ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 324/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 05 tháng 02 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 73/TTr-SKHCN ngày 25/11/2020, Báo cáo số 562/SKHCN-TTNCƯD ngày 09/12/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” với nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Nhằm hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp sạch, cung cấp những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở ứng dụng những chế phẩm vi sinh nhằm tái sử dụng hiệu quả các loại phế thải nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, cải tạo đất, nâng cao năng suất, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm chủ lực, tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp, góp phần xây dựng Nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phát động phong trào sử dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh nhằm cải tạo đất, thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực, xử lý ô nhiễm môi trường, góp phần tạo bước đột phá trong nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ mới.
- Ứng dụng có hiệu quả các loại chế phẩm vi sinh trong trồng trọt; chăn nuôi lợn; nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân trong nền kinh tế hội nhập và cải thiện chất lượng môi trường.
3. Nhiệm vụ
- Năm 2021: Phát động được phong trào nhằm tuyên truyền, phổ biến ứng dụng chế phẩm vi sinh vào sản xuất đời sống. Hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức cho các nông hộ ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh vào sản xuất nông nghiệp.
+ Sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp và xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường tại các xã về đích Nông thôn mới trước và trong năm 2021. Hỗ trợ 08 tấn chế phẩm Compo-QTMIC và Tricho-Pseu sử dụng xử lý khoảng 4% lượng phế phụ phẩm, sản xuất 8.000 tấn phân hữu cơ.
+ Ứng dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm thâm canh: Hỗ trợ 04 tấn chế phẩm Nitro-QTMIC dùng để xử lý môi trường ao nuôi (cho 40 ha ao nuôi/vụ) và 04 tấn chế phẩm Perfect-QTMIC bổ sung thức ăn nuôi tôm (cho 08 ha ao nuôi/vụ).
+ Ứng dụng chế phẩm vi sinh bổ sung thức ăn trong chăn nuôi lợn và xử lý môi trường chăn nuôi: Giới thiệu và hướng dẫn 2 - 3 trang trại chăn nuôi lợn và khoảng 20 hộ gia đình sử dụng chế phẩm Pro-QTMIC bổ sung thức ăn với lượng hỗ trợ 01 tấn và chế phẩm Bio-QTMIC xử lý môi trường chăn nuôi với số lượng 01 tấn.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%, còn lại nguồn đối ứng của người dân.
- Năm 2022: Tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật cho người dân ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh vào lĩnh vực nông nghiệp.
+ Hỗ trợ 08 tấn chế phẩm Compo-QTMIC và Tricho-Pseu sử dụng xử lý khoảng 4% lượng phế phụ phẩm sản xuất 8.000 tấn phân hữu cơ.
+ Hỗ trợ 05 tấn chế phẩm Nitro-QTMIC dùng để xử lý môi trường ao nuôi (cho 50 ha ao nuôi/vụ) và 05 tấn chế phẩm Perfect-QTMIC bổ sung thức ăn nuôi tôm (cho 10 ha ao nuôi/vụ).
+ Hỗ trợ 01 tấn chế phẩm Pro-QTMIC bổ sung thức ăn chăn nuôi và 01 tấn chế phẩm Bio-QTMIC xử lý môi trường chăn nuôi.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%, còn lại nguồn đối ứng của người dân.
- Năm 2023: Hình thành được mạng lưới cung ứng chế phẩm vi sinh đến các địa phương.
+ Hỗ trợ 08 tấn chế phẩm Compo-QTMIC và Tricho-Pseu sử dụng xử lý khoảng 4% lượng phế phụ phẩm sản xuất 8.000 tấn phân hữu cơ.
+ Hỗ trợ 5 tấn chế phẩm Nitro-QTMIC dùng để xử lý môi trường ao nuôi (cho 50 ha ao nuôi/vụ) và 5 tấn chế phẩm Perfect-QTMIC bổ sung thức ăn nuôi tôm (cho 10 ha ao nuôi/vụ).
+ Hỗ trợ 01 tấn chế phẩm Pro-QTMIC bổ sung thức ăn chăn nuôi và 01 tấn chế phẩm Bio-QTMIC xử lý môi trường chăn nuôi.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%, còn lại nguồn đối ứng của người dân.
