ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3063/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 11 tháng 11 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Chỉ thị số 1838/CT-BNN-BVTV ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu;
Căn cứ Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19 tháng 8 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4184/TTr-SNN ngày 04 tháng 11 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tuyên truyền và kiểm tra, giám sát về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài Chính, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Chủ tịch Hội Nông Dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TUYÊN TRUYỀN VÀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỀ MÃ SỐ VÙNG TRỒNG, MÃ SỐ CƠ SỞ
ĐÓNG GÓI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3063/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói được triển khai thực hiện theo quy định, yêu cầu của nước nhập khẩu. Chỉ các loại nông sản, nhất là trái cây tươi đáp ứng được yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm theo quy định của nước nhập khẩu mới vào được nước đó. Đây là con đường nhanh nhất để nông sản Việt có thể tiếp cận với các thị trường khó tính. Đồng thời, theo Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19 tháng 8 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng, việc hình thành các mã số vùng trồng nội địa phục vụ việc tiêu thụ nông sản trong nước cũng vô cùng quan trọng và cần triển khai trong thời gian sớm nhất.
Thực hiện Quyết định số 2880/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 20 tháng 9 năm 2021 về việc ban hành kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 định hướng tới 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đối với lĩnh vực trồng trọt, tiếp tục phát huy những lợi thế, điều kiện tự nhiên của từng vùng cho các loại cây trồng, phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chuỗi liên kết, tập trung phát triển một số cây ăn quả là đặc sản của địa phương.
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Với điều kiện tự nhiên phong phú đã tạo nên Khánh Hòa đa dạng giống cây trồng với nhiều đặc sản nổi tiếng có thương hiệu như sầu riêng cơm vàng hạt lép Khánh Sơn, bưởi da xanh Khánh Vĩnh, xoài úc Cam Lâm, tỏi Ninh Hòa, mía tím Khánh Sơn... Hiện nay, diện tích các loại cây ăn quả chủ lực của tỉnh tăng nhanh về quy mô và mức độ đầu tư thâm canh, cụ thể như sau: diện tích xoài toàn tỉnh 8.067 ha, diện tích cho sản phẩm 6.795 ha, năng suất 56,61 tạ/ha, sản lượng thu được hàng năm ước khoảng 38.466 tấn, các giống xoài chủ yếu như xoài úc, cát hòa lộc; sầu riêng có diện tích 2.050 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 784 ha, năng suất ước đạt 82 tạ/ha, sản lượng ước thu được khoảng 6.428 tấn, diện tích tập trung ở huyện Khánh Sơn, là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất huyện nói riêng tỉnh nói chung; bưởi da xanh, diện tích toàn tỉnh 1.472 ha, diện tích cho sản phẩm 760 ha, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng thu được 3.040 tấn. Ngoài ra măng cụt, tỏi, ớt, mía tím, chuối, mít, quýt đường, cam xoàn...cũng là những loại nông sản tiềm năng mang lại giá trị cao của tỉnh. Tuy nhiên với tiềm năng dồi dào nhưng mã số vùng trồng được cấp trên địa bàn tỉnh còn quá thấp, chưa thực sự tương xứng (trên cây xoài có 15 mã số vùng trồng được cấp với diện tích 3.979 ha chiếm 49% diện tích xoài trên toàn tỉnh và 01 cơ sở đóng gói cho cây xoài được xuất khẩu chính ngạch qua các nước như Trung Quốc, Newzealand, Úc, Hoa Kỳ; trên cây sầu riêng, có 03 mã số vùng trồng được cấp với diện tích 90,5 ha, chiếm 4,4% diện tích sầu riêng trên toàn tỉnh và 01 cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc).
Do đó, để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thương hiệu nông sản, mở rộng thị trường đáp ứng các điều kiện xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa vô cùng khắt khe trong thời gian tới, việc cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói là rất cần thiết. Tuy nhiên, sự hiểu biết về lợi ích và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Việc đăng ký cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói còn ít. Một số nơi chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc nên việc quản lý, giám sát các mã số được cấp và các doanh nghiệp đến thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để đẩy nhanh xây dựng và cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh, việc xây dựng “Kế hoạch tuyên truyền và kiểm tra, giám sát về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025” là thật sự cần thiết.
