UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 338/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 27 tháng 8 năm 2014 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CAM SÀNH TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2014-2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp toàn quốc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất găn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông báo số 726-TB/TU ngày 26/3/2014 của Tỉnh uỷ Tuyên Quang, Thông báo ý kiến của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tại buổi làm việc về tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển cây cam;
Căn cứ Kết luận số 174-KL/TU ngày 12 tháng 7 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1495/TTr-SNN ngày 20/8/2014 về việc phê duyệt Đề án Phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014-2020.
(Có Đề án kèm theo)
1. Các ngành chức năng, các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, Hàm yên, Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa căn cứ Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh để xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của ngành, đơn vị, địa phương mình; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tiến độ và kết quả thực hiện đề án; định kỳ báo cáo, đề xuất biện pháp chỉ đạo với Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Chiêm Hóa và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ
BAN NHÂN DÂN |
PHÁT
TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CAM SÀNH TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2014-2020
(Kèm
theo quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh)
I. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Tuyên Quang có diện tích đất nông nghiệp chiếm 90% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây ăn quả đặc biệt là cây cam sành, đây là loại cây bản địa đã được trồng từ nhiều đời nay tại Hàm Yên, Chiêm Hoá và là một trong những loài cây trồng thế mạnh của tỉnh, có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân, giúp xoá đói giảm nghèo, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh.
Đến năm 2013 diện tích cam của toàn tỉnh đạt trên 4.430 ha, tạo thành vùng sản xuất tập trung chủ yếu ở 15 xã của 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hoá với trên 4.000 hộ trồng cam, trong đó có 2.700 ha cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 127 tạ/ha, sản lượng đạt trên 34.000 tấn, trị giá đạt trên 340 tỷ đồng.
Tuy nhiên quá trình phát triển cây cam nói chung và cây cam sành nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế về: giống, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ và cơ sở hạ tầng. Để phát huy thế mạnh điều kiện đất đai, khí hậu, tận dụng tiềm năng, cơ hội thị trường; khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển và giữ vững Thương hiệu cam sành Hàm Yên thì việc xây dựng “Đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014-2020 " là cần thiết.
II. Các căn cứ pháp lý để xây dựng dự án
- Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp toàn quốc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Thông báo số 726-TB/TU ngày 26/3/2014 của Tỉnh uỷ Tuyên Quang, Thông báo ý kiến của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tại buổi làm việc về tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển cây cam.
- Kết luận số 174-KL/TU ngày 12 tháng 7 năm 2014 của ban Thường vụ Tỉnh Uỷ về Đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2020.
Phần thứ nhất
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CAM
I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Vùng sản xuất cam tập trung nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang gồm 15 xã thuộc 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hoá (Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu, Tân Thành, Yên Lâm, Yên Phú và thị trấn Tân Yên, Minh Hương, Nhân Mục, Bằng Cốc, Thái Sơn - huyện Hàm Yên; Trung Hà, Hà Lang - huyện Chiêm Hóa); phía Bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía Đông giáp xã Tân Mỹ của huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Vùng sản xuất tập trung nằm trên trục đường quốc lộ 2 và đường tỉnh lộ ĐT 189, ĐT 178 rất thuận lợi cho việc lưu thông trao đổi hàng hoá.
Tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng 82.030 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 13.643,8 ha (đất trồng cây lâu năm là 8.172,5 ha), đất lâm nghiệp 67.846,1 ha; diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác 537,4 ha.
1.2. Khí hậu
Đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 - 1.800 mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm, trên địa bàn có nhiều suối lớn và sông Lô chảy qua, là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.
Ngoài ra vùng này có chế độ mưa và chế độ nhiệt thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây cam sành.[1]
1.3. Đất đai
Theo kết quả phân hạng đất trồng cam trên đất trồng cây ăn quả của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên thì đất thích nghi trồng cam tại 9 xã phía bắc của huyện với diện tích 3.467 ha, gồm các loại đất sau: đất rất thích nghi 1.856 ha; đất thích nghi 1.146 ha (diện tích đã quy hoạch 2.911 ha).
Tuy nhiên qua rà soát thực tế tháng 4 năm 2014 của 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hoá, diện tích đất liền vùng sản xuất cam đã được phân hạng đất của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và tại một số xã ngoài vùng quy hoạch của huyện Hàm Yên (Minh Hương, Nhân Mục, Bằng Cốc, Thái Sơn) và 02 xã Hà Lang, Trung Hà của huyện Chiêm Hoá người dân đã trồng cam 1.519 ha, cây cam thu hoạch có năng suất, chất lượng tương đương với các xã trong vùng quy hoạch.
Cũng theo kết quả rà soát trên bản đồ thổ nhưỡng thì diện tích có khả năng trồng cam trên địa bàn 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hoá: 2.386,7 ha, trong đó: Đất rất thích nghi 1.072,5 ha (Hàm Yên) và đất thích nghi 1.314,2 ha (Hàm Yên 1.173,2 ha, Chiêm Hoá 141 ha).
(Chi tiết theo biểu 01 kèm theo)
2. Về điều kiện kinh tế - xã hội
Vùng sản xuất cam tập trung có 22.027 hộ, 91.583 khẩu, số lao động 53.057 người (trong đó lao động nông nghiệp 25.604 người, chiếm 48,25 %); tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn vùng 28,17 % (trong đó số hộ nghèo trồng cam trung bình 3-5% số hộ).
(Chi tiết theo biểu 02 kèm theo)
3. Cơ sở hạ tầng
100% số xã trong vùng sản xuất cam có đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã, đang triển khai nâng cấp các tuyến đường giao thông như: tuyến đường ĐT 189 từ xã Bình Xa đến xã Yên Thuận; đường Bình Xa đi Minh Hương, cụm công nghiệp Tân Thành; hệ thống các công trình thuỷ lợi đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt; tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 97%.
II. Đánh giá hiện trạng sản xuất cây cam và khả năng phát triển
1. Đánh giá hiện trạng sản xuất
1.1. Về quy hoạch
Năm 2009 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quy hoạch vùng cam Hàm Yên đến năm 2015 định hướng đến năm 2020, trong đó: Quy hoạch sản xuất vùng cam đến năm 2015 là 2.556,1 ha, năng suất 135 tạ/ha, sản lượng 29.700 tấn và định hướng đến 2020 là 2.911,1 ha, năng suất 150 tạ/ha, sản lượng 34.500 tấn.
1.2. Về diện tích
Trước năm 2000 diện tích cây cam sành tập trung chủ yếu tại huyện Hàm Yên với diện tích là 2.013 ha, đến năm 2014 diện tích cam đã phát triển lên tới 4.430 ha. Tuy nhiên việc nhân dân mở rộng diện tích trồng cam tự phát có tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không gắn với chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng cường công tác quản lý chất lượng, giữ vững thương hiệu.
(Chi tiết theo biểu 03 kèm theo)
1.3. Về năng suất, sản lượng, giá trị
Việc đầu tư thâm canh, phòng trừ dịch hại, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, từng bước được người sản xuất chú trọng, chất lượng cam quả và mẫu mã đã dần được cải thiện, năng suất tăng từ 50 tạ/ha năm 2000 lên 76 tạ/ha năm 2008, năm 2013 đạt 127 tạ/ha (Hàm Yên đạt 130,5 tạ/ha, Chiêm Hóa đạt 100 tạ/ha), sản lượng trên 34.400 tấn. Thu nhập năm 2013 đạt trên 340 tỷ đồng (giá bình quân 10.000 đồng/kg).
