Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2728/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG ĐỂ TUYỂN CHỌN, XÉT CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2014

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phsửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn c Thông tư 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 ca Chính phủ về khuyến nông;

Căn c Quyết định số 1258/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình Khuyến nông Trung ương trọng điểm giai đoạn 2013-2020;

Theo đề nghị ca Vụ trưởng Vụ Khoa hc, công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục chương trình, dự án Khuyến nông Trung ương để tuyển chọn, xét chọn thực hiện từ năm 2014 (theo phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì việc tổ chức tuyển chọn/xét chọn tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện dự án Khuyến nông Trung ương theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KHCN.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

DANH MỤC

DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG ĐỂ TUYỂN CHỌN, XÉT CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2728/QĐ-BNN-KHCN ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên dự án

Mục tiêu

Dự kiến kết quả

Địa điểm dự kiến

Thời gian thực hiện

Phương* thức tuyển chọn/xét chọn

I. Lĩnh vực trồng trọt

1.

Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

- Mục tiêu chung:

Ứng dụng đồng bộ các TBKT về trồng trọt, sau thu hoạch và tạo mô hình liên kết sản xuất trong chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp phục vụ chủ trương chuyển đổi 200.000 ha đất lúa kém hiệu quả của Chính phủ.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Thông qua mô hình ứng dụng đồng bộ các TBKT (giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật) và mô hình liên kết sản xuất để chuyển lúa sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.

+ Áp dụng công nghệ mới (thiết bị sấy tĩnh điều khiển tự động, làm sạch, bảo quản, cất trữ bằng công nghệ xy lô kết hợp điều biến khí) giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo tính đồng bộ trong mô hình chuyển đổi đất lúa theo chủ trương của Chính phủ

+ Nâng cao năng lực ứng dụng TBKT, hình thành mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp trong vùng chuyển đổi.

+ Mô hình có khả năng nhân rộng ra đại trà.

- Quy mô: 2000 ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô; 60 mô hình, gồm các thiết bị sấy, làm sạch, tạm trữ (60 máy sấy công suất từ 5 tấn/mẻ, làm sạch 0,5 - 1 tấn/giờ, 60 thiết bị cất trữ 3 tấn/1 thiết bị); 4300 hộ nông dân tham gia mô hình và được tập huấn; tổ chức tuyên truyền mở rộng cho khoảng 5.000 - 9.000 hộ nông dân khác.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Thu nhập của nông dân tham gia mô hình tăng tối thiểu 40% so với trước chuyển đổi

+ Phát triển nhân rộng mô hình cho các vùng chuyển đổi đất lúa

+ Giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 7%. Thu nhập của nông dân tham gia mô hình tăng trên 20% so với ngoài mô hình

+ Nông dân tham gia mô hình vận hành, bảo dưỡng máy hiệu quả, an toàn

+ Xây dựng được mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp đảm bảo khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ

+ Nông dân trong vùng chuyển đổi nắm vững và áp dụng tốt các TBKT được chuyển giao

+ Tổng kết kinh nghiệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nhân rộng ra sản xuất đại trà.

Một số tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long

2014-2016

Xét chọn/ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

2.

Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cà phê đạt hiệu quả, bền vững và được chứng nhận tại Tây Nguyên.

- Mục tiêu chung:

+ Phát triển sản xuất cà phê hiệu quả, bền vững và được chứng nhận thông qua ứng dụng đồng bộ các TBKT trong canh tác, thu hoạch nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất cà phê tại Tây Nguyên

+ Xây dựng mô hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân cho cây cà phê, góp phần xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cà phê hiệu quả, bền vững, tăng thu nhập cho người sản xuất

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn chứng nhận Utz certified/4C/VietGAP thông qua áp dụng đồng bộ các TBKT trong canh tác và thu hoạch nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển cà phê bền vững tại Tây Nguyên.

+ Mô hình tái canh: áp dụng đồng bộ các TBKT trong canh tác (giống, bón phân, bảo vệ thực vật ...) để đảm bảo tỷ lệ sống cao làm cơ sở cho việc đảm bảo năng suất cao và ổn định trong thời kỳ kinh doanh.

+ Mô hình thâm canh tổng hợp: sử dụng phân bón, nước tưới hợp lý, quản lý dịch hại tổng hợp và thu hái đúng kỹ thuật nâng cao chất lượng cà phê.

+ Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng TBKT trong sản xuất cà phê của nông dân vùng Tây Nguyên.

