ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3265/QĐ-UBND |
Phú Thọ, ngày 27 tháng 11 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Căn cứ Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới;
Căn cứ Công văn số 408/V28(P3) ngày 29/8/2011 của Bộ Công an, hướng dẫn xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an xã”;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG
AN XÃ, THỊ TRẤN TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ,
GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3265/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
1. Thực trạng lực lượng Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh
1.1. Về tổ chức biên chế và trình độ năng lực của lực lượng Công an xã, thị trấn
Tổ chức và biên chế Công an xã, thị trấn của tỉnh Phú Thọ hiện đang bố trí theo Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính phủ và Thông tư số 08/1999/TT-BCA (V19) của Bộ Công an (chưa theo quy định của Pháp lệnh Công an xã). Toàn tỉnh có 260 xã, thị trấn với 2.722 khu dân cư. Tổng biên chế lực lượng Công an xã, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an xã) hiện có 3.313 người (so với quy định của Pháp lệnh Công an xã thiếu 525 người), trong đó: Trưởng Công an xã có 260 người, Phó trưởng Công an xã có 254 người (thiếu 44 người), Công an viên có 2.799 người (thiếu 481 người).
Trình độ văn hóa: THPT có 1.149 người, chiếm 34,68%; THCS có 2.127 người, chiếm 64,20%; Tiểu học có 37 người, chiếm 1,12%. Trình độ chuyên môn: Đại học có 32 người, chiếm 0,97%; Cao đẳng có 24 người, chiếm 0,72%; Trung cấp có 294 người, chiếm 8,87%; Sơ cấp có 173 người, chiếm 5,22%.
Trình độ chính trị: Đảng viên có 1.724 người, chiếm 52,03%; Đoàn viên có 196 người, chiếm 5,92%. Độ tuổi bình quân của Công an xã là 47 tuổi.
Phân loại chất lượng hoạt động: Trưởng Công an xã có 78,6% phát huy tác dụng tốt, 18,9% trung bình, 2,5% còn yếu; Phó trưởng Công an xã có 70,2% phát huy tác dụng tốt, 25,3% trung bình, 4,5% yếu kém; Công an viên có 55,5% phát huy tác dụng tốt; 30,5% trung bình, 14% yếu kém. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện Công an xã tuy đã được quan tâm và có nhiều cố gắng nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
1.2. Về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của lực lượng Công an xã.
Hiện tại, có 252/260 Ban Công an xã có phòng làm việc riêng tại trụ sở UBND xã, diện tích phòng làm việc chật hẹp (đa số là 01 gian nhà cấp 4 với diện tích khoảng 18m2); còn 08/260 Ban Công an xã đang phải làm việc chung phòng với Ban Chỉ huy Quân sự xã. Bàn ghế làm việc, tủ đựng hồ sơ, tài liệu cũ, hỏng chưa được thay thế; công cụ hỗ trợ chưa được trang cấp; sổ sách, biểu mẫu chưa có sự thống nhất. Trang phục cho Công an xã chưa được cấp kinh phí để mua sắm theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ.
1.3. Về chế độ chính sách đối với lực lượng Công an xã.
Thực hiện Quyết định số 2446/2010/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh, từ tháng 8/2010 đến nay mức phụ cấp cho Phó trưởng Công an xã là 730.000 đ/người/tháng, Công an viên là 400.000 đ/người/tháng. Với mức phụ cấp như hiện nay, đời sống của Công an xã gặp rất nhiều khó khăn. Tại nhiều nơi, một bộ phận Công an viên không thiết tha với công việc, khi phát sinh vụ việc thường tìm cách “đẩy” lên cấp huyện; hồ sơ ban đầu chỉ lập mang tính qua loa, đại khái, chiếu lệ cho xong, nếu có bị kiểm điểm, phê bình thường đổ lỗi cho lý do trình độ, năng lực hạn chế; có nhiều người làm đơn xin nghỉ việc hoặc xin điều chuyển sang công tác khác, hiện tại toàn tỉnh có khoảng 30 Công an viên xin nghỉ việc.