Căn cứ Chỉ thị số 1838/CT-BNN-BVTV ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu;
Căn cứ Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19 tháng 8 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng;
Căn cứ Quyết định số 2481/QĐ-BVTV-KH ngày 30/11/2020 của Cục Bảo vệ thực vật ban hành tiêu chuẩn TCCS 774:2020/BVTV và TCCS 775:2020/BVTV;
Căn cứ công văn số 5841/BNN-BVTV ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác giám sát, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu;
Căn cứ công văn số 2425/BNN-BVTV ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói để cấp mã số phục vụ xuất khẩu;
Căn cứ công văn số 984/BVTV-HTQT ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Cục Bảo vệ thực vật về việc quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để cấp mã số xuất khẩu;
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, đánh giá, giám sát (cơ sở cấp mã số vùng trồng, đóng gói, dư lượng thuốc BVTV, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quản lý sinh vật gây hại tại những mã số vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.
- Nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm ngăn ngừa sự giả mạo mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói ảnh hưởng đến uy tín của người dân, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm nông sản, quả tươi của tỉnh, đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
- Thiết lập các vùng trồng trên các loại cây trồng chủ lực của tỉnh, mục tiêu đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc tiêu thụ nội địa trong tình hình mới. Đáp ứng quy định về Kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (hoạt chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất khác,...).
2. Mục tiêu cụ thể
a. Đến năm 2025, hoàn thành 69 lớp tập huấn, tập huấn tuyên truyền cho 3.105 người (nông dân, cán bộ quản lý, cán bộ hợp tác xã,...) có hiểu biết về việc cấp, duy trì mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, áp dụng các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) tại 08 huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng được 04 chuyên mục phóng sự về mã số vùng trồng và mã số đóng gói, thực hiện kiểm tra giám sát tất cả các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp nhằm đảm bảo duy trì các mã số và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
b. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích các loại cây được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đạt tỷ lệ như sau:
- Đối với mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu: phấn đấu trên 55% diện tích xoài, 10% diện tích bưởi và 40% diện tích sầu riêng được cấp mã số vùng trồng.
- Đối với mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa: phấn đấu có 50% diện tích bưởi; 50% diện tích sầu riêng; 20% diện tích xoài; 70% diện tích táo; 20% diện tích lúa, rau màu được cấp mã số vùng trồng.
c. Phấn đấu đến năm 2025, tất cả các vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số phục vụ thị trường xuất khẩu, và thị trường tiêu thụ nội địa đều được duy trì. Không có trường hợp thu hồi hoặc hủy mã số.
a. Xây dựng sổ tay hướng dẫn sản xuất tại mã số vùng trồng
- Phổ biến các thông tin về quy định của một số nước nhập khẩu và quy trình sản xuất cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trước và sau khi được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa rau, quả tươi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Xây dựng, ban hành bộ tài liệu tập huấn về IPHM để phổ biến hướng dẫn tại các buổi tập huấn về cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.
b. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (chuyên mục phóng sự)
Xây dựng chuyên mục, phóng sự tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa với nội dung tuyên truyền về mã số vùng trồng, mã số đóng gói, về quy định một số nước nhập khẩu và quy trình sản xuất đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu trước và sau khi được cấp mã số vùng trong, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu, tiêu thụ nội địa rau, quả tươi trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên các tổ chức, cá nhân phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp số hóa với truy xuất nguồn gốc trong thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo, nâng cao vị thế nông sản của Khánh Hòa. Xây dựng mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách có hiệu quả.
c. Tập huấn quản lý vùng trồng
- Đối tượng tham gia: người sản xuất, cán bộ nông nghiệp, cán bộ quản lý các xã phường thị trấn; các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh, sản xuất nông sản,...