- Năm 2024: Hình thành được ý thức, tập quán ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh vào đời sống, sản xuất. Tạo thói quen sử dụng phân hữu cơ thay thế phân bón hóa học, sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tận dụng được 30% lượng phế phụ phẩm để sản xuất phân bón.
+ Hỗ trợ 08 tấn chế phẩm Nitro-QTMIC dùng để xử lý môi trường ao nuôi (cho 80 ha ao nuôi/vụ) và 08 tấn chế phẩm Perfect-QTMIC bổ sung thức ăn nuôi tôm (cho 16 ha ao nuôi/vụ).
+ Hỗ trợ 02 tấn chế phẩm Pro-QTMIC bổ sung thức ăn chăn nuôi và 02 tấn chế phẩm Bio-QTMIC xử lý môi trường chăn nuôi.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50%, còn lại nguồn đối ứng của người dân.
- Năm 2025: Tạo được ý thức ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp, tạo giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và phát triển sản xuất bền vững, góp phần cải thiện đời sống người nông dân. Tận dụng được 50% lượng phế phụ phẩm để sản xuất phân bón.
+ Hỗ trợ 08 tấn chế phẩm Nitro-QTMIC dùng để xử lý môi trường ao nuôi (cho 80 ha ao nuôi/vụ) và 08 tấn chế phẩm Perfect-QTMIC bổ sung thức ăn nuôi tôm (cho 16 ha ao nuôi/vụ).
+ Hỗ trợ 02 tấn chế phẩm Pro-QTMIC bổ sung thức ăn chăn nuôi và 02 tấn chế phẩm Bio-QTMIC xử lý môi trường chăn nuôi.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50%, còn lại nguồn đối ứng của người dân.
Đến năm 2030, 70% lượng phế phụ phẩm nông nghiệp (khoảng 400.000 tấn). Có khoảng 50 - 60% các trang trại nuôi tôm thâm canh sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý môi trường ao nuôi và bổ sung trong khẩu phần thức ăn. Có từ 40 - 50% các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm sử dụng chế phẩm vi sinh để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, an toàn sinh học. Hình thành được mạng lưới cung ứng chế phẩm vi sinh đến các địa phương.
1. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng
- Xây dựng các chuyên đề, phóng sự, tin bài phổ biến chủ trương, biện pháp và hướng dẫn kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh và Truyền hình, báo, các tạp chí, trang thông tin điện tử từ tỉnh đến cấp huyện, xã về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và tinh thần, nội dung của đề án để cán bộ và nhân dân hiểu và tổ chức thực hiện. Thông qua các hoạt động lồng ghép hoặc bản tin, chuyên mục, chuyên san Khoa học và Công nghệ của tỉnh.
- Thông qua các cuộc hội nghị, tham quan, tập huấn, xây dựng mô hình, đào tạo nghề nông thôn để trực tiếp tuyên truyền, vận động, thuyết phục mọi người cùng tham gia, trở thành phong trào xã hội rộng lớn, có tổ chức. Chú trọng phương pháp truyền thông trực tiếp, lan tỏa trong cộng đồng dân cư. In ấn tài liệu kỹ thuật (tập sách mỏng, tài liệu bướm...) để phổ biến cho người dân.
2. Giải pháp về đào tạo và chuyển giao kỹ thuật công nghệ
- Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu cụ thể, sát thực tế cho việc triển khai đề án ở các cấp.
- Bố trí cán bộ kỹ thuật đáp ứng đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu.
- Tổ chức đào tạo cán bộ kỹ thuật cho cơ sở và doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp.
- Chuyển giao trực tiếp vật tư công nghệ vi sinh và kỹ thuật ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh vào sản xuất phân hữu cơ, kỹ thuật xử lý môi trường chăn nuôi, ao nuôi thủy sản, bổ sung vào khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn, tôm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
- Phối hợp lồng ghép trong các lớp đào tạo nghề nông thôn.
- Lồng ghép các chương trình, dự án, lớp học về đào tạo.
- Xây dựng mạng lưới đào tạo viên cơ sở và cung cấp chế phẩm vi sinh tại các huyện, thị xã.