+ Khắc phục tình trạng thiếu nước trong sản xuất cà phê vào mùa khô hạn, kết hợp tưới nước với bón phân

+ Nhân rộng phát triển mô hình ra sản xuất

Quy mô: Thâm canh và tái canh khoảng 500 ha (200 ha tái canh, 300 ha thâm canh tổng hợp) và 50 mô hình tưới tiết kiệm nước cho 100 ha; số hộ tham gia mô hình và được tập huấn kỹ thuật khoảng 3000 hộ và 4000 nông dân được tham quan, hội thảo.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Mô hình thâm canh: năng suất đạt tối thiểu 4 tấn hạt/ha, hiệu quả cao hơn 30% so với sản xuất ngoài mô hình

+ Mô hình tái canh: đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống năm thứ 3 đạt trên 90%, không bị tái nhiễm bệnh.

+ Tiết kiệm 70% lượng nước tưới

+ Nông dân trong vùng sản xuất cà phê nắm vững và áp dụng tốt các TBKT được chuyển giao

- Tổng kết kinh nghiệm về tái canh, thâm canh cà phê để phổ biến, nhân rộng ra sản xuất đại trà.

Các tỉnh Tây Nguyên

2014-2016

Xét chọn/ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

3.

Xây dựng mô hình cải tạo, thâm canh tổng hợp điều nhằm nâng cao giá trị gia tăng, góp phần ổn định và phát triển điều bền vững.

- Xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ TBKT thâm canh tổng hợp (đốn tỉa, xen canh ca cao, bón phân hợp lý, phòng trừ sâu bệnh…) nhằm cải tạo, phục hồi các vườn điều già cỗi kém hiệu quả để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.

- Đào tạo, tập huấn và chuyển giao TBKT trong cải tạo vườn điều già cỗi

- Nhân rộng và phát triển mô hình

- Quy mô: 30 mô hình vườn cải tạo, với quy mô diện tích khoảng 600 ha áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp; 1.500 lượt người tham gia.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Mô hình thâm canh cải tạo vườn điều: tăng năng suất tối thiểu 50% so với ngoài mô hình

+ Hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 60 % so với ngoài mô hình

+ Nông dân trong vùng thực hiện dự án nắm vững, áp dụng hiệu quả các TBKT trong cải tạo vườn điều

- Tập huấn, chuyển giao các TBKT cho nông dân trong vùng nhằm mở rộng mô hình.

Một số tỉnh vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

2014-2016

Xét chọn/ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

4.

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa tại đồng bằng sông Cửu Long.

- Xây dựng mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và cung ứng hạt giống lúa thuần có phẩm cấp cho sản xuất nhằm nâng diện tích sử dụng hạt giống có phẩm cấp trong sản xuất góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Nâng cao kỹ năng sản xuất hạt giống và nhận thức về việc sử dụng giống lúa xác nhận cho người nông dân vùng ĐBSCL

- Hình thành mối liên kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ hạt giống lúa để tạo thành vùng, tổ liên kết chuyên sản xuất giống, nguồn cung cấp giống ổn định, chất lượng cho sản xuất nhằm tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận cho sản xuất đại trà.

- Quy mô: Diện tích mô hình khoảng 1.200 ha sản xuất giống lúa xác nhận 1, số hộ tham gia mô hình 1.000-1.200 hộ và 2.400 lượt người đến thăm quan, học tập.

- Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật:

+ Năng suất đạt trên 50 tạ/ha; giống đạt cấp xác nhận 1;

+ Đảm bảo cung cấp cho sản xuất 6.000 tấn lúa giống đạt tiêu chuẩn giống xác nhận 1

+ Tăng hiệu quả kinh tế trên 30% so với ngoài mô hình.

+ Tạo mối liên kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ hạt giống lúa.

- Phát triển nhân rộng sử dụng hạt giống lúa có phẩm cấp trong sản xuất đại trà

Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

2014-2016

Xét chọn/ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

5.

Phát triển mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 góp phần tăng tỷ lệ hạt giống sản xuất trong nước

- Xây dựng mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để sản xuất hạt giống lúa lai F1 góp phần nâng cao tỷ lệ hạt giống lúa lai trong nước, hạn chế nhập khẩu; chủ động và kiểm soát được chất lượng hạt giống; nâng cao hiệu quả trong sản xuất hạt giống, tăng sức cạnh tranh với hạt giống nhập khẩu;

- Quy mô: khoảng 2.500 ha mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 với các tổ hợp lai đang được sản xuất chủ lực trên đồng ruộng. Số hộ nông dân tham gia mô hình khoảng 10.000 hộ.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật:

+ Năng suất đạt trên 25 tạ/ha,

+ Hiệu quả kinh tế trong mô hình tăng trên 50% so với sản xuất lúa thương phẩm.