Phó trưởng Công an xã và Công an viên chưa được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ; toàn tỉnh hiện có 191 Phó trưởng Công an xã và Công an viên đã có đủ 15 năm công tác liên tục trong lực lượng Công an xã, nay đã nghỉ việc, có đủ điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 7, Nghị định 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ nhưng chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, chưa có kinh phí để chi trả theo quy định.
Kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của 01 Ban Công an xã trung bình chỉ từ 05 đến 07 triệu đồng/năm, chưa đáp ứng yêu cầu cho hoạt động bình thường của Ban Công an xã.
1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an xã
- Ưu điểm:
Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị định số 40/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Công an xã, lực lượng Công an xã đã từng bước được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ động nắm tình hình liên quan đến an ninh, trật tự ở cơ sở, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các mặt công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn. Lực lượng Công an xã thật sự giữ vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xứng đáng là lực lượng vũ trang bán chuyên trách thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân.
Trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn: 100% vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự ở cơ sở, lực lượng Công an xã phải trực tiếp giải quyết và thực hiện những công việc ban đầu nên gặp nhiều khó khăn, gian khổ và nguy hiểm; thực tế cho thấy, lực lượng Công an xã trực tiếp giải quyết trên dưới 80% số vụ việc xảy ra ở địa bàn cơ sở theo thẩm quyền (tính riêng năm 2011, tổng số vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền Công an xã giải quyết là 812 vụ, Công an xã đã giải quyết xong 685 vụ đạt 84,36%). Qua 10 năm thực hiện Nghị định 40/1999/NĐ-CP của Chính phủ, lực lượng Công an xã đã vận động nhân dân tham gia vây bắt 2.828 đối tượng phạm tội quả tang; 556 đối tượng có lệnh truy nã; vận động 235 đối tượng phạm tội ra đầu thú; đưa 3.354 lượt đối tượng ra kiểm điểm trước dân; quản lý, cảm hóa, giáo dục tại xã 10.284 lượt đối tượng; tổ chức cai nghiện cho 2.069 đối tượng tại gia đình và cộng đồng dân cư; rà soát lập hàng nghìn hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng theo các nghị định của Chính phủ; xây dựng 5.730 phương án, 8.595 kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự ở khu dân cư, 3.135 quy ước an ninh, trật tự; xây dựng, củng cố và duy trì hoạt động 58 cụm liên kết an toàn về an ninh trật tự, 2.866 Ban An ninh trật tự, 16.624 Tổ liên gia tự quản và 22 Dòng họ tự quản về an ninh trật tự…
- Hạn chế:
+ Công tác nắm tình hình có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa sâu sát.
+ Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân tuy đã được chú trọng, song chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, tuyên truyền chưa sâu rộng, còn mang tính hình thức, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.
+ Vai trò tham mưu nòng cốt của lực lượng Công an xã ở một số địa phương còn hạn chế, chưa nhạy bén trong công tác nắm tình hình, nên còn bị động, lúng túng trong giải quyết công việc. Tỷ lệ giải quyết các vụ việc theo thẩm quyền còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
- Nguyên nhân:
+ Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ và đánh giá đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã, do đó thiếu sự quan tâm chỉ đạo, củng cố xây dựng lực lượng này.
+ Trình độ năng lực của một bộ phận Công an xã còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới.
+ Chế độ phụ cấp thấp, đời sống của Công an xã gặp nhiều khó khăn, nên một bộ phận Công an xã không tâm huyết với công việc.
+ Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội với lực lượng Công an xã chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ.
+ Ý thức trách nhiệm và ý thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ của một bộ phận nhân dân chưa cao.
Từ thực trạng trên, đã tác động không nhỏ đến tư tưởng và sự nhiệt tình của lực lượng Công an xã, nhiều địa phương Công an xã không thiết tha với công việc, có đơn xin nghỉ việc, xin điều chuyển sang công tác khác. Việc tìm người để thay thế, bổ sung rất khó khăn, đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.