- Phối hợp với chính quyền địa phương (xã, huyện) lập kế hoạch thực hiện và hỗ trợ chế phẩm vi sinh cho các hộ dân ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Các hộ dân đối ứng một phần kinh phí mua chế phẩm vi sinh, nhân công, dụng cụ, vật tư khác để tổ chức sản xuất, ứng dụng vào thực tiễn.
- Việc tổ chức tận thu phế thải nông nghiệp, các loại cây phân xanh để làm phân ủ hữu cơ có thể thực hiện theo các hình thức:
+ Hình thành các tổ nhóm liên kết thu gom sản xuất tập trung tại một số khu dân cư mẫu thuộc các xã điểm xây dựng Nông thôn mới.
+ Đối với phế phụ phẩm trồng trọt: Tổ chức cho các nông hộ sau thu hoạch thu gom phế thải để ủ phân ngay tại chỗ cung cấp phân bón cho vụ tiếp theo.
+ Đối với chất thải chăn nuôi: Tổ chức cho các hộ thu gom và đưa ủ ngay tại khu vực liền kề chuồng trại để xử lý mùi hôi.
+ Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Tổ chức hướng dẫn sử dụng chế phẩm vi sinh Nitro-QTMIC và Perfect-QTMIC cho các hộ sử dụng trong xử lý nước và bổ sung thức ăn nhằm thay thế dần sử dụng hóa chất và kháng sinh.
+ Đối với lĩnh vực chăn nuôi lợn: Tổ chức hướng dẫn sử dụng chế phẩm vi sinh Pro-QTMIC bổ sung vào khẩu phần thức ăn và sử dụng chế phẩm Bio-QTMIC trong xử lý môi trường, làm đệm lót sinh học.
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ các khoản sau:
- Hỗ trợ kinh phí triển khai; chỉ đạo; kiểm tra; tổng kết; nghiệm thu; hội nghị, hội thảo...
- Hỗ trợ 70% kinh phí mua chế phẩm vi sinh cho người ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp trong 3 năm đầu (2021 - 2023);
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua chế phẩm cho người ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp trong 2 năm tiếp theo (2024 - 2025).
- Nguồn kinh phí đầu tư hỗ trợ:
Tổng kinh phí: 12.290 triệu đồng
(Mười hai tỷ, hai trăm chín mươi triệu đồng).
Trong đó:
+ Ngân sách Sự nghiệp khoa học: 8.694 triệu đồng.
+ Người hưởng lợi đóng góp: 3.596 triệu đồng.
- Năm 2021: 2.040 triệu đồng (Hai tỷ, không trăm bốn mươi triệu đồng).
Trong đó:
+ Ngân sách Sự nghiệp khoa học: 1.446 triệu đồng (kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án: 60 triệu đồng; Hỗ trợ 70% KP mua chế phẩm vi sinh: 1.386 triệu đồng).
+ Người hưởng lợi đóng góp: 594 triệu đồng.
- Năm 2022: 2.337 triệu đồng (Hai tỷ, ba trăm ba mươi bảy triệu đồng).
Trong đó:
+ Ngân sách Sự nghiệp khoa học: 1.654 triệu đồng (kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án: 60 triệu đồng; Hỗ trợ 70% KP mua chế phẩm vi sinh: 1.594 triệu đồng).
+ Người hưởng lợi đóng góp: 683 triệu đồng.
- Năm 2023: 2.337 triệu đồng (Hai tỷ, ba trăm ba mươi bảy triệu đồng).
Trong đó:
+ Ngân sách Sự nghiệp khoa học: 1.654 triệu đồng (Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án: 60 triệu đồng; Hỗ trợ 70% KP mua chế phẩm vi sinh: 1.594 triệu đồng).
+ Người hưởng lợi đóng góp: 683 triệu đồng.
- Năm 2024: 2.788 triệu đồng (Hai tỷ, bảy trăm tám mươi tám triệu đồng).
Trong đó:
+ Ngân sách Sự nghiệp khoa học: 1.970 triệu đồng (Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án: 60 triệu đồng; Hỗ trợ 50% KP mua chế phẩm vi sinh: 1.910 triệu đồng).
+ Người hưởng lợi đóng góp: 818 triệu đồng.
- Năm 2025: 2.788 triệu đồng (Hai tỷ, bảy trăm tám mươi tám triệu đồng).