+ Hình thành mối liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hạt giống lúa; Tổng kết kinh nghiệm sản xuất để nhân rộng mô hình.

Một số tỉnh thuộc vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1: vùng miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng

2014-2016

Xét chọn/ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

6.

Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa

Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, giảm chi phí đầu vào (giống xác nhận, vật tư sản xuất, thuốc BVTV, công lao động..); đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa

- Quy mô: 60 mô hình với tổng diện tích khoảng 2500 ha ; tp huấn kỹ thuật 6500 lượt nông dân

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Năng suất đạt 55 tạ/ha, lợi nhuận trong mô hình cao hơn 15 % so với ngoài mô hình

+ Gạo đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

2014-2016

Xét chọn/ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

7.

Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất lúa ở các tỉnh miền núi phía Bắc

- Áp dụng đồng bộ các TBKT trong thâm canh lúa (giống mới, giống xác nhận, bón phân hợp lý, bảo vệ thực vật) nhằm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất

- Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng TBKT trong sản xuất lúa cho nông dân

Quy mô: 45 mô hình với tổng diện tích khoảng 1000 ha ; 5000 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật

- Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật

+ Năng suất lúa tăng tối thiểu 20%, hiệu quả sản xuất tăng trên 30 % so với ngoài mô hình

+ Nông dân trong vùng thực hiện dự án nắm vững, áp dụng hiệu quả các TBKT trong thâm canh lúa

+ Nhân rộng mô hình ra sản xuất đại trà

Các tỉnh miền núi phía Bắc

2014-2016

Xét chọn/ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

8.

Xây dựng mô hình sản xuất thanh long được chứng nhận an toàn thực phẩm

- Xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ các TBKT về canh tác (giống mới, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, điều chỉnh ra hoa…), bảo vệ thực vật để xây dựng mô hình sản xuất đạt chứng nhận VietGAP/GlobleGAP nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất thanh long

- Liên kết giữa người trồng thanh long và doanh nghiệp tiêu thụ trái cây

- Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng TBKT trong sản xuất và mở rộng mô hình

- Quy mô: Xây dựng khoảng 350-400 ha được chứng nhận VietGAP/Globle GAP với khoảng 1.000 hộ nông dân tham gia.

- Hiệu quả mô hình:

+ Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng trên 20% so với sản xuất đại trà

+ Hình thành mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp nhằm đảm bảo khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.

+ Nông dân nắm vững và áp dụng thành thạo các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao

+ Tổng kết kinh nghiệm từ mô hình để giới thiệu nhân rộng cho sản xuất đại trà.

Một số tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Nam Bộ

2014-2016

Tuyển chọn

9.

Xây dựng Mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp

- Xây dựng mô hình ứng dụng các TBKT trong sản xuất mía: Sử dụng giống mới có năng suất cao, trữ đường cao, thực hiện luân canh và trồng xen vụ, chống chịu tốt một số loài sâu bệnh phổ biến kết hợp với các biện pháp thâm canh tổng hợp (làm đất, bón phân, tưới nước, quản lý dịch hại tổng hợp) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân

- Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng TBKT trong sản xuất mía và mở rộng mô hình

- Quy mô:

+ 24 mô hình với quy mô 360 ha; tổ chức 24 lớp tập huấn cho khoảng 720 lượt hộ nông dân và 24 hội nghị thăm quan cho 2.400 lượt người đến thăm quan, học tập.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Năng suất tăng tối thiểu 20% so với ngoài mô hình, trữ đường đạt trên 11%.

+ Tăng hiệu quả kinh tế trên 30 % cho các hộ trồng mía trong mô hình

+ Tập huấn chuyển giao giống mới, TBKT về thâm canh, bảo vệ thực vật, kỹ thuật thu hoạch và mở rộng mô hình cho nông dân ở vùng trồng mía trọng điểm

Các vùng trồng mía trọng điểm phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên

2014-2016

Tuyển chọn

10.

