Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH CHUYỂN ĐỔI LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG PHỤC VỤ ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về việc phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu Ngành Lâm nghiệp”;

Căn cứ Thông tư số 05/TT-BKHĐT ngày 31/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1349/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”, với những nội dung chính sau:

1. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng trên cơ sở nhu cầu của thị trường gỗ và lâm sản; phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng của Việt Nam.

- Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến lâm sản, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.

- Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, tăng nhanh thu nhập cho người làm nghề rừng; đồng thời, đảm bảo hiệu quả về xã hội, môi trường, phát triển lâm nghiệp bền vững.

2. Mục tiêu của dự án

2.1. Mục tiêu chung

Định hướng cho các địa phương xác định loài cây chủ lực để trồng rừng sản xuất, đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2016 - 2020: Xác định loài cây để trồng 639.000 ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh. Trong đó: trồng rừng gỗ lớn 439.000 ha; trồng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 200.000 ha;

- Giai đoạn 2021- 2030: Xác định loài cây để trồng 1.122.000 ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh, trong đó: trồng rừng gỗ lớn 912.000 ha, trồng rừng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 210.000 ha.

(Chi tiết theo phụ biểu 01 đính kèm)

3. Nội dung

3.1. Quy hoạch loài cây trồng rừng

Giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng loài cây trồng rừng ở 8 vùng sinh thái lâm nghiệp trên phạm vi cả nước gồm 43 loài. Trong đó: cây trồng lấy gỗ 24 loài; cây lâm sản ngoài gỗ và các mục đích khác 19 loài.

(Chi tiết theo phụ biểu 02 đính kèm)

3.2. Quy hoạch diện tích trồng rừng tập trung.

- Giai đoạn 2016-2020: trồng rừng tập trung 439.000 ha, bình quân 87.800 ha/năm. Trong đó:

+ Phân theo nhóm loài cây trồng: Loài sinh trưởng nhanh 244.000 ha, loài sinh trưởng chậm là 195.000 ha;

+ Phân theo mục đích kinh doanh: Trồng rừng gỗ lớn 439.000 ha.

- Giai đoạn 2021-2025: Trồng rừng tập trung 550.000 ha. Trong đó:

+ Phân theo nhóm loài cây trồng: Các loài sinh trưởng nhanh 350.500 ha, loài sinh trưởng chậm là 199.500 ha;

+ Phân theo mục đích kinh doanh: Trồng rừng gỗ lớn 455.500 ha; trồng rừng gỗ nhỏ 94.500 ha.

- Giai đoạn 2026-2030: Trồng rừng tập trung 571.000 ha, trong đó:

+ Phân theo nhóm loài cây trồng: Loài sinh trưởng nhanh 371.500 ha, loài sinh trưởng chậm là 199.500 ha;

+ Phân theo mục đích kinh doanh: Trồng rừng gỗ lớn 455.500 ha; trồng rừng gỗ nhỏ 115.500 ha.

3.3. Quy hoạch chuyển hóa rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ hiện có sang kinh rừng gỗ lớn

Giai đoạn 2016-2020 là 200.000 ha, bình quân 40.000 ha/năm. Diện tích theo loài cây chuyển hóa như sau:

- Keo tai tượng (Acacia mangium Willd): 79.430 ha;

- Keo lai (A.mangium Willd và A.auriculiformis A.Cunn. ex Benth): 67.480 ha;

- Bạch đàn Urô (Eucalyptus urophylla S.T.Blake): 22.920 ha;

- Bạch đàn lai (E.urophylla S.T.Blake x E.camaldulensis Dehnh): 4.900 ha;

- Keo lá Tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth): 5.840 ha;

- Mỡ (Manglietia conifera Dandy): 10.150 ha;

- Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra L): 9.280 ha.

(Chi tiết theo phụ biểu 03 đính kèm)

4. Giải pháp thực hiện quy hoạch

4.1. Về khoa học công nghệ

a) Về giống

- Rà soát quy hoạch lại hệ thống rừng giống, vườn giống; bổ sung thêm 30 nguồn giống tại 8 vùng sinh thái lâm nghiệp với tổng diện tích 2.320 ha cho 23 loài (trong đó có 19 loài bản địa);

- Đánh giá, lựa chọn, lập danh mục cơ cấu loài và giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng;

- Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nghiệm các giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ lớn và thúc đẩy hoạt động chuyển giao các giống mới vào sản xuất;

- Xây dựng mới các trung tâm giống công nghệ cao có công suất từ 10 triệu cây mô/năm tại các tỉnh có diện tích trồng rừng gỗ Keo, Bạch đàn trên 10.000 ha, gồm: Hòa Bình, Yên bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Xây dựng các trung tâm giống công nghệ cao có công suất 5 triệu cây mô/năm tại các tỉnh có diện tích trồng rừng gỗ Keo, Bạch đàn trên 5.000 ha/năm, gồm: Đắc Lắc, Bình Phước, Cà Mau.

b) Về xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn: Điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn;

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.

