ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 185/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 14 tháng 6 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
Căn cứ Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Kết luận số 142-KL/TU ngày 11/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chủ trương triển khai đề án “Xây dựng hệ thống điểm trưng bày, giới thiệu và cung ứng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Ninh” đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 147/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 633/SNN-KN ngày 17/5/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
2. Mục tiêu chung
- Phát triển hệ thống điểm trưng bày, giới thiệu, cung ứng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP của tỉnh, nhằm giới thiệu, quảng bá và cung cấp nông sản, thực phẩm an toàn cho người dân trong và ngoài tỉnh;
- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn và bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.
2. Mục tiêu cụ thể
a. Giai đoạn 2021 - 2025
- Xây dựng và đưa vào hoạt động 19 điểm cửa hàng trưng bày, giới thiệu, cung ứng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố. Trước mắt trong năm 2021- 2022, làm thí điểm 3 điểm cửa hàng ở thành phố Bắc Ninh (1 điểm) và các huyện, thị xã (2 điểm) để rút kinh nghiệm trước khi triển khai diện rộng. Sau đó, mỗi năm mở thêm 4-6 điểm cửa hàng mới;
- Mỗi năm tổ chức từ 01 đến 02 hội chợ triển lãm cấp tỉnh; tham gia từ 04 đến 05 hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP do các cơ quan Trung ương hoặc các tỉnh, thành phố khác tổ chức;
- Xây dựng 01 trang website giới thiệu, cung cấp thông tin, kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở sản xuất với hệ thống điểm, cửa hàng trưng bày, giới thiệu nông sản an toàn, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
b. Giai đoạn 2026 - 2030
- Tiếp tục nhân rộng các điểm cửa hàng trưng bày, giới thiệu, cung ứng nông sản an toàn, sản phẩm OCOP ra các địa phương trên địa bàn tỉnh;
- Quy hoạch và triển khai xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng 01 Trung tâm mua bán, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn tại khu vực nút giao Tây Nam, thành phố Bắc Ninh.
- Giai đoạn 2021- 2022: Xây dựng và mở thí điểm 3 điểm tại thành phố Bắc Ninh (1 điểm), Gia Bình (1 điểm), thị xã Từ Sơn (1 điểm)
- Giai đoạn 2023 - 2025: Xây dựng và mở 16 điểm tại thành phố Bắc Ninh (3 điểm), thị xã Từ Sơn (1 điểm), Tiên Du (2 điểm), Yên Phong (3 điểm), Quế Võ (2 điểm), Thuận Thành (3 điểm), Gia Bình (1 điểm), Lương Tài (1 điểm).
1.1 Địa điểm
Địa điểm xây dựng và mở các điểm trưng bày, giới thiệu, cung ứng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP ở nơi có mật độ người qua lại đông, giao thông thuận lợi như: thành phố, thị xã, thị tứ, chợ dân sinh, siêu thị, khu công nghiệp, các điểm du lịch tâm linh, trạm dừng nghỉ trên các trục đường Quốc lộ, khu vực hội chợ triển lãm, các khách sạn 4-5 sao....
1.2. Điều kiện
a. Có biển hiệu, bảng niêm yết giá, biển chỉ dẫn rõ ràng, dễ tiếp cận. Có bản cam kết kinh doanh, buôn bán sản phẩm nông sản an toàn hoặc giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b. Có diện tích phù hợp để bố trí các khu vực trưng bày, bán sản phẩm; không bị ngập, đọng nước; không bị ảnh hưởng bởi côn trùng, sinh vật gây hại và từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại hoặc các nguồn lây nhiễm khác;
c. Thiết kế khu vực trưng bày, kinh doanh, vệ sinh và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu của từng loại sản phẩm;
d. Kết cấu xây dựng của điểm trưng bày vững chắc, bằng vật liệu đảm bảo vệ sinh, tránh được các vi sinh vật gây hại xâm nhập, cư trú;
đ. Bố trí cửa hàng gọn gàng, ngăn nắp; trang bị đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, an toàn, thuận tiện;
e. Có đầy đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; khu vực rửa tay được bố trí ở nơi thuận tiện, dễ nhìn, dễ thấy có đầy đủ nước sạch, dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh cơ sở và rửa tay;
f. Có sổ sách, ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm theo dõi, quản lý trong quá trình kinh doanh, trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
g. Xây dựng và thực hiện quy trình vệ sinh cơ sở thường xuyên;
h. Được trang bị thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại nông sản như: giá, kệ, tủ trưng bày, thiết bị bảo quản, đóng gói;
i. Được gắn mã QR để hướng đến số hóa trong phát triển du lịch của địa phương.