(Chi tiết theo biểu 04 kèm theo)
1.4. Về tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu
1.4.1. Về tình hình tiêu thụ sản phẩm
Trong những năm gần đây sản phẩm cam sành Hàm Yên đã được người tiêu dùng các tỉnh từ phía Bắc Trung bộ trở ra biết đến; năm 2012- 2013 đã mở rộng đến được một số tỉnh miền Trung và miền Nam như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
Sản lượng và thị trường tiêu thụ: Tổng sản lượng cam năm 2013 khoảng 34.400 tấn. Đầu vụ (từ tháng 10 đến tháng 12) chủ yếu tiêu thụ ở thị trường miền Trung và miền Nam, sản lượng trên 13 nghìn tấn, chiếm 38%. Giữa vụ từ tháng 12 đến tháng 1 tiêu thụ chủ yếu thị trường miền Bắc và các tỉnh miền Trung, sản lượng tiêu thụ khoảng 17,9 nghìn tấn chiếm 52%. Cuối vụ từ tháng 2 đến tháng 3 tiêu thụ chủ yếu thị trường miền Bắc sản lượng trên 3,5 nghìn tấn, chiếm 10%.
Hình thức tiêu thụ: Đầu mối tiêu thụ chủ yếu là các thương lái trong và ngoài tỉnh đến trực tiếp thu mua tại vườn và cung ứng về các chợ đầu mối. Đã thành lập Hội cam sành Hàm Yên và Hợp tác xã Phong Lưu bước đầu đã thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho xã viên nhưng sản lượng còn ít (850 tấn/năm); sản lượng còn lại hầu hết chưa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; chưa liên doanh, liên kết được giữa người sản xuất với doanh nghiệp.
(Chi tiết theo biểu 05 kèm theo)
Về phát triển thị trường: Thông qua công tác xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm (tham gia các Hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh), đến nay sản phẩm Cam sành Hàm Yên được bán tại nhiều thị trường trong cả nước, hệ thống siêu thị BigC đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho toàn hệ thống, do vậy giá bán cam được nâng lên, thu nhập của người trồng cam được nâng cao; các hộ có thu nhập bình quân đạt từ 80 đến 150 triệu đồng/ha, đã có hộ có thu nhập trên 200 triệu đồng/ha.
Tình hình tiêu thụ cam của các tỉnh: Cây cam sành còn được trồng ở các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, với diện tích vào khoảng 3.000 ha, năng suất bình quân đạt 8-10 tấn/ha. Tiêu thụ chủ yếu tại thị trường các tỉnh phía bắc. Ngoài ra cây cam sành còn được trồng ở một số tỉnh miền Nam với diện tích ước khoảng 20.000 ha, năng suất bình quân khoảng 9-10 tấn/ha, thời vụ thu hoạch vào tháng 3 đến tháng 10 hàng năm, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại khu vực từ miền Nam, miền Trung và Campuchia....
1.4.2. Xây dựng thương hiệu
Năm 2007, huyện Hàm Yên đã xây dựng thành công Thương hiệu Cam sành Hàm Yên. Năm 2012, sản phẩm Cam sành Hàm Yên được bình chọn là một trong 50 trái cây đặc sản Việt Nam; đã công bố tiêu chuẩn cơ sở cam sành Hàm Yên và được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 1973:2007. Năm 2013 Cam sành Hàm Yên được bình chọn trong Top 10 Thương hiệu - Nhãn hiệu nổi tiếng; gần đây nhất vào ngày 17/5/2014 được tôn vinh là một trong những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2013.
1.5. Về giống
1.5.1. Cơ cấu giống
Giống cam chủ yếu là cam sành với diện tích 4.292 ha chiếm 96,9 % tổng diện tích cam toàn vùng, còn lại các giống cam chanh, cam canh, cam Vinh, cam Valencia chiếm 3,1 % diện tích. Diện tích cam trồng trên đất chu kỳ 1 là 4.335,8 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 2.722,5 ha, diện tích kiến thiết cơ bản là 1.613,3 ha; diện tích cam trồng trên đất chu kỳ 2 là 94 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 10,5 ha; diện tích kiến thiết cơ bản là 83,5 ha.
(Chi tiết theo biểu 06 kèm theo)
1.5.2.Về sản xuất giống
Khả năng khai thác: Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên hiện có 85 cây cam S1, 21 cây S0; khả năng cung cấp mắt ghép ở 85 cây cam S1 tối đa được 58.000 mắt ghép/năm (sản xuất được 50.000 cây giống).
Quy mô nhà lưới: Tại Trung tâm có 03 nhà lưới với tổng diện tích 790 m2. Với quy mô nhà lưới và khả năng khai thác mắt ghép, Trung tâm có thể sản xuất tối đa 35.000 cây giống/năm (tương đương 70 ha/năm). Tuy nhiên từ năm 2007-2013 mới chỉ sản xuất đáp ứng 30% kế hoạch trồng mới hàng năm.
(Chi tiết theo biểu 07 kèm theo)
1.5.3. Về sử dụng giống
- Giống cành chiết: Trong những năm qua việc trồng cây cam sành trên địa bàn chủ yếu sử dụng bằng cành chiết do nhân dân tự nhân giống. Tỷ lệ sử dụng cành chiết chiếm 98%.
- Giống gốc ghép: Hiện nay diện tích cam trồng bằng gốc ghép do Trung tâm Cây ăn quả cung ứng khoảng 100 ha chiếm 2% diện tích cam của toàn vùng. Những diện tích sử dụng giống gốc ghép chủ yếu là trồng trên đất chu kỳ 2, qua đánh giá cam trồng bằng giống gốc ghép sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, chất lượng quả tốt được người dân hưởng ứng.
- Đối với một số giống cam khác như cam chanh, cam Valencia, cam Xã Đoài đã được nhân dân trồng tự phát chiếm khoảng 3,1%:
+ Cam chanh đã được trồng cùng với cây cam sành tại Hàm Yên, giống cam này chỉ thích hợp trồng trên đất có độ dốc thấp, ẩm độ cao, khả năng chống bệnh kém, chu kỳ kinh doanh ngắn.
+ Cam Xã Đoài mới được đưa về trồng nhỏ lẻ khoảng 10 năm nay, có đặc điểm sinh học tương tự cam chanh, khả năng chống chịu bệnh thấp.
+ Cam Valencia được Viện Bảo vệ thực vật đưa về trồng tại Hàm Yên từ năm 2002, khả năng thích ứng hẹp, phù hợp ở đội dốc 5-10 độ, ẩm độ cao.
1.6. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật
- Từ năm 2006 - 2013, thông qua hoạt động khuyến nông, chương trình tập huấn của Trung tâm cây ăn quả Hàm Yên và các chương trình dự án đã triển khai thực hiện 267 lớp tập huấn tại hiện trường về trồng và chăm sóc cây cam, 22 lớp quản lý dịch hại tổng hợp, 40 lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm, 06 lớp sản xuất cam an toàn theo hướng GAP; 02 mô hình sản xuất cam an toàn theo hướng VietGAP.
