình thức;
7. Các hành vi đổ chất thải, rác thải xuống vùng nước vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long dưới mọi hình thức.
8. Các hành vi khác trái với các quy định của pháp luật, trái với quy định này.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Mục 1. TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TÀU, THUYỀN TRƯỞNG, KHÁCH DU LỊCH VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Điều 35. Trách nhiệm của Chủ tàu du lịch
1. Ký hợp đồng neo đậu, đón trả khách, thỏa thuận sử dụng dịch vụ với chủ khai thác cảng, bến.
2. Lập sổ danh bạ thuyền viên, định biên đủ thuyền viên theo ca làm việc vào danh bạ khi tàu hoạt động.
3. Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của thuyền viên và nhân viên phục vụ; thường xuyên kiểm tra để có biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu sót, vi phạm và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người được giao quyền quản lý điều hành, thuyền viên, người làm việc trên tàu trong quá trình hoạt động.
4. Lập và chịu trách nhiệm về nội dung, tính chính xác của danh sách hành khách mỗi chuyến đi.
5. Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa. Chịu trách nhiệm về kinh doanh của tàu du lịch có liên quan
đến hoạt động, an toàn của phương tiện, hành khách, khiếu nại của hành khách.
6. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp cho người và phương tiện trong quá trình kinh doanh. Khi có sự cố xảy ra, phải chủ động có biện pháp xử lý, báo cáo ngay với các cơ quan có liên quan tham gia giải quyết; chịu toàn bộ chi phí cho việc khắc phục sự cố và bồi thường nếu lỗi do người hoặc phương tiện của mình gây ra.
7. Đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.
8. Đại diện cho toàn bộ thuyền viên cam kết với chủ cảng, bến; Cảng vụ và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước và các quy định của bản Quy định này.
9. Thông báo cho các doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch biết các quy định có liên quan để phối hợp thực hiện.
10. Phản ánh kịp thời với cơ quan chức năng về những việc làm sai trái, vi phạm những hành vi không được làm quy định tại Điều 34 Bản Quy định này của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định.
11. Khuyến khích các chủ tàu tham gia Hiệp hội tàu du lịch Quảng Ninh để tao sư thống nhất, đồng thuận trong việc thực hiện các quy định, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, hiệu quả.
Điều 36. Trách nhiệm của thuyền trưởng
1. Thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch số 22/TTLT-BGTVT-BVHTTDL.
2. Hàng ngày, phải thường xuyên đôn đốc thuyền viên kiểm tra, thay thế các trang thiết bị an toàn, thiết bị phòng cháy chữa cháy, các vị trí có nguy cơ xảy ra dễ cháy nổ trên tàu.
3. Phân công trách nhiệm cho từng thuyền viên trên tàu theo từng vị trí; phân ca, kíp làm việc cụ thể, đảm bảo trực 24/24 giờ; đôn đốc thuyền viên thực hiện các trách nhiệm đã được phân công. Việc phân công phải được ghi lại cụ thể và lưu trên tàu.
4. Thường xuyên trực tiếp kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy; lập, lưu trữ, bổ sung kịp thời hồ sơ quản lý hoạt động phòng cháy chữa cháy của tàu.
5. Tổ chức việc hướng dẫn về nội quy an toàn, sử dụng các trang thiết bị an toàn cá nhân (áo phao, búa phá cửa thoát hiểm, bình cứu hoả...) cho khách du lịch.
6. Trước khi rời khỏi cảng, bến hoặc các điểm tham quan, neo đậu phải kiểm tra, đối chiếu danh sách hành khách với số khách thực tế tàu. Trong trường hợp kết thúc hành trình đi tham quan, lưu trú sớm hơn so với hợp đồng phải được sự đồng ý của khách và được xác nhận bằng văn bản.
7. Kịp thời ngăn chặn và thông báo ngay cho các cơ quan chức năng xử lý các hoạt động trái pháp luật dưới mọi hình thức trên tàu.
8. Chịu trách nhiệm nhắc nhở hành khách thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm được quy định tại bản Quy định này.
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vấn đề có liên quan đến khách du lịch; về các hoạt động của thuyền viên trên tàu trong quá trình hoạt động,
10. Chỉ cho phép đi tàu đối với khách du lịch đã có biên lai thu phí tham quan, có vé hành khách và có tên trong danh sách hành khách; thuyền viên có tên trong danh bạ thuyên viên.
