Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2664/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, GIAI ĐOẠN 2021-2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ, ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học - công nghệ của cả nước giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1473/TTr-SKHCN ngày 30 tháng 8 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi là Chương trình).

I. MỤC TIÊU

1. Đến năm 2025

- Giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ hàng năm tăng bình quân đạt 25%, trên 30% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 15%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 30%. Tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn tỉnh đạt trên 35% trong tng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.

- Hình thành và phát triển 01 đến 02 tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ.

- Hỗ trợ thương mại hóa 30% kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Có 10 doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

- Có 10-15 công nghệ/sản phẩm/sáng chế được chuyển giao và có nguồn thu.

- Hỗ trợ ít nhất 150 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, công nghệ và thiết bị tại các sự kiện khoa học và công nghệ (KH&CN) trong và ngoài tỉnh.

- Phát triển Đại học Huế trở thành trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ mạnh của cả nước.

2. Đến năm 2030

- Giá trị giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ hàng năm tăng mạnh, bình quân đạt 30%, trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 20%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 35%. Tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn tỉnh đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.

- Phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ: trên 05 tổ chức trung gian và phấn đấu 01 mạng lưới tổ chức trung gian chuyên sâu cho một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

- Số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường. 1 Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng của thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian trong và ngoài nước.

- Phát triển Đại học Huế trở thành trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ mạnh của khu vực Đông Nam Á.

- Hỗ trợ thương mại hóa 50% kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Có 20 doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn lỉnh.

- Có 15-20 công nghệ/sản phẩm/sáng chế dược chuyển giao và có nguồn thu.

- Hỗ trợ ít nhất 250 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, công nghệ và thiết bị tại các sự kiện KH&CN trong và ngoài tnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển thị trường khoa học và công nghệ

a) Rà soát, hoàn thiện chính sách về thị trường khoa học và công nghệ, thúc đẩy các giao dịch hàng hóa khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

b) Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường khoa học và công nghệ; cơ chế liên thông thị trường khoa học và công nghệ với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính và lao động; cơ chế đẩy mạnh hp tác viện, trường - doanh nghiệp; chính sách thương mại hoá, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, như: Xây dựng các chính sách hỗ trợ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao sáng chế, giải pháp hữu ích, chuyển giao công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh; chính sách hỗ trợ kết nối giữa trường đại học và tổ chức, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm liên quan nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển sản phẩm, hàng hóa dựa trên công nghệ mới, công nghệ tiên tiến,...

c) Nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả chuyên gia khoa học và công nghệ là người nước ngoài và chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

d) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2030.

c) Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KH&CN phát triển và tiếp cận các chính sách, nguồn vốn Quỳ Phát triển KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Thúc đẩy phát triển nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

a) Điều tra, thống kê, đánh giá nhu cầu công nghệ, năng lực giải mã, hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cu công nghệ.

b) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trích lập Quỹ khoa học và công nghệ theo quy định. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ doanh nghiệp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp.

c) Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp - viện, trường theo hướng đặt hàng công nghệ hoặc hình thành dự án nghiên cứu, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Hỗ trợ hoạt động dôi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

d) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đánh giá, định giá, thẩm định giá công nghệ; tìm kiếm, lựa chọn và tiếp nhận, thử nghiệm công nghệ; khai thác, phát triển tài sản trí tuệ.

d) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư công nghệ cao trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm. Xây dựng Khu IT Park tại Khu đô thị An Vân Dương và đầu tư hạ tầng Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Triển khai các Chương trình, dự án như: ng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia vồ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030; chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025,...để thúc đẩy nguồn cầu công nghệ; Triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân trên địa tỉnh đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ theo Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

c) Tạo áp lực cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công ngh, tăng năng suất lao động. Mở rộng và nâng cao hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm; hài hoà với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.

3. Thúc đẩy phát triển nguồn cung của thị trường khoa học và công nghệ

a) Cơ cấu các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ khoa học và công nghệ triển khai trên địa bàn tỉnh theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, gn với chui giá trị sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường.

b) Triển khai các biện pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ; nhập khẩu, giải mã các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, ưu tiên công nghệ tcác nước phát triển, có tiềm năng tác động lớn và lan tỏa, trước hếtđối với một số lĩnh vực công nghiệp/ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

c) Hỗ trợ thương mại hoá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; ưu tiên hỗ trợ các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ, cơ giới hoá, chế biến sâu trong nông nghiệp, sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, sản phẩm làng nghề, dược liệu, thực phẩm, sản phẩm khởi nghiệp, ý tưởng, dự án khởi nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm có khả năng thương mại hóa,...của tỉnh phục vụ yêu cầu phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp; phát triển vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

d) Phát triển mạng lưới chuyên gia người Việt Nam ớ nước ngoài, chuyên gia khoa học và công nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

d) Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, công nghệ quản lý, chuẩn hóa các sản phẩm được hình thành từ quá trình nghiên cứu KH&CN, sản xuất sn phẩm mẫu; thử nghiệm thị trường sản phẩm KH&CN nhằm đưa vào giao dịch trên thị trường KH&CN của tỉnh.