- Việc thâm canh chăm sóc người dân đã áp dụng kỹ thuật canh tác mới như cắt tỉa, tạo hình, tạo tán, bón phân hữu cơ, kích thích cây ra hoa, đậu quả ... Tuy nhiên, mức độ đầu tư chưa đồng đều, vẫn còn nhiều vườn năng suất, chất lượng quả thấp. Qua điều tra cho thấy, có vườn người dân chỉ đầu tư trồng nhưng chưa chú trọng đến chăm sóc, bón phân, tỉa cành, vệ sinh đồng ruộng. Thậm chí có hộ chỉ sử dụng phân bón vô cơ dẫn đến đất chai cứng, cây nhanh thoái hóa.
- Việc phòng dịch hại đã được người dân quan tâm, nhưng vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; vỏ bảo bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng chưa được thu gom, xử lý đúng quy định.
1.7. Các cơ chế, chính sách đã áp dụng trên địa bàn huyện
Cơ chế chính sách của tỉnh: Thực hiện hỗ trợ trồng mới năm 2013 theo Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 31/12/2011 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 18/8/2009 về cơ chế chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015; huyện Hàm Yên đã hỗ trợ cho 7 Dự án, diện tích 114,8 ha, kinh phí hỗ trợ 1.317.840.000 đồng.
Cơ chế chính sách của huyện Hàm Yên: Từ năm 2007 huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch quảng bá giữ vững Thương hiệu Cam sành Hàm Yên thông qua các Hội chợ nông sản hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Hàng năm huyện đã giành từ 300-400 triệu đồng/năm để thực hiện quảng bá giữ vững thương hiệu.
1.8. Đánh giá chung tình hình sản xuất và tiêu thụ cam sành trên địa bàn
1.8.1. Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu ở các xã trong vùng quy hoạch và các xã dự kiến đưa vào quy hoạch phù hợp cho cây cam sành sinh trưởng, phát triển, người dân có kinh nghiệm, có nguồn nhân lực lao động dồi dào. Đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp từ tỉnh, huyện để phát triển cây cam trên địa bàn.
1.8.2. Khó khăn, hạn chế
- Hệ thống đường giao thông bị xuống cấp ảnh hưởng đến vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
- Việc tiêu thụ cam còn chịu nhiều áp lực về thị trường, đặc biệt là vào thời điểm chính vụ và cuối vụ cam chính.
- Kết quả phát triển cây cam sành chưa tương xứng với tiềm năng; việc trồng cam ở một số nơi còn mang tính tự phát; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cam sành có mặt còn hạn chế; công tác quản lý cây giống chưa chặt chẽ, việc tổ chức sản xuất cây giống đạt chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu trồng mới. Năng lực đầu tư thâm canh còn hạn chế, năng suất không ổn định, chất lượng cam chưa đồng đều. Việc thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ cam sành còn nhiều bất cập.
- Tổn thất trong thu hoạch vào thời điểm cuối vụ cao.
- Việc liên kết giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông còn hạn chế, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chưa kết nối theo chuỗi sản phẩm.
- Sản lượng tiêu thụ tại thị trường miền Trung và miền Nam còn thấp.
1.8.3. Nguyên nhân
- Chủ quan:
+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chuyên môn có mặt chưa chủ động; chưa kịp thời đề xuất điều chỉnh quy hoạch, xây dựng phương hướng phát triển cây cam sành phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Chưa kịp thời đánh giá việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với cây cam sành và đề xuất ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cây cam sành để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc định hướng, quản lý, hướng dẫn nhân dân có lúc chưa chặt chẽ.
+ Nguồn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế.
+ Công tác tuyên truyền, tập huấn chưa sâu rộng; quy mô vườn ươm của Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu về giống cho sản xuất trên địa bàn.
+ Quy mô diện tích, sản lượng cam còn hạn chế, việc kêu gọi đầu tư, liên kết hiện nay chưa đủ hấp dẫn để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến, bảo quản, bao tiêu sản phẩm cho nông dân trên địa bàn.
+ Việc quảng bá sản phẩm cam sành tại các tỉnh miền Trung và miền Nam chưa sâu, rộng nên việc tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường này vào cuối vụ giảm nhiều so với đầu vụ.
- Khách quan:
+ Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở các xã vùng sản xuất tập trung cao, trình độ dân trí không đồng đều, việc tiếp thu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế, đầu tư thâm canh thấp.
+ Cam chín tập trung vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mùa thu hoạch thường có mưa kéo dài, độ ẩm không khí cao làm cho nhiều vườn bị rụng quả dẫn đến giảm sản lượng và chất lượng cam quả.
2. Khả năng phát triển
2.1. Về đất đai
Qua rà soát trên bản đồ thổ nhưỡng của huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá năm 2012. Kết quả, tổng diện đất rất thích nghi và đất thích nghi để trồng cam là 6.816,6 ha tại 15 xã của huyện Hàm Yên và Chiêm Hoá. Trong đó:
- Diện tích đất đã quy hoạch 2.911,1 ha, diện tích đất chưa quy hoạch 3.905,5 ha.
+ Diện tích đã trồng cam là 4.429,9 ha. Trong đó: Diện tích đất đã quy hoạch 2.911,1 ha, diện tích đất có cam chưa quy hoạch 1.518,8 ha.
+ Diện tích đất có khả năng trồng cam (chưa quy hoạch) 2.386,7 ha.
2.2. Dự báo thị trường
- Cơ hội thị trường trong nước có tiềm năng lớn do người Việt Nam có thói quen dùng trái cây tươi; ngoài ra người tiêu dùng đang hạn chế sử dụng đối với các sản phẩm trái cây của Trung Quốc, đây là cơ hội để cam sành Hàm Yên chiếm lĩnh thị trường.
- Do đặc thù cam sành của các tỉnh miền Nam và các giống cam khác thu hoạch chủ yếu vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm, khác với cam cam sành miền Bắc thu hoạch vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau, đây là cơ hội để mở rộng và phát triển thị trường.
- Năm 2013, một số thương lái tại các tỉnh miền Trung, miền Nam đã xuất bán cam Hàm Yên qua đường tiểu ngạch sang Lào và Campuchia. Đây là thị trường tiềm năng mà cam sành Hàm Yên cần hướng tới trong những năm tiếp theo khi tỉnh có kế hoạch mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, sản lượng.
- Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Đồng Giao có dây truyền sản xuất nước cam cô đặc công suất 200 tấn quả tươi/ngày. Đây là thị trường tiềm năng, là cơ hội liên kết giữa doanh nghiệp và người trồng cam ở địa phương. Hiện công ty đang thu mua cam tại các tỉnh để chế biến và không có vùng nguyên liệu.
- Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong khâu bảo quản như công nghệ bảo quản CAS của Nhật Bản đã mở ra hướng mới và cơ hội cho việc xuất khẩu cam ra thị trường nước ngoài và cung cấp sản phẩm cam an toàn quanh năm phục vụ thị trường trong nước.