Điều 37. Trách nhiệm của khách du lịch
1. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Luật du lịch, Điều 10 Thông tư liên tịch sổ 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL; các quy định, nội quy trên tàu du lịch và tại các điếm tham quan; giữ gìn môi trường, cảnh quan thiên nhiên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
2. Phải có hợp đồng thuê tàu, vé hành khách hợp lệ. Khai đúng tên, tuổi, địa chỉ của mình và trẻ em từ 01 tuổi trở lên đi kèm để chủ tàu du lịch lập danh sách hành khách. Yêu cầu chủ phương tiện, người bán hàng dịch vụ giao hóa đơn, vé hành khách hợp lệ. Phải mua vé tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
3. Trường hợp đối với khách du lịch là người nước ngoài, hướng dẫn viên người Việt Nam phải chủ động lập danh sách hành khách chính xác và phổ biến cho khách biết các quy định có liên quan.
4. Trường hợp có khiếu nại với cơ quan quản lý phải có văn bản làm cơ sở để giải quyết, xử lý.
5. Tuân thủ các nội quy về bảo vệ môi trường tại các bến cảng, trên các phương tiện hoạt động du lịch và những điểm đến du lịch; không được xả các chất thải, rác thải xuống vịnh Hạ Long, vịnh Bải Tử Long; không mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy khi tham gia các hoạt động du lịch.
6. Không lợi dụng hoạt động du lịch để tuyên truyền, phát tán tài liệu, băng đĩa... mang tính phản động chống phá Nhà nước.
Điều 38. Trách nhiệm của Hiệp hội tàu du lịch Quảng Ninh
1. Tuyên truyền, phổ biến cho các hội viên (chủ tàu) hiểu rõ và thực hiện theo đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước,
2. Hỗ trợ các hội viên về việc khắc phục và giải quyết các sự cố rủi ro trong kinh doanh.
3. Tập hợp, nghiên cứu những ý kiến, đề nghị của hội viên để phản ánh, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Ban, ngành chức năng của nhà nước về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động của hội viên.
4. Tư vấn và hỗ trợ xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm, dịch vụ và nâng cao uy tín doanh nghiệp;
5. Tư vấn pháp luật và giúp đỡ các hội viên tháo gỡ vướng mắc, giải quyết những vụ việc phát sinh từ hoạt động kinh doanh như: tranh chấp, khiếu nại, thủ tục hành chính, quan hệ lao động ...
6. Xây dựng và giám sát hội viên thực hiện các quy chế hoạt động của Hiệp hội.
7. Tham gia xây dựng khung giá vận chuyển; khung giá các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch đê làm cơ sở thống nhất thực hiện..
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế hoạt động của Hiệp hội.
Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 39. Sở Giao thông vận tải
1. Kiểm tra, giám sát các quy định về an toàn, kỹ thuật đối với tàu du lịch, cảng, bến, khu vực neo đậu, luồng tuyến thủy nội địa và các công trình khác có liên quan; cấp phép hoạt động, công bố cảng bến, điểm neo đậu, tuyến, luồng... theo quy định của pháp luật và Bản Quy định này.
2. Cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ an toàn giao thông cho nhân viến phục vụ trên tàu du lịch.
3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục đội ngũ thuyền viên chấp hành các quy định của Nhà nước về giao thông đường thủy và các quy định về kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
4. Chủ trì việc tổ chức phân loại tàu du lịch hàng năm.
5. Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện; đề xuất các biện pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện bản Quy định này.
Điều 40. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ du lịch cho thủy thủ, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên tàu du lịch.
2. Thẩm định và tham mưu cho UBND tỉnh công bố các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long,
3. Chủ trì việc đánh giá, xếp hạng tàu lưu trú.
1. Đảm bảo an ninh trật tự đối với hoạt động của tàu du lịch; công tác phòng chống cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ; đăng ký và quản lý lưu trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện liên quan đến hoạt động của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
2. Tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin có liên quan đến an ninh trật tự. Chủ động kiểm tra xử lý các tàu du lịch có vi phạm về an toàn giao thông đường thủy nội địa, an toàn phòng chống cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm về quản lý lưu trú và các vi phạm khác theo quy định của pháp luật. Trao đổi thông tin về người, phương tiện hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long có vi phạm về an ninh trật tự cho các cơ quan chức năng liên quan để tăng cường phối hợp quản lý.
