BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2998/QĐ-BNN-TT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2014 |
BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN CỦA VIETGAP CHO SẢN XUẤT RAU
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 29/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn;
Theo đề nghị của Cục Trưởng Cục Trồng trọt,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục Trưởng Cục Trồng trọt, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN CỦA VIETGAP CHO SẢN XUẤT RAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT ngày 02 tháng 7 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
a) Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau, tên tiếng Anh “Basic GAP guidance for vegetable production in Viet Nam” là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục cơ bản, hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc.
b) Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau được xây dựng dựa trên cơ sở của “Quy trình Thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP)” với 26 điểm kiểm soát chính, nhằm hướng dẫn người sản xuất thực hiện nội dung cơ bản của thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất rau tại Việt Nam.
a) Khu vực sản xuất phải nằm trong quy hoạch; đất trồng, nước tưới, nước rửa sản phẩm phải được xác định đủ tiêu chuẩn về độ an toàn theo quy định hiện hành.
b) Trường hợp có mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và không thể khắc phục được thì không đủ điều kiện sản xuất.
c) Kiểm tra độ an toàn của điều kiện sản xuất (phân tích lại mẫu đất, nước vùng sản xuất) được thực hiện theo quy định. Khi cần thiết phải xử lý ngay các nguy cơ gây ô nhiễm.
3. Quản lý đất trồng và vệ sinh đồng ruộng
a) Cần có biện pháp chống xói mòn, thoái hóa đất và thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng trọt (làm đất, bón phân hữu cơ, luân canh cây trồng...) hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên đất trồng.
b) Cần có biện pháp hạn chế gây ô nhiễm đất trồng, nguồn nước tưới, môi trường của vùng sản xuất. Thu gom rác thải bảo vệ thực vật đúng nơi quy định.
c) Ghi chép và lưu giữ hồ sơ quản lý điều kiện sản xuất (tại bảng 4)
4. Quản lý sử dụng phân bón và chất phụ gia
a) Chỉ sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc rõ ràng và trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
b) Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (phân tươi, chưa hoai mục), trường hợp tự sản xuất phân hữu cơ, phải thực hành đúng phương pháp, đảm bảo đủ thời gian.
c) Cần tuân thủ quy trình bón phân cho từng loại cây cụ thể (cách bón, liều lượng...), không bón quá liều lượng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
d) Nơi cất giữ, chứa phân bón phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và chất lượng sản phẩm cây trồng.
e) Ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ sản xuất: Nhật ký thực hành sản xuất, Nhật ký mua vật tư nông nghiệp (bảng 1 và bảng 2) và Nhật ký Quản lý đầu vào của sản xuất (bảng 6 và bảng 7).
5. Quản lý, sử dụng nguồn nước trong sản xuất
a) Chỉ sử dụng nguồn nước đủ tiêu chuẩn an toàn theo quy định hiện hành trong hoạt động sản xuất (tưới, rửa và xử lý sau thu hoạch).
b) Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ... trong hoạt động sản xuất (tưới, rửa, và xử lý sau thu hoạch).
c) Khi phát hiện có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước tưới, nước rửa sản phẩm phải thông báo và có biện pháp khắc phục kịp thời và ghi Nhật ký Quản lý điều kiện sản xuất, lưu giữ hồ sơ (tại bảng 4).
6. Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất
a) Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về quản lý và sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nông nghiệp bảo đảm an toàn cho con người và sản phẩm.
b) Cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
c) Chỉ mua thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nông nghiệp từ các cửa hàng được phép kinh doanh.
d) Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và hướng dẫn trên bao bì theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ và đúng phương pháp):
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất khi sâu, bệnh đến ngưỡng phải phòng trừ, không được lạm dụng sử dụng khi chưa cần thiết;
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nông nghiệp còn hạn sử dụng và trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại cây trồng tại Việt Nam;
- Phải sử dụng hóa chất theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chuyên trách để đảm bảo an toàn cho người sản xuất và sản phẩm;
- Phải cắm biển cảnh báo tại vùng (thửa ruộng) vừa phun thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất để mọi người biết rõ nguy cơ và phòng tránh;
- Xử lý hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật dư thừa hoặc lưu lại trong vỏ chứa theo quy định, đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.
e) Ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ: Nhật ký thực hành sản xuất, Nhật ký mua vật tư nông nghiệp đối với từng loại cây trồng, trong từng mùa, vụ kể từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch gồm các thông tin như: địa điểm sản xuất, thời gian, tên thuốc BVTV, hóa chất, tên loại sâu bệnh, liều lượng, cách phòng trừ, tên người thực hiện... (tại bảng 1 và bảng 2) và Nhật ký Quản lý đầu vào của sản xuất (bảng 6 và bảng 7).