2.3. Khả năng sản xuất và cung ứng giống
Qua phân tích, khả năng, năng lực để sản xuất và cung ứng giống cam sạch bệnh của các vườn ươm, đến năm 2020 có thể cung ứng giống cam sạch bệnh để trồng mới 1.100 ha.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAM SÀNH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
1. Mục tiêu chung
Giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên; khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, phát triển vùng cam sành với quy mô phù hợp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cam sành, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người trồng cam, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
- Quy hoạch bổ sung trên 3.906 ha để hình thành vùng sản xuất cam sành của tỉnh với quy mô diện tích trên 6.800 ha.
- Phát triển diện tích cam sành toàn vùng đến năm 2020 đạt trên 5.000 ha, trong đó trồng mới 1.100 ha. Nâng năng suất bình quân đạt trên 150 tạ/ha, sản lượng đạt trên 65.000 tấn; giá trị đạt trên 1.300 tỷ đồng.
- Đầu tư thâm canh 3.500 ha, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Gìn giữ và phát huy thương hiệu Cam sành Hàm Yên.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gắn kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định với các siêu thị trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đạt khoảng 30% sản lượng cam.
(có biểu chi tiết 08, 09, 10,11 kèm theo)
II. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.
Căn cứ vào quy hoạch vùng sản xuất cam đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt năm 2009, kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất và bản đồ thổ nhưỡng để xác định diện tích đất thích nghi có thể trồng cam huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá đến năm 2020 và thực hiện mục tiêu lâu dài phát triển vùng sản xuất cam sau năm 2020:
Quy hoạch bổ sung 3.906 ha, trong đó: Diện tích đã trồng cam 1.519 ha, diện tích có khả năng trồng cam 2.387 ha, tập trung tại 15 xã, thị trấn của 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hoá (gồm: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu, Tân Thành, Yên Lâm, Yên Phú, thị tấn Tân Yên, Minh Hương, Nhân Mục, Bằng Cốc, Thái Sơn, huyện Hàm Yên; xã Trung Hà, Hà Lang huyện Chiêm Hóa), đưa tổng diện tích được quy hoạch trồng cam toàn vùng trên 6.800 ha.
Quy hoạch địa điểm vườn sản xuất giống sạch bệnh, đáp ứng đủ nhu cầu trồng mới theo kế hoạch Đề án với số lượng 03 vườn trong đó 02 vườn thuộc Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên, 01 vườn thực hiện theo chính sách xã hội hoá. Căn cứ theo nhu cầu trồng mới hàng năm, năng lực khai thác mắt ghép thực tế và khả năng cung ứng giống của các vườn ươm giống trong và ngoài tỉnh, để quy hoạch quy mô vườn ươm cho phù hợp và đảm bảo lượng giống cho diện tích trồng cam, đến năm 2016 đáp ứng được cây giống trồng trên 120 ha tiến tới mở rộng, nâng công suất sản xuất cây giống đến năm 2020 đủ giống trồng được trên 260 ha/năm và đáp ứng nhu cầu giống mới thay thế giống cũ trồng bằng cành chiết.
Quy hoạch xây dựng chợ đầu mối cam tại xã Tân Thành với diện tích trên 2 ha để mời gọi các doanh nghiệp, cá nhân đến đầu tư xây dựng kho bảo quản, nhà sơ chế phân loại, đóng gói và vận chuyển cam đi tiêu thụ.
- Tổng diện tích cam hiện có và diện tích đất rà soát có khả năng trồng cam tại 02 huyện 6.816,6 ha, trong đó: Diện tích đất đã trồng cam là 4.429,9 ha (diện tích đã quy hoạch 2.911,1 ha, diện tích chưa quy hoạch 1.518,8 ha); diện tích đất có khả năng trồng cam chưa quy hoạch 2.386,7 ha (diện tích đất cây lâm nghiệp 1.793,3 ha; diện tích đất trồng cây lâu năm 593,4 ha).
Đối với diện tích 3.906ha: Tiến hành rà soát, khoanh vùng, phân loại hiện trạng cây trồng; phân tích thành phần lý, hoá đất, phân loại đất thích hợp; đánh giá điều kiện khí hậu, nguồn nước tự nhiên, hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở kết quả phân tích đánh giá, phân loại đất, đề xuất đưa vào quy hoạch đất trồng cam những diện tích đất có đủ điều kiện về tự nhiên, xã hội và bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Chuyển đổi mục đích sử dụng 3.312,1 ha đất lâm nghiệp, trong đó: diện tích đất đã trồng cam 1.518,8 ha, đất có khả năng trồng cam 1.793,3 ha.
- Sau quy hoạch vùng sản xuất cam tập trung, thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất trồng cây ăn quả, đề xuất thu hồi hoặc giao lại đất lâm nghiệp của các công ty Lâm nghiệp, Trạm Thực nghiệm đã đựơc quy hoạch sang đất trồng cây ăn quả để tổ chức trồng cam.
- Thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng đất của các tổ chức, cá nhân để xây dựng chợ đầu mối cam, vườn sản xuất giống, nhà bảo quản cam, và các công trình phụ trợ khác (nếu có).
- Căn cứ vào các quy hoạch đã và đang thực hiện, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan cho phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất cam.
- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn bộ diện tích được quy hoạch để trồng cam; khuyến khích nhân dân chuyển đổi những diện tích trồng màu có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cam; khuyến khích dồn điền đổi thửa, tích tụ đất trồng cam theo quy định của pháp luật; đồng thời tổ chức quản lý, giám sát việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng đối tượng.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu tư trồng cam, sản xuất giống cam; xây dựng nhà xưởng, kho bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cam.
3.1. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng tạo cây sạch bệnh, để sản xuất cây giống sạch bệnh trong nhà lưới, hạn chế bệnh Greening và Tristeza trên cây cam.
3.2. Theo dõi, đánh giá giống
- Tiếp tục theo dõi, đánh giá sinh trưởng, phát triển của giống cam sạch bệnh trồng trên đất chu kỳ II (đất đã trồng cam chu kỳ I nay tiếp tục trồng lại cây cam) về khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt bệnh Greening và Tristeza để có định hướng phát triển cho phù hợp.
- Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng của các giống cam: Chanh, Xã Đoài, Valencia đã trồng trên địa bàn để tham mưu, đề xuất về phát triển cơ cấu giống cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường.
- Tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn ra các cây đầu dòng có năng xuất cao, chất lượng tốt để tạo cây sạch bệnh, đưa vào nhân giống phục vụ phát triển vùng cam cho giai đoạn sau năm 2020.
3.3. Quản lý chất lượng giống
3.3.1. Đối với Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên
Là đầu mối để phân bổ kế hoạch sản xuất giống hàng năm đối với các vườn sản xuất giống cam sạch bệnh đáp ứng nhu cầu về giống để thực hiện Đề án:
- Phân bổ kế hoạch sản xuất giống và cung ứng mắt ghép từ cây sạch bệnh cho vườn sản xuất giống xã hội hoá trên địa bàn.
- Xây dựng phương án, hợp đồng liên kết sản xuất giống với các vườn sản xuất giống xã hội hoá trên địa bàn, các Viện, Trường... có khả năng sản xuất và cung ứng giống cam sạch bệnh đảm bảo đủ giống theo kế hoạch trồng mới và cung ứng cho các hộ để thay thế giống cũ, giống trồng bằng cành chiết sang trồng bằng giống cam ghép sạch bệnh.