c) Htrợ chuyển giao công nghệ; hoàn thiện, cải tiến, đổi mới công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao; hoàn thiện, đổi mới dây chuyền sản xuất để thực hiện các dự án nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp.

g) Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chương trình đổi mới công nghệ; chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chủ lực; chương trình phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng thương hiệu,...

4. Phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ

a) Đẩy mạnh hình thành và phát triển một số tổ chức trung gian có vai trò đầu mối, cung cấp các dịch vụ có tính hệ thống vthị trường khoa học và công nghệ, như: trung tâm giao dịch công nghệ; trung tâm xúc tiến chuyển giao công nghệ; trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo; cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN,...

b) Hỗ trợ hình thành và phát triển một số tổ chức tư vấn, đánh giá, định giá, giám định công nghệ, máy móc, thiết bị, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ, hạt nhân, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thông tin KH&CN.

c) Nâng cao năng lực hoạt động các tổ chức trung gian nhất là các tổ chức trung gian thuộc tổ chức khoa học và công nghệ lớn, đa ngành và gắn với các ngành hàng chủ lực của tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ thuộc khu vực tư nhân.

d) Phát triển mạng lưới tổ chức trung gian trên cơ skết nối các sàn giao dịch công nghệ, các tổ dịch vụ khoa học và công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp với các trung tâm ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ.

d) Hỗ trợ nâng cao năng lực tham gia phát triển thị trường KH&CN của các tổ chức KH&CN hiện có của tỉnh nhằm góp phần tăng nhanh số lượng các giao dịch công nghệ trên thị trường KH&CN của tỉnh.

5. Tăng cường hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ

a) Đẩy mạnh tổ chức các sự kiện xúc tiến thị trường KH&CN quy mô cấp tỉnh, vùng, quốc gia; quảng bá thị trường khoa học, công nghệ và đôi mới sáng tạo; lồng ghép, phối hợp với các sự kiện xúc tiến thương mại và đầu tư theo phương thức trực tuyến, trực tiếp hoặc cả hai phương thức trực tuyến và trực tiếp.

b) Tăng cường xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ tại các thị trường có nhiều nguồn cung công nghệ cao, tiên tiến và thân thiện môi trường, các thị trường tiềm năng mà Việt Nam có lợi thế thông qua các hiệp định thương mại tự do.

c) Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có công nghệ mới được tạo ra trong nước công bố, trình diễn, giới thiệu, tham gia chợ, hội chợ công nghệ trong nước, ngoài nước.

d) Tăng mi liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức nghiên cứu và phát triển, nhà đầu tư và doanh nghiệp đổ thúc đẩy tăng giá trị giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ trên thị trường KH&CN của tỉnh.

đ) Tổ chức, tham gia các sự kiện nhằm phát triển thị trường KH&CN như sau: Hội nghị chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động triển lãm kết nối cung - cầu công nghệ, Chợ công nghệ và thiết bị, ngày hội đầu tư thương mại hóa công nghệ, triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm KH&CN tiềm năng thương mại, ngày hội chuyn đi s, diễn đàn Hue Innovation Day, ngày hội khởi nghiệp, các sự kiện triển lãm trong và ngoài nước.

c) Tổ chức đoàn đi học tập kinh nghiệm về phát triển thị trường KH&CN tại một số tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.

6. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, truyền thông và hội nhập quốc tế về thị trường khoa học và công nghệ

a) Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức trung gian; đội ngũ tư vấn viên về dịch vụ chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo cho các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức trung gian thị trường KH&CN và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước vthị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

b) Tăng cường công tác truyền thông nhm nâng cao nhận thức xã hội và quảng bá thành tựu phát triển thị trường khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

c) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác về thị trường khoa học và công nghệ, kết nối thị trường khoa học và công nghệ của tỉnh với thị trường khoa học và công nghệ trong và ngoài nước.

d) Tạo mối liên kết giữa mạng lưới tư vấn viên về dịch vụ chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp, tổ chức trung gian của thị trường KH&CN nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong các giao dịch công nghệ

d) Xây dựng các chương trình truyền thông với nội dung liên quan vphát triển thị trường KH&CN trên các phương tiện báo, đài truyền hình, mạng xã hội, Cổng thông tin điện tử, gồm: Phối hợp cả báo hình, báo điện tử và báo viết, xây dựng các chuyên mục, đối thoại và phóng sự KH&CN; tổ chức giao lưu đối thoại giữa doanh nghiệp, nhà sáng chế, với sàn giao dịch công nghệ, chuyên gia tư vấn, nhà đầu tư.

c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, diễn đàn giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp trong việc chuyển giao, ứng dụng KH&CN cho các cá nhân và tổ chức trên địa bàn tỉnh.

g) Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ, kỹ năng vận hành khai thác hiệu quả các công nghệ, phát triển sản phẩm dựa trên công nghệ.