Xây dựng mô hình sản xuất chè thâm canh được chứng nhận chất lượng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

- Sản xuất chè an toàn được chứng nhận chất lượng (vietGAP/UTZ certified/Raint forest...) thông qua áp dụng đồng bộ các TBKT (giống và kỹ thuật canh tác, thu hái, sơ chế) quản lý sâu, bệnh tổng hợp để tăng năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm nâng cao thu nhập cho nông dân.

- Hình thành mối liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp trong trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè an toàn cho nông dân

+ Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng các TBKT trong sản xuất chè bền vững theo các tiêu chuẩn đạt chất lượng an toàn sản phẩm.

+ Nhân rộng và mở rộng mô hình

- Quy mô: Trồng thay thế với quy mô diện tích từ 50-60 ha chè giống mới và 150-180 ha chè thâm canh. Số hộ tham gia mô hình 900-1.000 hộ.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Mô hình thâm canh chè đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 20% so với sản xuất đại trà

+ Mô hình trồng chè giống mới tỉ lệ cây sống đạt trên 95%. Năng suất vườn chè tăng 20-25% so với đại trà.

+ Hình thành liên kết giữa người trồng chè với doanh nghiệp trong sản sản xuất và tiêu thụ chè sạch

+ Nông dân nắm vững và áp dụng thành thạo các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao

+ Tổng kết kinh nghiệm của mô hình để khuyến cáo nhân rộng.

Một số tỉnh vùng miền núi phía Bắc và Lâm Đồng

2014-2016

Xét chọn/ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)

II. Lĩnh vực chăn nuôi - thú y

11.

Mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP trong nông hộ

- Nâng cao chất lượng giống bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh lợn đực giống ngoại hoặc lai chất lượng cao (giống Pietran, Duroc, Yorkhire, Landrace…) thay thế lợn đực giống không đảm bảo chất lượng trong nông hộ, nhằm tăng tỷ lệ sống của lợn con cho các đàn lợn nái, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi

- Phát triển mạng lưới thú y cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức người dân về phòng, phát hiện sớm, quản lý tốt, hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong chăn nuôi

- Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về công tác giống và chăn nuôi an toàn sinh học

- Quy mô: 300 lợn đực giống chất lượng (có nguồn gốc xuất xứ) ứng với 6.000 - 7.500 con cái được thụ tinh nhân tạo, tăng số lượng nái được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo (khoảng 70% số nái) tại các tỉnh thực hiện dự án; tập huấn, chuyển giao kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho khoảng 1.800 nông dân

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia mô hình tăng từ 7-10% so với ngoài mô hình

+ 90% số hộ chăn nuôi theo hướng VietGAP

+ Cung cấp tinh cho các hộ ngoài mô hình

- Xây dựng và phát triển mạng lưới thú y cộng đồng và tủ thuốc thú y cộng đồng tại các xã triển khai dự án

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nông thôn, phát triển mở rộng mô hình

Cả nước

2014-2016

Tuyển chọn

12.

Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ

- Áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh bò đực máu ngoại cao (thuộc nhóm Zebu, Droughtmaste…) nhằm cải tạo tầm vóc bò địa phương;

- Vỗ béo bò thịt nhằm nâng cao năng suất thịt, tăng hiệu quả trong chăn nuôi bò nông hộ.

- Phát triển mở rộng mô hình

- Quy mô: 3.000 con cái được thụ tinh nhân tạo và vỗ béo khoảng 2000 con bò thịt; đào tạo huấn luyện cho 1.800 lượt nông dân (trong đó đào tạo được 100 dẫn tinh viên lành nghề) và 1000 lượt nông dân được thăm quan học tập.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật:

+ Tăng tỷ lệ phối giống có chửa cho bò cái bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo đạt ≥ 65% tại các mô hình áp dụng.

- Khối lượng bê sơ sinh ≥ 20 kg; Tỷ lệ nuôi sống đến 6 tháng tuổi ≥ 93%

+ Tăng trọng bình quân trên 700 gr/ngày

- Hiệu quả kinh tế chăn nuôi tăng 10 - 15%.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nông thôn, phát triển mở rộng mô hình

Cả nước

2014-2016

Tuyển chọn

13.

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu (TP421, TP412, Ri vàng rơm, Lương phượng LV...) có năng suất, chất lượng, an toàn sinh học và dịch bệnh trong chăn nuôi nông hộ và trang trại

- Chuyển giao nhanh một số giống gà được công nhận góp phần chủ động nguồn giống chất lượng, có nguồn gốc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt, hạn chế dịch bệnh phục vụ chăn nuôi nông hộ và trang trại

- Nâng cao nhận thức, khả năng áp dụng TBKT cho người chăn nuôi.