- Tổ chức sản xuất cây giống theo kế hoạch; xây dựng đơn giá cây giống chung cho toàn vùng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.3.2. Đối với công tác quản lý nhà nước
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ trồng cam loại bỏ giống cũ, những vườn cam già cỗi và vườn cam bị nhiễm bệnh, trồng thay thế bằng giống cam ghép sạch bệnh.
- Thực hiện công tác nghiệm thu vườn sản xuất giống theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác thanh, kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với việc sản xuất, buôn bán giống cam trên địa bàn huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp buôn bán cây giống không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
3.4. Sản xuất giống
Đối với Trung tâm Cây ăn quả: Củng cố và mở rộng diện tích nhà lưới để sản xuất giống đảm bảo nhu cầu cho trồng mới đảm bảo chất lượng.
- Năm 2014: Để đáp ứng giống cho trồng mới các năm tiếp theo, Trung tâm Cây ăn quả hoàn thành xây dựng mới 1.000 m2 nhà lưới (01 nhà lưới diện tích 200m2 trồng cây khai thác mắt ghép; 04 nhà lưới diện tích 800 m2 để sản xuất cây giống).
- Năm 2015: Trung tâm Cây ăn quả Hàm Yên tổ chức sản xuất trên diện tích nhà lưới hiện có đảm bảo cung ứng 25.000 cây giống phục vụ trồng mới 50 ha.
- Từ năm 2016 đến năm 2018 cung ứng 50.000 cây giống/năm; từ năm 2019 trở đi đảm bảo cung ứng 70.000 cây giống/năm theo kế hoạch trồng mới.
Thực hiện xã hội hóa xây dựng 01 vườn ươm có quy mô 1.000 m2 để từ năm 2017 cung ứng được 20.000 cây giống phục vụ trồng 40 ha; từ năm 2018 cung ứng được 40.000 cây giống phục vụ trồng 80 ha.
Trung tâm Cây ăn quả Hàm Yên hợp đồng với các Viện, Trường: Từ năm 2015 hàng năm sản xuất cung ứng 20.000 cây giống để phục vụ trồng mới 50 ha.
(có biểu chi tiết 12, 13 kèm theo)
4.1. Trồng mới, trồng lại
- Chỉ sử dụng giống cam sành sạch bệnh do Trung tâm cây ăn quả huyện Hàm Yên và các cơ sở sản xuất giống có đủ tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và được cấp phép cung ứng. Không sử dụng các giống cây do người dân tự nhân giống bằng biện pháp chiết ghép mà không qua tuyển chọn để trồng mới, trồng lại trong vùng quy hoạch phát triển cây cam sành.
- Áp dụng quy trình trồng mới, trồng lại theo kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt đối với những diện tích cam trồng trên đất chu kỳ I áp dụng trồng dầy, quản lý tán thâm canh cao để nhanh thu hồi vốn; khuyến cáo trồng cam xen ổi để xua đuổi rầy chổng cánh hạn chế bệnh Greening.
4.2. Chăm sóc cam
- Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân tích thành phần lý hoá của đất để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cam cho phù hợp với nhu cầu của cây; xây dựng và thực hiện các mô hình trồng, chăm sóc cam theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGap, tổng kết, đánh giá, tuyên truyền nhân rộng mô hình trong toàn vùng.
- Căn cứ theo tuổi cây, đất đai và sản lượng thu hoạch hàng năm để xác định lượng phân bón cho phù hợp. Những vườn cam có độ dốc cao phải trồng xen các cây che phủ đất để hạn chế xói mòn rửa trôi, trên đỉnh đồi núi cần giữ rừng để giữ độ ẩm cho đất trồng cam.
- Những diện tích cam hiện có đang phát triển tốt, hướng dẫn nhân dân đầu tư thâm canh áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm kéo dài chu kỳ kinh tế. Đối với diện tích cam sành từ 1-7 năm tuổi cần tập trung chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, cắt tỉa tạo hình, khung tán cho vườn cam để cho thu hoạch có năng suất cao. Đối với diện tích cam 8 tuổi trở lên tập trung thâm canh cao để đạt năng suất trên 150 tạ/ha.
- Công tác bảo vệ thực vật: Hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, nhằm hạn chế ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ cộng đồng và đảm bảo chất lượng cam. Thực hiện tốt việc thu gom, tiêu huỷ vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo đúng quy định.
4.3. Thu hái, bảo quản, chế biến
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn cho người dân trong vùng về kỹ thuật thu hái, bảo quản và chế biến cam:
- Đối với thu hái cam: Hướng dẫn các biện pháp thu hái cam đảm bảo theo đúng kỹ thuật, thời vụ nhằm giảm tỉ lệ dập nát, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến sản lượng cam của năm sau.
- Đối với bảo quản cam: Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các biện pháp bảo quản cam, khuyến khích biện pháp bảo quản cam truyền thống tại vườn, tại hộ và đầu tư xây dựng kho lạnh. Nghiêm cấm dùng bảo quản bằng hoá chất, đặc biệt là sử dụng hoá chất công nghiệp không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển vùng, Bộ Khoa học- Công nghệ xây dựng dự án bảo quản cam công nghệ cao CAS, hoạt động theo nguyên lý kết hợp đông lạnh nhanh với từ trường do Nhật chuyển giao để phục vụ xuất khẩu cam sang thị trường Nhật, Mỹ, Châu Âu.
- Đối với chế biến cam: Xây dựng dự án kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cam trên địa bàn tỉnh.
4.4. Quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm cam
- Sử dụng giống cam sạch bệnh do trung tâm cây ăn quả huyện Hàm Yên và các cơ sở sản xuất.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như bón phân theo nhu cầu của cây trồng, bổ xung các nguyên tố đa, vi lượng bị thiếu hụt theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây..., kết hợp với tỉa cành vô hiệu tạo độ thông thoáng cho vườn cam, tưới nước giữ ẩm ở những vườn cam có đủ điều kiện, thực hiện đồng bộ trên các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, tuyên truyền nhân rộng mô hình sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGap.
5. Về thực hiện các đề tài khoa học
- Thực hiện đề tài khoa học công nghệ để tạo giống cam sành có chất lượng tốt, quả ít hạt hoặc không hạt, độ Brix cao, chống chịu tốt với bệnh Greening và Tristeza và bảo tồn nguồn gen quý.
- Thực hiện đề tài nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, thâm canh tạo ra sản phẩm cam sành năng suất cao; có tỷ lệ hạt/quả thấp, độ ngọt cao, mẫu mã đẹp. Ứng dụng khoa học công nghệ trong thu hái, bảo quản cam quả gắn với chế biến.
- Thực hiện dự án thử nghiệm bảo quản cam theo công nghệ cao CAS, của Nhật Bản.
6. Xây dựng các mô hình trang trại trồng trọt
- Gắn với du lịch dịch vụ: Lựa chọn một số trang trại trồng và thâm canh cây cam sành điển hình (có năng suất, chất lượng, giá trị lợi nhuận cao áp dụng sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP), xây dựng thành mô hình điểm tổ chức cho hộ nông dân đến học tập, thực hành và kết hợp phát triển du lịch sinh thái nhà vườn, tạo thêm thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái.