- Nội dung nâng cao tập huấn
+ Tập huấn nhận thức: sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng; áp dụng các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, chú trọng tổ chức tập huấn nông dân về quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả; sản xuất theo hướng VietGAP, ghi chép và hoàn thiện các hồ sơ liên quan trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu; duy trì chất lượng của vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.
+ Tập huấn về quản lý và duy trì mã vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói: tuyên truyền, phổ biến TCCS 774:2020/BVTV - Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng; TCCS 775:2020/BVTV - Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói; Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19 tháng 8 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng. Các tài liệu khác có liên quan; tập huấn Quản lý vùng trồng, sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật và mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật của một số thị trường khó tính; công nghệ sau thu hoạch, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ nội địa và xuất khẩu.
2. Công tác quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói
a. Quản lý, giám sát vùng trồng
- Tần suất giám sát: tối thiểu 01 lần/vụ (ngoài ra tùy thuộc từng loại cây trồng, nhóm sinh vật hại hoặc yêu cầu của thị trường xuất khẩu mà tần suất có thể nhiều hơn/vụ).
- Nội dung giám sát:
+ Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về vùng trồng: vệ sinh vườn trồng (cỏ dại, tàn dư, vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,...); sổ nhật ký canh tác; sinh vật gây hại và biện pháp quản lý (quy trình quản lý sinh vật hại); cập nhập các thay đổi tại vùng trồng về người đại diện, diện tích, sản lượng thu hoạch,...
+ Giám sát sinh vật gây hại: lấy mẫu giám định sinh vật gây hại (trường hợp không xác định được đối tượng sinh vật gây hại tại thời điểm giám sát). Đặc biệt các sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu.
+ Giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: lấy mẫu phân tích (lấy mẫu ngẫu nhiên) ở những vùng có nguy cơ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cao, đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại mã số vùng trồng trước khi thu hoạch.
b. Giám sát cơ sở đóng gói
- Tần suất giám sát: tối thiểu 1 lần/năm
- Nội dung giám sát: kiểm tra việc duy trì hiện trạng cơ sở vật chất và cấu trúc cơ sở đóng gói; kiểm tra nguyên vật liệu đóng gói; kiểm tra hồ sơ, giấy tờ: quy trình phòng trừ sinh vật hại, hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hồ sơ theo dõi vệ sinh cơ sở đóng gói, hồ sơ nhân sự, hồ sơ tập huấn nội bộ, hồ sơ bảo vệ môi trường, hồ sơ phòng cháy chữa cháy; kiểm tra nhân sự quản lý cơ sở đóng gói về các nội dung: sức khỏe, nắm được quy trình đóng gói đang áp dụng tại cơ sở đóng gói, khả năng nhận diện các sinh vật gây hại.
a. Xây dựng sổ tay hướng dẫn sản xuất tại mã số vùng trồng
- Xây dựng nội dung sổ tay một cách ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người sản xuất, cán bộ quản lý địa phương về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, quản lý sức khỏe cây trồng. Dự kiến giai đoạn 2022 - 2025 in 3.105 quyển phát cho các cá nhân, tổ chức tham gia lớp tập huấn.
b. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (chuyên mục phóng sự)
- Xây dựng các nội dung và phát sóng 01 phóng sự truyền hình/năm với các nội dung tuyên truyền về hướng dẫn thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, và các nội dung về quản lý sức khỏe cây trồng (IPHM), các tiêu chuẩn quy định của nước nhập khẩu....Về nội dung, ưu tiên các tổ chức, cá nhân phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp số hóa với truy xuất nguồn gốc trong thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo, nâng cao vị thế nông sản của Khánh Hòa. Xây dựng mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách có hiệu quả.
c. Tập huấn quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói
- Xây dựng kinh phí, kế hoạch tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức các cá nhân, tổ chức trong việc thiết lập và tuân thủ các quy định về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.
- Xây dựng chi tiết nội dung, bài giảng một cách có hiệu quả, dễ hiểu và thiết thực.
- Dự kiến triển khai 69 lớp tuyên truyền cho 3.105 người tại các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.
