ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2815/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 29 tháng 9 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025;
Căn cứ Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 11/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc Quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 320/TTr-SNN ngày 24/9/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÒNG,
CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số: 2815/QĐ-UBND ngày 29/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Trị)
1. Mục tiêu chung
- Tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch và không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động giám sát, cảnh báo, áp dụng kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP); áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu đến chỉ giá tiêu dùng (CPI), môi trường và các hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2. Mục tiêu cụ thể
- Khống chế làm giảm số lượng ổ dịch DTLCP trên địa bàn tỉnh; 100% các ổ dịch trên đàn lợn được phát hiện, báo cáo, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý nhanh và triệt để.
- Trên 80% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DLTCP trong 02 năm đầu thực hiện Kế hoạch; trên 90% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DLTCP trong 02 năm tiếp theo và trên 95% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DLTCP trong 01 năm cuối thực hiện Kế hoạch.
- Mỗi huyện, thành phố, thị xã xây dựng được từ 02-10 cơ sở chăn nuôi lợn hoặc chuỗi sản xuất lợn, sản phẩm thịt lợn an toàn với bệnh DTLCP, đáp ứng tiêu dùng trong tỉnh và xuất ngoại tỉnh, có định hướng xuất khẩu lợn, sản phẩm thịt lợn.
- Có 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ (theo quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ) áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
1. Chăn nuôi lợn an toàn sinh học
- Kê khai, cập nhật, khai báo hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương; đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Chăn nuôi; Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt: cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, cụ thể:
+ Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, vừa và chăn nuôi nông hộ: Thực hiện theo các nội dung tại Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường một số biện phảp kỹ thuật tổng hợp vê an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP.
+ Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-14:2010/BNNPTNT về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Sử dụng thức ăn dùng cho chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định; hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Trường hợp sử dụng thức ăn thừa phải xử lý nhiệt để diệt được mầm bệnh trong thức ăn; đồng thời vệ sinh, sát trùng dụng cụ chứa đựng thức ăn trước và sau khi đưa vào khu vực chăn nuôi.
a) Nguyên tắc nuôi tái đàn lợn
- Chỉ nuôi tái đàn lợn tại cơ sở chăn nuôi lợn chưa bị bệnh DTLCP hoặc tại cơ sở có bệnh nhưng đã qua 21 ngày và không tái phát bệnh DTLCP; bảo đảm các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
- Đối với địa phương chưa công bố hết bệnh DTLCP, chỉ được nuôi tại cơ sở tập trung chưa bị bệnh DTLCP, đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, được cấp chứng nhận VietGAHP, GlobalGAP hoặc được chính quyền cơ sở, cơ quan thú y địa phương xác nhận đáp ứng đủ yêu cầu an toàn dịch bệnh để tái đàn, tăng đàn.
b) Yêu cầu đối với cơ sở nuôi tái đàn lợn
- Tổ chửc, cá nhân chăn nuôi lợn phải kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn lợn, tăng đàn theo quy định của Luật Chăn nuôi và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp quản lý cơ sở chăn nuôi theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y hoặc đã được chứng nhận cơ sở an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAHP, GlobalGAP.
- Định kỳ lấy mẫu môi trường, nước, chất thải,... xét nghiệm khẳng định không có vi rút DTLCP đối với các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn.
c) Các bước nuôi tái đàn lợn
- Nuôi chỉ báo với số lượng hợp lý, phù hợp với công suất nuôi của cơ sở để bảo đảm không có dịch bệnh tái phát trong khoảng thời gian ít nhất 21 ngày.
- Hằng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số lợn nuôi chỉ báo trong thời gian ít nhất 21 ngày; trường hợp cần thiết lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh DTLCP (chủ cơ sở có thể tự lấy dưới sự giám sát của cán bộ thú y hoặc cán bộ thú y cơ sở thực hiện việc lấy mẫu). Trường hợp nghi lợn bị bệnh, phải khai báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Sau khi nuôi chỉ báo ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với bệnh DTLCP (áp dụng đối với trường hợp lấy mẫu xét nghiệm), thực hiện nuôi tái đàn thận trọng và có thể nuôi đạt 100% quy mô chăn nuôi của cơ sở.
d) Chính quyền cơ sở và các cơ quan thú y địa phương tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện nuôi tái đàn; tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh.
a) Giám sát chủ động
- Người chăn nuôi, thú y cơ sở chủ động theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y địa phương lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại vừng nguy cơ cao: các địa phương có phương tiện vận chuyển lợn, sản phẩm lợn dừng hoặc lưu thông, qua địa bàn; các khu vực buôn bán, giết mổ lợn....
- Hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng Kế hoạch giám sát chủ động bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí để tổ chức chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút DTLCP tại cơ sở chăn nuôi, chợ buôn bán, cơ sở kinh doanh, thu gom, giết mổ lợn, cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ lợn; môi trường chăn nuôi tại các địa bàn có nguy cơ cao,
- Tổ chức thực hiện giám sát lưu hành vi rút DTLCP theo hướng dẫn của Cục Thú y.
b) Giám sát và quản lý ổ dịch bệnh DTLCP
- Thường xuyên củng cố hệ thống giám sát, khai báo, thông tin dịch bệnh đến tận thôn, hộ chăn nuôi trong đó lực lượng thú y cơ sở làm nòng cốt; báo cáo định kỳ hàng tháng ở mỗi cấp.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, thị xã khi có thông tin lợn nghi mắc bệnh, lợn chết không rõ nguyên nhân thì phải kiểm tra, báo cáo, phối hợp với phòng Quản lý dịch bệnh - Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức lấy mẫu và gửi mẫu để xét nghiệm bệnh DTLCP.
- Theo dõi, cập nhật thông tin, quản lý ổ dịch để lưu trữ xây đựng cơ sở dữ liệu dịch bệnh và bản đồ dịch tễ điện tử trên cơ sở trang Web_GIS tại địa chỉ http://chicuccnty.quangtri.gov.vn. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ phát sinh dịch bệnh như: việc xuất nhập, vận chuyển động vật; giết mổ động vật; đường giao thông; phương thức chăn nuôi... từ đó có giải pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp cho động vật nuôi trong từng thời kỳ và từng địa bàn.
c) Giám sát DTLCP trên lợn, sản phẩm lợn nhập lậu
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát DTLCP trên lợn, sản phẩm lợn nhập lậu bị bắt giữ trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức triển khai giám sát trên phạm vi toàn tỉnh đối với lợn, sản phẩm lợn nhập lậu; lợn, sản phẩm lợn nhập chính ngạch để phát hiện sự xâm nhiễm, biến chủng của vi rút DTLCP từ nước ngoài vào Việt Nam theo hướng dẫn của Cục Thú y.
Xử ỉý ổ địch DTLCP theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; cụ thể:
4.1. Tại cơ sở chăn nuôi có lợn mắc bệnh
a) Tiêu hủy lợn
- Tại trang trại chăn nuôi có quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ: Tiêu hủy toàn bộ đàn lợn măc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTLCP.
- Tại trang trại chăn nuôi có quy mô vừa, lớn:
+ Tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh DTLCP.
+ Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng với lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiêm âm tính với mầm bệnh DTLCP thì được nuôi cách ly hoặc giết mổ để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện.
+ Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP:
✓ Trường hợp có nhu cầu giết mổ lợn: Được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh;
✓ Trường hợp có nhu cầu để nuôi: Được nuôi tại chỗ với điều kiện bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; hoặc được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh để nuôi với sự giám sát của thú y địa phương.
b) Biện pháp tiêu hủy
Các bước tiêu hủy, chôn lấp lợn bị bệnh DTLCP thực hiện theo Phụ lục 3 về “Hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy bắt buộc lợn bệnh và sản phẩm của lợn bệnh” ban hành kèm theo Quyết định số 4572/QĐ-BNN ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi”; Công văn số 1025/BTNMT-TCMT ngày 11/3/2019 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc tăng cường bảo vệ môi trường trong phòng, chống bệnh DTLCP và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1143/UBND-NN ngày 22/3/2019, cụ thể như sau:
- Phải làm chết lợn bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có) trước khi thực hiện tiêu hủy.
- Địa điểm tiêu hủy: Lựa chọn vị trí chôn lấp đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường:
+ Chôn lấp tại nơi có dịch xảy ra: Biện pháp này hạn chế được sự phát tán mầm bệnh khi tiến hành vận chuyển xác lợn chết, đáp ứng được nguyên tắc cơ bản của xử lý lợn chết là tiêu hủy tại chỗ. Áp dụng với các trang trại chăn nuôi có diện tích lớn, số lượng lợn tiêu hủy không quá lớn và cách xa khu dân cư.
+ Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch: Xác lợn chết phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển; trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển; Phương tiện vận chuyển xác lợn chết phải có sàn kín để không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi; Phương tiện vận chuyển xác lợn chết đi tiêu hủy phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc ngay trước khi vận chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.
+ Hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi lợn, đường giao thông và có đủ diện tích tùy thuộc khối lượng lợn cần tiêu hủy.
- Kích cỡ: Hố chôn phải đủ rộng phù hợp với khối lượng động vật, sản phẩm động vật và chất thải cần chôn. Ví dụ: nếu cần chôn 01 tấn động vật thì hố chôn cần có kích thước là sâu 1,5 - 2m x rộng 1,5 - 2m x dài 1,5 - 2m.
- Các bước chôn lấp: Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kệ vôi/m2, cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1 m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn. Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.
- Người tham gia quá trình xử lý, tiêu hủy lợn, sản phẩm của lợn bị nhiễm bệnh phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp và vệ sình, tiêu độc khử trùng.
- Quản lý hố chôn:
+ Hố chôn phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực;
+ Kiểm tra, giám sát các hố chôn lấp lợn bị bệnh DTLCP và xử lý các hố chôn lấp lợn bị bệnh DTLCP không đúng quy cách dẫn đến các sự cố như sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn: Thực hiện theo Công văn số 1025/BTNMT- TCMT ngày 11/3/2019 của Bộ Tại Nguyên và Môi Trường về việc tăng cường bảo vệ môi trường trong phòng, chống bệnh DTLCP.
Trường hợp có quy định mới về phương pháp tiêu hủy thì áp dụng theo quy định mới nhất.
c) Điều tra, truy tìm nguồn bệnh
Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành điều tra ổ dịch (hộ, cơ sở chăn nuôi có lợn bị nhiễm DTLCP). Việc điều tra ổ dịch được triển khai tối thiểu 21 ngày trở về trước (trước khi xuất hiện dấu hiệu lâm sàng tại ca bệnh đầu tiên) và sẽ tiếp tục kéo dài đến thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm soát ổ dịch.
4.2. Tại cơ sở chăn nuôi chưa có lợn mắc bệnh DTLCP
- Theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút DTLCP.
- Đối với lợn khỏe mạnh tại các hộ chăn nuôi chưa có lợn mắc bệnh, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP:
+ Tại trang trại chăn nuôi có quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ: có nhu cầu giết mổ lợn, được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp huyện.
+ Tại trang trại chăn nuôi có quy mô vừa, lớn:
✓ Trường hợp có nhu cầu giết mổ lợn: Được giết mổ để tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh;
✓ Trường hợp có nhu cầu để nuôi: Được nuôi tại chỗ với điều kiện bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; hoặc được vận chuyển đến nơi khác thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh để nuôi với sự giám sát của thú y địa phương.
- Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 02-3 lần/tuần, liên tục trong 2-3 tuần.
5. Kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn
a) Trong trường hợp không có bệnh DTLCP
- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn tại nơi xuất phát và nơi đến: Thực hiện nghiêm quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y; Vệ sinh và phun thuốc sát trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển, đặc biệt đối với lợn và các sản phẩm từ lợn; vệ sinh, sát trùng người tham gia vận chuyển; tổ chức lấy mẫu đối với các trường hợp lợn nghi mắc bệnh, sản phẩm lợn nghi mang mầm bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý triệt để bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh.
- Tổ chức kiểm soát hoạt động vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn tại khu vực biên giới, cửa khẩu, kịp thời phát hiện các hoạt động vận chuyển, nhập lậu lợn, sản phẩm lợn từ Lào vào Việt Nam qua cửa khẩu, đường mòn, lối mở dọc theo tuyến biên giới; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các lô hàng là lợn và các sản phẩm từ lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị bắt giữ.
b) Trong trường hợp có bệnh DTLCP
- Thực hiện theo Hướng dẫn số 3708/HD-BNN-TY ngày 28/5/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn một sổ biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh DTLCP và Hướng dẫn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh DTLCP (phải có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày ký).
- Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP thì được phép vận chuyển để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện.
- Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP được vận chuyển để nuôi hoặc tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh.
- Cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học hoặc đã tham gia chương trình giám sát, lấy mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính các bệnh (bao gồm cả bệnh DTLCP), lợn không có triệu chứng của bệnh DTLCP trong vòng 21 ngày trước thời điểm vận chuyển, được phép vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và thú y. Trường hợp vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong tỉnh và phải được thực hiện kiểm dịch theo quy định pháp luật thú y.
- Việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn được thực hiện theo quy định pháp luật về thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y.
- Thành lập các Đội kiểm soát lưu động để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện giao thông có vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn, kể cả thịt lợn đã qua chế biến lưu thông trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn trên tuyến đường từ Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa về thành phố Đông Hà để đưa đi tiêu thụ.
6. Quản lý giết mổ lợn và việc tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn
a) Yêu cầu đối với cơ sở giết mổ lợn
- Cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Thú y và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung (QCVN:01-150/ 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Thú y.
- Được cơ quan quản lý chuyên môn thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; trừ trường hợp cơ sở đã có Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thông phân tích môi nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
- Có nhân viên thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
b) Yêu cầu đối với lợn đưa vào giết mổ
- Bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn trong vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Trường hợp lợn được vận chuyển từ tỉnh khác vào địa bàn phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khởi địa bàn cấp tỉnh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nơi xuất phát theo quy định tại Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về kiểm địch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
c) Quản lý tiêu thụ thịt lợn và sản phẩm từ lợn của các cơ sở giết mổ
Thịt lợn và sản phẩm từ lợn được buôn bán và tiêu thụ trên phạm vi toàn tỉnh trong tường hợp đáp ứng yêu cầu sau:
- Được giết mổ, sơ chế tại các cơ sở giết mổ được thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm a khoản này.
- Thịt lợn và sản phẩm từ lợn sau khi giết mổ phải vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển chuyên dụng đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại Khoản 2, Điều 70 Luật Thú y và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia yêu cầu chung về điều kiện vệ sinh thú y đối với trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế (QCVN: 01-100/2012/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03/7/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) khi vận chuyển thịt lợn và sản phẩm từ lợn đi tiêu thụ.
- Đảm bảo theo các quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm.
d) Trong trường hợp có bệnh DTLCP
Lợn được vận chuyển để giết mổ phải đáp ứng quy định tại Hướng dẫn số 3708/HD-BNN-TY ngày 28/5/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
a) Khi chưa có dịch xảy ra
- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô vừa, lớn: Hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.
- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ: Hướng dẫn thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút DTLCP.
- Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán và giết mổ lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất khử trùng tiêu chuẩn dùng trong thú y; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.
- Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động. Ngoài ra căn cứ tình hình thực tế, các địa phương chủ động triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi.
b) Khi xảy ra dịch
- Tại ổ dịch (xã, phường, thị trấn có dịch) vả vùng bị dịch uy hiếp (các xã, phường, thị trấn tiếp giáp với ổ dịch): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 01 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 02 tuần tiếp theo.
- Vùng đệm (các xã, phường, thị trấn tiếp giáp với vùng bị dịch uy hiếp): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục cho đến khi kết thúc ổ dịch.
8. Xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở sản xuất các sản phẩm chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
- Các doanh nghiệp chăn nuôi có tiềm năng xây dựng các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Đối với các địa phương có doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi lợn, chể biển sản phẩm nguồn gốc từ lợn có định hướng xuất khẩu sản phẩm cần phải thúc đẩy, xây dựng kế hoạch cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở chế biến, chăn nuôi xây dựng phát triển vùng an toàn dịch bệnh; tham gia đàm phán song phương với các đối tác quốc tế bao gồm OIE để chứng nhận các chuỗi sản xuất, cơ sở, vùng chăn nuôi, chế biến trong nước đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE (nếu có) theo chỉ đạo của Cục Thú y.
- Quản lý, duy trì vùng, cơ sở chăn nuôi, chế biến an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của địa phương và cơ quan chuyên môn thú y.
9. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm
- Trang bị bổ sung các thiết bị, máy móc cần thiết cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y đáp ứng yêu cầu lấy mẫu, bảo quản mẫu để chẩn đoán bệnh DTLCP.
- Hội thảo, đào tạo tập huấn nâng cao kỹ thuật chẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh nguy hiểm cho cán bộ kỹ thuật của hệ thống thú y từ cấp tỉnh đến cơ sở.
10. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh DTLCP
- Phối hợp với Cục Thú y và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu xác định đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguy cơ và quy luật phát sinh, lây lan dịch bệnh; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ Cục Thú y và các cơ quan liên quan trong việc giám sát, thu thập, mẫu bệnh phẩm phục vụ việc nuôi cấy và giải trình tự gien của vi rút DTLCP nhằm xác định các đặc tính sinh học phân tử, đặc tính di truyền, đặc tính kháng nguyên, khả năng gây bệnh và khả năng truyền lây của vi rút DTLCP gây bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư, nguyên liệu bảo đảm yêu cầu thực hành tốt an toàn sinh học đối với việc lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm.
11. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi
- Triển khai công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học và nguy cơ tái phát trên diện rộng đến từng đối tượng cụ thể (vận chuyển, buôn bán lợn, người chăn nuôi, cán bộ làm công tác thú y).
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, tổ chức các buổi tọa đàm hoặc viết thông điệp ngắn; xây dựng, in ấn tờ gấp, biển quảng cáo phân phát cho người chăn nuôi, dán ở nơi công cộng (chợ, nơi hội họp ở cấp thôn, xã).
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về giảm sát, xử lý ổ dịch cho cán bộ làm công tác thú y tại địa phương
- Kịp thời cập nhật thông tin về tình hình DTLCP xảy ra ở các nước láng giềng; chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác để có giải pháp quản lý, ngăn chặn kịp thời và hiệu quả.
- Thông qua các hoạt động trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác thú y và các cuộc họp song phương hằng năm giữa Việt Nam và các nước để tổ chức kiểm soát dịch bệnh, nhất là bệnh DTLCP và vận chuyển, buôn bán, nhập lậu lợn, sản phẩm lợn qua biên giới.
- Tham gia và tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về phòng, chống bệnh DTLCP. Đề nghị các tổ chức quốc tế, các nước hỗ trợ và hợp tác với Quảng Trị trong việc phòng, chống bệnh DTLCP, bao gồm cả nghiên cứu chuyên sâu về dịch tễ, vắc xin phòng bệnh và kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua biên giới; ký kết các chương trình hợp tác, thỏa thuận song phương với các nước về phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Rà soát, sửa đổi bổ sung, cập nhật các chính sách hỗ trợ và kịp thời hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng chăn nuôi như: cơ sở chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân và lực lượng vũ trang bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra;
- Kinh phí thanh toán tiền công cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống bệnh DTLCP có ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã. Việc thanh toán thuộc cấp nào thì chịu trách nhiệm thanh toán dứt điểm theo niên độ năm.
1. Các nguồn kinh phí
a) Nguồn Trung ương
- Tranh thủ các nguồn lực hóa chất, vắc xin... từ Trung ương hỗ trợ như thiên tai, lũ lụt, chương trình, dự án (nếu có) để phục vụ công tác phòng chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng bản đồ dịch tể; giám sát chủ động lưu hành mầm bệnh DTLCP; xây dựng chuỗi chăn nuôi lợn, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh...
b) Ngân sách tỉnh
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch; chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch DTLCP thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật, đảm bảo cho các hoạt động:
- Mua sắm dụng cụ, trang bị bảo hộ dùng trong phòng chống dịch bệnh; dự phòng kinh phí mua vắc xin phòng chống các bệnh nguy hiểm, kế phát trên lợn hoặc khi có khuyến cáo sử dụng loại vắc xin phòng chống DTLCP từ trung ương.
- Chủ động giám sát lưu hành vi rút DTLCP; xây dựng các chuỗi chăn nuôi lợn, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; điều tra ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mau.
- Các hoạt động chống dịch, bảo hộ cá nhân, thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn; các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng chống DTLCP của cấp tỉnh; chỉ đạo thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng do Trung ương phát động; kinh phí mua hóa chất dự phòng chống dịch.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình áp dụng các biện pháp tái đàn lợn hiệu quả; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chăn nuôi lợn phát triển bền vững phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương.
- Hỗ trợ kinh phí cho người dân có lợn buộc tiêu hủy, hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và công chống dịch cho các lực lượng tham gia chống dịch.
- Kinh phí nâng cấp điều kiện an toàn sinh học Phòng xét nghiệm của Chi cục Chăn nuôi và Thú y để đáp ứng yêu cầu lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh DTLCP.
c) Ngân sách địa phương (cấp huyện/xã)
Đảm bảo cho các hoạt động chống dịch, bảo hộ cá nhân, thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn; các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng chống DTLCP của địa phương:
- Kinh phí tổ chức chống dịch cấp huyện, xã: tiêu hủy lợn, tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại vùng dịch và thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng do Trung ương, tỉnh phát động; kinh phí mua hóa chất dự phòng chống dịch.