- Gắn với chăn nuôi và xen canh cây trồng khác: Xây dựng mô hình trồng cam gắn với chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản, tuyên truyền nhân rộng những mô hình sản xuất hiệu quả, thu nhập cao.
- Bổ sung thêm 04 biên chế chuyên môn về trồng trọt, bảo vệ thực vật cho Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hàm Yên để thực hiện hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây cam cho nông dân.
- Kiện toàn tổ chức của Trung tâm Cây ăn quả Hàm Yên, bổ sung thêm 02 biên chế kỹ thuật cho Trung tâm Cây ăn quả. Căn cứ kế hoạch sản xuất hàng năm, Trung tâm ký hợp đồng lao động kỹ thuật để đảm bảo sản xuất giống hoàn thành kế hoạch.
- Hướng dẫn Hội cam sành nâng cao chất lượng hoạt động, thu hút phát triển hội viên để phát triển cây cam sành theo quy hoạch, kế hoạch, định hướng, tránh việc phát triển tự phát.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về cây ăn quả cho 25 cán bộ kỹ thuật là cán bộ Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên, cán bộ Trạm Khuyến nông, Bảo vệ thực vật huyện tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu Cây ăn quả để làm nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cam sành.
- Phối hợp với các Viện, Trung tâm nghiên cứu về cây ăn quả đào tạo 40 nông dân điển hình, tiên tiến có khả năng đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để truyền đạt kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật tiến bộ cho các hộ khác làm theo.
- Tập huấn cho 4.000 hộ về trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cam, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân tại các xã trong vùng quy hoạch.
- Lồng ghép các chương trình, dự án đào tạo, tập huấn cho nông dân; đào tạo các chủ trang trại vừa có kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, vừa có kiến thức về quản lý trang trại.
- Kiện toàn tổ chức, phát huy vai trò Hội cam sành, nâng cao chất lượng hoạt động, thu hút phát triển hội viên để phát triển cây cam sành theo quy hoạch, phát huy được vai trò là cầu nối giữa người trồng cam với doanh nghiệp tiêu thụ; với cấp ủy, chính quyền địa phương; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hội viên; định hướng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; tuyên truyền, phổ biến và khuyến khích các thành viên áp dụng tiến bộ khoa kỹ thuật vào sản xuất; đề ra phương thức liên kết và hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tham mưu đề xuất các giải pháp giảm bớt khâu trung gian trong thu mua; đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ cam bền vững.
8.1. Về tiếp thị, quảng bá
- Tham gia các sự kiện để giới thiệu, quảng bá thương hiệu cam sành Hàm Yên tại tỉnh như hội chợ, lễ hội, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản của địa phương; tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng với các tư thương trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả; tham gia hội chợ, tuyên truyền, quảng bá, nâng cao khả năng nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm tại các tỉnh phía Nam.
Chủ động quảng bá, giới thiệu sản phẩm ngay tại các chợ đầu mối nông sản; tham gia các hội chợ về cây ăn quả do Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc tại các tỉnh tổ chức; tham gia vào hệ thống phân phối tại các tỉnh, thành phố lớn để giới thiệu, quảng bá thương hiệu cam sành Hàm Yên và giới thiệu, quảng bá thương hiệu ra nước ngoài bằng nhiều thứ tiếng qua mạng Internet.
Tiếp tục đẩy mạnh việc tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong các Siêu thị.
Đưa sản phẩm cam sành lên sàn giao dịch điện tử của Sở Công Thương Tuyên Quang để quảng bá và kết nối tiêu thụ cam với các tỉnh, thành phố trong nước.
8.2. Đầu tư nguồn lực cho xúc tiến thương mại
- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại, tập huấn, hỗ trợ kỹ năng tiếp thị, bán hàng cho các tổ hợp tác, hợp tác xã, các chủ trang trại cam...
- Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho công tác xúc thương mại đối với sản phẩm cam sành, đặc biệt là xuất khẩu.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp trong hoạt động xúc tiến thương mại: Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cơ quan xúc tiến thương mại Trung ương, các tỉnh bạn để tranh thủ sự hỗ trợ, đồng thời học tập kinh nghiệm và mở ra các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư trang bị kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở chế biến, kho bảo quản; đồng thời xây dựng hệ thống thông tin cập nhật, dự báo thị trường, biến động giá cả thị trường trong và ngoài nước để thông tin cho nhân dân chủ động thu hái với số lượng và giá bán hợp lý.
8.3. Tiêu thụ
- Xây dựng kênh bán hàng tại các chợ đầu mối, Trung tâm thương mại, siêu thị các tỉnh, thành phố; tổ chức đưa sản phẩm cam tham gia sàn giao dịch hoa quả ở một số thành phố lớn; quảng bá thương hiệu gắn với xây dựng kênh bán hàng qua mạng nhằm thu hút khách hàng trong và ngoài nước.
- Vận động nông dân liên kết thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tiêu thụ gắn với vùng sản xuất theo hướng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết, mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.
9. Về chính sách: (Thực hiện theo Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014; Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh).
9.1. Hỗ trợ trồng mới, trồng lại
- Diện tích trồng mới, trồng lại giai đoạn 2015 - 2020 dự kiến trồng 1.100 ha.
- Định mức cho vay 30 triệu đồng/ha, mức vay có hỗ trợ lãi suất 01 lần tối đa 50 triệu đồng/hộ; thời gian vay tối đa 60 tháng (05 năm). Nhà nước hỗ trợ lãi suất trong 3 năm đầu, cụ thể: đối tượng là hộ nghèo được hỗ trợ 100% lãi suất; đối với hộ cận nghèo được hỗ trợ 70% lãi suất; đối với hộ khác được hỗ trợ 50% lãi suất.
- Điều kiện vay vốn: Cá nhân, hộ gia đình (gọi chung là hộ), trồng cam sành trên diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đất sử dụng ổn định, lâu dài không có tranh chấp được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc đất được giao, được thuê thuộc vùng quy hoạch theo đề án phát triển cây cam sành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sử dụng giống cam sành bảo đảm chất lượng, sạch bệnh, do Trung tâm cây ăn quả huyện Hàm Yên và các cơ sở sản xuất giống đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và được cấp phép cung ứng. Hộ có diện tích trồng cam sành ≥ 1.000m2.
9.2. Hỗ trợ chăm sóc cam kinh doanh
- Diện tích chăm sóc cam giai đoạn 2015 - 2020 dự kiến trên 3.500 ha.
- Định mức cho vay 25 triệu đồng/ha, mức vay có hỗ trợ lãi suất 01 lần tối đa 50 triệu đồng/hộ; thời gian vay tối đa 12 tháng (01 năm). Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất cho đối tượng là hộ nghèo; 70% lãi suất cho đối tượng là hộ cận nghèo; 50% lãi suất cho các hộ thuộc đối tượng khác.
9.3. Chính sách hỗ trợ cho các trang trại trồng cam
Các trang trại trồng cam đủ điều kiện được công nhận là kinh tế trang trại, ngoài được hưởng các chính sách của nhà nước, của tỉnh theo quy định, còn được hưởng chính sách ưu tiên về khuyến nông, khoa học kỹ thuật và chính sách về tín dụng như sau:
- Chủ trang trại được vay vốn có hỗ trợ lãi suất 01 lần mức tối đa 500,0 triệu đồng/trang trại để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay: Hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay.
