BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3070/QĐ-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ luật Khoa học và Công ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
BỘ TRƯỞNG |
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CAO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3070/QĐ-BNN-KHCN, ngày 14 tháng 7 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, làm chủ, phát triển công nghệ cao, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao; hình thành, phát triển một số khu, vùng và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển và làm chủ được một số công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động sản xuất sản phẩm nông nghiệp quy mô hàng hóa. Tạo ra và đưa vào sản xuất được ít nhất 8-10 giống cây trồng vật nuôi chủ lực có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu vượt trội; 8-10 quy trình công nghệ tiên tiến; 8-10 chế phẩm sinh học, vật tư, máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; góp phần đưa tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt trên 20%, đến năm 2030 đạt 30%; góp phần thúc đẩy tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân từ 7,0 đến 8,0%/năm.
- Góp phần xây dựng và phát triển được 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
- Góp phần xây dựng và phát triển 20 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái nông nghiệp.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
a) Nghiên cứu, làm chủ, phát triển các công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong: chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi chủ lực; chẩn đoán, giám định, dự tính dự báo, phòng trừ sinh vật hại cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản.
b) Nghiên cứu, làm chủ và phát triển công nghệ cao trong: sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi khép kín; sản xuất các chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản; sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông lâm thủy sản có giá trị gia tăng cao ở quy mô công nghiệp.
c) Nghiên cứu, làm chủ công nghệ cao tạo ra các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp: trong trồng trọt, lâm nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chất điều hòa sinh trưởng, chế phẩm bảo quản nông lâm sản, xử lý phế phụ phẩm, giá thể…); trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (kít chẩn đoán bệnh, vắc-xin, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chế phẩm phòng trị bệnh, xử lý môi trường…).
d) Nghiên cứu, làm chủ công nghệ cao chế tạo máy móc, thiết bị vật tư thay thế nhập khẩu phục vụ: trồng trọt (máy nông nghiệp phù hợp với quy mô điều kiện sản xuất của Việt Nam, nhà lưới, lưới che phủ, hệ thống tưới, thiết bị chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, hệ thống thông thoáng khí trong sơ chế bảo quản sản phẩm…); lâm nghiệp (máy trồng rừng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến bảo quản gỗ, lâm sản ngoài gỗ…); chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản (khung nhà, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phân phối thức ăn, thu hoạch, sơ chế, bảo quản lạnh; hệ thống điều khiển tự động; hệ thống xử lý chất thải; hệ thống điều tiết nước tuần hoàn…).
e) Nghiên cứu, làm chủ, phát triển công nghệ cao trong: dự tính, dự báo, tích trữ và khai thác nguồn nước; thu trữ nước để cung cấp nước ổn định, hiệu quả phục vụ đa mục tiêu; lọc và cấp nước ngọt cho các vùng đất nhiễm mặn, ven biển, hải đảo; quản lý, điều hành, vận hành công trình thuỷ lợi, công trình cấp nước nông thôn, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; dự báo, cảnh báo diễn biến chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
2. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
a) Xây dựng và triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp.
