TỔNG
CỤC LÂM NGHIỆP |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 306-TC |
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 1962 |
VỀ CHẾ ĐỘ KIỂM TRA KỸ THUẬT CÁC LOẠI MÁY
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 140-CP
ngày 29-9-1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục Lâm nghiệp;
Căn cứ đề nghị của ông Cục trưởng Cục khai thác,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. – Chế độ kiểm tra kỹ thuật các loại máy bao gồm:
1. Việc kiểm tra hàng ngày
2. Việc kiểm tra thường kỳ
3. Việc kiểm tra bất thường
Điều 6. – Việc kiểm tra thường kỳ hàng tháng là trách nhiệm của những cán bộ sau đây:
- Kỹ thuật viên của đơn vị như kỹ thuật viên của đội ô tô, đội máy kéo, kỹ thuật viên của xưởng cưa v.v... có trách nhiệm kiểm tra thường kỳ các loại máy thuộc đơn vị mình.
- Cán bộ kiểm tra máy của lâm trường hay của ty có trách nhiệm kiểm tra thường kỳ các loại máy không thuộc các đơn vị có kỹ thuật viên.
1. Ghi nhận xét về công việc chăm sóc, sử dụng máy của người phụ trách máy vào sổ nhật ký công tác của người đó.
2. Đối với những máy xét ra không đảm bảo an toàn kỹ thuật, nếu để hoạt động có thể gây ra hư hỏng hoặc có thể xảy ra tai nạn lao động, kỹ thuật viên của đơn vị hoặc cán bộ kiểm tra của ty, lâm trường có quyền yêu cầu cho máy đó tạm ngừng hoạt động và báo cáo với thủ trưởng đơn vị.
3. Làm biên bản kiểm tra trong đó ghi rõ ưu khuyết điểm của từng máy, những đề nghị để bổ khuyết và đề nghị với thủ trưởng đơn vị khen thưởng những công nhân có nhiều ưu điểm trong việc chăm sóc, sử dụng máy và có kỷ luật thích hợp đối với những công nhân thiếu trách nhiệm.
Điều 8. – Mục đích của việc kiểm tra bất thường là:
1. Kiểm tra tình hình chăm sóc, sử dụng máy.
2. Kiểm tra xem chế độ kiểm tra hàng ngày, chế độ kiểm tra thường kỳ có được chấp hành nghiêm chỉnh hay không.
Điều 9. – Những cán bộ sau đây có thẩm quyền tiến hành kiểm tra bất thường:
1. Cán bộ kiểm tra máy của Tổng cục có giấy ủy nhiệm do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc các Cục Khai thác, Vận chuyển phân phối và Trồng rừng ký thừa lệnh Tổng Cục trưởng.
2. Cán bộ kiểm tra máy của Sở Lâm nghiệp các khu Tự trị Việt bắc, Thái Mèo, có giấy ủy nhiệm do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Lâm nghiệp ký.
3. Cán bộ kiểm tra máy của Ty Lâm nghiệp có giấy ủy nhiệm do Trưởng hoặc Phó ty ký.
4. Trưởng ban kỹ thuật đã có văn bản chỉ định, hoặc cán bộ kiểm tra máy của các lâm trường trực thuộc. Cán bộ kiểm tra, nếu không phải là Trưởng ban kỹ thuật, phải có giấy ủy nhiệm do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc lâm trường ký.
1. Kiểm tra toàn bộ hoặc một phần các loại máy của đơn vị theo một kế hoạch thống nhất với đơn vị đó.
2. Kiểm tra đột xuất và bất ngờ. Trong trường hợp này, cán bộ kiểm tra không bắt buộc phải báo trước cho thủ trưởng đơn vị có loại máy được kiểm tra, nhưng sau khi kiểm tra, nhất thiết cán bộ kiểm tra phải báo cáo kết quả kiểm tra cho thủ trưởng đơn vị đó biết.
1. Sắp xếp công việc của các loại máy để có thể tiến hành kiểm tra được nhanh chóng.
2. Chỉ định cán bộ chứng kiến và theo dõi việc kiểm tra.
a) Nếu là cán bộ kiểm tra của Tổng Cục hoặc của Sở Lâm nghiệp, thì ty hoặc lâm trường trực thuộc phải cử cán bộ kiểm tra của ty hoặc lâm trường tham gia việc kiểm tra.
b) Tại đơn vị sản xuất (đội ô-tô, máy kéo, xưởng cưa, v.v...) thủ trưởng đơn vị hoặc kỹ thuật viên của đơn vị có trách nhiệm cùng tham gia kiểm tra
3. Xuất trình các sổ sách, bảng thống kê về tình hình hoạt động của các loại máy ấy, bản lý lịch của từng máy.
Điều 12. – Công nhân phụ trách từng máy, khi được kiểm tra có nhiệm vụ:
1. Đưa máy vào nơi thuận tiện cho việc kiểm tra (nếu là máy di động) và làm mọi công việc cần thiết để có thể kiểm tra máy được chu đáo như: kích máy, phát động thử, chạy thử v.v...
2. Báo cáo đầy đủ về tình hình hoạt động, chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa của máy, xuất trình các sổ sách theo dõi: lý lịch, sổ nhật ký, v.v...
1. Tình hình chăm sóc, sử dụng máy của đơn vị.
2. Nhận xét về việc chấp hành chế độ kiểm tra của đơn vị
3. Đề nghị với thủ trưởng đơn vị khen thưởng những cá nhân có ưu điểm trong việc chăm sóc, sử dụng máy và có kỷ luật đối với những công nhân thiếu trách nhiệm.
1. Cán bộ kỹ thuật đã qua thời gian tập sự, có tinh thần trách nhiệm.
2. Công nhân kỹ thuật (lái xe, lái máy kéo, công nhân máy phát lực, công nhân sửa chữa, v.v... ) có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức tốt. Kỹ thuật viên phải do một quyết định của Trưởng ty hoặc Giám đốc làm trưởng trực thuộc chỉ định.
- Trưởng hoặc Phó Phòng Khai thác hay kho vận của Ty, Trưởng hoặc Phó Ban kỹ thuật của lâm trường trực thuộc làm tổ trưởng.
- Một số cán bộ cơ khí của Ty hoặc lâm trường,
- Một số công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức tốt, rút ở các đơn vị để tiến hành kiểm tra từng thời gian.
V. THỜI GIAN VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH
Quyết định này phải viết rõ ràng và niêm yết tại những địa điểm tập trung máy như đoạn xe, xưởng máy v.v...
Thời gian phổ biến đến hết tháng 7 phải hoàn thành.
Trong thời gian do, các ty và lâm trường chỉ định các kỹ thuật viên của đơn vị sản xuất, thành lập tổ kiểm tra của ty và lâm trường.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 1962, chế độ này phải được triệt để chấp hành.
Điều 21. – Những đơn vị và cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh chế độ này sẽ được khen thưởng thích đáng.
Tổng Cục sẽ cương quyết thi hành kỷ luật đối với những đơn vị và cá nhân không nghiêm chỉnh chấp hành chế độ này, do đó đã để xảy hư hỏng máy, làm tổn hại đến tài sản Nhà nước và trở ngại cho việc hoàn thành kế hoạch.
|
K.T TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
Quyết định 306-TC năm 1962 về chế độ kiểm tra kỹ thuật các loại máy do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
Số hiệu: | 306-TC |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng cục Lâm nghiệp |
Người ký: | Nguyễn Văn Phương |
Ngày ban hành: | 27/06/1962 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 306-TC năm 1962 về chế độ kiểm tra kỹ thuật các loại máy do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
Chưa có Video