4.2. Về chế biến và thị trường

- Cơ cấu lại các sản phẩm gỗ có lợi thế và mang lại giá trị cao; từng bước giảm dần xuất khẩu dăm, mảnh, đến năm 2020 còn khoảng 3,0 triệu tấn và giảm dần đến năm 2030;

- Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến gỗ;

- Tăng cường quảng bá sản phẩm gỗ nội địa, đồng thời xây dựng và phát triển các kênh phân phối đồ gỗ trên thị trường nội địa.

4.3. Về cơ chế chính sách

- Tiếp tục triển khai một số chính sách đã ban hành: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững (Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015; Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016); Đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 (Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009); Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013); Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 06/9/2015)...;

- Chính sách huy động các nguồn vốn hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Tổng cục Lâm nghiệp: Là đơn vị đầu mối giúp Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện phương án quy hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp triển khai, thực hiện phương án quy hoạch.

2. Các Bộ, ngành Trung ương

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT; các địa phương kiểm tra, giám sát thực hiện phương án quy hoạch; báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách thực hiện phương án quy hoạch.

3. Sở Nông nghiệp và PTNT

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập phương án quy hoạch, trong quá trình lập đề án tái cơ cấu hoặc rà soát quy hoạch ngành lâm nghiệp tại địa phương; chỉ đạo tổ chức thực hiện phương án quy hoạch tại địa phương, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện để Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp.

4. Các doanh nghiệp, hiệp hội

Đầu tư hoặc liên kết đầu tư trồng rừng gỗ lớn, công nghệ và thiết bị chế biến gỗ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Bộ: VPCP, KH và ĐT, TC, NH Nhà nước VN;
- UBND, Sở NN và PTNT các tỉnh;
- Các vụ: KHCN, TC, HTQT;
- Các Cục: TT, CBTM NLTS và NM, KTHT;
- Trung tâm tin học & TK, TTKNQG;
- Website Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Lưu VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

PHỤ BIỂU 01

QUY HOẠCH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẬP TRUNG VÀ CHUYỂN HÓA GỖ LỚN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 23/QĐ-BNN-TCLN ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Đơn vị: ha

TT

Vùng/tỉnh

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng cộng

Trồng rừng gỗ lớn loài STr chậm

Trồng rừng gỗ lớn loài STr nhanh

Chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn

Tổng cộng

Trồng rừng gỗ nhỏ

Trồng rừng gỗ lớn loài STr chậm

Trồng rừng gỗ lớn loài STr nhanh

Tổng cộng

Trồng rừng gỗ nhỏ

Trồng rừng gỗ lớn loài STr chậm

Trồng rừng gỗ lớn loài STr nhanh

 