- Thời gian vay tối đa 60 tháng (5 năm). Thời gian được hỗ trợ lãi suất tiền vay theo thời gian vay vốn nhưng tối đa không quá 36 tháng (3 năm).
9.4. Hỗ trợ kinh phí cấp chứng nhận VietGAP
- Điều kiện được hỗ trợ: Nhóm hộ có diện tích ≥ 10 ha; hộ gia đình có diện tích ≥ 03 ha. Diện tích thực hiện liền vùng hoặc liền khoảnh.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 01 lần kinh phí tổ chức đánh giá và cấp chứng nhận sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Mức hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/chứng nhận.
9.5. Hỗ trợ xây dựng nhà lưới cho Trung tâm cây ăn quả Hàm Yên: diện tích: 1.000 m2 (4 nhà sản xuất cây giống, 01 nhà chăm sóc cây mẹ). Dự kiến kinh phí hỗ trợ tối đa 2.500 triệu đồng.
9.6. Hỗ trợ xã hội hóa vườn ươm: Hỗ trợ lãi suất tiền vay để khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình đầu tư xây dựng sản xuất giống cam sạch bệnh. Dự kiến quy mô hỗ trợ xây dựng: 1.000 m2 vườn ươm. Mức cho vay có hỗ trợ lãi suất 01 lần định mức 2 triệu đồng/m2 nhà lưới; thời gian vay tối đa 60 tháng (05 năm).
Hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay; thời gian được hỗ trợ lãi suất tiền vay tối đa 36 tháng (03 năm).
9.7. Hỗ trợ xây dựng kho bảo quản cam quả
Tổ chức, hộ gia đình đầu tư xây dựng kho lạnh bảo quản cam quả theo đúng thiết kế tiêu chuẩn cơ sở trên địa bàn huyện thuộc đề án phát triển cây cam sành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự kiến quy mô hỗ trợ xây dựng 1.300 m3:
Mức cho vay có hỗ trợ lãi suất 01 lần, định mức cho vay 1,5 triệu đồng/m3 kho lạnh; thời gian vay tối đa 60 tháng (05 năm). Hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay; thời gian hỗ trợ lãi suất tiền vay theo thời gian vay vốn nhưng không quá 36 tháng (03 năm).
(có biểu chi tiết 14 kèm theo)
9.8. Triển khai, tổ chức thực hiện cơ chế chính sách
Uỷ ban nhân dân Huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá thông báo cho toàn thể nhân dân trên địa bàn về nội dung chính sách cho vay có hỗ trợ lãi suất của tỉnh và thực hiện việc đăng ký cho vay có hỗ trợ lãi suất theo hướng dẫn liên ngành của tỉnh.
10. Về công tác quản lý giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên
10.1. Công tác tuyên truyền
Lồng ghép các chương trình, dự án tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật mới để duy trì, giữ vững thương hiệu, bằng nhiều hình thức như: Xây dựng chuyên đề trên truyền hình, tập huấn nông dân, phát tờ rơi, xây dựng mô hình điểm về sản xuất cam an toàn.
10.2. Về tổ chức sản xuất: Triển khai áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật mới vào trồng và chăm sóc cam nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, cải thiện mẫu mã sản phẩm; xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGap, từ đó tuyên truyền hiệu quả của mô hình để nhân dân làm theo.
10.3. Công tác thanh tra, kiểm tra
- Hàng năm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc... tăng cường hướng dẫn nhân dân quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng.
- Kiểm tra chặt chẽ việc cung ứng giống cam trên địa bàn, kịp thời xử lý, ngăn chặn việc buôn bán giống không rõ nguồn gốc làm tăng nguy cơ dịch hại cho vùng sản xuất cam.
- Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm việc bảo quản cam bằng hoá chất vào thời điểm thu hoạch cam.
10.4. Quản lý logo, tem, nhãn mác, bao bì
- Vào vụ thu hoạch thường xuyên tổ chức kiểm tra việc cấp và sử dụng tem, bao bì thương hiệu Cam sành Hàm Yên, kịp thời phát hiện và xử lý hành vi sử dụng tem không đúng đối tượng, hành vi phát tán tem sang các tỉnh khác để sử dụng.
- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra Hội Cam sành Hàm Yên trong việc quản lý logo, nhãn hiệu cam sành Hàm Yên; thực hiện nghiêm việc dán tem, nhãn hiệu hàng hoá đối với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn đã đăng ký.
- Phối hợp chặt chẽ với các siêu thị trong việc quản lý sản phẩm dùng nhãn hiệu cam sành Hàm Yên đưa vào siêu thị.
- Xây dựng chợ đầu mối cam tại xã Tân Thành, để thu mua, phân loại cam, quy mô dự kiến khoảng 02 ha.
- Lồng ghép các chương trình, dự án để nâng cấp hệ thống đường giao thông; tiếp tục thực hiện bê tông hoá đường giao thông nông thôn đến vùng trồng cam theo cơ chế chính sách tỉnh đã ban hành.
- Rà soát, củng cố, cải tạo các công trình thuỷ lợi, các nguồn nước tự nhiên trong vùng để đề xuất xây dựng mô hình tưới, đặc biệt là áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước cho cam; ưu tiên những vùng, những hộ có điều kiện đầu tư thâm canh cao.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, để hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình xây dựng các công trình tưới tiết kiệm nước, mua máy kéo, động cơ Diezen sử dụng trong việc vận chuyển cam.
III. Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án
Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Đề án: 148.995 triệu đồng, trong đó:
1. Nguồn theo chính sách hỗ trợ tỉnh: 13.695 triệu đồng
Hỗ trợ lãi suất vốn vay thâm canh cây cam sành: Kinh phí 92.424 triệu đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất 4.924 triệu đồng.
Hỗ trợ trồng mới, trồng lại: Kinh phí 39.551 triệu đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất 6.551 triệu đồng.
Hỗ trợ lãi suất tiền vay để xây dựng 01 cơ sở sản xuất giống cây ăn quả, ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất vốn vay 360 triệu đồng.
Hỗ trợ lãi suất tiền vay xây dựng kho bảo quản cam quả: Ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất vốn vay 360 triệu đồng.
Chứng nhận VietGAP cho vùng sản xuất cây cam sành: Kinh phí 1.500 triệu đồng.
2. Nguồn sự nghiệp khoa học: 4.500 triệu đồng
Xây dựng và tổ chức thực hiện 02 đề tài nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra sản phẩm cam sành năng suất cao; có tỷ lệ hạt/quả thấp, độ Brix cao, mẫu mã đẹp. Nhu cầu kinh phí 1.500 triệu đồng.
Đề xuất thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp bộ để tạo giống cam sành có chất lượng tốt, quả ít hạt hoặc không hạt, độ Brix cao, chống chịu tốt với bệnh Greening và Tristeza và bảo tồn nguồn gen quý. Kinh phí 3.000 triệu đồng, chi từ nguồn sự nghiệp khoa học.
Thực hiện dự án khảo nghiệm bảo quản cam theo công nghệ cao CAS, của Nhật Bản. Kinh phí 2.000 triệu đồng.
3. Quy hoạch và xây dựng cơ bản: 6.000 triệu đồng
Xây dựng cơ sở sản xuất giống cây ăn quả của huyện: Kinh phí 2.500 triệu đồng, chi từ nguồn ngân sách tỉnh.