- Kinh phí tổ chức triển khai, kiểm tra, chỉ đạo công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng, xây dựng cơ sở ATDB động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra liên ngành trong phạm vi quản lý.
- Kinh phí tuyên truyền; củng cố; quản lý; tập huấn cho cán bộ cấp huyện, cơ sở và các cơ sở chăn nuôi lợn.
Các địa phương chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng, nếu khó khăn báo cáo với UBND tỉnh để giải quyết.
d) Nguồn đóng góp của cơ sở chăn nuôi, người dân
- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn phải đảm bảo chi trả cho tiêm phòng vắc xin các bệnh nguy hiểm, kế phát cho đàn lợn theo hướng dẫn của cơ quan thú y; Lấy mẫu, xét nghiệm mẫu khi thực hiện kiểm dịch vận chuyển hoặc khi có nhu cầu giết mổ tiêu thụ; Phí, lệ phí kiểm dịch vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ngoại tỉnh; vôi bột, hóa chất khử trùng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn bị bệnh, nghi bị bệnh chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm và tiêu hủy (nếu bị bệnh).
- Mua vôi và hóa chất tiêu độc định kỳ, đột xuất tại khu vực chăn nuôi.
- Các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi tập trung trả toàn bộ kinh phí các loại vắc xin, hóa chat; công tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng; kinh phí để xây dựng, đăng ký và công nhận cơ sở chăn nuôi nuôi lợn hoặc chuỗi sản xuất lợn, sản phàm thịt lợn an toàn bệnh DTLCP theo quy định hiện hành
đ) Nguồn kinh phí huy động từ nguồn lực khác
Ngoài các nguồn kinh phí Nhà nước, tăng cường kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động phòng chống bệnh DTLCP tại Quảng Trị.
2. Kinh phí
- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện giai đoạn 2021-2025: 9.890 triệu đồng.
Trong đó:
+ Ngân sách tỉnh: 800 triệu đồng.
+ Ngân sách huyện, xã: 6.690 triệu đồng.
+ Người chăn nuôi, doanh nghiệp: 2.400 triệu đồng.
(Kèm theo Phụ lục chi tiết kinh phí).
Căn cứ các nội dung của bản Kế hoạch này, Các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế; phê duyệt và bố trí kinh phí để tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025. Cụ thể như sau:
1. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh vật nuôi tỉnh Quảng Trị
- Là đầu mối điều phối, chỉ đạo các hoạt động phòng, chống bệnh DTLCP trong tỉnh theo bản Kế hoạch này. Tùy theo tình hình thực tế và diễn biến của tình hình dịch, Ban Chỉ đạo sẽ tham mưu, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành và địa phương triển khai các biện pháp bổ sung cho phù hợp.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là đầu mối triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh DTLCP theo quy định của Luật Thú y; Tổ chức thực hiện các quy định của Luật chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi, Luật Thú y để giảm thiểu nguy cơ phát sinh dịch bệnh DTLCP.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh DTLCP giai đoạn 2021 -2025 có hiệu quả.
- Tổ chức chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Đề án “Khôi phục và phát triển đàn lợn sau DTLCP trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025”.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Thông tấn báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, các tổ chức đoàn thể, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chia sẻ thông tin, hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP; Tăng cường phổ biến kiến thức về an toàn sinh học cho các cơ sở chăn nuôi.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
+ Phối hợp với các địa phương, các ngành, các tổ chức đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này có hiệu quả; tổ chức giám sát, khoanh vùng, xử lý ổ dịch không để lây lan, theo dõi biến đổi của vi rút DTLCP thường xuyên; quản lý, củng cố, nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở và phổ biến kiến thức cho người chăn nuôi; tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi; thực hiện quy trình kiểm dịch động vật; xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung và nâng cấp điều kiện VSTY, ATTP tại các cơ sở giết mổ để cung cấp thực phẩm an toàn cho cộng đồng,...; căn cứ vào kinh phí được UBND tỉnh phân bổ hàng năm và tình hình bệnh DTLCP xảy ra trên địa bàn để xây dựng dự toán phù hợp với thực tiễn; tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất công tác phòng, chống bệnh DTLCP.