Trong đó:
+ Ngân sách Sự nghiệp khoa học: 1.970 triệu đồng (Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án: 60 triệu đồng; Hỗ trợ 50% KP mua chế phẩm vi sinh: 1.910 triệu đồng).
+ Người hưởng lợi đóng góp: 818 triệu đồng.
5. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ
Doanh nghiệp và người dân thuộc tỉnh Quảng Trị sản xuất trên địa bàn tỉnh.
6. Thời gian thực hiện: 05 năm (từ năm 2021 đến năm 2025).
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện đề án.
- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng chế phẩm vi sinh dùng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng Thông tin Khoa học và Công nghệ căn cứ nhu cầu chế phẩm vi sinh hàng năm của các địa phương để sản xuất, cung ứng chế phẩm đảm bảo chất lượng, số lượng và thời gian; xây dựng dự toán giá thành các loại chế phẩm vi sinh đề nghị Sở Tài chính thẩm định giá làm cơ sở xác định mức giá hỗ trợ; tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm vi sinh cho các địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền, truyền thông công nghệ, kết nối cung cầu công nghệ, chuyển giao, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật đến tận cơ sở.
- Tổ chức chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật và kiểm nghiệm chất lượng.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá hiệu quả Chương trình. Tổ chức sơ kết, tổng kết, cập nhật tình hình thực hiện báo cáo UBND tỉnh thường xuyên và định kỳ.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ theo dõi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động và kết quả Chương trình.
- Lồng ghép các nội dung phù hợp của đề án vào kế hoạch hoạt động của ngành, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên bản tin của Ngành nhằm hướng dẫn người dân sử dụng chế phẩm vi sinh học trong sản xuất nông nghiệp.
3. Sở Tài chính
- Tham mưu bố trí nguồn vốn hỗ trợ thực hiện đề án hàng năm.
- Thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp và các tổ chức đoàn thể các chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định của Nhà nước về việc ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp. Hướng dẫn Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh dành thời lượng thích hợp trong chương trình truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định về ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp.
5. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng các chương trình, chuyên đề tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm triển khai các nhiệm vụ trong Đề án có hiệu quả.
6. Văn phòng điều phối Chương trình Nông thôn mới
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã để thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án có hiệu quả. Đưa nội dung Đề án vào trong Chương trình thực hiện mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
7. Các sở, ban, ngành liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án đảm bảo có hiệu quả.
8. UBND cấp huyện
- Phổ biến, quán triệt tinh thần, nội dung Đề án đến các ngành, UBND cấp xã.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân tổ chức thu gom, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, các loại cây phân xanh thành phân bón hữu cơ, sử dụng chế phẩm vi sinh để bổ sung thức ăn và xử lý môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Lập kế hoạch về nhu cầu khối lượng chế phẩm và nhu cầu đào tạo, tập huấn kỹ thuật ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh gửi về Sở Khoa học và Công nghệ vào tháng 01 hàng năm.
- Căn cứ vào kế hoạch hỗ trợ chế phẩm, tổ chức tiếp nhận và cung ứng chế phẩm cho UBND cấp xã.
- Tổ chức kiểm tra, phúc tra kết quả thực hiện ở địa phương.
9. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Phổ biến, quán triệt tinh thần, nội dung Đề án đến thôn, xóm.
- Vận động các hộ nông dân và thành lập các tổ nhóm tổ chức thu gom phế phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân hữu cơ, xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi, áp dụng chế phẩm vi sinh vào nuôi trồng thủy sản.
- Tiến hành cấp phát chế phẩm đúng đối tượng, lập bảng tổng hợp danh sách các đối tượng nhận hỗ trợ chế phẩm (có chữ ký xác nhận của đối tượng hưởng lợi).
- Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện chính sách ở từng xóm (thôn, bản); tổng hợp kết quả nghiệm thu gửi UBND cấp huyện.
- Thực hiện công khai chính sách hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp xây dựng mô hình sản xuất, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền.
- Bố trí kinh phí chỉ đạo, lồng ghép các chương trình dự án thuộc thẩm quyền quản lý cấp xã để triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 324/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”
Số hiệu: | 324/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký: | Võ Văn Hưng |
Ngày ban hành: | 05/02/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 324/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”
Chưa có Video