1.3. Yêu cầu về nhân lực quản lý, phục vụ tại các điểm
Nhân lực quản lý, phục vụ tại các điểm trưng bày, giới thiệu, cung ứng sản phẩm nông sản an toàn và sản phẩm OCOP là viên chức nhà nước, hợp đồng lao động hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Người trực tiếp tham gia trưng bày, giới thiệu và cung ứng sản phẩm tại các điểm phải đảm bảo các điều kiện theo quy định, cụ thể:
a. Phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe và được khám sức khỏe định kỳ;
b. Có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.
c. Có kiến thức am hiểu về nông sản an toàn và các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh để có thể giới thiệu, quảng bá tới khách hàng.
d. Phải mang trang phục gọn gàng, được cung cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động.
đ. Ứng xử thanh lịch, văn minh trong giao tiếp với khách hàng, khách tham quan.
1.4. Yêu cầu
a. Sản phẩm trưng bày, giới thiệu, cung ứng trong cửa hàng là các sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP do các tổ chức, cá nhân trong tỉnh sản xuất. Ngoài ra có thể trưng bày, giới thiệu thêm các sản phẩm do các tỉnh, thành phố khác trong nước sản xuất;
b. Sản phẩm trưng bày, giới thiệu, cung ứng trong cửa hàng phải có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng; được sản xuất hoặc sơ chế, chế biến từ những cơ sở có đầy đủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c. Có hợp đồng liên kết, thỏa thuận giữa người sản xuất và hệ thống các cửa hàng trong việc trưng bày, giới thiệu, cung ứng sản phẩm phẩm.
d. Sản phẩm được quản lý theo từng lô sản xuất, mỗi lô hàng xuất kho đều có mã truy xuất từ trang trại, khu vực trồng, quy trình canh tác (sinh học, VietGap, hữu cơ...), thời gian thu hái, giá cả, quy cách sản phẩm, bao bì để theo dõi hiệu quả và để điều phối giao động cung cầu trong các cửa hàng.
Địa điểm trưng bày, giới thiệu: Tại các khu vực hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác.
Hình thức tổ chức: Tham gia các hội chợ triển lãm do các cơ quan trung ương, địa phương tổ chức. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí tham gia hội chợ triển lãm do các tỉnh, thành phố khác tổ chức trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; chủ trì phối hợp các tổ chức, cá nhân lựa chọn sản phẩm tham gia hội chợ để trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP.
3. Xây dựng Trung tâm mua bán giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn
Lập đề án quy hoạch và dự án đầu tư xây dựng Trung tâm mua bán, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn tại nút giao Tây - Nam, thuộc thành phố Bắc Ninh (diện tích dự kiến khoảng 4 - 5ha).
- Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về an toàn thực phẩm; kinh nghiệm xây dựng, quản lý các cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; mở rộng liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa hệ thống cửa hàng với các cơ sở, địa phương sản xuất sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP.
- Tổ chức, tham gia các hội nghị xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh được gặp gỡ, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, nhân viên cửa hàng trưng bày, giới thiệu và cung ứng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP các kiến thức về an toàn thực phẩm;
- Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phổ biến các chủ trương chính sách về phát triển nông nghiệp, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất...
6. Thiết lập trang website quản bá, giới thiệu sản phẩm và hệ thống điểm cửa hàng
Lập trang website để quản lý, giới thiệu, cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1. Giải pháp về cơ chế chính sách
a. Hỗ trợ đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị các điểm cửa hàng:
- Đối với các điểm cửa hàng do Liên minh các HTX tỉnh, Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện quản lý, vận hành: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, cải tạo hoặc thuê địa điểm và mua sắm trang thiết bị cửa hàng (tủ bảo quản, giá, kệ trưng bày, biển hiệu,...).
