ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1815/QĐ-UBND |
Bà Rịa – Vũng Tàu , ngày 04 tháng 09 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 247/TTr -SNN-NN ngày 20/8/2012.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 với những nội dung chính sau:
I. Quan điểm phát triển:
- Không mở rộng thêm nhiều diện tích trồng tiêu; chỉ phát triển tăng diện tích ở những vùng đất phù hợp, gắn với tập trung đầu tư phát triển bền vững diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh theo hướng tăng chất lượng; đồng thời với thâm canh tăng năng suất, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của hồ tiêu. Đối với diện tích trồng thay thế hoặc tái canh phải là loại đất bazan, đủ nguồn nước, đảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.
- Tiếp tục xác định tiêu là cây trồng quan trọng, tạo ra sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh của ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phát triển sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải hình thành đuợc vùng tập trung ổn định lâu dài, trên cơ sở ứng dụng tốt nhất các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), tạo dựng và gìn giữ thương hiệu hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Xây dựng hệ thống thu mua- các cơ sở công nghiệp chế biến + bảo quản và xuất khẩu sản phẩm tiêu phát triển cân đối toàn diện, gắn bó hỗ trợ thiết thực cho sản xuất hồ tiêu.
II. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
Phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững trong đó khai thác sử dụng hiệu quả các lợi thế về đất, nước, khí hậu; đồng thời áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất là canh tác theo hướng hữu cơ, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm tiêu sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng giá trị lợi nhuận, thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2015: diện tích trồng tiêu 7.692 ha, diện tích kinh doanh: 6.690 ha, năng suất 2,15 tấn/ha, sản lượng 14.400 tấn, số luợng tiêu xuất khẩu 13.800 tấn; giá trị xuất khẩu 40 triệu USD. Đến năm 2020, diện tích trồng tiêu 8.150 ha, diện tích kinh doanh: 7.300 ha, năng suất 2,3tấn/ha, sản lượng 16.800 tấn, số lượng tiêu xuất khẩu 16.200 tấn; giá trị xuất khẩu 55 triệu USD.
- “Hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu” được cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu tập thể. Thương hiệu “hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu” ngày càng được khẳng định.
- 90-100% diện tích trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh được sản xuất theo quy trình VietGAP.
- Mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hồ tiêu tại cụm công nghiệp - TTCN Đá Bạc với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Đến năm 2020, sản lượng tiêu trắng chiếm khoảng 20% tổng sản lượng hồ tiêu (khoảng 3.300 tấn).
III. Nội dung Quy hoạch:
1. Quy hoạch vùng sản xuất tiêu tập trung đến năm 2020:
- Quy hoạch đến năm 2020 diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh là 8.300 ha; trong đó, vùng trồng hồ tiêu tập trung 8.150ha và hồ tiêu trồng phân tán ở các xã có quy mô nhỏ (không hội đủ tiêu chí là vùng tập trung) là 150 ha.
- Quy mô quy hoạch vùng sản xuất tiêu tập trung đến năm 2020 phân theo địa bàn như
+ Huyện Châu Đức 14 xã, thị trấn gồm: xã Kim Long, xã Bàu Chinh, xã Quảng Thành, xã Bình Trung, xã Bình Giã, xã Láng Lớn, xã Xuân Sơn, xã Đá Bạc, xã Bình Ba, xã Sơn Bình, xã Xà Bang, thị trấn Ngãi Giao, xã Suối Rao, xã Cù Bị. Với tổng diện tích là 6.000ha.
+ Huyện Xuyên Mộc 07 xã gồm: xã Xuyên Mộc, xã Hòa Hiệp, xã Bàu Lâm, xã Hòa Bình, xã Hòa Hội, xã Hòa Hưng, xã Tân Lâm. Với tổng diện tích là 1.420ha.
+ Huyện Tân Thành 02 xã gồm: xã Sông Xoài, xã Hắc Dịch. Với tổng diện tích là 550ha.
+ Thị xã Bà Rịa 01 xã Long Phước với diện tích 80ha.