Do vậy, cần thiết phải xây dựng Đề án có lộ trình phù hợp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng công tác đảm bảo an ninh trật tự của lực lượng Công an xã từ năm 2012 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2. Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh Công an xã ngày 21/11/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009.
- Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở xã.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
- Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.
- Thông tư số 32/2009/TT-BCA-V19 ngày 28/5/2009 của Bộ Công an về chương trình bồi dưỡng, huấn luyện đối với Công an xã.
- Chỉ thị số 03/CT-BCA ngày 10/4/2009 của Bộ Công an về “Xây dựng toàn diện Công an cấp huyện đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới”. Trong đó quy định cần phải tăng cường xây dựng, củng cố về tổ chức và hoạt động của lực lượng Công an xã, thị trấn cho phù hợp với tình hình thực tiễn và các quy định của Pháp lệnh về Công an xã.
- Quyết định số 1582/QĐ-BCA(V28) ngày 11/5/2011 của Bộ Công an về công nhận 36 xã thuộc tỉnh Phú Thọ là xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.
- Căn cứ Công văn số 408/V28(P3) ngày 29/8/2011 của Bộ Công an hướng dẫn xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an xã”;
- Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐND ngày 25/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ họp thứ tư quy định chức danh, số lượng và chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và khu dân cư.
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Xây dựng lực lượng Công an xã thật sự trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong tình hình mới.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2012 - 2015:
+ Có lộ trình đến năm 2015 bố trí đủ biên chế Công an xã theo đúng khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên được quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ.
+ Đảm bảo cho lực lượng Công an xã có trình độ văn hóa: Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã phải có trình độ văn hóa trung học phổ thông; Công an viên có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên.
+ Đảm bảo phân loại chất lượng chuyên môn: 100% Trưởng Công an xã, 90% Phó trưởng Công an xã và 80% Công an viên phát huy tác dụng tốt, cơ bản không có Công an xã yếu kém.
+ Đảm bảo 100% Công an xã được bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ và tỷ lệ giải quyết vụ việc theo thẩm quyền đạt từ 90% trở lên.
+ Đảm bảo kinh phí mua sắm một số trang phục cơ bản cho lực lượng Công an xã theo quy định tại Khoản 1, 2, Điều 6, Nghị định 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Đảm bảo nơi làm việc và trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ cho 100% Ban Công an các xã, thị trấn.
+ Đảm bảo kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của Ban Công an xã.
+ Đảm bảo kinh phí mua Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho Phó trưởng Công an xã.
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Đảm bảo cho lực lượng Công an xã có trình độ văn hóa: 100% Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và 65% Công an viên có trình độ văn hóa từ trung học phổ thông trở lên; Công an viên còn lại có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên.
+ Đảm bảo phân loại chất lượng chuyên môn: 100% Trưởng Công an xã, 95% Phó trưởng Công an xã và 85% Công an viên phát huy tác dụng tốt, không còn Công an xã yếu kém.
+ Đảm bảo 100% Công an xã được bồi dưỡng huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ và tỷ lệ giải quyết vụ việc theo thẩm quyền đạt 100%.
+ Đảm bảo kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của Ban Công an xã.
+ Có lộ trình hỗ trợ kinh phí mua Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho Công an viên theo khả năng ngân sách của tỉnh.
2. Nội dung, giải pháp
2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ
a) Bố trí số lượng Công an xã theo đúng khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/09/2009 của Chính phủ. Cụ thể là:
- Trưởng Công an xã: 260 người.
- Phó trưởng Công an xã: 298 người, trong đó 38 xã, thị trấn được bổ sung thêm 01 Phó trưởng Công an (36 xã, thị trấn được công nhận là xã trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự theo Quyết định số 1582/QĐ-BCA (V28) ngày 11/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an và 02 xã loại 1 theo Quyết định số 272/QĐ-UBND ngày 28/01/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Công an viên thường trực: 558 người, trong đó có 38 xã bố trí 03 người (36 xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự và 02 xã loại 1); các xã còn lại mỗi xã bố trí 02 người.