+ Giai đoạn 2021 - 2025, việc quản lý, vận hành các điểm với mục đích phi lợi nhuận; người trực tiếp giới thiệu sản phẩm là viên chức hoặc HĐLĐ trong tổng số biên chế của đơn vị được giao.
+ Giai đoạn 2026 - 2030, có thể thực hiện quản lý theo cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác thuê để kinh doanh nông sản an toàn, sản phẩm OCOP của tỉnh và các địa phương.
- Đối với các điểm cửa hàng mở tại khu dân sinh, khu công nghiệp, khu du lịch, trạm dừng nghi...: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hoặc thuê cửa hàng mở điểm trưng bày, giới thiệu, cung ứng sản phẩm nông sản an toàn và sản phẩm OCOP.
Chính sách hỗ trợ: Ngoài hỗ trợ một lần 50% kinh phí mua các thiết bị bảo quản lạnh và giá, kệ trưng bày nông sản theo Điều 19, Nghị quyết số 147/2018/NQ-HĐND, ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh, bổ sung Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí thuê cửa hàng trong 3 năm đầu. Riêng các điểm cửa hàng thuộc tuyến du thuyền trên sông Đuống và sông Cầu do chủ đầu tư quản lý, vận hành chỉ được hỗ trợ theo Điều 19, Nghị quyết số 147/2018/NQ-HĐND, ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Đối với cửa hàng mở tại tỉnh ngoài: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho các đơn vị được giao nhiệm vụ tham gia hội chợ triển lãm theo Nghị quyết số 147/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
b. Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, mức hỗ trợ theo các quy định tài chính hiện hành theo Nghị quyết số 147/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
c. Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế, duy trì, quản trị website giới thiệu sản phẩm và hệ thống điểm trưng bày.
2. Giải pháp về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp an toàn và sản phẩm OCOP
Rà soát quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra các vùng sản xuất lớn, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng cho người dân trên địa bàn tỉnh;
Lựa chọn, ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến, phù hợp để sản xuất ra các loại sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý cung cấp cho các cửa hàng và thị trường.
3. Giải pháp về hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm
- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu và sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP;
- Thường xuyên tổ chức, tham gia các các Hội nghị xúc tiến thương mại, Hội chợ triển lãm hàng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP;
- Lập trang website giới thiệu, cung cấp thông tin, kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở sản xuất với hệ thống điểm cửa hàng trong, ngoài tỉnh.
4. Giải pháp về tổ chức, quản lý
- Xây dựng quy chế quản lý, vận hành hệ thống điểm cửa hàng trưng bày, giới thiệu, cung ứng sản phẩm nông sản an toàn và sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP từ cơ sở sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, bảo quản và phân phối sản phẩm.
5. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Tổ chức cho cán bộ phụ trách nông nghiệp, nông dân chủ chốt, doanh nghiệp nông nghiệp, chủ trang trại tham quan các mô hình trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất nông sản an toàn, sản phẩm OCOP;
- Đào tạo cho đội ngũ quản lý, kinh doanh của các chợ, siêu thị, cửa hàng để nâng cao trình độ, hiểu biết về quản lý, kiến thức về an toàn thực phẩm.
IV. Kinh phí thực hiện và hiệu quả đề án
1. Kinh phí thực hiện (dự kiến)
Tổng nhu cầu kinh phí: 13.583.500.000 đồng (Mười ba tỷ năm trăm tám mươi ba triệu năm trăm nghìn đồng).
Trong đó:
- Kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ: 9.765.500.000đ
- Kinh phí do các tổ chức, cá nhân đóng góp: 3.818.000.000đ
Riêng kinh phí đầu tư xây dựng mới các điểm cửa hàng tại trụ sở Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm mua bán, giới thiệu nông sản an toàn tại thành phố Bắc Ninh sẽ do các cơ quan liên quan lập dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt sau.
2. Dự kiến hiệu quả của đề án
2.1. Hiệu quả kinh tế
Đề án thực hiện thành công sẽ nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa; gắn kết được sản xuất với tiêu thụ sản phẩm an toàn, sản phẩm OCOP nên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội và các đối tượng tham gia.
2.2. Hiệu quả xã hội
Đề án thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn và Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) của tỉnh ngày một phát triển. Qua đó góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.