g) Nơi chứa, cất giữ thuốc BVTV, hóa chất phải đảm bảo cách ly theo quy định, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm.
h) Không tái sử dụng các vỏ bao bì, thùng chứa hóa chất. Phải thu gom, xử lý rác thải BVTV đúng nơi và theo qui định của nhà nước.
i) Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong sản phẩm cây trồng theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
a) Tuyệt đối phải đảm bảo thời gian cách ly (phân bón, thuốc BVTV, hóa chất) khi thu hoạch sản phẩm.
b) Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm.
c) Chỉ rửa, sơ chế sản phẩm sau thu hoạch bằng nguồn nước sạch, đủ tiêu chuẩn an toàn theo quy định hiện hành.
d) Thiết bị, vật tư và đồ chứa:
- Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm;
- Thùng đựng phế thải, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm;
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm. Thiết bị, dụng cụ phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng;
- Thiết bị, thùng chứa sản phẩm sau thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với nơi chứa hóa chất, phân bón và phải có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.
e) Sơ chế, đóng gói sản phẩm
Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp, có hệ thống thoát nước để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm.
g) Bảo quản và vận chuyển:
- Phương tiện vận chuyển, thùng chứa sản phẩm phải được làm sạch;
- Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.
h) Ghi chép và lưu giữ hồ sơ Nhật ký thu hoạch và bán sản phẩm (bảng 3)
Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm.
9. Đào tạo và quản lý công tác đào tạo, tuyên truyền
a) Người tham gia sản xuất phải được đào tạo đầy đủ kiến thức về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và Thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
b) Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ATVSTP, sản xuất cây trồng an toàn cho mọi đối tượng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.
c) Ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ Quản lý hoạt động đào tạo, tập huấn, tuyên truyền (bảng 8).
10. Ghi Nhật ký sản xuất, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc
a) Tổ chức và cá nhân sản xuất rau an toàn theo “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” phải ghi chép đầy đủ Nhật ký đồng ruộng, Nhật ký Quản lý sản xuất và lưu giữ hồ sơ.
b) Việc ghi chép nhật ký đồng ruộng, nhật ký quản lý sản xuất cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và có kiểm tra định kỳ.
c) Hồ sơ, Nhật ký đồng ruộng, Nhật ký quản lý sản xuất phải được theo dõi, quản lý và lưu giữ tại cơ sở sản xuất.
d) Thời hạn lưu trữ hồ sơ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.
e) Cần ghi rõ địa chỉ, tên người sản xuất khi bán sản phẩm hoặc gắn tem nhãn lên sản phẩm để truy nguyên nguồn gốc.
g) Nếu phát hiện các yếu tố gây ô nhiễm trong sản phẩm vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua, bán sản phẩm; cần thu hồi sản phẩm, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm, đồng thời ghi Nhật ký thu hoạch và bán sản phẩm (bảng 3) và lưu giữ hồ sơ.
a) Tổ chức và cá nhân sản xuất rau theo “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi vụ hoặc mỗi năm một lần (bảng 9)
b) Kết quả kiểm tra đánh giá (đột xuất hoặc định kỳ) của nội bộ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ (bảng 5)./.
(Đối tượng sử dụng là người sản xuất, nông hộ)
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau tại Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
BẢNG 1. NHẬT KÝ THỰC HÀNH SẢN XUẤT
Tên thửa ruộng (số):...................Diện tích.....................(m2/sào /ha)
Tên cây trồng:.............................Giống..........................
Ngày trồng:................... Dự kiến thu hoạch lần đầu..................Lần cuối....................
Bảo hộ lao động: có ( ); không ( ). Bỏ rác thải BVTV đúng nơi quy định: có ( ); không ( ).
Ngày (dương lịch) |
Công việc |
Tên thuốc BVTV, /phân bón... |
Tên sâu bệnh / dịch hại |
Số lượng (kg, g, lit, ml, gói) |
Làm theo hướng dẫn (dấu x) |
Biển cảnh báo (dấu x) |
Phát hiện nguy cơ |
Người thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Bảng 1 dùng để ghi lại hoạt động sản xuất hàng ngày trên đồng ruộng kể từ khi bắt đầu gieo/ trồng đến khi thu hoạch; Mỗi loại cây trồng (rau, quả) được ghi riêng một bảng để dễ theo dõi.
BẢNG 2. NHẬT KÝ MUA VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Nơi cất giữ thuốc BVTV, phân bón (kho)........................................................................