- Công an viên ở khu dân cư: 2.722 người (2.722 khu dân cư, mỗi khu dân cư bố trí 01 Công an viên).
b) Tuyển dụng công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan, ưu tiên tuyển chọn trong số công dân đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân trở về địa phương để bổ sung biên chế theo khung số lượng khi được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Hàng năm, tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ Công an xã hiện có, đưa ra khỏi lực lượng Công an xã những người không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực yếu kém để lực lượng Công an xã thực sự trong sạch, vững mạnh. Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, bố trí, sử dụng Công an xã bảo đảm ổn định, lâu dài, hạn chế việc luân chuyển, điều động Trưởng, Phó Công an đã được đào tạo trình độ Trung cấp nghiệp vụ Công an, có năng lực chuyên môn sang vị trí công tác khác (trừ trường hợp đặc biệt, phải có nguồn thay thế ngay tại chỗ và thống nhất với Trưởng Công an cấp huyện trước khi điều động, luân chuyển).
2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cho lực lượng
Công an xã.
a) Tiếp tục phối hợp với các trường Trung cấp An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân mở 02 lớp đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp - ngành Quản lý trật tự xã hội theo Quyết định số 746/2006/QĐ-BCA (X14) ngày 14/6/2006 của Bộ Công an cho Trưởng, Phó Công an xã, Công an viên thường trực và số cán bộ dự nguồn của các xã, thị trấn để đến năm 2020 các Trưởng, Phó Công an xã đều có trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
b) Công an tỉnh và Công an các huyện, thành, thị tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho 100% Công an xã, nhằm không ngừng nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Công an xã đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình hiện nay.
c) Công an tỉnh và Công an các huyện, thị, thành, lựa chọn các cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm thực tiễn và nắm chắc các chuyên ngành, chuyên đề để bố trí làm giáo viên kiêm nhiệm; hàng năm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ này để nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn luyện cho lực lượng Công an xã.
d) Không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường các hình thức hội thảo, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa các ban Công an xã trong huyện, thị, thành và giữa các huyện, thị, thành với nhau để học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho lực lượng Công an xã.
đ) Đảm bảo kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện Công an xã. Trong đó:
- UBND tỉnh cấp kinh phí đào tạo trình độ trung cấp nghiệp vụ cho Trưởng Công an cấp xã (dự kiến từ năm 2012 - 2020, mở tiếp 02 khóa học, mỗi khóa học có 140 học viên) và cấp kinh phí bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho Công an viên (dự kiến giai đoạn 2012 - 2015 mở 08 lớp, mỗi lớp 150 học viên; giai đoạn 2016 - 2020 mở 10 lớp, mỗi lớp 150 học viên).
- Đề nghị Bộ Công an cấp kinh phí cho Công an tỉnh hàng năm để tổ chức mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại Trung tâm Bồi dưỡng - Huấn luyện của Công an tỉnh.
- UBND các huyện, thành, thị trình HĐND cùng cấp bố trí kinh phí chi cho công tác bồi dưỡng, huấn luyện Công an xã do Công an huyện, thành, thị tổ chức, dự chi tối thiểu 15.000.000đ/năm (giai đoạn 2012 - 2015) và tối thiểu 20.000.000 đ/năm (giai đoạn 2016 - 2020).