Các điểm cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm và Trung tâm mua bán, giới thiệu nông sản an toàn còn hướng tới phục vụ cho khách nước ngoài và xuất khẩu, góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản Việt nói chung, nông sản tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh đảm bảo các mục tiêu đề ra;
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn và sản phẩm OCOP ở các điểm mở tại Trung tâm và Hội chợ triển lãm ở các tỉnh, thành phố; thiết lập và quản trị trang website giới thiệu, quảng bá hệ thống điểm trưng bày, cung ứng nông sản an toàn, sản phẩm OCOP của tỉnh;
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP;
- Phối hợp với các sở ngành liên quan lập đề án quy hoạch và dự án đầu tư xây dựng Trung tâm mua bán, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn tại thành phố Bắc Ninh;
- Thường xuyên cung cấp thông tin các điểm cửa hàng, cơ sở sản xuất và danh mục sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin, website...để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh biết;
- Đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện đề án, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch và tổ chức Hội chợ triển lãm hàng nông sản an toàn, sản phẩm OCOP hàng năm trên địa bàn tỉnh, trình cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Xây dựng trong việc quy hoạch và xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng Trung tâm mua bán, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn tại thành phố Bắc Ninh;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý an toàn thực phẩm tỉnh đánh giá, quản lý, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí đảm bảo an toàn tại các chợ, các cửa hàng trưng bày, giới thiệu, cung ứng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm mua bán, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn tại thành phố Bắc Ninh;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, phân bổ nguồn vốn thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;
- Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đồng thời, lồng ghép, thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
4. Sở Tài chính
- Tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí thực hiện đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành;
- Tổ chức hướng dẫn và quản lý nguồn ngân sách thực hiện Đề án theo đúng quy định.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Trung tâm mua bán, giới thiệu nông sản an toàn của tỉnh;
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyền mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp lâu dài và thế chấp vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.
6. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND thành phố Bắc Ninh lập quy hoạch Trung tâm mua bán, giới thiệu nông sản an toàn tại khu vực nút giao Tây - Nam thuộc thành phố Bắc Ninh để tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP;
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm nông sản an toàn và sản phẩm OCOP đa dạng về chủng loại.
8. Ban quản lý an toàn thực phẩm tỉnh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm nông sản tại các cơ sở sản xuất sản xuất ban đầu, cơ sở sơ chế và chế biến;
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm, xác nhận cơ sở, chuỗi sản xuất kinh doanh nông sản an toàn thực phẩm;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Đưa các sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP vào chương trình phát triển du lịch, đồng thời phối hợp tổ chức các hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các điểm du lịch tâm linh của tỉnh;
- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP trong các hoạt động tuyên truyền, quảng bá của ngành; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, kỹ năng giao tiếp cho các đối tượng lao động, chủ cơ sở sản xuất sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP tại các địa phương nhằm tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, góp phần nâng cao hình ảnh của tỉnh, phát triển du lịch của địa phương.
10. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng để đông đảo người dân biết và hưởng ứng thực hiện.
11. Liên minh Hợp tác xã tinh
- Tổ chức thực hiện hiệu quả điểm trưng bày, giới thiệu, cung ứng sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP mở tại trụ sở Liên minh HTX tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các HTX trên địa bàn tỉnh tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đảm bảo an toàn thực phẩm, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
12. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn, sản phẩm OCOP xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt, hiệu quả đề án trên địa bàn huyện;
- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện phối hợp các đơn vị liên quan lựa chọn địa điểm, lập dự án đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị điểm trưng bày, giới thiệu, cung ứng nông sản an toàn, sản phẩm OCOP do Trung tâm quản lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
13. Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể
- Đề nghị phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện đề án đạt kết quả tốt;
- Đề nghị thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của hệ thống điểm cửa hàng trưng bày, giới thiệu và cung ứng sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông sản an toàn, sản phẩm OCOP.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý an toàn thực phẩm tỉnh, Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 185/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Xây dựng hệ thống điểm trưng bày, giới thiệu và cung ứng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030”
Số hiệu: | 185/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký: | Vương Quốc Tuấn |
Ngày ban hành: | 14/06/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 185/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Xây dựng hệ thống điểm trưng bày, giới thiệu và cung ứng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030”
Chưa có Video