Ngày (dương lịch) |
Tên thuốc BVTV, phân bón, giống... |
Số lượng (Kg, g, lít, ml, chai, gói) |
Đơn giá (đồng/kg, lít, chai, gói) |
Mua tại HTX /của chủ hộ, (dấu x) |
Mua tại cửa hàng khác |
Người mua (viết/ký tên) |
|
Tên |
Địa chỉ |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: cửa hàng vật tư nông nghiệp của HTX có Giấy phép kinh doanh và chịu sự kiểm soát của cơ quan chuyên ngành.
BẢNG 3. NHẬT KÝ THU HOẠCH VÀ BÁN SẢN PHẨM
Nơi sơ chế/ bảo quản...............................................................................................
Địa chỉ chợ địa phương (bán lẻ)..............................................................................
Ngày/ tháng (dương lịch) |
Thu hoạch |
Bán sản phẩm |
Phát hiện nguy cơ / đã xử lý (dấu x) |
Người thực hiện |
||||||
Loại cây trồng |
Tên/ mã số thửa ruộng |
Số ngày cách ly (ngày) |
Số lượng (kg, cây) |
Giá (đ/kg, cây) |
Hình thức bán/người mua |
|||||
Bán lẻ (x) |
Bán buôn cho ai |
Bán theo HĐ cho ai |
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Bảng 3 dùng chung cho các loại sản phẩm (các loại rau) được thu hoạch từ các thửa ruộng khác nhau; Số ngày cách ly: tính số ngày kể từ ngày phun thuốc BVTV lần cuối đến ngày thu hoạch; Tại cột bán lẻ và phát hiện nguy cơ ... nếu có làm thì chỉ cần đánh dấu (x).
(Đối tượng sử dụng là cán bộ kỹ thuật, Hợp tác xã, trưởng nhóm sản xuất)
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau tại Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
BẢNG 4. QUẢN LÝ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
Đơn vị sản xuất.....................Xã................Huyện.......................Tỉnh.....................................
Tổng diện tích đất trồng rau của đơn vị sản xuất (diện tích canh tác)........................(sào/ha)
Nguồn nước tưới:...........Điều kiện môi trường: Đạt..............Không đạt..............
Ngày lấy mẫu (đất, nước)...........................................Người lấy mẫu...................................
Đơn vị phân tích mẫu............................................................................................................
Thực trạng điều kiện sản xuất |
Phát hiện và khắc phục |
|||||
Điều kiện |
Tác nhân gây ô nhiễm |
Đánh giá hiện tại |
Mô tả các nguy cơ quan sát được |
Hoạt động khắc phục |
Tên người thực hiện |
|
Đạt |
Không đạt |
|||||
Đất trồng |
Kim loại nặng |
|
|
|
|
|
Nước tưới |
Kim loại nặng |
|
|
|
|
|
Vi sinh vật gây hại |
|
|
|
|
|
|
Nước sơ chế |
Kim loại nặng |
|
|
|
|
|
Thuốc BVTV |
|
|
|
|
|
|
Nitrat |
|
|
|
|
|
|
Vi sinh vật gây hại |
|
|
|
|
|
Ghi chú: Quy định hiện hành về giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng vi sinh vật gây hại trong đất trồng, nước tưới và nước sinh hoạt
- Khi phát hiện có nguy cơ gây ô nhiễm phải thông báo ngay để tìm cách khắc phục.
- Giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất: theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN03: 2008/BTNMT
- Giới hạn cho phép của kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong nước tưới: theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu QCVN 39: 2011 BTNMT.
- Nước sử dụng trong sơ chế: theo QCVN 02: 2009 BYT về chất lượng nước sinh hoạt.
BẢNG 5. QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN
Đơn vị sản xuất......................................Xã.........................Huyện.......................Tỉnh.....
Tổng diện tích canh tác (rau).................(ha); Số thành viên..................Vụ/năm..............
Diện tích mô hình..............(ha); Số thành viên tham gia sản xuất....................................
Quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật đã áp dụng (nếu có):................................................
Loại sản phẩm chính.........................................................................................................
Số TT |
Quản lý địa bàn sản xuất |
Kết quả đánh giá nội bộ (trong vụ /năm) |
||||
Tên hộ nông dân |
Diện tích sản xuất (m2) |
Mã số thửa ruộng |
Ngày / Nội dung đánh giá |
Kết quả |
||
Đạt |
Không đạt |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Trường hợp tổ chức sản xuất có nhiều thành viên tham gia thì mỗi nhóm dùng một bảng; Kết quả đánh giá nội bộ hàng vụ/năm (theo mẫu Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ) được lưu giữ hồ sơ tại bảng này để theo dõi sản xuất của từng thành viên.