7. Phát triển hạ tầng của thị trường khoa học và công nghệ

a) Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tàng của thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; xây dựng, kết nối với Cổng thông tin quốc gia, cơ sở dữ liệu và nền tảng kỹ thuật tích hp dùng chung về thị trường khoa học và công nghệ. Từng bước liên thông, tích hợp với các nền tảng kỹ thuật về thị trường khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế.

b) Ứng dụng các công cụ phân tích, thống kê, số hóa và xử lý dliệu công nghệ; quản trị giao dịch và kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ.

c) Đầu tư, phát triển sàn giao dịch công nghệ của tỉnh có vai trò đầu mối mạng lưới, hỗ trợ hiệu quả cho các tổ chức trung gian khác thực hiện các dịch vụ tư vấn, môi giới về thị trường khoa học và công nghệ.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn: ngân sách nhà nước; vốn và tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định này thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ thuộc nội dung Chương trình; chủ trì, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hằng năm để thực hiện Chương trình.

- Tổ chức quản lý và triển khai thực hiện Chương trình theo các quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ và tài chính đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo thẩm quyền.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh triển khai các hoạt động nhằm phát triển thị trường KH&CN, chủ động đề xuất nội dung cho phát triển thị trường KH&CN.

- Tổng hợp tình hình thực hiện, định kỳ hàng năm và theo yêu cầu báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ về kết quả thực hiện Chương trình. Tổ chức sơ kết Chương trình vào năm 2025 và tổng kết Chương trình vào năm 2030.

- Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức của xã hội đối với hoạt động phát triển thị trường khoa học và công nghệ; tôn vinh, khen thưởng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu bố trí vốn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và thu hút các nguồn lực đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Cục thống kê tổng hợp, lồng ghép các chỉ tiêu về phát triển thị trường khoa học và công nghệ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Sở Tài chính

- Cân đối, bảo đảm bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện kế hoạch hằng năm của Chương trình theo các quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ rà soát, bổ sung chế quản lý tài chính để thực hiện chương trình nối cần thiết.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc qun lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định.

4. Đại học Huế

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các Cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các nội dung của Chương trình.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyn giao, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất.

- Triển khai các hoạt động nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Công Thương

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.

- Chủ trì tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát trin thị trường thương hiệu các đặc sản và sản phẩm ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp, thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

- Phối hợp với các sở, ngành, các địa phương rà soát các sản phm thủ công mỹ nghệ để bổ sung vào danh mục các đặc sản trên địa bàn.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, xác định các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các đặc sản, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề có lợi thế để từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản và các sản phẩm làng nghề trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

7. Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế: Tham gia hỗ trợ doanh nghiệp trích lập Quỹ khoa học và công nghệ.

8. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

- Chủ động đề xuất, xây dựng các nhiệm vụ thuộc Chương trình; bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Chương trình trên địa bàn.

- Tuyên truyền, phố biển các chính sách và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn, quản lý tham gia các hoạt động phát triển thị trường KH&CN.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn.

9. Các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và các đơn vị sự nghiệp

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các nội dung của Chương trình.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các sáng chế, giải pháp hữu ích vào thực tiễn sản xuất.

- Đẩy mạnh việc giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ lên các trang thông tin điện tử, các sản thương mại điện tử, các sàn kinh tế hợp tác trên địa bàn.

10. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Thừa Thiên Huế, cổng thông tin điện tử tỉnh

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành, địa phương xây dựng các chuyên mục thông tin, tuyên truyền theo nội dung của Chương trình.

11. Các tổ chức, cá nhân liên quan

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình đảm bảo hiệu quả.

Trong quá trình triển khai các nội dung của Chương trình, nếu có các vướng mắc, khó khăn thì các cơ quan, tổ chức kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Khoa học và Công nghệ) để tổng hợp, điều chỉnh, bổ sung.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cục Phát triển thị trường&DN K
H&CN;
- TT.
Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn
thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- VP: CVP, PCVP;
- Lưu: VT, CN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2664/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030

Số hiệu: 2664/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký: Nguyễn Thanh Bình
Ngày ban hành: 21/10/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2664/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…