ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2011/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 29 tháng 09 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2007/QĐ-UBND NGÀY 20/4/2007 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 779/TTr-STP ngày 21/9/2011,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 20/4/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, như sau:
1. Tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 về trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung nội dung sau:
“Đối với dự thảo các văn bản Quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh có quy định về thủ tục hành chính thì phải tổ chức đánh giá tác động của quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.”.
2. Tại Khoản 1 Điều 8, lấy ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bổ sung một số nội dung sau:
“Đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh có quy định về thủ tục hành chính, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm:
- Văn bản đề nghị góp ý kiến, trong đó nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính, xác định rõ các tiêu chí đã đạt được của thủ tục nêu tại Khoản 2, 3 Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính;
- Bản đánh giá tác động theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.
Trong thời hạn chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi lấy ý kiến, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến và gửi văn bản tham gia ý kiến cho cơ quan chủ trì soạn thảo.”.
3. Tại Khoản 2 Điều 9 về hồ sơ gửi thẩm định bổ sung điểm e như sau:
“e. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành có quy định về thủ tục hành chính ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên, cơ quan gửi thẩm định phải có thêm bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó có ý kiến góp ý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về thủ tục hành chính”.
4. Tại Khoản 4 Điều 9 về thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Trách nhiệm thẩm định của cơ quan tư pháp:
a. Trong thời hạn chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tư pháp phải tổ chức thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và gửi báo cáo thẩm định cho cơ quan chủ trì soạn thảo. Quá trình thẩm định, nếu thấy cần thiết thì cơ quan Tư pháp có quyền yêu cầu cơ quan soạn thảo thuyết minh về nội dung dự thảo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự thảo.
Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phức tạp, đòi hỏi về chuyên môn sâu, cơ quan thẩm định có thể mời các chuyên gia am hiểu về vấn đề chuyên môn thuộc nội dung của dự thảo tham gia thẩm định.
b. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh có quy định về thủ tục hành chính, Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định và bổ sung trong Báo cáo thẩm định phần kết quả thẩm định về thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định về trách nhiệm thẩm định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Sở Tư pháp không tiếp nhận hồ sơ gửi thẩm định nếu dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính chưa có bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và ý kiến góp ý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các nội dung khác thực hiện theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 20/4/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 14/2007/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu: | 31/2011/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký: | Võ Kim Cự |
Ngày ban hành: | 29/09/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 31/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 14/2007/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Chưa có Video