BẢNG 6. QUẢN LÝ ĐẦU VÀO CỦA SẢN XUẤT (MUA /NHẬP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP)
Tên cửa hàng........................................................Địa chỉ.............................Kho...........
Mã số/Giấy được phép kinh doanh............................Họ và tên chủ cửa hàng..............
Đơn vị sản xuất..........................................................Kiểm soát viên (nếu có)...............
Ngày/ Tháng/năm |
Tên thuốc BVTV, phân bón, giống.... (ghi đúng tên trên bao, nhãn) |
Số lượng (chai, hộp, gói, bao) |
Đơn vị (g, kg, ml, lít) |
Nhà sản xuất/ Nhà phân phối |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: có thể đóng riêng thành quyển (Sổ nhập vật tư nông nghiệp của đơn vị sản xuất)
BẢNG 7. QUẢN LÝ ĐẦU VÀO CỦA SẢN XUẤT (BÁN / CUNG CẤP VẬT TƯ NỒNG NGHIỆP)
Đơn vị sản xuất................................................................................................................
Kiểm soát viên (nếu có)...................................................................................................
Ngày/ Tháng/ năm |
Tên thuốc BVTV, phân bón, giống.... (ghi đúng tên trên bao, nhãn) |
Số lượng (chai, hộp, gói, bao) |
Đơn vị (g, kg, ml, lít) |
Cửa hàng |
Người mua |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: có thể đóng riêng thành quyển (Sổ xuất vật tư nông nghiệp của đơn vị sản xuất)
BẢNG 8. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, TUYÊN TRUYỀN
Đơn vị sản xuất........................Xã.......................... Huyện............................Tỉnh............
Họ, tên lãnh đạo đơn vị sản xuất...........................Cán bộ kỹ thuật chuyên trách............
Ngày/ Tháng/ năm |
Đào tạo |
Tuyên truyền |
|||||
Số nông dân tham gia (kèm danh sách) |
Nội dung đào tạo |
Số ngày đào tạo (ngày) |
Được cấp chứng chỉ (dấu x) |
Nội dung tuyên truyền |
Hưởng ứng tuyên truyền (dấu x) |
Ý kiến /sáng kiến mới (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Dùng để kiểm tra, đánh giá nội bộ hàng vụ / năm)
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau tại Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
BẢNG 9 - BẢNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
TT |
Thực hành |
Mức độ |
Ghi chú |
I |
Điều kiện sản xuất |
||
1 |
Vùng sản xuất có phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất không? |
A |
|
2 |
Vùng sản xuất có đạt yêu cầu về độ an toàn (chất lượng đất trồng, nguồn nước tưới cho sản xuất) theo quy định chưa? |
A |
|
II |
Quản lý đất trồng và vệ sinh đồng ruộng |
|
|
3 |
Đã tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh vật, vật lý trong đất của vùng sản xuất chưa? |
A |
|
III |
Quản lý sử dụng phân bón và chất phụ gia |
|
|
4 |
Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam phải không? |
A |
|
5 |
Chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về các loại phân hữu cơ này phải không? |
A |
|
6 |
Đã ghi chép và lưu vào hồ sơ khi mua và sử dụng phân bón, chất phụ gia chưa? |
A |
|
IV |
Quản lý sử dụng nguồn nước trong sản xuất |
||
7 |
Chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch cho sản xuất đã đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành chưa? |
A |
|
V |
Quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất |
||
8 |
Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã được tập huấn về quản lý và sử dụng an toàn hóa chất nông nghiệp chưa? |
A |
|
9 |
Có áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) không? |
B |
|
10 |
Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học sử dụng trong sản xuất có trong danh mục được phép sử dụng không? |
A |
|
11 |
Có mua hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp khác từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh không? |
B |
|
12 |
Có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và hướng dẫn ghi trên bao bì, nhãn hàng hóa không? |
A |
|
13 |
Đã lập nhật ký và hồ sơ theo dõi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất chưa? |
A |
|
14 |
Việc tiêu hủy hóa chất, bao bì có được thực hiện theo đúng quy định không? |
A |
|
15 |
Có định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong sản phẩm cây trồng không? |
A |
|
VI |
Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch |
|
|
16 |
Việc thu hoạch sản phẩm có đúng thời gian cách ly không? |
A |
|
17 |
Khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm có được cách ly với kho, bãi chứa hóa chất, chất gây ô nhiễm không? |
A |
|
18 |
Có sử dụng nguồn nước sạch để rửa sản phẩm sau thu hoạch không? |
A |
|
19 |
Chất lượng nước sử dụng sau thu hoạch có đúng với qui định không? |
A |
|
VII |
Quản lý và xử lý chất thải |
|
|
20 |
Nước thải, rác thải có được thu gom và xử lý theo đúng quy định không? |
A |
|
VIII |
Đào tạo và quản lý công tác đào tạo, tuyên truyền |
|
|
21 |
Người lao động có được đào tạo đầy đủ kiến thức về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) không? |
A |
|
22 |
Đã có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc chưa? |
B |
|
IX |
Ghi Nhật ký sản xuất, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc |
|
|
23 |
Đã ghi chép đầy đủ Nhật ký đồng ruộng, Nhật ký Quản lý sản xuất chưa? |
A |
|
24 |
Có kiểm tra nội bộ, ghi chép và lưu giữ hồ sơ kết quả kiểm tra nội bộ chưa? |
A |
|
25 |
Có ghi địa chỉ hoặc gắn tem nhãn lên sản phẩm để việc truy xuất nguồn gốc được dễ dàng không? |
A |
|
X |
Kiểm tra nội bộ |
|
|
26 |
Đã tiến hành kiểm tra, đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm hoặc mỗi vụ một lần chưa? |
A |
|
Ghi chú:
- Yêu cầu về mức độ thực hiện: bắt buộc thực hiện và cần thiết thực hiện tương tự như yêu cầu của VietGAP
- A là mức độ bắt buộc phải thực hiện; B là mức độ cần thiết phải thực hiện; Tùy vào yêu cầu, điều kiện cụ thể để thành lập Tổ kiểm tra, đánh giá.
MINISTRY OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 2998/QD-BNN-TT |
Hanoi, July 02, 2014 |
PROMULGATION OF BASIC GAP GUIDANCE FOR VEGETABLE PRODUCTION IN VIETNAM
MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 29, 2013 defining the Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to Decision No. 379/QD-BNN-KHCN dated January 28, 2008 by Minister of Agriculture and Rural Development on promulgation of the Vietnamese Good Agricultural Practices (VietGAP);
At the request of Director of Department of Crop Production,
HEREBY DECIDES:
Article 1. The “Basic GAP guidance for vegetable production in Vietnam” is promulgated together with this Decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 3. Head of the Ministry’s Office, Director of Department of Crop Production, heads of units affiliated to Ministry, Directors of Departments of Agriculture and Rural Development of provinces or central-affiliated cities and relevant entities and individuals shall be responsible for implementing this Decision./.
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Le Quoc Doanh
FOR
VEGETABLE PRODUCTION IN VIETNAM
(Enclosed with the Decision No. 2998/QD-BNN-TT dated July 02, 2014 by
Minister of Agriculture and Rural Development)
a) “Basic GAP guidance for vegetable production in Vietnam” is a collection of principles, basic procedures and guidelines for assisting entities and individuals in production, harvesting and postharvest handling of produce so as to ensure the produce quality and serve the traceability work.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The production area must be located in the planning area; farming land, water for irrigation and washing produce must satisfy safety standards as regulated.
b) If the risk of contaminating produce with chemical, biological and physical hazards of the site is high and unable to control, the site will not be used for VietGAP production.
c) Testing for safety level at the production site (e.g. analysis of soil samples and sources of water at the production site) shall be carried out in accordance with regulations. Remedial actions should be taken to manage the risk of contamination.
a) Measures to prevent soil erosion and degradation as well as appropriate cultivation techniques (e.g. tillage, application of organic fertilizer, rotation of crops, etc.) should be implemented so as to protect agricultural land.
b) Appropriate measures shall be adopted to minimize risk of contamination of soil, water sources and the environment at the production site. Waste generated from the application of pesticides must be collected and stored at appropriate places.
c) Production conditions are recorded and kept properly (see table 4).
4. Fertilizers and soil additives
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Untreated organic fertilizers (e.g. fresh manure or undecomposed organic materials) are not applied. Where organic materials are treated on the farm before application, treatment method must be properly applied with appropriate duration of treatment.
c) Specific procedure for application of fertilizers to each type of plants (method of fertilizer application and dosage, etc.) must be strictly complied so as to prevent the overuse of fertilizers which may adversely affect the quality of produce.
d) Fertilizers must be stored or kept at appropriate areas so as to prevent adverse influence on human health and quality of produce.
e) Production records and documents: Record of
production practices, record of procurement of agricultural supplies (table 1
and table 2) and record of production inputs (table 6 and table 7).
5. Sources of water for agricultural production
a) Only sources of water that meet safety standards as regulated are used for production activities (for irrigation, washing and postharvest handling).
b) Sewage water or water discharged from industrial sources, hospitals, residential areas, animal farms, abattoirs, etc. is not used during production (for irrigation, washing and postharvest handling).
c) Any occurrence of risk of contaminating sources of water for irrigation or washing produce must be promptly reported. At the same time, remedial actions shall be timely taken and recorded in the record of production conditions (table 4).