Tổng cộng

639.000

195.000

244.000

200.000

550.500

94.500

200.000

256.000

571.500

115.500

200.000

256.000

I

Tây Bắc

44.000

16.300

15.300

12.400

40.525

7.875

16.700

15.950

42.275

9.625

16.700

15.950

1

Hòa bình

21.900

4.200

9.800

7.900

17.490

2.340

4.950

10.200

18.010

2.860

4.950

10.200

2

Các tỉnh khác

22.100

12.100

5.500

4.500

23.035

5.535

11.750

5.750

24.265

6.765

11.750

5.750

II

Đông Bắc

242.900

69.300

95.400

78.200

205.270

33.570

71.100

100.600

212.730

41.030

71.100

100.600

1

Lào Cai

18.900

7.700

6.500

4.700

17.490

2.340

9.850

5.300

18.010

2.860

9.850

5.300

2

Yên Bái

31.400

7.700

13.000

10.700

25.480

3.780

8.000

13.700

26.320

4.620

8.000

13.700

3

Tuyên Quang

28.400

7.300

11.600

9.500

23.210

3.510

7.450

12.250

23.990

4.290

7.450

12.250

4

Phú Thọ

24.100

6.100

9.900

8.100

19.765

3.015

6.350

10400

20.435

3.685

6.350

10.400

5

Vĩnh Phúc

2.700

700

1.100

900

2.210

360

700

1.150

2.290

440

700

1.150

6

Hà Giang

14.700

5.700

4.900

4.100

13.745

2.745

5.850

5.150

14.355

3.355

5.850

5.150

7

Bắc Cạn

18.100

6.300

6.500

5.300

16.405

3.105

6.550

6.750

17.095

3.795

6.550

6.750

8

Lạng Sơn

38.900

11200

15.200

12.500

33.040

5.490

11.550

16.000

34.260

6.710

11.550

16.000

9

Thái Nguyên

12.800

2.600

5.600

4.600

10.360

1.260

2.700

6.400

10.640

1.540

2.700

6.400

10

Quảng Ninh

33.600

8.500

13.500

11.600

27.255

5.355

6.450

15.450

28.445

6.545

6.450

15.450

11

Bắc Giang

14.800

3.400

6.300

5.100

11.675

1.575

3.450

6.650

12.025

1.925

3.450

6.650

12

Cao bằng

4.500

2.100

1.300

1.100

4.635

1.035

2.200

1.400

4.865

1.265

2.200

1.400

III

Đồng bằng Bắc bộ

4.200

900

1.800

1.500

2.800

450

950

1400

2.900

550

950

1.400

IV

Bắc Trung Bộ

126.200

39.700

47.500

39.000

109.860

19.260

40.750

49.850

114.140

23.540

40.750

49.850

1

Thanh Hóa

29.300

7.400

11.900

10.000

24.130

3.780

7.800

12.550

24.970

4.620

7.800

12.550

2

Nghệ An

33.000

13.000

11.000

9.000

31.055

6.255

13.300

11.500

32.445

7.645

13.300

11.500

3

Hà Tĩnh

18.200

4.900

7.300

6.000

14.895

2.295

4.900

7.700

15.405

2.805

4.900

7.700

4

Quảng Bình

13.900

5.200

4.800

3.900

12.925

2.475

5.300

5.150

13.475

3.025

5.300

5.150

5

Quảng Trị

16.300

5.700

5.900

4.700

14.690

2.790

5.850

6.050

15.310

3.410

5.850

6.050

6

Thừa Thiên Huế

15.500

3.500

6.600

5.400

12.165

1.665

3.600

6.900

12.535

2.035

3.600

6.900

V

DH Nam Trung Bộ

116.200

28.100

48.400

39.700

93.190

13.590

28.800

50.800

96.210

16.610

28.800

50.800

1

Quảng Nam

29.500

6.200

12.800

10.500

23.060

3.060

6.500

13.500

23.740

3.740

6.500

13.500

2

Quảng Ngãi

30.300

5000

13.900

11.400

22.080

2.430

5.050

14.600

22.620

2.970

5.050

14.600

3

Bình Định

23.200

5.600

9.700

7.900

18.600

2.700

5.750

10.150

19.200

3.300

5.750

10.150

4

Phú Yên

10.200

3.800

3.500

2.900

9 350

1.800

3.850

3.700

9.750

2.200

3.850

3.700

5

Bình Thuận

11.200

3.700

4.100

3.400

9.805

1.755

3.750

4.300

10.195

2.145

3.750

4.300

6

Các tỉnh khác

11.800

3.800

4.400

3.600

10.295

1.845

3.900

4.550

10.705

2.255

3.900

4.550

VI

Tây Nguyên

52.600

26.000

14.600

12.000

54.600

12.600

26.650

15.350

57.400

15.400

26.650

15.350

1

Kon Tum

12.600

6.100

3.700

2.800

12.780

2.880

6.150

3.750

13.420

3.520

6 150

3.750

2

Gia Lai

13.100

7.800

2.900

2.400

14.880

3.780

8.050

3.050

15.720

4.620

8.050

3.050

3

Đắc Lắc

11.600

3 900

4.200

3.500

10.480

1.980

4.100

4.400

10.920

2.420

4.100

4.400

4

Đắk Nông

6.100

4.400

900

800

7.760

2.160

4.600

1.000

8.240

2.640

4.600

1.000

5

Lâm Đồng

9.200

3.800

2.900

2.500

8.700

1.800

3.750

3.150

9.100

2.200

3.750

3.150

VII

Đông Nam Bộ

22.200

7.500

8.100

6.600

19.895

3.645

7.750

8.500

20.705

4.455

7.750

8.500

1

Đồng Nai

4.900

1.500

1.900

1.500

4.265

765

1.550

1.950

4.435

935

1.550

1.950

2

Bình Phước

14.200

5.100

5.000

4.100

12.980

2.430

5.250

5.300

13.520

2.970

5.250

5.300

3

Các tỉnh khác

3.100

900

1.200

1.000

2.650

450

950

1.250

2.750

550

950

1.250

VIII

Tây Nam Bộ

30.700

7.200

12.900

10.600

23.860

3.510

6.800

13.550

24.640

4.290

6.800

13.550

1

Long An

5.200

1.200

2.200

1.800

3.580

630

600

2.350

3.720

770

600

2.350

2

Cà Mau

13.400

3.000

5.700

4.700

10.490

1.440

3.100

5.950

10.810

1.760

3.100

5.950

3

Các tỉnh khác

12.100

3.000

5.000

4.100

9.790

1.440

3.100

5.250

10.110

1.760

3.100

5.250

 