- Xây dựng mô hình nuôi gà ATSH với qui mô 90.000 con gà thương phẩm; đào tạo tập huấn kỹ thuật cho 1.000 lượt nông dân và 1.000 lượt nông dân được thăm quan học tập để nhân rộng mô hình.

- Tỷ lệ nuôi sống đến 9 tuần tuổi ≥ 97%; Khối lượng xuất chuồng ≥ 2,3 kg/con; tiêu tốn ≤ 2,4 kg TĂ/kg tăng khối lượng.

- 100% hộ tham gia mô hình an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; Tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi trên 10% so với sản xuất đại trà.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nông thôn, phát triển mở rộng mô hình

Miền Bắc, miền Trung

2014-2016

Tuyển chọn

14.

Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc.

- Cung cấp con giống gia cầm tại chỗ đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn giống, có nguồn gốc, góp phần giảm tỉ lệ gia cầm nhập lậu tại các tỉnh biên giới phía Bắc.

- Nâng cao năng lực sản xuất giống gia cầm tại chỗ cho các cơ sở sản xuất giống và kỹ thuật chăn nuôi cho hộ chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn dịch bệnh

- Quy mô thực hiện: xây dựng 14 cơ sở ấp trứng gia cầm (14 máy ấp, 14 máy nở), 28.000 con gà, vịt bố mẹ (gà LV, TP, Ri lai, Ai cập, vịt SM, …) đảm bảo cung cấp 1,4 triệu con gà, vịt giống thương phẩm đảm bảo tiêu chuẩn; 1.000 nông dân được tập huấn kỹ thuật và tham quan học tập cho các địa phương;

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật:

+ Tỷ lệ nuôi sống đến lúc đẻ ≥ 90%; Năng suất trứng/mái ≥ 170-220 quả;

+ Tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi trên 10% so với sản xuất đại trà.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nông thôn, phát triển mở rộng mô hình

7 tỉnh biên giới phía Bắc

2014-2016

Xét chọn/ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

III. Lĩnh vực thủy sản

15.

Xây dựng mô hình hiện đại hóa đội tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ.

Xây dựng mô hình hiện đại hóa đội liên kết giữa tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần xa bờ nhằm tăng sản lượng, năng suất và thời gian khai thác trên biển, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, góp phần phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo.

Quy mô: Xây dựng 40 - 45 mô hình hầm bảo quản lạnh (bằng vật liệu PU bọc inox) trên tàu dịch vụ hậu cần xa bờ; xây dựng 45-60 mô hình trên đội tàu đánh bắt xa bờ gồm các thiết bị như máy dò ngang góc phát rộng 450 và máy dò ngang góc phát 100, Radar hàng hải (thang đo 48 - 72 hải lý) và máy thông tin liên lạc. Đào tạo, tập huấn cho trên 2.000 ngư dân, thuyền trưởng, chủ tàu về quy trình, phương pháp bảo quản mới; sử dụng máy dò ngang, Radar hàng hải, máy thông tin liên lạc

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Hầm bảo quản lạnh bằng vật liệu PU bọc inox đảm bảo giảm hao hụt chất lượng SP xuống 15%; nâng cao hiệu suất sử dụng nước đá lên 95%) trên tàu dịch vụ hậu cần xa bờ

+ Máy dò ngang, radar hàng hải và máy thông tin liên lạc trên đội tàu đánh bắt xa bờ đảm bảo: tiết kiệm nguyên liệu, tăng hiệu quả đánh bắt so với tàu chưa được lắp máy dò ngang 50% - 100%)

+ An toàn hàng hải, cứu hộ, cảnh báo tàu lạ xâm nhập lãnh hải, cảnh báo đâm va, bảo vệ lưới…; và thông tin liên lạc trong nội bộ, với đất liền và các lực lượng chuyên trách.

- Ngư dân nắm vững và thao tác thành thạo, an toàn máy, thiết bị.

- Xây dựng đĩa hình giới thiệu việc ứng dụng các thiết bị cho các đội tàu.

Các đội khai thác xa bờ (ưu tiên các đội tàu khai thác xa bờ tại ngư trường khu vực nhà sàn DK1, Trường Sa, Hoàng Sa)

2014 - 2016

Tuyển chọn

16.

Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm chân trắng theo VietGAP.

