Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3367/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 23 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢ N TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủy sản số ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;

Căn cứ Chương trình số 38-CTr/TU ngày 21 tháng 01 tháng 2019 của Tỉnh ủy Bến Tre về Chương trình hành động thực hiện nghị quyết 36-NQ/TW của ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa Xii về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX về việc thông qua Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018 - 2020 và giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3680/TTr-SNN ngày 18 tháng 12 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án chuyển đổi nghề khai thác thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2030, với một số nội dung chủ yếu sau (có Đề án kèm theo):

1. Quan điểm và định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân

- Quản lý chặt chẽ và khai thác tốt các nguồn lợi kinh tế biển theo hướng tổ chức liên kết sản xuất cộng đồng, cùng nhau tự quản; bảo đảm cân bằng sinh thái tại các vùng biển. Tổ chức lại lực lượng đánh bắt thủy sản theo hướng tăng cường khai thác vùng lộng, vùng khơi; hạn chế mức thấp nhất việc khai thác có tính lạm sát nguồn lợi thủy sản, và chuyển sang phát triển ngành nghề khai thác có tính chọn lọc.

- Sắp xếp lại đội tàu khai thác thủy sản phù hợp với khả năng cho phép khai thác và chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân sang các lĩnh vực khác phù hợp với tiềm năng lợi thế của địa phương và định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đảm bảo thực hiện tốt Nghị quyết 09/NQ-HĐND về Chương trình phát triển thủy sản và chiến lược phát triển tỉnh Bến Tre đến năm 2030 và Chương trình số 38-CTr/TU về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Giải quyết vấn đề sinh kế, việc làm cho hộ ngư dân tham gia chuyển đổi nghề. Đối tượng cần hỗ trợ không chỉ là những lao động đang đi biển mà còn cả những người trong độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm, cần quan tâm đến những lao động nữ; đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội cho các hộ ngư dân tham gia chuyển đổi nghề; giúp hộ ngư dân trong thời gian chuyển đổi nghề vẫn tiếp cận được với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, và giáo dục đào tạo để con em ngư dân không phải bỏ học giữa chừng.

2. Mục tiêu chuyển đổi nghề nghiệp

a) Mục tiêu tổng quát

- Cơ cấu lại đội tàu khai thác theo Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa IX về việc thông qua Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021-2030. Thực hiện chuyển đổi theo hướng giảm đội tàu lưới kéo, giảm tàu khai thác vùng ven bờ; tăng cường chuyển đổi một số phương tiện khai thác ở vùng ven bờ ra vùng lộng, và từ vùng lộng ra vùng khơi. Đến năm 2025 không còn tàu cá không đăng ký, đăng kiểm.

- Cơ cấu chuyển đổi nghề trong nội ngành khai thác thông qua chuyển đổi công suất tàu, thuyền. Chuyển đổi từ nghề có hiệu quả khai thác thấp, gây tổn hại lớn đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản sang nghề có hiệu quả kinh tế cao, ít gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của chúng.

- Định hướng cho ngư dân chuyển đổi sang những nghề nghiệp đảm bảo thu nhập cho hộ ngư dân về lâu dài và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương. Chuyển đổi nghề đảm bảo được hiệu quả khai thác và lợi ích kinh tế lâu dài của ngư dân, đồng thời bảo vệ được nguồn lợi thủy sản đặc biệt là nguồn lợi thủy sản ở vùng ven bờ và vùng lộng.

b) Mục tiêu cụ thể

Với mục tiêu đến năm 2030 giảm số lượng tàu thuyền toàn tỉnh xuống còn 3.528 chiếc, cho nên trong giai đoạn này phải cắt giảm 468 chiếc, cụ thể:

- Giai đoạn 2021-2025: Cắt giảm 302 phương tiện, Tổng số phương tiện còn lại 3.750 chiếc. Không còn số lượng tàu khai thác thủy sản không đăng ký.

- Giai đoạn 2026-2030: Cắt giảm 166 phương tiện, Tổng số phương tiện còn lại 3.528 chiếc.

- Về cơ cấu tàu thuyền phân theo từng nhóm đến năm 2030:

+ Tàu thuyền có chiều dài dưới 12 m: Không cho đóng mới, không phát sinh thêm số lượng theo quy định. Cơ cấu nghề cần giảm mạnh ở nhóm nghề cố định, lưới kéo, te, xiệp, bẫy rập theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT, tăng số lượng tàu nghề lưới rê, nghề câu. Đến năm 2030, còn lại 750 phương tiện (cắt giảm 440 phương tiện)

+ Tàu thuyền có chiều dài từ 12 m đến dưới 15 m: Chỉ được phép hoạt động tại vùng lộng, khuyến khích cải hoán phương tiện, nâng cấp tàu cá loại này để khai thác vươn khơi. Tăng cường chuyển sang các thân thiện môi trường, nguồn lợi thủy sản. Đến năm 2030, còn lại 524 phương tiện (cắt giảm 28 phương tiện).