PHỤ BIỂU 02

QUY HOẠCH TRỒNG RỪNG GỖ LỚN THEO LOÀI CÂY, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 23/QĐ-BNN-TCLN ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Đơn vị: ha

TT

Loài

Tên la tinh

Tổng cộng

Tây Bắc

Đông Bắc

ĐB Bắc bộ

Bắc Trung bộ

Nam Trung bộ

Tây Nguyên

Đông Nam bộ

Tây Nam bộ

 

Tổng cộng

 

439.000

31.600

164.700

2.700

87.200

76.600

40.600

15.700

20.100

 

Loài sinh trưởng chậm

195.000

16.300

69.300

900

39.700

28.200

26.000

7.500

7.200

1

Lát hoa

Chukrasia tabularis A. Juss

34.000

1.900

17.600

500

14.000

 

 

 

 

2

Tếch

Tectona grandis L

9.000

1.200

 

 

 

 

5.600

2.200

 

3

Thông carbê

Pinus caribaea Morelet

27.700

1.200

9.900

 

2.500

7.900

5.900

300

 

4

Sa mộc

Cunninghamia lanceolata (Lamb.)

15.600

10.500

5.100

 

 

 

 

 

 

5

Sao đen

Hopea odorata Roxb).

15.500

 

 

 

 

9.000

2.800

2.200

1.500

6

Thông ba lá

Pinus kesiya Royle ex Gordon

19.700

 

14.700

 

 

 

5.000

 

 

7

Dầu rái

Dipterocarpus alatus Roxb

20.600

 

 

 

 

7.400

5.300

2.200

5.700

8

Thông nhựa

Pinus merkusii Jungh. et de Vries

15.100

 

 

 

15.100

 

 

 

 

9

Thông đuôi ngựa

Pinus massoniana (Lamb).

11.700

1.400

10.200

 

 

 

 

 

 

10

Lim xanh

Erythrophloeum fordii Oliv

17.300

 

9.100

 

8.100

 

 

 

 

11

Giổi xanh

Michelia mediocris Dandy

2.600

 

2.600

 

 

 

 

 

 

12

Huỷnh

Tarrietia javanica Blume

3.900

 

 

 

 

3.900

 

 

 

13

Gáo vàng

Nauclea orientalis L

300

 

 

 

 

 

 

300

 

14

Xà cừ

Khaya senegalensis (Desr.) A.Juss).

1.700

 

 

400

 

 

1.300

 

 

15

Gõ đỏ

Afzelia xylocarpa

300

 

 

 

 

 

 

300

 

 

Loài sinh trưởng nhanh

244.000

15.300

95.400

1.800

47.500

48.400

14.600

8.200

12.900

1

Keo lai

Acacia mangium x Acacia auriculiformis

61.300

5.200

25.600

300

10.700

8.800

7.200

2.000

1.600

2

Keo tai tượng

Acacia mangium Willd

37.900

3.200

15.000

600

8.300

8.700

 

2.000

 

3

Bạch đàn urô

Eucalyptus urophylla S.T.Blake

40.400

3.200

13.900

600

6.300

8.100

6.100

2.200

 

4

Xoan ta

Melia azedarach L

40.100

2.000

27.000

300

4.000

7.000

 

 

 

5

Mỡ

Manglietia conifera Dandy

25.500

1.700

13.900

 

9.900

 

 

 

 

6

Keo lá tràm

Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth

22.000

 

 

 

8.300

8.800

1.300

2.000

1.600

7

Bạch đàn trắng

Eucalyptus camaldulensis Dehnh.