Áp dụng quy phạm VietGAP vào các mô hình nuôi tôm sú, tôm chân trắng nhằm hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Quy mô: Xây dựng 30 - 40 mô hình mỗi loại theo hướng VietGAP. Quy mô tối thiểu 3 ha/mô hình (đối với nuôi tôm sú); 2 ha/mô hình (đối với tôm thẻ chân trắng); quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng VietGAP; Đào tạo chuyển giao cho 2.500 hộ dân.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Tăng năng suất các mô hình nuôi tôm từ 10-15% (Năng suất ≥ 1 tấn/ha/vụ đối với tôm sú quảng canh cải tiến. ≥ 10 tấn/ha/vụ đối với tôm chân trắng theo kiểu công nghiệp) đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt trên 80% tiêu chí của VietGAP;

+ Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng các TBKT trong nuôi tôm sú, tôm chân trắng của hộ nuôi trồng thủy sản ven biển

- Thông tin tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình, các ấn phẩm khuyến ngư

Các tỉnh ven biển

2014 - 2016

Tuyển chọn

17.

Xây dựng mô hình sản xuất ngao giống.

Phát triển các mô hình sản xuất ngao giống nhằm chủ động nguồn giống, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng con giống, đẩy mạnh khả năng sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu và phát triển kinh tế khu vực duyên hải Bắc, Bắc trung bộ và Nam bộ.

- Quy mô: 15-20 mô hình sản xuất giống; Tập huấn cho 600 hộ dân về mô hình sản xuất ngao giống đạt yêu cầu kỹ thuật.

+ Ương ngao cám cấp I (0,5mm) lên cấp II (0,8-1cm)

+ Tỷ lệ sống > 50%

- Thông tin, tuyên truyền, tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật sản xuất ngao giống.

Các tỉnh ven biển khu vực Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam bộ

2014-2016

Tuyển chọn

IV. Lĩnh vực khuyến lâm

 

 

 

 

18.

Mô hình thâm canh rừng kinh tế bằng một số giống bạch đàn lai, keo tai tượng và keo lai

- Chuyển giao nhanh các giống mới (UE24, UE27, UP35, UP54, UP97, UP99, BV33, BV75, AH7, TB1, TB11, UP72, UP95, keo tai tượng M5) và các TBKT về thâm canh rừng sản xuất (làm đất toàn diện, cây giống, bón phân cân đối, trồng thuần, tập trung mang tính hàng hóa) góp phần tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến gỗ và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tăng thu nhập cho người trồng rừng kinh tế.

- Nâng cao nhận thức người dân về trồng rừng thâm canh các giống mới

Quy mô: Xây dựng 2.000 ha thâm canh rừng trồng bằng các giống bạch đàn lai, keo tai tượng và keo lai mới được công nhận; Tập huấn cho 2.000 hộ tham gia, thông tin tuyên truyền và tổ chức thăm quan cho 2.000 lượt người

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật:

+ Tỷ lệ sống trên 90%, năng suất đạt tối thiểu đối với bạch đàn lai: 18m3/ha/năm; các giống keo: 20m3/ha/năm, năng suất tăng tối thiểu 20 % so với giống cũ

+ Tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh các giống, và giới thiệu các giống mới được công nhận cho sản xut

+ Thông tin tuyên truyền và tổ chức thăm quan, mở rộng mô hình

Các tỉnh miền núi phía Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên.

2014-2016

Tuyển chọn

B. DỰ ÁN ĐỂ XÉT CHỌN

I. Lĩnh vực trồng trọt

19.

Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất lúa ở các tỉnh miền núi phía Bắc

- Áp dụng đồng bộ các TBKT trong thâm canh lúa (giống mới, giống xác nhận, bón phân hợp lý) và bảo vệ thực vật nhằm tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất lúa

- Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng TBKT trong sản xuất lúa cho nông dân

Quy mô: 3 mô hình với tổng diện tích khoảng 60 ha; tập huấn kỹ thuật 600 lượt nông dân

- Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật

+ Năng suất lúa tăng tối thiểu 20%, hiệu quả sản xuất tăng trên 30 % so với ngoài mô hình

+ Nông dân trong vùng thực hiện dự án nắm vững, áp dụng hiệu quả các TBKT trong thâm canh lúa

+ Nhân rộng mô hình vào sản xuất đại trà

Một số tỉnh miền núi phía Bắc

2014 - 2016

Xét chọn/Hội Nông dân Việt Nam

20.