Quy hoạch bổ sung phát triển cây cam sành: Kinh phí 500 triệu đồng, chi từ nguồn ngân sách tỉnh.
Xây dựng chợ đầu mối: Kinh phí 3.000 triệu đồng, chi từ nguồn xây dựng cơ bản ngân sách tỉnh.
4. Nguồn ngân sách huyện: 1.500 triệu đồng
Quảng bá, xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm phục vụ xuất khẩu: Kinh phí 1.500 triệu đồng.
5. Nguồn dân đóng góp: 120.500 triệu đồng
6. Nguồn kinh phí khác: 800 triệu đồng.
(chi tiết theo biểu 15 đính kèm)
IV. Hiệu quả của Đề án
1. Hiệu quả kinh tế
Duy trì và phát huy được sản phẩm đặc sản lợi thế của địa phương. Nâng giá trị sản xuất cam toàn vùng năm 2013 từ 340 tỷ đồng lên trên 1.300 tỷ đồng vào năm 2020.
2. Hiệu quả xã hội, môi trường
- Khi Đề án được thực hiện, hàng năm giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.
- Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm vì lợi ích chung của người sản xuất và người tiêu dùng.
1. Thời gian thực hiện: Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2014 đến 2020.
2. Địa điểm thực hiện: Tại 15 xã gồm: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu, Tân Thành, Minh Hương, Yên Lâm, Yên Phú, thị trấn Tân Yên, Nhân Mục, Bằng Cốc, Thái Sơn, huyện Hàm Yên và xã Hà Lang, Trung Hà, huyện Chiêm Hoá.
3. Phân công trách nhiệm
3.1. Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá
- Công khai, công bố quy hoạch và Đề án sản xuất cam đến mọi người dân.
- Thành lập Ban chỉ đạo Đề án phát triển vùng sản xuất cam cấp huyện, cấp xã, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên, đảm bảo hoàn thành Đề án theo đúng tiến độ.
- Xây dựng kế hoạch trồng mới, nhu cầu sử dụng giống chi tiết đến từng thôn, bản; kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm. Kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn, các đơn vị tổ chức sản xuất theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau quy hoạch được phê duyệt.
- Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp, quản lý chặt chẽ việc cung ứng, buôn bán giống cam trên địa bàn huyện.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi, đánh giá sinh trưởng và phát triển cây cam trồng chu kỳ II trên diện tích đất đã trồng cam chu kỳ I.
- Chỉ đạo Trung tâm cây ăn quả thực hiện củng cố, tổ chức sản xuất giống ngay trong năm 2014.
- Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên thực hiện việc thông báo, lựa chọn tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện xây dựng vườn sản xuất giống xã hội hoá ngay trong năm 2014.
- Chỉ đạo các xã thuộc vùng quy hoạch thực hiện bê tông hoá đường giao thông nông thôn đến khu vực tập kết cam.
- Chỉ đạo Trung tâm cây ăn quả, Trạm Khuyến nông hướng dẫn nhân dân trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản cam đúng quy trình kỹ thuật.
- Kiện toàn tổ chức Hội Cam sành Hàm Yên và chỉ đạo Hội thực hiện công tác quản lý để giữ vững thương hiệu.
- Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên chỉ đạo Trung tâm Cây ăn quả huyện xây dựng Dự án đầu tư mở rộng vườn ươm để nâng cao năng lực sản xuất đạt quy mô 60.000 cây giống/năm trình các đơn vị có liên quan thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hàng năm xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất cây giống sạch bệnh; hợp đồng, liên kết sản xuất giống cam với các vườn sản xuất giống xã hội hoá, các Viện, Trường... để sản xuất, cung ứng giống cây cam sạch bệnh bảo đảm nhu cầu giống trồng mới, trồng lại của các xã trong vùng quy hoạch cam của Hàm Yên và Chiêm Hoá.
- Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân về chính sách phát triển vùng sản xuất cam tập trung. Chỉ đạo các đơn vị chức năng lựa chọn địa điểm phù hợp để xây dựng chợ đầu mối hoàn thành trước vụ thu hoạch năm 2014.
- Phê duyệt kinh phí hỗ trợ các dự án phát triển vùng sản xuất cam sành tập trung; kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và thanh, quyết toán đúng quy định của Nhà nước.
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng.
- Ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh cam; hướng dẫn thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGap
- Tổ chức thực hiện đào tạo nghề, tập huấn và thực hiện các mô hình trình diễn theo kế hoạch ngân sách Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm đảm bảo hiệu quả, theo đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các huyện tổ chức thực hiện Đề án theo đúng quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa tập huấn chuyển giao đến người sản xuất tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cam.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, Uỷ ban nhân huyện, tổ chức nghiệm thu cây giống, thực hiện việc kiểm tra chất lượng cây giống, về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cam; thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với việc sản xuất giống cam, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất bảo quản cam quả.
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện cơ chế, chính sách, tiến độ thực hiện Đề án.
3.3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp Uỷ ban nhân dân các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá điều tra đánh giá, phân tích chất lượng đất, xác định diện tích đất thích nghi để trồng cam. Quy hoạch bổ sung diện tích đất trồng cam trên cơ sở chuyển đổi những diện tích đất lâm nghiệp và đất khác có thể trồng cam. Hướng dẫn việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất sang trồng cây cam sành theo quy định của pháp luật.
3.4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư
- Cân đối và đề xuất bố trí vốn từ ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác hàng năm để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.
- Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ đảm bảo đúng quy định
- Cân đối kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với các chương trình xúc tiến thương mại được xây dựng hàng năm.
3.5. Sở Công thương: Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá triển khai thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức khảo sát thị trường, cung cấp thông tin thị trường, tham gia hội chợ để giới thiệu sản phẩm nông nghiệp; Ưu tiên nguồn hỗ trợ khuyến công cho những dự án về bảo quản, chế biến cam trên địa bàn. Mời gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cam sành; Khai thác hiệu quả việc quảng bá, kết nối tiêu thụ cam sành trên sàn giao dịch điện tử của Sở.
3.6. Sở Khoa học và Công nghệ: Bố trí nguồn vốn sự nghiệp khoa học, lựa chọn các tổ chức có năng lực triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học được phê duyệt.
3.7. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Chính sách - Xã hội: Căn cứ nhu cầu vay vốn của các Kế hoạch, Dự án được phê duyệt, bố trí đủ nguồn vốn và giải ngân theo đúng tiến độ của dự án. Xây dựng mẫu hồ sơ vay vốn, hướng dẫn trình tự, thủ tục vay vốn theo hướng đơn giản, thuận lợi; quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
[1] Cây cam sinh trưởng và phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 23oC - 29oC, có thể chịu rét và sinh trưởng ở nhiệt độ 12oC. Vùng có thể trồng được cây cam sành từ 35 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Cường độ ánh sáng không quá mạnh thích hợp nhất là ±2000 lux, tương ứng với 16-17h chiếu sáng trong ngày mùa hè ở nước ta.
Quyết định 338/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014-2020
Số hiệu: | 338/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Nguyễn Đình Quang |
Ngày ban hành: | 27/08/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 338/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014-2020
Chưa có Video