9.000

 

 

 

 

7.000

 

 

2.000

8

Tràm lá dài

Melaleuca leucadendra L

7.700

 

 

 

 

 

 

 

7.700

 

PHỤ BIỂU 03

QUY HOẠCH CHUYỂN HÓA RỪNG GỖ LỚN, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 23/QĐ-BNN-TCLN ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Đơn vị: ha

TT

Vùng/tỉnh

Tổng cộng diện tích QH

Diện tích QH phân theo loài cây trồng rừng

Tỷ lệ QH so với hiện trạng (%)

Keo tai tượng

Keo lai

Keo lá tràm

Bạch đàn Urô

Bạch đàn lai

Mỡ

Tràm

 

Tổng cộng

200.000

79.430

67.480

5.840

22.920

4.900

10.150

9.280

12,0

I

Tây Bắc

12.440

2.540

9.540

 

120

180

60

 

12,4

1

Hòa Bình

8.980

2.540

6.260

 

120

60

 

 

11,3

2

Các tỉnh khác

3.460

 

3.280

 

 

120

60

 

16,7

II

Đông Bắc

78.250

48.250

4.060

60

15.850

 

10.030

 

11,2

1

Lào Cai

5.060

1.490

50

60

20

 

3.440

 

13,5

2

Yên Bái

8.240

7.270

 

 

 

 

970

 

13,9

3

Tuyên Quang

9.500

6.160

2.030

 

1.040

 

940

 

8,6

4

Phú Thọ

8.100

5.330

680

 

8.210

 

60

 

7,8

5

Vĩnh Phúc

900

660

310

 

230

 

 

 

9,0

6

Hà Giang

4.100

4.240

 

 

 

 

430

 

9,1

7

Bắc Cạn

5.300

1.420

830

 

 

 

3.010

 

10,8

8

Lạng Sơn

12.500

1.380

 

 

2.830

 

880

 

34,4

9

Thái Nguyên

4.600

5.800

 

 

640

 

300

 

9,5

10

Quảng Ninh

11.600

10.520

160

 

600

 

 

 

9,2

11

Bắc Giang

5.100

2.900

 

 

2.280

 

 

 

9,7

12

Cao Bằng

1.100

1.080

 

 

 

 

 

 

9,1

III

Đồng bằng Bắc Bộ

1.500

750

350

70

310

 

 

 

12,7

IV

Bắc Trung Bộ

38.920

20.680

11.740

2.370

90

3.980

60

 

12,0

1

Thanh Hóa

8.830

4.330

1.810

910

 

1.780

 

 

20,1

2

Nghệ An

9.020

5.380

1.970

 

 

1.610

60

 

20,8

3

Hà Tĩnh

6.350

3.640

1.990

180

90

450

 

 

10,0

4

Quảng Bình

4.470

2.110

1.600

620

 

140

 

 

8,8

5

Quảng Trị

4.740

3.870

740

130

 

 

 

 

9,9

6

Thừa thiên Huế

5.510

1.350

3.630

530

 

 

 

 

8,4

V

Nam Trung Bộ

39.690

5.240

26.390

2.940

5.120

 

 

 

12,6

1

Quảng Nam

11.150

2.500

8.540

110

 

 

 

 

12,4

2

Quảng Ngãi

12.250

280

11.250

 

720

 

 

 

12,5

3

Bình Định

7.930

1.070

2.670

2.090

2.100

 

 

 

12,0

4

Phú Yên

2.280

180

900

490

710

 

 

 

15,2

5

Bình Thuận

2.750

 

1.580

250

920

 

 

 

12,8

6

Các tỉnh khác

3.330

1.210

1.450

 

670

 

 

 

14,0

VI

Tây Nguyên

12.010

1.020

9.460

100

1.430

 

 

 

12,6

1

Kon Tum

2.940

 

2.850

 

90

 

 

 

15,3

2

Gia Lai

1.770

50

910

 

810

 

 

 

17,9

3

Đắc Lắc

3.480

970

1.980

 

530

 

 

 

9,0

4

Đắk Nông

760

 

660

100

 

 

 

 

12,0

5

Lâm Đồng

3.060

 

3.060

 

 

 

 

 

14,5

VII

Đông Nam Bộ

6.640

950

4.970

90

 

500

 

130

12,7

1

Đồng Nai

1.540

310

1.080

 

 

110

 

40

14,5

2

Bình Phước

4.140

490

3.360

 

 

290

 

 

11,6

3

Các tỉnh khác

960

150

530

90

 

100

 

90

15,4

VIII

Tây Nam Bộ

10.570

 

970

210

 

240

 

9.150

12,6

1

Long An

1.830

 

50

30

 

80

 

1.670

9,7

2

Cà Mau

4.650

 

520

 

 

30

 

4.100

13,4

3

Các tỉnh khác

4.090

 

400

180

 

130

 

3.380

13,3

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 23/QĐ-BNN-TCLN năm 2017 phê duyệt "Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành

Số hiệu: 23/QĐ-BNN-TCLN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 04/01/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [6]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 23/QĐ-BNN-TCLN năm 2017 phê duyệt "Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…