Xây dựng mô hình sản xuất thanh long theo chứng nhận an toàn thực phẩm

- Xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ các TBKT về canh tác (giống mới, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, điều chỉnh ra hoa…), bảo vệ thực vật để xây dựng mô hình sản xuất theo VietGAP/ GlobleGAP nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất thanh long

- Liên kết giữa người trồng thanh long và doanh nghiệp tiêu thụ trái cây

- Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng TBKT trong sản xuất và mở rộng mô hình

- Quy mô: Xây dựng khoảng 30 ha theo VietGAP/GlobleGAP với khoảng 600 hộ nông dân tham gia hoặc được tập huấn.

- Hiệu quả mô hình:

+ Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng trên 20% so với sản xuất đại trà

+ Hình thành mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp nhằm đảm bảo khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.

+ Nông dân nắm vững và áp dụng thành thạo các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao

+ Tổng kết kinh nghiệm từ mô hình để giới thiệu nhân rộng cho sản xuất đại trà.

Một số tỉnh phía Bắc

2014 - 2016

Xét chọn/Hội Làm Vườn Việt Nam

21.

Mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp mía phục vụ chế biến đường công nghiệp

- Xây dựng mô hình ứng dụng các TBKT trong sản xuất mía: Sử dụng giống mới có năng suất cao, chữ đường cao, thực hiện luân canh và trồng xen vụ, chống chịu tốt một số loài sâu bệnh phổ biến kết hợp với các biện pháp thâm canh tổng hợp (làm đất, bón phân, tưới nước, quản lý dịch hại tổng hợp) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tăng thu nhập cho người dân

- Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng TBKT trong sản xuất mía và mở rộng mô hình

- Quy mô:

+ Thâm canh mía: quy mô 90 ha; tổ chức tập huấn cho khoảng 600 lượt hộ nông dân và 600 lượt người đến thăm quan, học tập.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Mô hình: năng suất tăng tối thiểu 20% so với ngoài mô hình, chữ đường đạt > 11 CCS.

+ Tăng hiệu quả kinh tế trên 30 % cho các hộ trồng mía trong mô hình

+ Tập huấn chuyển giao TBKT về thâm canh, bảo vệ thực vật, kỹ thuật thu hoạch cho nông dân trồng mía trọng điểm

Một số tỉnh trồng mía trọng điểm phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên

2014 - 2016

Xét chọn/Hội Nông dân Việt Nam

22.

Xây dựng mô hình ứng dụng các TBKT nông nghiệp nhằm chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi góp phần tăng thu nhập cho người dân

- Áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh bò đực máu ngoại cao (thuộc nhóm Zebu, Droughtmaste…) nhằm cải tạo tầm vóc bò địa phương;

- Áp dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn tại chỗ phục vụ nhu cầu rau xanh cho bộ đội và nhân dân ngoài đảo

 

- Quy mô: Mô hình sản xuất rau an toàn quy mô 6-8 ha/năm; 3 bò đực và 60 bò cái; 100 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi bò sinh sản.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật:

+ Tỷ lệ có chửa/tổng số bò phối giống ≥ 65%;

+ Khối lượng bê sơ sinh ≥ 20 kg; Tỷ lệ nuôi sống đến 6 tháng tuổi ≥ 93%

+ Năng suất rau tối thiểu bằng sản xuất đại trà cùng chủng loại, chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn ATTP.

+ Hiệu quả kinh tế trồng trọt chăn nuôi tăng trên 15% so với sản xuất đại trà

Huyện đảo Bạch Long Vĩ Hải Phòng, Huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang

2014 - 2016

Xét chọn/ Đoàn thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT

II. Lĩnh vực chăn nuôi - thú y

23.

Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ

- Áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh bò đực máu ngoại cao (thuộc nhóm Zebu, Droughtmaste…) nhằm cải tạo tầm vóc bò địa phương;

- Vỗ béo bò thịt nhằm tăng năng suất thịt, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bò nông hộ.

- Phát triển mở rộng mô hình

- Quy mô: 150 con cái được thụ tinh nhân tạo và vỗ béo khoảng 100 con bò thịt; đào tạo huấn luyện cho 500 lượt nông dân và 500 lượt nông dân được thăm quan học tập.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật:

+ Tăng tỷ lệ phối giống có chửa cho bò cái bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo đạt ≥ 65% tại các mô hình áp dụng.