2. Công tác quản lý, giám sát mã số vùng trồng , cơ sở đóng gói
- Từ năm 2022 - 2025, căn cứ vào các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp hàng năm trên địa bàn tỉnh để lên kế hoạch đi kiểm tra giám sát định kỳ tối thiểu 01 lần/vụ (ngoài ra tùy thuộc từng loại cây trồng, nhóm sinh vật hại hoặc yêu cầu của thị trường xuất khẩu mà tần suất có thể nhiều hơn/vụ) để đảm bảo việc tuân thủ thực hiện theo các tiêu chuẩn TCCS 774:2020/BVTV và TCCS 775:2020/BVTV và các quy định trong tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt.
- Trường hợp đi kiểm tra phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại, không xác định được tại thời điểm kiểm tra, cần lấy mẫu giám định sinh vật gây hại.
- Lấy mẫu giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở một số vùng trồng nhằm đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch.
VI. THỜI GIAN PHÂN KỲ KẾ HOẠCH
Từ năm 2022-2025, triển khai 69 lớp tập huấn lớp hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, mã số đóng gói, xây dựng 04 chuyên mục phóng sự và in 3.105 cuốn sổ tay mã số vùng trồng. Cụ thể như sau:
Bảng 01: công tác tuyên truyền tập huấn theo từng năm
STT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Tổng cộng |
||
|
Sổ tay hướng dẫn sản xuất tại mã số vùng trồng |
Quyển |
315 |
855 |
900 |
1.035 |
3.105 |
||
2 |
Lớp tập huấn |
|
7 |
19 |
20 |
23 |
69 |
||
Huyện Khánh Sơn |
Lớp |
1 |
4 |
4 |
4 |
13 |
|||
Huyện Khánh Vĩnh |
Lớp |
1 |
2 |
3 |
3 |
9 |
|||
TP Cam Ranh |
Lớp |
0 |
2 |
2 |
3 |
7 |
|||
Huyện Cam Lâm |
Lớp |
2 |
3 |
3 |
4 |
12 |
|||
Huyện Diên Khánh |
Lớp |
1 |
2 |
2 |
3 |
8 |
|||
TX Ninh Hòa |
Lớp |
1 |
3 |
3 |
3 |
10 |
|||
TP Nha Trang |
Lớp |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
|||
Huyện Vạn Ninh |
Lớp |
0 |
2 |
2 |
2 |
6 |
|||
3 |
Chuyên mục phóng sự |
Phóng Sự |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Công tác quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói
Bảng 02: công tác kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo từng năm
STT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Tổng cộng |
|
Công tác kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói |
Đợt |
1 |
8 |
8 |
8 |
25 |
- Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2022-2025: 2.290.400.000 đồng (Hai tỷ hai trăm chín mươi triệu bốn trăm nghìn đồng). Trong đó:
Bảng 03: dự toán kinh phí thực hiện từ năm 2022-2025
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT |
Nội dung thực hiện |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Kinh phí thực hiện |
|
I |
Công tác tuyên truyền tập huấn |
|
|
1.737.400 |
|
1 |
Sổ tay hướng dẫn sản xuất tại mã số vùng trồng |
Quyển |
3.105 |
93.150 |
|
2 |
Tập huấn |
Lớp |
69 |
1.604.250 |
|
3 |
Kinh phí chuyên mục phóng sự |
Phóng sự |
4 |
40.000 |
|
II |
Công tác thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói |
|
|
553.000 |
|
1 |
Phụ cấp công tác phí, thuê xe |
Đợt |
25 |
80.000 |
|
2 |
Dụng cụ lấy mẫu và gửi mẫu |
Đợt |
25 |
7.500 |
|
3 |
Giám sát dư lượng thuốc BVTV |
Mẫu |
49 |
343.000 |
|
4 |
Lấy mẫu giám định sinh vật gây hại |
Mẫu |
49 |
122.500 |
|
Tổng cộng |
|
|
2.290.400 |
||
|
|
|
|
|
|
- Kinh phí triển khai từng năm cụ thể như sau:
+ Kinh phí thực hiện năm 2022: 195.200.000 đồng (Một trăm chín mươi lăm triệu hai trăm nghìn đồng)
+ Kinh phí thực hiện năm 2023: 657.400.000 đồng (Sáu trăm năm mươi bảy triệu bốn trăm nghìn đồng)
+ Kinh phí thực hiện năm 2024: 682.000.000 đồng (Sáu trăm tám mươi hai triệu đồng)
+ Kinh phí thực hiện năm 2025: 755.800.000 đồng (bảy trăm năm mươi lăm triệu tám trăm nghìn đồng)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT thiết lập và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cần thiết đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương để phục vụ công tác mở cửa thị trường, giải quyết các rào cản kỹ thuật và xử lý các thông báo không tuân thủ quy định KDTV, an toàn thực phẩm,...