2.3. Đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an xã, từng bước cải thiện điều kiện về cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ cho Công an xã phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh.
a) Căn cứ vào việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định và khả năng đáp ứng về ngân sách của địa phương trong từng giai đoạn để áp dụng tính định mức chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và khu dân cư, trong đó có Phó trưởng Công an xã và Công an viên, trình HĐND tỉnh.
b) Đảm bảo nguồn kinh phí đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho Phó trưởng Công an xã theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng lộ trình hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho Công an viên theo khả năng ngân sách của tỉnh.
c) Đảm bảo kinh phí chi trả trợ cấp một lần cho Công an xã nghỉ việc đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 7, Nghị định 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
d) Đảm bảo kinh phí để may sắm trang phục cho Công an xã. Năm 2012, tổ chức trang cấp cho Công an xã một số trang phục cơ bản, mỗi người: 02 bộ quần áo xuân hè, 02 bộ quần áo thu đông, 02 áo sơ mi, 01 đôi giày, 02 đôi bít tất, 01 bộ quần áo đi mưa, 01 dây lưng, 01 caravat, 01 mũ bảo hiểm, 01 mũ cứng. Những năm sau sẽ cấp phát trang phục theo niên hạn được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 6 Nghị định 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
đ) Đảm bảo nguồn kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của Ban Công an xã:
- Hàng năm, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trình Hội đồng nhân dân xã, thị trấn cấp kinh phí cho mỗi Ban Công an xã tối thiểu 10 triệu đồng/năm (giai đoạn 2012 - 2015) và tối thiểu 15 triệu đồng/năm (giai đoạn 2016 - 2020) từ nguồn ngân sách xã, thị trấn.
- Từng bước nghiên cứu nâng mức đóng góp quỹ hỗ trợ quốc phòng - an ninh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt. Khuyến khích các hình thức hợp đồng bảo vệ giữa lực lượng Công an xã với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Ngoài ra, Chủ tịch UBND xã, thị trấn có thể xem xét ký kết hợp đồng bảo vệ sản xuất với Ban Công an xã để tạo điều kiện thu nhập cho Công an viên, gắn trách nhiệm của Công an viên trong đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở với bảo vệ hoa màu cho nhân dân.
e) Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có trách nhiệm quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo phòng làm việc; mua sắm trang bị bàn, ghế, tủ hồ sơ, máy vi tính, máy điện thoại bàn,… cho Ban Công an xã, đặc biệt là 38 xã, thị trấn phức tạp về an ninh trật tự.
Năm 2012, tất cả các xã, thị trấn phải sắp xếp phòng làm việc riêng cho Ban Công an xã.
g) Đảm bảo trang bị đầy đủ những phương tiện thiết yếu: Giai đoạn 2012 - 2015, đề nghị Bộ Công an trang bị đủ cho mỗi ban Công an xã, thị trấn 01 khẩu súng bắn đạn cao su hoặc hơi cay; 05 chiếc khóa số 8; 02 gậy điện tử; 10 gậy cao su.
2.4. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội.
Lực lượng Công an xã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự, tích cực tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, góp phần phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
2.5. Trách nhiệm của Công an các huyện, thành, thị
Tập trung chỉ đạo củng cố, xây dựng lực lượng Công an xã đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức “Diễn đàn Công an xã lắng nghe ý kiến nhân dân”, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn Công an xã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Pháp lệnh Công an xã và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chủ động mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Công an xã nhằm xây dựng lực lượng Công an xã ngày càng trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án:
Tổng kinh phí thực hiện ước tính: 84.683.900.000 đồng (Tám mươi tư tỷ, sáu trăm tám mươi ba triệu, chín trăm nghìn đồng). Trong đó:
- Kinh phí Bộ Công an cấp: 10.963.000.000 đồng (Phụ lục 1).
- Kinh phí UBND tỉnh cấp: 41.740.900.000 đồng (Phụ lục 2).
- Kinh phí UBND các huyện, thành, thị và UBND các xã, thị trấn cấp: 31.980.000.000 đồng (Phụ lục 3).
1. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng khung số lượng Phó trưởng Công an xã, Công an viên thường trực và Công an viên ở khu dân cư báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh phê duyệt.