Điều 42. Ban Quản lý vịnh Hạ Long
1. Quản lý và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo yêu cầu về an toàn, thuận tiện cho
khách và tàu du lịch ra, vào các điểm tham quan, điểm neo đậu trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
2. Thực hiện bảo vệ cảnh quan môi trường vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
3. Duy trì hoạt động liên tục của hệ thống thông tin (VHF) liên lạc với các tàu du lịch.
4. Là cơ quan thường trực cứu hộ, cứu nạn; chủ động phối hợp với các ngành, địa phương liên quan giải quyết các sự cố xảy ra trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Bố trí phương tiện để phục vụ nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ.
5. Tổ chức thu gom rác tại các điểm tham quan, điểm neo đậu và vùng nước được giao quản lý theo quy định.
6. Chủ trì xây dựng quy định quản lý đối với điểm dịch vụ, loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
7. Tổ chức và phối hợp với các ngành và địa phương liên quan quản lý, kiểm tra, phát hiện và xử lý theo quy định đối với các hành vi vi phạm về vé tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long quy định tại Quy chế quản lý vịnh Hạ Long ban hành kèm theo quyết định số 498/2007/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Điều 43. Sở Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về môi trường và thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm khác đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch theo quy định của pháp luật và bản Quy định này.
1. Quy định danh mục thuốc thông thường và thiết bị y tế trên tàu du lịch.
2. Tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận về nghiệp vụ sơ, cấp cứu y tế; kiến thức về vệ sinh an toàn thực thẩm cho nhân viên làm việc trên tàu du lịch.
Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Cục thuế tỉnh và các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát hồ sơ kê khai giá và tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách giá của các tổ chức, cá nhân theo quy định.
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh nộp thuế nhanh chóng, thuận tiện. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế, phí và xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền.
2. Thực hiện các biện pháp quản lý thuế của tàu du lịch.
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về:
1. Đăng ký kinh doanh; hoạt động kinh doanh có điều kiện đối với các mặt hàng hạn chế kinh doanh như: Rượu, thuốc lá...;
2. Niêm yết giá, bán theo giá niêm yết;
3. Kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 48. Ủy ban nhân dân các địa phương có liên quan
1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn về hoạt động kinh doanh dịch vụ và vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
2. Kiểm tra, xử lý và chịu trách nhiệm về việc để các cảng, bến du lịch và tàu du lịch trên địa bàn quản lý hoạt động trái phép.
3. Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường cho các tàu du lịch theo quy định.
4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường của các tàu du lịch.
5. Chủ trì trong việc phối hợp cứu hộ, cứu nạn và chăm sóc, hỗ trợ ban đầu cho khách du lịch khi gặp nạn trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Các cơ quan có thẩm quyền được thực hiện việc thanh, kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
2. Việc thanh, kiểm tra phải được thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
3. Việc kiểm tra hành chính chỉ được thực hiện tại các bến, cảng, điểm neo đậu. Không được tuỳ tiện dừng tàu để kiểm tra khi chưa phát hiện các dấu hiệu vi phạm, trừ các trường hợp đã được pháp luật cho phép.
4. Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính có trách nhiệm trao đổi thông tin về vi phạm hành chính của các tàu du lịch cho Cảng vụ, chủ khai thác cảng, bến để làm cơ sở xử lý theo các cam kết được quy định.
1. Chủ tàu du lịch, thuyền viên tàu du lịch, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành bản Quy định này, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tàu du lịch phải có trách nhiệm ký cam kết thực hiện đúng các quy định của Nhà nước....với chủ khai thác quản lý cảng, bến, điểm neo đậu, Cảng vụ và các cơ quan nhà nước khác về các nội dung chấp hành pháp luật về an ninh trật tự, an toàn giao thông, thương mại - dịch vụ...
3. Trong quá trình thực hiện nếu chủ tàu du lịch, thuyền viên có các hành vi vi phạm quy định tại các nội dung đã cam kết:
a) Chủ khai thác cảng, bến tàu du lịch từ chối hoặc huỷ hợp đồng đã ký về neo đậu đón trả khách tại cảng, bến; không cho người, phương tiện hoạt động trong phạm vi cảng, bến thuộc phạm vi quản lý;
b) Cảng vụ tạm dừng cấp giấy phép rời cảng, bến đối với phương tiện vi phạm. Thời gian tạm dừng cấp giấy phép rời cảng, bến tối đa không quá 05 ngày đối với mỗi lần vi phạm.