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị tại các địa phương nơi có vùng trồng được cấp mã số, lập danh sách các hộ nông dân, giám sát, đánh giá, kiểm tra theo quy định, rà soát các mã số vùng trồng được cấp và tổng hợp các vùng trồng đăng ký cấp mới.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo chuyên đề theo nội dung kế hoạch này.
- Cung cấp cho Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan danh sách các vùng trồng đã được cấp mã số vùng, trồng, các cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được cấp mã số cơ sở đóng gói; cập nhật lại danh sách khi có thay đổi.
- Tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm, triển khai kế hoạch năm sau.
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cân đối nguồn ngân sách hàng năm tham mưu các cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin tới các doanh nghiệp xuất khẩu, phân phối sản phẩm về các vùng trồng đã được cấp mã số để tạo thuận lợi cho việc thu mua, sơ chế xuất khẩu.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về vai trò, vị trí của việc xây dựng, thành lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trong việc nâng cao giá trị nông sản trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia các chương trình, kế hoạch, tập huấn, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện các nội dung đã được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật.
- Vận động người dân tham gia Tổ hợp tác, Hợp tác xã để hình thành các vùng sản xuất tập trung, hình thành các vùng trồng lớn.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng trong huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch điều tra, theo dõi nắm bắt diễn biến, quy mô, mức độ sinh vật hại tại mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trước khi xuất khẩu, đảm bảo sản phẩm trước khi thu hái an toàn về kiểm soát dịch hại.
- Chủ động rà soát những diện tích đảm bảo theo tiêu chuẩn làm hồ sơ xin cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của tổ chức, cá nhân trên địa bàn có nhu cầu phục vụ xuất khẩu.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nắm bắt những quy định một số nước nhập khẩu và quy trình sản xuất đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu trước và sau khi được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Xây dựng mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách có hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức, thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn, cần bổ sung những nội dung cụ thể của Kế hoạch, các sở, ngành, địa phương chủ động báo cáo qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Tổng cộng |
|||||
Số lượng |
Kinh phí |
Số lượng |
Kinh phí |
Số lượng |