6. Application of pesticides and chemicals
a) Workers and employers must be trained in safe use of pesticides and chemicals in agriculture so as to ensure safety for human and produce.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Pesticides and chemicals must be obtained from licensed suppliers.
d) Pesticides and chemicals must be properly managed and used according to the guidance of competent technicians and instructions in the product label so as to ensure the compliance with the “4 rights” (right pesticide, right time, right dosage/concentration and right method) rule. To be specific:
- Pesticides and chemicals are only used when the pests or crop diseases reach the threshold levels. The overuse should be avoided;
- Only unexpired pesticides and chemicals on the list of pesticides permitted for use in Vietnam are applied;
- Chemicals are applied according to the instructions in label or the guidance of in-charge technicians so as to ensure safety for human and produce;
- Appropriate warning signs should be placed at areas (crop fields) which have been newly applied with pesticides or chemicals for public safety;
- Pesticides and chemicals that are residual or remained in containers must be properly treated to prevent the pollution of environment.
e) Production records and documents: Record of production practices, record of procurement of agricultural supplies for each type of plants and each crop from the cultivation time to the harvesting time, including the following information: production site, date and name of pesticides or chemicals applied, name of pests, dosage, application method and operator name, etc. (table 1 and table 2) and record of production inputs (table 6 and table 7).
g) Pesticides and chemicals must be properly stored or kept at separate places so as to prevent them from posing adverse influence on human health and produce quality.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
i) Regular or unscheduled inspections shall be conducted to inspect the compliance of production practices and chemical residue levels in produce upon the request of either the customer or the regulatory authority. MRL (maximum residue limit) criteria for chemical residues must be assessed at national or international laboratory.
7. Harvesting and postharvest handling
a) Withholding periods (from the application of fertilizer, pesticide or chemical) must be strictly observed when harvesting produce.
b) Harvested produce should not be placed in direct contact with the soil; keeping produce overnight is limited.
c) Harvested produce must be washed using clean water that must meet safety standards according to current regulations.
d) Equipment, materials and containers:
- Equipment, containers or materials that are in direct contact with the produce must be made of materials that will not contaminate produce;
- Containers used for storage of waste, chemicals and other dangerous substances are clearly identified and are not used for holding produce;
- Equipment and containers are regularly checked and maintained to minimize the contamination of produce. Equipment, containers and materials must be checked for soundness and cleanliness before use;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Primary treatment and packaging of produce
Grease, oil, fuel and farm machinery must be segregated from handling, packing and storage areas; drainage systems must be constructed to prevent contamination of produce.
g) Storage and transport:
- Transport vehicles and containers for storage of transported produce must be carefully cleaned;
- Produce is stored and transported separately from goods that are a potential source of contamination.
h) Documented record of harvesting and sale of produce must be kept (table 3)
8. Waste management and treatment
Measures must be taken to manage and treat waste and sewage from production, handling and storage of produce.
9. Training and management of training and propagation activities
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Propagation activities should be regularly performed so as to improve people’s awareness of foods safety and hygiene as well as production of fresh produce.
c) Training and propagation activities must be documented and record is kept properly (table 8).
10. Documents and Records, Traceability and Recall
a) Entities and individuals engaged in production of vegetables according to the "Basic GAP guidance for vegetable production in Vietnam” must sufficiently update and keep crop-field records and production management records.
b) Crop-field records and production management records must be regularly updated and inspected.
c) Crop-field records and production management records must be monitored, managed and kept at the production site.
d) Documents and records must be kept for a minimum period of at least two years or for a longer period if required by customers or regulatory authorities.
e) Produce must be clearly marked or labeled with identification, including name and address of producer, to enable traceability of the produce.
g) If it is discovered that contamination parameters of produce are in excess of the permissible limits, the harvesting and trading of produce must be suspended; produce must be recalled immediately; The cause of contamination must investigated and remedial actions should be promptly taken to prevent or minimize the re-occurrence. The contamination and remedial actions must be recorded in the record of harvesting and sale of produce (table 3) and properly retained.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Entities and individuals engaged in production of vegetables according to the "Basic GAP guidance for vegetable production in Vietnam” must conduct internal audit at least once each crop or each year (table 9).
b) Results of regular or unscheduled internal audits or external audits by competent authorities must be recorded and retained according to regulations (table 5)./.