4. Trường hợp chủ tàu du lịch, thuyền viên, người quản lý điều hành... có vi phạm về an ninh trật tự, vi phạm nội quy, quy định của cảng, bến, vi phạm về giá hoặc khách du lịch có khiếu nại, tố cáo... thì chủ khai thác cảng, bến tạm dừng việc cho tàu đón khách tại cảng, bến để kiểm tra, xác minh hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng giải quyết. Sau khi giải quyết xong mới tiếp tục cho tàu tiếp tục đón trả khách tại cảng, bến.
5. Tàu lưu trú vi phạm các quy định về lưu trú tại bản Quy định này, ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính, cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi ngay các giấy tờ có liên quan đến lưu trú của tàu như: Giấy chứng nhận điều kiện an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện lưu trú du lịch để xem xét, xử lý theo quy định.
6. Trường hợp tàu du lịch vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, cấp có thẩm quyền sẽ dừng hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch đối với hoạt động tàu thuộc quyền quản lý của chủ phương tiện theo thẩm quyền.
Điều 51. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề mới, không phù hợp, các cơ quan chức năng có liên quan kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.
Điều 52. Sở Giao thông vận tải (cơ quan thường trực) chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bản Quy định này.
Định kỳ hàng quý, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổng hợp tình hình kinh doanh tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, báo cáo Uy ban nhân dân tỉnh./.
TIÊU CHÍ KỸ THUẬT, AN TOÀN PHỤC VỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
PHÂN LOẠI TÀU DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3636/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của
UBND tỉnh)
I. Bảng tiêu chí phân loại
TT |
Tiêu chí |
(A) Loại đủ tiêu chuẩn hoạt động |
(B) Tàu loại 2 |
(C) Tàu loại 1 |
Ghi chú |
||||||
1 |
Thời gian hoạt động của tàu ơhđ) (Thđ tính từ khi hạ thuỷ đóng mới hoặc từ khi đại tu thay vỏ). |
- Tàu vỏ Thép, Composite, Nhôm hoặc vật liệu tương đương có 12,0 <Thđ< 15 (năm). - Tàu vỏ Gỗ có: 7<Thđ < 10 (năm). |
- Tàu võ Thép, Composite, Nhôm hoặc vật liệu tương đương có 9,0 < Thđ <12 (năm). - Tàu vỏ Gỗ có: 5 <Thđ < 7 (năm). |
- Tàu vỏ Thép, Composite, Nhôm hoặc vật liệu tương đương có Thđ<9 (năm). - Tàu vỏ Gỗ có: Thđ < 5 (năm). |
|
||||||
2 |
Hệ số an toàn (k) khi kiểm tra ổn định theo tiêu chuẩn thời tiết theo TCVN 5801-2005. |
- Tàu tham quan: 1,50 < k < 2,0. - Tàu lưu trú, nhà hàng: 2,00 <k< 2,50. |
- Tàu tham quan: 2,0 < k <2,5. - Tàu lưu trú, nhà hàng: 2,50 < k < 3,00. |
- Tàu tham quan: k > 2,5. - Tàu lưu trú, nhà hàng: k >3,00. |
|
||||||
3 |
Thân, vỏ tàu: - Nhóm gỗ; - Kích thước; - Vách kín nước |
- Đảm bảo theo TCVN 5801-2005. |
-NhưA3, thêm: + Tàu vỏ gỗ có chiều dầy ván vỏ > 6,0cm. + Tàu vỏ Composite, Nhôm hoặc vật liệu tương đương, đánh giá theo 1. |
- Như A3, thêm: + Tàu gỗ đóng 2 lớp vỏ hoặc bọc gia cường một lớp vật liệu: comporite, sắt. + Vỏ tàu bằng Composite, Nhôm hoặc vật liệu tương đương đánh giá theo 1. |
|
||||||
4 |
Kết cấu khung, thượng tầng |
- Đã có hiện tượng biến dạng kết cấu thượng tầng nhưng vẫn đảm bảo TCVN 5801-2005. |