+ Tàu thuyền 15 mét trở lên: Chỉ hoạt động vùng khơi. Ổn định về số lượng, tăng dần về công suất (đặc biệt là loại tàu lớn hơn 400 CV) theo định hướng chung của ngành khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cả nước. Cấm đóng mới, cấm cải hoán các tàu làm nghề lưới kéo (chỉ cho phép cải hoán sang các nghề vây, câu xa bờ hoặc dịch vụ hậu cần nghề cá). Chỉ chuyển đổi cơ cấu nội ngành và giữ nguyên số lượng tàu thuyền đến năm 2030 còn 2.254 phương tiện.

- Xây dựng phương án đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho khoảng 2.338 lao động trong độ tuổi lao động của hộ ngư dân, gồm:

+ Khoảng 1.936 lao động đi biển, giai đoạn 2021-2025 (750 lao động) và 2026-2030 (1.186 lao động).

+ Khoảng 402 lao động có khả năng lao động còn lại trong gia đình hộ ngư dân (gồm cả lao động ngoài độ tuổi lao động). Giai đoạn 2021 - 2025 (160 lao động) và giai đoạn 2026-2030 (242 lao động).

3. Các nhóm giải pháp chủ yếu

- Nhóm giải pháp phân định ngư trường và quản lý hoạt động khai thác thủy sản.

- Giải pháp thực hiện đồng quản lý nghề cá của tỉnh;

- Giải pháp về khuyến ngư và thông tin tuyên truyền;

- Nhóm giải pháp về cơ chế chế chính sách về hỗ trợ ngư dân giải quyết sinh kế khi chuyển đổi sang nghề mới, bao gồm: đề xuất hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế; hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ phát triển chăn nuôi, trồng trọt; hỗ trợ ngư dân đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất phi nông nghiệp

- Nhóm giải pháp về chính sách đầu tư và hỗ trợ tín dụng cho ngư dân chuyển nghề

- Nhóm giải pháp đào tạo nghề nghiệp cho hộ ngư dân, bao gồm: hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động của hộ ngư dân tham gia chuyển đổi nghề; hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho con em và lao động thuộc hộ ngư dân tham gia chuyển đổi nghề.

4. Các chương trình, dự án ưu tiên

- Chương trình phổ biến, tuyên truyền các quy định khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Chương trình rà soát danh mục đào tạo nghề cho cộng đồng ngư dân khai thác thủy sản tỉnh Bến Tre phù hợp thị trường lao động.

- Dự án Xây dựng mô hình đồng quản lý trong khai thác thủy sản tại 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre

- Dự án cải hoán các tàu cá khai thác vùng ven bờ sang khai thác vùng lộng và cải hoán tàu khai thác vùng lộng sang tàu khai thác vùng khơi.

- Dự án thí điểm hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản chuyển đổi nghề sang lĩnh vực du lịch.

- Dự án thí điểm hỗ trợ phát triển nuôi gia súc và gia cầm (bò thịt, bò sữa, dê, gà, vịt) cho hộ ngư dân chuyển đổi nghề.

- Dự án thí điểm hỗ trợ nuôi trồng thủy sản cho hộ ngư dân chuyển đổi nghề.

- Dự án thí điểm hỗ trợ và tập huấn kỹ thuật trồng và chế biến thức ăn cho gia súc cho ngư dân thực hiện chuyển đổi sinh kế.

- Dự án Hỗ trợ tín dụng cho hộ ngư dân khai thác thủy sản vay vốn để chuyển đổi nghề.

5. Dự kiến kinh phí thực hiện

- Dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án là: 250,66 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương: 98,3 tỷ đồng, Ngân sách địa phương là: 118,66 tỷ đồng; huy động từ các thành phần kinh tế khác là: 33,7 tỷ đồng.

- Phân kỳ thực hiện: Giai đọan 2021-2025: 108,25 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030: 142,41 tỷ đồng.

- Nguồn vốn thực hiện: Lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình phát triển thủy sản và các chính sách phát triển đội tàu KTTS hiện đại; vốn vay ngân hàng chính sách xã hội; vốn thực hiện chính sách về việc làm; Khuyến công; Chương trình khuyến nông, khuyến công quốc gia; Ngân sách cấp bổ sung, các chương trình, dự án khác; vốn tự có của ngư dân, doanh nghiệp và các nguồn vốn tài trợ hợp pháp.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Đề án chuyển đổi nghề khai thác thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2030, định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
(kèm Đề án)
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT (thay b/c);
- Tổng cục Thủy sản (thay b/c);
- TT Tỉnh ủy (thay b/c);
- TT HĐND tỉnh (thay b/c);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Phó CVP;
- Phòng KT, TH, TCĐT;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trúc Sơn

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 3367/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án chuyển đổi nghề khai thác thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2030

Số hiệu: 3367/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
Người ký: Nguyễn Trúc Sơn
Ngày ban hành: 23/12/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 3367/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án chuyển đổi nghề khai thác thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…