Kinh phí |
Số lượng |
Kinh phí |
Số lượng |
Kinh phí |
|||
I |
Công tác tuyên truyền tập huấn |
|
|
182.200 |
|
577.400 |
|
602.000 |
|
675.800 |
|
1.737.400 |
1 |
Sổ tay hướng dẫn sản xuất tại mã số vùng trồng |
Quyển |
315 |
9.450 |
855 |
25.650 |
900 |
27.000 |
1.035 |
31.050 |
3.105 |
93.150 |
2 |
Tập huấn |
|
7 |
162.750 |
19 |
441.750 |
20 |
465.000 |
23 |
534.750 |
69 |
1.604.250 |
|
Huyện Khánh Sơn |
Lớp |
1 |
23.250 |
4 |
93.000 |
4 |
93.000 |
4 |
93.000 |
13 |
302.250 |
Huyện Khánh Vĩnh |
Lớp |
1 |
23.250 |
2 |
46.500 |
3 |
69.750 |
3 |
69.750 |
9 |
209.250 |
|
TP Cam Ranh |
Lớp |
0 |
0 |
2 |
46.500 |
2 |
46.500 |
3 |
69.750 |
7 |
162.750 |
|
Huyện Cam Lâm |
Lớp |
2 |
46.500 |
3 |
69.750 |
3 |
69.750 |
4 |
93.000 |
12 |
279.000 |
|
Huyện Diên Khanh |
Lớp |
1 |
23.250 |
2 |
46.500 |
2 |
46.500 |
3 |
69.750 |
8 |
186.000 |
|
TX Ninh Hòa |
Lớp |
1 |
23.250 |
3 |
69.750 |
3 |
69.750 |
3 |
69.750 |
10 |
232.500 |
|
TP Nha Trang |
Lớp |
1 |
23.250 |
1 |
23.250 |
1 |
23.250 |
1 |
23.250 |
4 |
93.000 |
|
Huyện Vạn Ninh |
Lớp |
0 |
0 |
2 |
46.500 |
2 |
46.500 |
2 |
46.500 |
6 |
139.500 |
|
3 |
Kinh phí chuyên mục phóng sự |
Phóng sự |
1 |
10.000 |
1 |
10.000 |
1 |
10.000 |
1 |
10.000 |
4 |
40.000 |
II |
Công tác thiết lập, quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói |
|
|
13.000 |
|
180.000 |
|
180.000 |
|
180.000 |
|
553.000 |
Tổng cộng |
|
|
195.200 |
|
657.400 |
|
682.000 |
|
755.800 |
|
2.290.400 |
(Hai tỷ hai trăm chín mươi triệu bốn trăm nghìn đồng)
BIỂU 2: DỰ TOÁN KINH PHÍ IN ÁN SỔ TAY HƯỚNG DẪN
Đơn vị tính: đồng
Năm |
Hạng mục |
Đơn vị tính |
Đơn giá (đồng) |
Số lượng |
Kinh phí |
Mức hỗ trợ |
Ghi chú |
2022 |
In ấn sổ tay hướng dẫn |
Quyển |
30.000 |
315 |
9.450.000 |
100% |
Theo thực tế |
2023 |
In ấn sổ tay hướng dẫn |
Quyển |
30.000 |
855 |
25.650.000 |
||
2024 |
In ấn sổ tay hướng dẫn |
Quyển |
30.000 |
900 |
27.000.000 |
||
2025 |
In ấn sổ tay hướng dẫn |
Quyển |
30.000 |
1035 |
31.050.000 |
||
TỔNG KINH PHÍ |
|
|
3.105 |
93.150.000 |
|
|
(Chín mươi ba triệu một trăm năm mươi nghìn đồng)
BIỂU 3: DỰ TOÁN KINH PHÍ TẬP HUẤN MÃ VÙNG TRỒNG
Đơn vị tính: đồng
TT |
Nội dung |
Kinh phí |
Mức hỗ trợ |
Ghi chú |
|
1 |
Hỗ trợ tiền ăn học viên |
80.000 đồng/người/ngày x 4ngày/lớp x 45 người /lớp x 01 lớp |
14.400.000 |
100% |
Nghị quyết 15/2017/NQ-HĐND |
2 |
Nước uống |
15.000đ/người/ngày x 4 ngày/lớp x 45 người /lớp x 01 lớp |
2.700.000 |
100% |
|
3 |
Phụ cấp công tác phí |
100.000đ/người x 4 ngày/lớp x 2 người x 01 lớp |
800.000 |
100% |
|
4 |
Công phục vụ |
4 ngày/lớp x 40.000đ/người/ngày x 01 lớp |
160.000 |
100% |
|
5 |
Tài liệu |
50.000đ/bộ x 45 bộ x 01 lớp |
2.250.000 |
100% |
Theo thực tế |
6 |
Xăng xe |
(90 km* 2 vòng)/30km/lít * 30.000đ/lít * 2 người*4 ngày |