- Chuẩn bị có hiện tượng biến dạng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của thiết bị. - Tàu vỏ gỗ được gia cường thêm 1 hệ thống khung thép. |
Chưa có hiện tượng biến dạng. |
|
||||||
5 |
Boong dạo |
- Không có |
- Có nhưng trang bị các thiết bị ghế phục vụ khách nhưng ở mức độ phục vụ chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu. |
- Như B5 nhưng các thiết bị ghế phục vụ khách nhưng ở mức độ phục vụ chất lượng cao (ghế nằm tấm nắng, ô che...) |
|
||||||
6 |
Buồng máy |
- Đảm bảo theo TCVN 5801-2005. |
- Như A6, thêm: + Bố trí hệ thống thông gió tự nhiên (hoặc cưỡng bức) đảm bảo nhiệt độ chênh so với nhiệt độ bên ngoài không quá 15°C; + Sắp xếp, bố trí đảm bảo đi lại, thao tác thuận tiện; + Đảm bảo vệ sinh. |
- Như B6, thêm: + Bố trí hệ thống thông gió cưỡng bức đảm bảo nhiệt độ chênh so với nhiệt độ bên ngoài không quá 10°C; + Sắp xếp, bố trí thuận tiện khi vận hành; + Đảm bảo vệ sinh, ánh sáng. |
|
||||||
7 |
Phòng, phát hiện và chữa cháy |
- Tàu tham quan: Đảm bảo Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ. - Tàu lưu trú: Đảm bảo Thông tư số 43/2012/TT- BGTVT. |
- Tàu lưu trú: Như A7, thêm: + Trang bị hệ thống cơ giới trên tàu, hoạt động độc lập tách rời động cơ máy tàu. |
- Tàu lưu trú: Như A7, thêm: + Trang bị hệ thống cơ giới trên phương tiện chuyển tải của tàu. |
|
||||||
8 |
Bảo vệ môi trường |
|
|
|
|
||||||
8.1 |
Chất thải rắn |
- Tổ chức thu gom tập trung đưa lên bờ xử lý. |
-Như A8.1 |
- Như A8.1 |
|
||||||
8.2 |
Nước thải lẫn dầu |
- Tàu tham quan: Đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa QCVN 17-2011/BGTVT. - Tàu lưu trú: Đảm bảo Thông tư số 43/2012/TT- BGTVT. |
- Như A8.2, thêm: + Hệ thống hoạt động bán cơ giới; |
- Như A8.2, thêm: + Hệ thống hoạt động tự động; |
|
||||||
8.3 |
Nước thải sinh hoạt |
- Tàu tham quan: Đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa QCVN 17-2011/BGTVT. - Tàu lưu trú: Đảm bảo Thông tư số 43/2012/TT- BGTVT. |
-Như A8.3, thêm: + Hệ thống hoạt động bán cơ giới; |
- Như A8.3, thêm: + Hệ thống hoạt động tự động; |
|
||||||
9 |
Tiêu chí tiện nghi |
|
|
|
|
||||||
9.1 |
Phòng khách |
- Diện tích (Spk) đạt: 0,5m2< Spk < 0,75m2 /khách (Tính theo công thức Tổng diện tích phòng khách/Tổng trọng tải). |
- Diện tích (Spk) đạt: 0,75m2 < SpK < 1,0m2 /khách (Tính theo công thức Tổng diện tích phòng khách/Tổng trọng tải). |
- Diện tích (Spk) đạt: > 1,0m2/khách (T ính theo công thức Tổng diện tích phòng khách/Tổng trọng tải). |
|
||||||
9.2 |
Trang bị thiết bị phục vụ khách |
Ngoài các hạng mục tối thiểu như: Quạt điện, rèm cửa, Tài liệu hướng dẫn du khách (gồm: nội quy, cách sử dụng các trang thiết bị, các dịch vụ và giá các dịch vụ); đảm bảo vệ sinh. Yêu cầu bổ sung |
|||||||||
- |
Điều hoà |
|
-Có |
-Có |
|
||||||
- |
Bàn ghế |
- Bố trí loại thông thường |
- Bố trí loại đẹp, tạo thoải mái khi sử dụng |
- Bố trí loại sang trọng, thuận lợi và tạo sự thoải mái khi sử dụng |
|
||||||
|
Bố trí thiết bị, nội thất |
- Đảm bảo hài hoà |
- Đảm bảo hài hoà, thẩm mỹ, có quầy bán hàng |
- Đảm bảo hài hoà, thẩm mỹ, sang trọng; có quầy bán hàng; trang bị tivi,loa đài |
|
||||||
9.3 |
Hành lang, lối đi |
- Đảm bảo theo TCVN 5801-2005. |
- Như A9.3, thêm: + Chiều rộng bình quân đến tất cả các khu vực phục vụ khách > l,0m |