2. Giao Sở nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất mức phụ cấp hàng tháng và mức hỗ trợ mức đóng hỗ trợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đối với Công an xã khi có biến động điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; hướng dẫn xét tuyển, bổ nhiệm Trưởng, Phó trưởng Công an xã theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh phê duyệt.
3. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ chính sách khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với Công an xã theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu, xem xét, chỉ đạo giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần cho các đồng chí Công an xã có đủ 15 năm công tác liên tục trở lên nghỉ việc với lý do chính đáng theo quy định tại Khoản 3, Điều 19, Pháp lệnh Công an xã và Khoản 3, Khoản 4, Điều 7, Nghị định 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan căn cứ các chế độ quy định trong Đề án và nguồn lực ngân sách tỉnh, hàng năm xây dựng dự toán kinh phí để thực hiện Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
5. Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Đề án; định kỳ kết thúc từng giai đoạn tổ chức sơ kết, báo cáo UBND tỉnh.
6. Giao Công an tỉnh là cơ quan thường trực, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Đề án; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh./.
DỰ KIẾN KINH PHÍ BỘ CÔNG AN CẤP
1. Kinh phí bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ hàng năm (mỗi năm tăng 10%), dự kiến:
Năm |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Số tiền (Triệu đồng) |
452 |
500 |
550 |
600 |
660 |
730 |
800 |
880 |
968 |
Tổng số tiền: 6.140.000.0000 đồng (Sáu tỷ, một trăm bốn mươi triệu đồng)
2. Công cụ hỗ trợ:
Số TT |
Tên công cụ hỗ trợ |
Giai đoạn 2012 - 2015 |
Giai đoạn 2016 - 2020 |
||||
Đầu mối 1 xã |
Số xã |
Số lượng cấp |
Đầu mối 1 xã |
Số xã |
Số lượng cấp |
||
1 |
Súng bắn đạn cao su đa năng - Bộ Công an sản xuất |
1 khẩu |
260 |
260K |
1 khẩu |
260 |
260K |
2 |
Khóa số 8 - Bộ Công an sản xuất |
5 chiếc |
260 |
1.300C |
5 chiếc |
260 |
1.300C |
3 |
Gậy điện tử titan- Bộ Công an sản xuất |
2 chiếc |
260 |
520C |
2 chiếc |
260 |
520C |
4 |
Gậy cao su - Bộ Công an sản xuất |
10 chiếc |
260 |
2.600C |
5 chiếc |
260 |
1.300C |
Kinh phí mua sắm công cụ hỗ trợ của 2 giai đoạn: 4.823.000.000 đồng (Bốn tỷ, tám trăm hai mươi ba triệu đồng).
Tổng kinh phí Bộ Công an cấp: 10.963.000.000 đồng (Mười tỷ, chín trăm sáu mươi ba triệu đồng).
DỰ KIẾN KINH PHÍ UBND TỈNH CẤP
1. Kinh phí may sắm trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận Công an xã.
a) Giai đoạn 2012 - 2015
Số TT |
Tên trang phục |
Số lượng |
Niên hạn sử dụng |
Ghi chú |
1 |
Quần áo xuân hè |
02 bộ |
02 bộ/2 năm |
|
2 |
Quần áo thu đông |
02 bộ |
02 bộ/4 năm |
|
3 |
Áo sơ mi |
02 chiếc |
02 chiếc/2 năm |
|
4 |
Áo ấm |
01 chiếc |
01 chiếc/3 năm |
|
5 |
Quần áo đi mưa |
01 bộ |
01 bộ/3 năm |
|
6 |
Giầy da |
01 đôi |
01 đôi/2 năm |
|
7 |
Tất mạ non |
02 đôi |
02 đôi/1 năm |
|
8 |
Mũ bảo hiểm |
01 chiếc |
01 chiếc/3 năm |
|
9 |
Dây lưng da |
01 chiếc |
01 chiếc/3 năm |
|
10 |
Ca la vát |
01 chiếc |
01 chiếc/2 năm |
|
11 |
Phù hiệu tay áo |
01 bộ |
Theo quần áo |
|
12 |
Mũ cứng cỏ úa |
01 chiếc |
01 chiếc/3 năm |
|
13 |
Mũ mềm cỏ úa |
01 chiếc |
01 chiếc/2 năm |
|
14 |
Sao mũ, cành tùng |
01 bộ |
01 bộ/3 năm |
|
15 |
Giấy chứng nhận |
01 chiếc |
|
|
Kinh phí: Tổng số 3.838 người x 3.650.000 đồng = 14.008.700.000 đồng (Mười bốn tỷ, không trăm linh tám triệu, bảy trăm nghìn đồng).