+ Phối hợp với chính quyền các cấp rà soát, dự phòng sẵn các phương án tiêu hủy, nơi chôn, đốt lợn, sản phẩm lợn nếu phát hiện dương tính hoặc nghi nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt trong các trường hợp phải tiêu hủy số lượng lớn (hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn con lợn); bao gồm cả hóa chất, dụng cụ và phương tiện vận chuyển từ nơi phát hiện lợn dương tính đến nơi tiêu hủy.
+ Tăng cường phổ biến kiến thức về an toàn sinh học cho các cơ sở chăn nuôi; Tổ chức hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; Tập huấn về xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
+ Tổ chức hướng dẫn các địa phương thực hiện đăng ký, xây dựng và công nhận cơ sở chăn nuôi lợn hoặc chuỗi sản xuất lợn, sản phẩm thịt lợn an toàn bệnh DTLCP phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh; hỗ trợ tìm kiếm và đàm phán để thúc đẩy xuất ngoại tỉnh, xuất khẩu...
+ Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện kê khai chăn nuôi theo theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ NN&PTNT, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu trang trại chăn nuôi toàn tỉnh.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh: Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng các thông điệp truyền thông phòng, chống bệnh DTLCP; xây dựng các chuỗi cơ sở, các vùng sản xuât sản phẩm lợn an toàn dịch bệnh và trực tiếp tham gia công tác truyền thông.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản: Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
3. Sở Tài chính: Căn cứ Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 và khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán hàng năm để thực hiện đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
4. Sở Công Thương: Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình, diễn biến thị trường đối với mặt hàng lợn sống, thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn; kịp thời tham mưu các giải pháp ổn định thị trường lợn sống, thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn khi cần thiết.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống bệnh DTLCP.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn và giám sát việc xử lý môi trường các khu vực chôn hủy lợn, sản phẩm lợn.
- Rà soát và ban hành văn bản chỉ đạo các nội dung liên quan đến vận chuyển lợn, sản phẩm từ thịt lợn không rõ nguồn gốc, xử lý nghiêm các chủ phương tiện vi phạm.
- Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thú y, công an đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn sống, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc tại các ga tầu, bến xe, đầu mối giao thông.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tổ chức công tác truyền thông nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập vào trong địa bàn tỉnh và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ; tăng cường số lượng, thời lượng tuyên truyền hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP. Đưa tin kịp thời, đúng mức về diễn biến và nguy cơ dịch bệnh để nâng cao cảnh giác, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch có hiệu quả; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ban ngành liên quan tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện truyền thông.
8. Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng công an tham gia tích cực trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP; cử cán bộ phối hợp trong hoạt động kiểm tra, chốt chặn, tổ cơ động,... xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
9. Cục Quản lý thị trường: Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng thú y, công an tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm lợn trái phép.
10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu lợn sống, sản phẩm của lợn trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mờ và tuyển biển.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cư dân khu vực biên giới trong công tác phòng chống dịch, phòng ngừa gian lận thương mại và vận chuyển trái phép lợn sống, sản phẩm của lợn qua biên giới; hỗ trợ việc tiêu hủy khi có số lượng lớn lợn, sản phẩm lợn buộc phải tiêu để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
11. Cục Hải quan tỉnh: Phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn nhập khẩu qua các cửa khẩu theo quy định.
- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công tác phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn quản lý. Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh vật nuôi cấp huyện/xã; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
- Xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực cho công tác chủ động phòng chống bệnh DTLCP giai đoạn 2021-2025 tại địa phương. Chủ động sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ phòng chống thiên tai, dịch bệnh và các nguồn tài chính hợp pháp khác cho công tác phòng, chống bệnh DTLCP; có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, vật tư, hóa chất để chủ động đối phó khi có dịch xảy ra.
- Theo dõi việc khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống dịch bệnh; thực hành tốt chăn nuôi an toàn sinh học để người chăn nuôi chủ động tự bảo vệ đàn lợn.
- Rà soát các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; kiên quyết không cho giết mổ nếu cơ sở hoạt động không phép hoặc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; tăng cường nhân lực cán bộ thú y cho việc kiểm soát giết mổ; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo Quyết định số 3158/QĐ-UBND ngày 31/12/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 và chủ động quỹ đất và có cơ chế đặc thù cho chủ đầu tư trong việc tìm và giao đất, vốn đầu tư để xây dựng cơ sở giết mổ động vật có hệ thống cấp đông, bảo quản lạnh, bảo quản mát đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- Triển khai tổ chức giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời xử lý không để lây lan ra diện rộng; điều tra, thống kê các số liệu về chăn nuôi lợn để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh; triển khai công tác tiêm phòng; chống dịch, vận chuyển, mua bán lợn và sản phẩm từ lợn trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Chỉ đạo việc thực hiện kiểm tra định kỳ cơ sở chăn nuôi gia súc giống; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; quy hoạch giết mổ tập trung; vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường trên địa bàn.
- Triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh DTLCP tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, huyện tới UBND cấp xã thuộc địa bàn quản lý để thực hiện.
- Thực hiện chế độ báo cáo dịch bệnh định kỳ và đột xuất theo quy định.
- Bố trí địa điểm cách ly để tổ chức cách ly, xử lý lợn bệnh, nghi nhiễm bệnh trong trường hợp phát hiện lợn bệnh, nghi nhiễm bệnh trên phương tiện đang chuyên chở qua các chốt kiểm dịch. Các điểm cách ly phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và kinh phí hoạt động theo các yêu cầu về phòng chống dịch và bảo vệ môi trường.
13. Các cơ sở và người chăn nuôi lợn: Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh động vật; thực hiện theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan Trung ương và địa phương được giao chủ trì, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức Hội, đoàn thể cấp tỉnh: Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hội, đoàn thể ở địa phương chủ động, tham gia cùng chính quyền các cấp, các Sở, ban, ngành liên quan trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật nói chung và bệnh DTLCP nói riêng có hiệu quả.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi việc thực hiện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị gửi văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo phù hợp./.
TT |
Hạng mục |
Tổng cộng |
Trong đó (triệu đồng) |
||
Cấp tỉnh |
Cấp huyện |
Cơ sở chăn nuôi |
|||
A |
Kinh phí một năm |
1.978 |
160 |
1.338 |
480 |
1 |
Tuyên truyền |
135 |
10 |
125 |
0 |
1.1 |
Chuyên mục tuyên truyền |
10 |
10 |
|
|
1.2 |
Sổ tay, tờ rơi hướng dẫn chăn nuôi A TSH (1triệu/xã) |
125 |
|
125 |
|
2 |
Giám sát, kiểm tra, xử lý dịch bệnh |
345 |
120 |
225 |
0 |
2.1 |
Giám sát vi rút dịch tả lợn Châu phi thông qua xét nghiệm: xét nghiệm vi rút bằng phương pháp RT-PCR: 522.000 đ/mẫu (theo Quyết định số 2461/QĐ-TYV3 ngày 04/11/2017 của Chi cục Thú y vùng III) + Vật tư lấy mẫu, vận chuyển mẫu, công lấy mẫu, xăng xe,...) |
85 |
85 |
0 |
|
2.2 |
Giám sát lâm sàng, kiểm tra dịch bệnh |
95 |
5 |
90 |
0 |
2.3 |
Bảo hộ an toàn sinh học: Quần áo bảo hộ giám sát dịch bệnh, lấy mẫu, găng tay, ủng, khẩu trang vô trùng |
165 |
30 |
135 |
|
4 |
Đào tạo tập huấn Tập huấn về bệnh DTLCP và ATSH trong chăn nuôi lợn (02 lớp/huyện x 13 triệu/lớp x 9 huyện) |
234 |
0 |
234 |
0 |
5 |
Công xử lý ổ dịch; xử lý lợn, sản phẩm lợn bị bệnh, lợn chết, lợn không rõ nguồn gốc lưu thông, vận chuyển, tiêu thụ và tại lò mổ (tiêu hủy, xử lý kỹ thuật, tiêu độc khử trùng...) |
100 |
10 |
90 |
|
6 |
Hóa chất, vôi bột thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường (50 triệu/huyện) |
750 |
0 |
450 |
300 |
6.1 |
Nơi nguy cơ cao |
450 |
0 |
450 |
|
6.2 |
Cơ sở chăn nuôi (vôi bột, hóa chất các loại) |
300 |
|
|
300 |
7 |
Xây dựng ATDB động vật: (Chi phí xét nghiệm và các khoản khác) |
360 |
20 |
160 |
180 |
8 |
Hội nghị sơ, tổng kết (5 triệu/huyện) |
45 |
0 |
45 |
|
B |
TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 |
9.890 |
800 |
6.690 |
2.400 |
Quyết định 2815/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 2815/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký: | Hà Sỹ Đồng |
Ngày ban hành: | 29/09/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2815/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025
Chưa có Video