- Như A9.3, thêm: + Chiều rộng bình quân đến tất cả các khu vực phục vụ khách > 1,5m |
|
||||||
9.4 |
Phòng vệ sinh |
Có các thiết bị tối thiểu: bàn cầu, chậu rửa mặt, gương soi, thùng rác |
- Như A9.4, thêm: - Chất liệu tốt, lịch sự |
- Như A9.4, thêm: + Chất liệu cao cấp, có nhà vệ sinh riêng cho nam, nữ |
|
||||||
9.5 |
Khu vực bếp |
- Có khu vực chế biến nhiệt. - Sàn lát bằng vật liệu chống trơn, dễ cọ rửa. - Thông gió tốt. |
-Như A9.5 |
-Như A9.5, thêm: + Trang bị tủ bảo quản thực phẩm. |
|
||||||
10 |
Thẩm mỹ tàu |
- Nội ngoại thất trang trí hợp lý. |
- Nội ngoại thất trang trí hợp lý |
- Nội ngoại thất có chất liệu tốt, sang trọng |
|
||||||
11 |
Tổ chức hướng dẫn về an toàn cho khách |
- Có tổ chức hướng dẫn quy trình đảm bảo an toàn cho khách |
- Như AI 1, thực hiện bằng cách tổ chức cho nhân viên tàu hướng dẫn kết hợp bằng tranh, ảnh minh hoạ. |
-Như AI 1, thực hiện bằng hệ thống truyền thông hiện đại (trình chiếu bằng hình ảnh minh hoạ). |
|
||||||
II. Phương pháp đánh giá:
1. Khi tàu đạt từ 7/11 trở lên tiêu chí loại cao; từ 4/11 tiêu chí loại thấp trở xuống; Tiến hành đánh giá phân loại tàu theo nhóm các tiêu chí loại cao.
2. Khi tàu đạt từ 7/11 tiêu chí loại cao trở xuống; từ 4/11 tiêu chí loại thấp trở lên; Tiến hành đánh giá phân loại tàu theo nhóm các tiêu chí loại thấp.
CHỨNG NHẬN XẾP HẠNG TÀU LƯU TRÚ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3636/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
MẪU BIỂU HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
(Hạng đạt tiêu chuẩn)
LOẠI, TÊN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH (TIÉNG VIỆT) LOẠI, TÊN CƠ SỞ LUU TRÚ DU LỊCH (TIÉNG ANH)
ĐẠT TIÊU CHUẨN KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH STANDARD TOƯRIST ACCOMODATION
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH (TP)... |
MĂU BIẾN HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
(Hạng sao)
LOẠI, TÊN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH (TIẾNG VIỆT) LOẠI, TÊN CƠ SỞ LUƯ TRÚ DU LỊCH (TIÊNG ANH)
☆
SỞ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH (TP)... TỈNH (TP)...DEPARTMENT OF CULTURE, SPORTS AND TOURISM |
I. Chất liệu: bằng đồng thau, sáng, bóng.
II. Kích thước: dài 47,5cm; rộng 32,5cm (xem hình minh họa)
III. Hình thức trang trí: chữ và đường diềm dập chìm, phủ sơn màu xanh dương.
IV. Kích thước chữ:
1. Đường diềm: đậm 0,2cm.
2. Dòng thứ nhất:
- Loại, tên cơ sở lưu trú du lịch (tiếng Việt).
- Chữ in hoa đậm, có chân. Chiều cao chữ l,2cm; chiều ngang chữ l,2cm; đậm chữ 0,3cm; khoảng cách giữa các từ 0,5cm.
3. Dòng thứ hai:
- Tên cơ sở lưu trú du lịch (tiếng Anh).
- Chữ in hoa, không chấm Chiều cao chữ lcm; chiều ngang chữ 0,7cm; đậm chữ 0,2cm; khoảng cách giữa các tử 0,5cm.
4. Dòng thứ :3
- Đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch hoặc hạng cao cấp. Chữ in hoa đậm, có chân. Chiều cao cao chữ 1,2cm chiều ngang chữ l,2cm; đậm chữ 0,3cm; khoảng cách giữa các từ 0,5cm.
- Hình ngôi sao (đối với hạng từ 1 sao đến 5 sao). Chiều cao sao, chiều ngang sao 5,5cm; khoảng cách từ tâm sao đến đỉnh sao 3cm; chiều dày sao 0,7cm. Khoảng cách giữa các sao tùy thuộc vào thứ hạng sao được xếp mà trang trí cho cân đối, thẳng hàng.