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
Kinh phí: Tổng số 3.838 người x 4.650.000 đồng = 17.846.700.000 đồng (Mười bảy tỷ, tám trăm bốn mươi sáu triệu, bảy trăm nghìn đồng).
2. Kinh phí đào tạo trình độ trung cấp nghiệp vụ cho Trưởng, Phó Công an xã:
Giai đoạn |
Số lớp |
Số học viên |
Số tiền/1 học viên |
Tổng số tiền |
2012 - 2015 |
01 |
140 |
9.500.000 đ |
1.330.000.000 đ |
2016 - 2020 |
01 |
140 |
12.500.000 đ |
1.750.000.000 đ |
Tổng cộng |
3.080.000.000 đ |
3. Kinh phí bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho Công an viên
Giai đoạn |
Số lớp |
Số học viên |
Số tiền/1 học viên |
Tổng số tiền |
2012 - 2015 |
08 |
150 |
1.500.000 đ |
1.800.000.000 đ |
2016 - 2020 |
10 |
150 |
2.000.000 đ |
3.000.000.000 đ |
Tổng cộng |
4.800.000.000 đ |
4. Kinh phí chi trả phụ cấp 1 lần cho 191 đồng chí Công an xã nghỉ việc
(Thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2015 và chưa kể số phát sinh).
191 người x 10.500.000 đ = 2.005.500.000 đ (Hai tỷ, không trăm linh năm triệu, năm trăm nghìn đồng).
Tổng kinh phí UBND tỉnh cấp: 41.740.900.000 đ (Bốn mươi mốt tỷ, bảy trăm bốn mươi triệu, chín trăm nghìn đồng).
DỰ KIẾN KINH PHÍ UBND CÁC HUYỆN, THÀNH, THỊ VÀ UBND CÁC XÃ, THỊ TRẤN CẤP
1. Kinh phí chi bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ hàng năm:
Năm |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Số tiền (Triệu đồng) |
15 |
15 |
15 |
15 |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
Tổng số tiền: 160.000.000 đồng (Một trăm sáu mươi triệu đồng)
Tổng kinh phí: 13 huyện, thị, thành x 160.000.000 đ = 2.080.000.000 đồng
(Hai tỷ, tám mươi triệu đồng).
2. Kinh phí chi hoạt động thường xuyên của Ban Công an xã:
Năm |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Số tiền (Triệu đồng) |
10 |
10 |
10 |
10 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
Tổng số tiền: 115.000.000 đồng (Một trăm mười lăm triệu đồng)
Tổng kinh phí: 260 xã x 115.000.000 đ = 29.900.000.000 đồng (Hai mươi chín tỷ, chín trăm triệu đồng).
Tổng kinh phí UBND các huyện, thị, thành và UBND các xã, thị trấn cấp: 31.980.000.000 đồng (Ba mươi mốt tỷ, chín trăm tám mươi triệu đồng).
Quyết định 3265/QĐ-UBND năm 2012 về Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an xã, thị trấn trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2012 - 2020
Số hiệu: | 3265/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Thọ |
Người ký: | Hoàng Dân Mạc |
Ngày ban hành: | 27/11/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3265/QĐ-UBND năm 2012 về Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an xã, thị trấn trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2012 - 2020
Chưa có Video