1.440.000 |
100% |
|
7 |
Thuê hội trường |
1.500.000đ/lớp x 01 lớp |
1.500.000 |
100% |
Theo thực tế |
TỔNG KINH PHÍ |
23.250.000 |
|
|
Tổng cộng: 23.250.000 đồng/lớp x 69 lớp = 1.604.250.000 đồng
(Một tỷ sáu trăm lẻ bốn triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng)
BIỂU 4: KINH PHÍ CHUYÊN MỤC PHÓNG SỰ
Đơn vị tính: đồng
TT |
Nội dung |
Kinh phí |
Mức hỗ trợ |
Ghi chú |
1 |
Kinh phí chuyên mục phóng sự |
10.000.000 |
100% |
Theo thực tế |
TỔNG KINH PHÍ |
10.000.000 |
|
|
Tổng cộng: 10.000.000 đồng/phóng sự x 04 phóng sự = 40.000.000 đồng
(Bốn mươi triệu đồng)
BIẺU 5: DỰ TOÁN KINH PHÍ QUẢN LÝ, GIÁM SÁT ĐỊNH KỲ MÃ SỐ VÙNG TRỒNG, CƠ SỞ ĐÓNG GÓI NĂM 2022
Đơn vị tính: đồng
TT |
Nội dung |
Kinh phí |
Mức hỗ trợ |
Ghi chú |
|
1 |
Phụ cấp công tác phí |
100.000đ/người/ngày x 3 người/ngày/đợt x 2 ngày/đợt x 1 đợt/năm |
600.000 |
100% |
Nghị quyết 15/2017/NQ-HĐND |
2 |
Thuê xe |
1.300.000đ/ngày x 2 ngày/đợt x 1 đợt/năm |
2.600.000 |
100% |
Theo thực tế |
3 |
Kinh phí giám sát |
|
9.800.000 |
100% |
Theo thực tế |
|
Dụng cụ lấy mẫu (túi nilong, thùng xốp, nước sát trùng, bao tay, tiền gửi mẫu...) |
300.000đ/đợt x 1 đợt/năm |
300.000 |
||
Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật |
7.000.000 đ/mẫu x 1 mẫu /năm |
7.000.000 |
|||
Phân tích sinh vật gây hại |
2.500.000đ/mẫu x 1 mẫu/năm |
2.500.000 |
|||
TỔNG KINH PHÍ |
13.000.000 |
|
|
(Mười ba triệu đồng)
Đơn vị tính: đồng
TT |
Nội dung |
Kinh phí |
Mức hỗ trợ |
Ghi chú |
|
1 |
Phụ cấp công tác phí |
100.000đ/người/ngày x 3 người/ngày/đợt x 2 ngày/đợt x 8 đợt/năm |
4.800.000 |
100% |
Nghị quyết 15/2017/NQ-HĐND |
2 |
Thuê xe |
1.300.000đ/ngày x 2 ngày x 8 đợt/năm |
20.800.000 |
100% |
Theo thực tế |
3 |
Kinh phí giám sát sinh vật gây hại và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật |
|
154.400.000 |
100% |
Theo thực tế |
|
Dụng cụ lấy mẫu (túi nilong, thùng xốp, nước sát trùng, bao tay, tiền gửi mẫu..,) |
300.000đ/đợt x 8 đợt/năm |
2.400.000 |
||
Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật |
7.000.000 đ/mẫu x 16 mẫu /năm |
112.000.000 |
|||
Phân tích sinh vật gây hại |
2.500.000đ/mẫu x 16 mẫu/năm |
40.000.000 |
|||
TỔNG KINH PHÍ |
180,000,000 |
|
|
Tổng cộng: 180.000.000 đồng/ năm x 3 năm = 540.000.000 đồng
(Năm trăm bốn mươi triệu đồng)
Quyết định 3063/QĐ-UBND năm 2022 Kế hoạch tuyên truyền và kiểm tra, giám sát về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025
Số hiệu: | 3063/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký: | Đinh Văn Thiệu |
Ngày ban hành: | 11/11/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3063/QĐ-UBND năm 2022 Kế hoạch tuyên truyền và kiểm tra, giám sát về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025
Chưa có Video