5. Dòng thứ tư:
- Standard tourist accomodation (đối với hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch) hoặc Luxury (đối với hạng cao cấp)
- Chữ in hoa, không chân. Chiều cao chữ l cm; chiều ngang chữ 0,7cm; đậm chữ 0,2cm; khoảng cách giữa các từ 0,5cm.
6. Dòng thứ năm:
- Tổng cục Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh (TP)...
- Chữ in hoa đậm, có chân. Chiều cao chữ l,2cm; chiều ngang chữ l,2cm; đậm chữ 0,3 cm; khoảng cách giữa các từ 0,8cm.
7. Dòng thứ sáu:
- Vietnam National Administration of Tourism hoặc Tỉnh (TP)...+ Department of Culture, Sports and Tourism.
- Chữ in hoa, không chân. Chiều cao chữ 0,9cm; chiều ngang chữ 0,7cm; đậm chữ 0,2cm; khoảng cách giữa các từ 0,5cm.
V. Khoảng cách giữa các dòng:
-Từ mép trên đường diềm đến dòng thứ nhất: 2,5cm.
-Từ mép dưới dòng thứ nhất đến mép trên dòng thứ hai: l,5cm.
-Từ mép dưới dòng thứ hai đến mép trên dòng thứ ba: 4,2cm.
-Từ mép dưới dòng thứ ba đến mép trên dòng thứ tư: l,2cm.
-Từ mép dưới dòng thứ tư đến mép trên dòng thứ năm: 3,8cm.
-Từ mép dưới dòng thứ năm đến mép trên dòng thứ sáu: l,2cm.
-Từ mép dưới dòng thứ sáu đến mép trên đường diềm: 2,5cm.
TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3636/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
Tuyến 1: Cảng tàu – Công viên Vạn Cảnh Thiên Cung, Đầu Gô, hòn Chó Đá, làng chài Ba Hang - hang Ba Hang, hòn Đỉnh Hương, hòn Trống Mái (Gà chọi), làng chài Hoa Cương. Tuyến 2: Cảng tàu - Công viên các hang động Bãi tắm Soi Sim, Ti Tốp, hang Sửng sốt, động Mê Cung, hang Bồ Nâu, hang Luồn, hang Trống, hang Trinh Nữ, hồ Động Tiên. Tuyến 3: Cảng tàu - Trung tâm bảo tồn văn hoá biển Làng chài Cửa vạn, Trung tâm văn hoá làng chài Cửa Vạn, hang Tiên Ông, hồ Ba Hầm, đền Bà Men, Ánh Dù, Rừng Trúc. Tuyến 4: Cảng tàu - Trung tâm giải trí biển Hang Cỏ, hang Thầy, cống Đỏ, hang Cạp La, làng Chài Vông Viêng, làng chài Cống Đầm, khu sinh thái Tùng Ang - cống Đỏ, công viên Hòn xếp. Tuyến 5: Cảng tàu - bến Gia Luận (Cát Bà- Hải Phòng) Hòn chó Đá, làng chài Ba Hang, hòn Đỉnh Hương, hòn Trống Mái (Gà chọi), làng chài Hoa Cương. |
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3636/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
Tên tàu du lịch: …………....Số đăng ký: QN-…………….Sức chở: …...…người
Họ và tên T. trưởng …………….…Hạng bằng …………….Sô lượng T. Viên.....
Số lượng khách đi du lịch: ….…người. Quốc tịch: VN…....người; nước ngoài…..
Tuyến tham quan, du lịch:…………………………………………………………
Thời gian:…tiếng; từ …giờ …đến …giờ …phút, ngày …/ …/20....
Stt |
Họ và tên |
Tuổi/nam |
Tuổi/nữ |
Địa chỉ nơi ở (Quốc tịch) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
47 |
|
|
|
|
48 |
|
|
|
|
Tổng số:…………..người. Xác nhận của cảng, bến (nơi tàu xuất phát) |
Thuyền trưởng tàu QN …………… (Ký, ghi rõ họ và tên) |
Quyết định 3636/2013/QĐ-UBND về Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
Số hiệu: | 3636/2013/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký: | Đỗ Thông |
Ngày ban hành: | 31/12/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3636/2013/QĐ-UBND về Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
Chưa có Video