- Khối lượng bê sơ sinh ≥ 20 kg; Tỷ lệ nuôi sống đến 6 tháng tuổi ≥ 93%

+ Tăng trọng bình quân trên 700 gr/ngày

- Hiệu quả kinh tế chăn nuôi tăng 10 - 15% so với trước đây.

- Một số tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc

2014 - 2016

Xét chọn/ Hội Cựu chiến binh

24.

Mô hình nhân rộng lợn pietrain kháng stress và lợn lai PiDu vào phục vụ sản xuất lợn siêu nạc ở miền Bắc

- Nhân rộng các giống lợn Pitrain kháng stress, con lai Pidu 50 (50% máu Pietrain, 50% máu Duroc) và con lai 75 (70% máu Pietrain, 25% máu Duroc) làm đực cuối cùng, phục vụ sản xuất có khả năng tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt, được thị trường ưa chuộng

- Góp phần định hướng phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững

- Nâng cao trình độ, nhận thức của người chăn nuôi theo hướng công nghiệp.

-Có khả năng nhân rộng phục vụ sản xuất

- Quy mô: 30 lợn đực; số người tập huấn 200 lượt người, tham quan 200 lượt người;

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Tuổi bắt đầu khai thác ≥ 10 tháng, 1 đực TTNT cho 200 - 250 cái, sản xuất 800 liều tinh/năm;

+ Hiệu quả kinh tế chăn nuôi tăng trên 15% so với sản xuất đại trà

Một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng

2014 - 2016

Xét chọn/ Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

25.

Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ

- Sử dụng tinh bò đực máu ngoại cao (thuộc nhóm Zebu, Droughtmaste…) nhằm cải tạo tầm vóc bò địa phương;

- Vỗ béo bò thịt nhằm nâng cao năng suất thịt, hiệu quả trong chăn nuôi bò nông hộ.

- Thay đổi nhận thức tập quán chăn nuôi quảng canh, phương pháp chăn thả tự do truyền thống, nâng cao trình độ, nhận thức của người chăn nuôi vùng khó khăn nhằm góp phần cải tạo chất lượng đàn bò địa phương,

- Phát triển mở rộng mô hình

- Quy mô: 150 con cái được thụ tinh nhân tạo và vỗ béo khoảng 100 con bò thịt; đào tạo huấn luyện cho 500 lượt nông dân và 500 lượt nông dân được thăm quan học tập.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật:

+ Tăng tỷ lệ phối giống có chửa cho bò cái bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo đạt ≥ 65% tại các mô hình áp dụng.

- Khối lượng bê sơ sinh ≥ 20 kg; Tỷ lệ nuôi sống đến 6 tháng tuổi ≥ 93%

+ Tăng trọng bình quân trên 700 gr/ngày

- Hiệu quả kinh tế chăn nuôi tăng 10 - 15% so với trước đây.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nông thôn, phát triển mở rộng mô hình

- Một số tỉnh miền Trung

2014 - 2016

Xét chọn/Hội làm vườn Việt Nam

III. Lĩnh vực thủy sản

 

 

 

 

26.

Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm chân trắng theo VietGAP.

Áp dụng quy phạm VietGAP vào các mô hình nuôi tôm sú, tôm chân trắng nhằm hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Quy mô: Xây dựng 12 mô hình; Quy mô tối thiểu 3 ha/mô hình (đối với nuôi tôm sú); Quy mô tối thiểu 2 ha/mô hình (đối với nuôi tôm chân trắng); Đào tạo tập huấn chuyển giao cho 500 hộ dân

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật

+ Tăng năng suất các mô hình nuôi tôm từ 10-15% (Năng suất ≥ 1 tấn/ha/vụ đối với tôm sú, ≥ 10 tấn/ha/vụ đối với tôm chân trắng) đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt trên 80% tiêu chí của VietGAP;

+ Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng các TBKT trong nuôi tôm sú, tôm chân trắng của hộ nuôi trồng thủy sản ven biển

- Thông tin tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình, các ấn phẩm khuyến ngư.

Một số tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông hồng

2014 - 2016

Xét chọn/Hội làm vườn Việt Nam

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2728/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 về phê duyệt Danh mục chương trình, dự án Khuyến nông Trung ương để tuyển chọn, xét chọn thực hiện từ năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 2728/QĐ-BNN-KHCN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 18/11/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2728/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 về phê duyệt Danh mục chương trình, dự án Khuyến nông Trung ương để tuyển chọn, xét chọn thực hiện từ năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…