Tập trung hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong triển khai các dự án (ở các quy mô khác nhau) phục vụ phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, sản phẩm đặc sản địa phương, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao để phát triển các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu; cụ thể:
Trong trồng trọt: Sản xuất giống quy mô công nghiệp và ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng kháng sâu bệnh, chống chịu cao; nhân giống và sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu quy mô công nghiệp; sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các bộ kít chẩn đoán bệnh, các loại phân bón thế hệ mới, thuốc BVTV sinh học, chất kích thích sinh trưởng quy mô công nghiệp; ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, tập trung vào một số đối tượng chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao;
Trong lâm nghiệp: Nhân nhanh và sản xuất giống quy mô công nghiệp một số giống cây trồng lâm nghiệp, lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu mới; trồng rừng kinh tế theo phương pháp thâm canh ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng vật liệu và công nghệ nano để nâng cao độ bền cơ học, độ bền sinh học của gỗ rừng trồng mọc nhanh; sản xuất vật liệu mới dạng bio-composite từ gỗ và thực vật có sợi; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám trong quản lý và bảo vệ rừng;
Trong chăn nuôi, thú y: Sản xuất dòng, giống vật nuôi chủ lực mới có năng suất, chất lượng cao, như: bò, lợn, gia cầm; ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong chăn nuôi gia cầm, lợn, bò; sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi, vắc-xin, bộ kít mới sử dụng trong chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh;
Trong thủy sản: Sản xuất giống thủy sản chủ lực có năng suất, chất lượng cao như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các loại cá nước ngọt, cá biển, nhuyễn thể hai mảnh vỏ; nuôi thâm canh, siêu thâm canh, tự động kiểm soát và xử lý môi trường bằng các công nghệ tiên tiến (chemicalfog, biofloc, lọc sinh học…); sản xuất thức ăn, các chất kích dục tố, các loại thuốc phòng trị bệnh thủy sản, sản xuất các bộ kít chẩn đoán nhanh bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quản lý và khai thác nguồn lợi hải sản, quản lý các vùng nuôi trồng thủy sản; bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản trên tàu cá; chế biến các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao;
Trong sản xuất vật tư, máy móc phục vụ nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển để sản xuất các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản;
Trong thủy lợi, phòng chống thiên tai: Ứng dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong: quản lý, khai thác điều hành, vận hành công trình thủy lợi, công trình cấp nước nông thôn, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; dự báo nguồn nước và thiên tai liên quan đến nước (hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng,…); dự báo, cảnh báo diễn biến chất lượng nước trong công trình thủy lợi; sản xuất vật liệu mới, thiết bị và thi công công trình thủy lợi.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ triển khai các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã được nghiệm thu, các hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc các thỏa thuận hợp tác về khoa học và công nghệ; sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp.
3. Xây dựng và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong triển khai thực hiện Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b) Phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong triển khai thực hiện Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu trong phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
c) Phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, xây dựng phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
d) Phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong: phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định; vận hành, hoạt động có hiệu quả, phát huy vai trò hạt nhân về công nghệ của các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
đ) Lồng ghép các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong các Chương trình khoa học và công nghệ các cấp Bộ, Chương trình phát triển, nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 và các Chương trình khoa học và công nghệ khác.
4. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp quy định tại mục III Quyết định số 130/QĐ- TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ
a) Tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy nghiên cứu, làm chủ và phát triển công nghệ cao, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ cao.
Hỗ trợ các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp nông nghiệp trong hoạt động hợp tác quốc tế phục vụ nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng và phát triển công nghệ cao.
c) Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò và tác động của công nghệ cao: Chủ trì, phối hợp với Bộ ngành, địa phương trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội, tổ chức, doanh nghiệp về các kết quả, thành tựu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp; tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với sự tham dự của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
d) Hỗ trợ hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ, thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ.
III. DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Tạo ra và đưa vào sản xuất được ít nhất 8-10 giống cây trồng, vật nuôi mới; có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu vượt trội; 8-10 quy trình công nghệ tiên tiến; 8-10 chế phẩm sinh học, vật tư, máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2. Triển khai thành công được ít nhất 50 dự án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
3. Hỗ trợ, góp phần phát triển được 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
4. Hỗ trợ, góp phần phát triển được ít nhất 20 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái nông nghiệp.
IV. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
1. Tối thiểu 70% nhiệm vụ khoa học và công nghệ tham gia Chương trình xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, địa phương, do doanh nghiệp chủ trì thực hiện và được ứng dụng, thử nghiệm (tại doanh nghiệp, đơn vị sản xuất).
2. Tối thiểu 70% kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tham gia Chương trình được chuyển giao, phục vụ phát triển khu, vùng và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
3. Tối thiểu 50% sản phẩm tạo ra từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ của Chương trình được cấp có thẩm quyền công nhận, bảo hộ (được chấp nhận đơn hoặc cấp văn bằng bảo hộ).
4. Tối thiểu 40% công nghệ được phát triển và làm chủ thông qua hỗ trợ của Chương trình đạt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương đương với công nghệ tiên tiến cùng loại của các nước trong khu vực.
5. Tối thiểu 70% số nhiệm vụ khoa học và công nghệ tham gia Chương trình có vốn đối ứng ngoài ngân sách.
Quyết định 3070/QĐ-BNN-KHCN năm 2021 phê duyệt khung Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 3070/QĐ-BNN-KHCN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Lê Minh Hoan |
Ngày ban hành: | 14/07/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3070/QĐ-BNN-KHCN năm 2021 phê duyệt khung Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video