(For producers or farm households)
(Enclosed with the “Basic GAP guidance for vegetable production in Vietnam” promulgated under Decision No. 2998/QD-BNN-TT dated July 02, 2014 by Minister of Agriculture and Rural Development)
TABLE 1. RECORD OF PRODUCTION PRACTICES
Name of crop field (number): ............................ Area:. .................. (m2/ha)
Name of crop plant: …………………………. Planting materials:……………….
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Labour protection clothing: yes ( ); no ( ). Waste generated from using pesticides is kept at prescribed places: yes ( ); no ( ).
Date
(solar calendar)
Work
Name of pesticide/ fertilizer, or others
Name of pest/ crop disease
Quantity
(kilograms, grams, liters, milliliters, packs)
Follow guidance
(x mark)
Warning signs
(x mark)
Detection of risks
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TABLE 2. RECORD OF PROCUREMENT OF AGRICULTURAL SUPPLIES
Place of storage of pesticides/ fertilizers (warehouse): ………………………………………
Date
(solar calendar)
Name of pesticide/ fertilizer, varieties, or others
Quantity
(Kilograms, grams, liters, milliliters, bottles or packs)
Unit price
VND/kg, liter, bottle or pack)
Purchased from co-operative/ of householder
(x mark)
Other supplier
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Name
Address
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Note: Agricultural supply stores of the Co-operatives are granted license and operate under the supervision of specialized agency.
TABLE 3. RECORD OF HARVESTING AND SALE OF PRODUCE
Place of primary treatment/ storage of produce: ……………………………………………
Address of local market (if retailed): …………………………………………………………
Date
(solar calendar)
Harvest
Sale of produce
Detected risks/ remedial actions
(x mark)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Type of crop plants
Name/ code of crop field
Withholding period
(days)
Quantity
(kg, plants)
Price
(VND/ kg or plant)
Selling method/ buyer
Retailing
(x)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sale under contract
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Note: Table 3 is used for recording all types of produce (vegetables of various kinds) harvested from different crop fields; Withholding period is calculated from the date of final application of pesticides to the date of harvest; The columns of retailing and detected risks are marked with (x), if applicable.
(For technicians, Co-operatives, or heads of production groups)
(Enclosed with the “Basic GAP guidance for vegetable production in Vietnam” promulgated under Decision No. 2998/QD-BNN-TT dated July 02, 2014 by Minister of Agriculture and Rural Development)
TABLE 4. RECORD OF PRODUCTION CONDITIONS
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Total area for vegetable production of the production unit (farming area):…………………….. (ha)
Source of irrigation water:……………………… Environmental conditions: Satisfactory…………………. Unsatisfactory……………………..
Date of taking samples (soil, water):…………………………………… Person in charge: ............................
Laboratory in charge of analyzing samples: ………………………………………………..
Actual production conditions
Detections and remedial actions
Conditions
Contamination-causing agents
Current assessment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Remedial actions
Person in charge
Satisfactory
Unsatisfactory
Soil
Heavy metals
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Water for irrigation
Heavy metals
Harmful microorganisms
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Water for handling or washing produce
Heavy metals
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pesticides
Nitrate
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Harmful microorganisms
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Any occurrence of risks of contamination must be promptly reported so as to find out suitable remedial actions.
- Allowable limits of heavy metals in soil: As regulated in the National Technical Regulation No. QCVN03:2008/BTNMT
- Allowable limits of heavy metals and harmful microorganism in irrigation water: As regulated in the National Technical Regulation on water quality for irrigated agriculture No. QCVN 39: 2011 BTNMT.
- Water used for handling/ washing produce: As regulated in the National Technical Regulation on domestic water quality No. QCVN 02: 2009 BYT.
TABLE 5. LOCAL PRODUCTION MANAGEMENT RECORD
Production unit: ...................................... Commune:......................... District:....................... Province:……….....
Total land area for vegetable production……………..(ha); Number of members…………………. Crops/year……………..
GAP area:………………….. (ha); Number of participants in GAP model:…………………
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Main produce: ...................................................................................................
No.
Managed production region
Results of internal audit (in crop or in year)
Name of farm household
Production area
(m2)
Code of crop field
Date/ Contents of audit
Results
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Unsatisfactory
1
2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Note: If a production unit includes several participants, each participant shall be managed by a separate record; Results of internal audit for each crop/ year (using the template of Internal Audit Checklist) shall be included in this record for monitoring production activities of each participant.
TABLE 6. RECORD OF PRODUCTION INPUTS (BUYING/ WAREHOUSING AGRICULTURAL SUPPLIES)
Name of store: ...................................... Address: ............................ Warehouse:…......
Code/ Business License:……………………….. Full name of store owner:………………
Production unit:……………………………………….. Controller (if any)…………………..
Date
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Quantity
(bottle, box, pack or bag)
Unit
(g, kg, ml, l)
Manufacturer/ distributor
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Note: This record may be in each book (Book of warehousing of agricultural supplies of production unit)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TABLE 7. RECORD OF PRODUCTION INPUTS (SELLING/ PROVIDING AGRICULTURAL SUPPLIES)
Production unit: ………………………………….…………………………………………………
Controller (if any)……………………………………………………………………………………
Date
Name of pesticide, fertilizer, varieties, or others (specify name in product packing or label)
Quantity
(bottle, box, pack or bag)
Unit
(g, kg, ml, l)
Store
Buyer
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Note: This record may be in each book (Book of delivery of agricultural supplies of production unit)
TABLE 8. RECORD OF TRAINING AND PROPAGATION ACTIVITIES
Production unit:……………………………. Commune:………………………… District:…………………………….. Province:………………………….
Full name of the head of production unit:……………………………… Technician in charge:…………………….
Date
Training
Propagation
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Training contents
Training period
(days)
Certificate granted
(x mark)
Propagation contents
Response to propagation
(x mark)
New ideas/ initiatives
(if any)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(For internal audit each crop or each year)
(Enclosed with the “Basic GAP guidance for vegetable production in Vietnam” promulgated under Decision No. 2998/QD-BNN-TT dated July 02, 2014 by Minister of Agriculture and Rural Development)
TABLE 9. INTERNAL AUDIT CHECKLIST
No.
Practices
Level
Notes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Production conditions
1
Is the production site conformable with the Government’s planning and local planning for each type of crop plants to be cultivated?
A
2
Whether the production site meets safety standards (quality of soil and irrigation water) as regulated or not?
A
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Soil and field sanitation
3
Have the risks of contaminating produce with chemical, biological and physical hazards in the production site been analyzed and assessed properly?
A
III
Fertilizers and soil additives
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Are only types of fertilizers on the List of fertilizers permitted for production and trading in Vietnam applied?
A
5
Are the organic fertilizers applied on farm are treated properly? Are these organic fertilizers properly documented?
A
6
Is the record of fertilizers and soil additives purchased and applied on farm available and kept properly?
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
IV
Sources of water for agricultural production
7
Does the quality of water for irrigation and postharvest handling of produce meet current water quality standards?
A
V
Application of pesticides and chemicals
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Have the workers and employers been trained in safe use of pesticides and chemicals in agriculture?
A
9
Are Integrated Pest Management (IPM) and Integrated Crop Management (ICM) applied?
B
10
Whether the chemicals, pesticides and/or bio-pesticides applied on farm are on the List of pesticides permitted for use in Vietnam or not?
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11
Are chemicals, pesticides and other agricultural supplies supplied by licensed stores?
B
12
Does the use of pesticides and chemicals follow the guidance of a competent technician and instructions on product label?
A
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Is the record of using chemicals and pesticides made and kept as regulated?
A
14
Is the destruction of chemicals and packaging thereof performed in accordance with regulations?
A
15
Whether regular or unscheduled inspections are conducted to inspect the compliance of production practices and chemical residue levels in produce or not?
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
VI
Harvesting and postharvest handling
16
Is the withholding period in harvesting strictly observed?
A
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Is the area for handling, packing and storage of produce segregated from the area for storage of chemicals and other substances that may cause the contamination of produce?
A
18
Is the harvested produce washed by clean water?
A
19
Does the quality of water used for postharvest handling of produce meet the applicable water quality standards?
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
VII
Waste management and treatment
20
Have waste and wastewater been collected and treated properly?
A
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Training and management of training and propagation activities
21
Whether workers are trained to a level appropriate to their area of responsibility in Integrated Pest Management (IPM), Integrated Crop Management (ICM) and Good Agricultural Practices (GAP) or not?
A
22
Whether the production area that has been sprayed with pesticides is clearly identified by warning signs or not?
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
IX
Production documents and records, traceability and recall
23
Have crop-field records and production management records been sufficiently made and updated?
A
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Has the internal audit been conducted? Whether results of internal audit are documented and retained?
A
25
Whether the produce is clearly marked or labeled with an identification to enable traceability work or not?
A
X
Internal audit
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
26
Has the internal audit/ assessment been conducted every year or every crop?
A
Note:
- Levels of implementation required: compulsory and necessary to implement as required by VietGAP guidance
- A means the implementation is compulsory; B means the implementation is necessary; The inspection or audit team shall be established depending on specific requirements and conditions.
;
Quyết định 2998/QĐ-BNN-TT năm 2014 hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 2998/QĐ-BNN-TT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: | 02/07/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2998/QĐ-BNN-TT năm 2014 hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video