+ Huyện Đất Đỏ 01 xã Long Tân với diện tích 100ha
Quy mô địa bàn trống và sản lượng hồ tiêu đến năm 2020 như sau:
Số TT |
Huyện, thị xã/xã, phường, thị trấn |
Hiện trạng Năm 2010 |
Năm 2015 |
Quy hoạch năm 2020 |
|||
Diện tích (ha) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Sản lượng (tấn) |
||
I |
HUYỆN CHÂU ĐỨC |
4.998 |
8.154 |
5.768 |
10.720 |
6.000 |
12.321 |
1 |
Xã Kim Long |
690 |
1.232 |
730 |
1.429 |
750 |
1.620 |
2 |
Xã Bàu Chinh |
583 |
942 |
640 |
1.141 |
650 |
1.287 |
3 |
Xã Quảng Thành |
582 |
1.182 |
780 |
1.663 |
800 |
1.872 |
4 |
Xã Bình Trung |
565 |
828 |
610 |
1.141 |
620 |
1.283 |
5 |
Xã Bình Giã |
413 |
666 |
480 |
898 |
500 |
1.035 |
6 |
Xã Láng Lớn |
351 |
595 |
450 |
842 |
480 |
994 |
7 |
Xã Xuân Sơn |
312 |
431 |
330 |
589 |
350 |
693 |
8 |
Xã Đá Bạc |
304 |
486 |
330 |
589 |
350 |
693 |
9 |
Xã Bình Ba |
271 |
404 |
280 |
499 |
300 |
594 |
10 |
Xã Sơn Bình |
249 |
405 |
290 |
517 |
300 |
594 |
11 |
Xã Xà Bang |
238 |
406 |
280 |
499 |
300 |
594 |
12 |
TT. Ngãi Giao |
211 |
268 |
208 |
326 |
200 |
342 |
13 |
Xã Suối Rao |
115 |
126 |
180 |
274 |
200 |
342 |
14 |
Xã Cù Bị |
114 |
183 |
180 |
313 |
200 |
378 |
II |
HUYỆN XUYÊN MỘC |
1.161 |
1.756,7 |
1.269 |
2.342 |
1.420 |
2.924 |
15 |
Xã Xuyên Mộc |
442 |
670,9 |
400 |
731 |
400 |
792 |
16 |
Xã Hòa Hiệp |
305 |
486 |
450 |
842 |
600 |
1.296 |
17 |
Xã Bàu Lâm |
157 |
228 |
150 |
274 |
150 |
297 |
18 |
Xã Hòa Bình |
113 |
175 |
110 |
201 |
110 |
218 |
19 |
Xã Hòa Hội |
58 |
82 |
50 |
96 |
50 |
104 |
20 |
Xã Hòa Hưng |
46 |
63 |
49 |
90 |
50 |
99 |
21 |
Xã Tân Lâm |
40 |
51,8 |
60 |
110 |
60 |
119 |
III |
HUYỆN TÂN THÀNH |
403,30 |
878 |
485 |
1.022 |
550 |
1.265 |
22 |
Xã Sông Xoài |
308,3 |
593 |
360 |
695 |
400 |
860 |
23 |
Xã Hắc Dịch |
95,0 |
285 |
125 |
326 |
150 |
405 |
IV |
TX. BÀ RỊA |
50 |
105 |
80 |
160 |
80 |
180 |
24 |
Xã Long Phước |
50 |
105 |
80 |
160 |
80 |
180 |
IV |
HUYỆN ĐẤT ĐỎ |
41 |
51,5 |
90 |
157 |
100 |
198 |
25 |
Xã Long Tân |
41 |
51,5 |
90 |
157 |
100 |
198 |
|
TỔNG CỘNG |
6.653 |
10.945 |
7.692 |
14.400 |
8.150 |
16.889 |
2. Quy hoạch công nghiệp chế biến hồ tiêu đến năm 2020:
- Dự kiến sản luợng tiêu trắng năm 2015 chiếm 10% và đến năm 2020 chiếm 20% so với tổng sản lượng tiêu (tương đuơng 1.400 tấn và 3.300 tấn).
- Kêu gọi đầu tư xây dựng tại cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Đá Bạc một nhà máy chế biến hạt tiêu xuất khẩu với công suất khoảng 10.000 tấn sản phẩm/năm với thiết bị công nghệ hiện đại đồng bộ tạo ra các sản phẩm tiêu xuất khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng ASTA, ESA, Nhật, Mỹ,...
3. Các giải pháp thực hiện quy boạch:
3.1. Nhóm giải pháp để giảm suất đầu tư chi phí trồng mới và kiến thiết cơ bản đối với cây hồ tiêu.
3.2. Nhóm giải pháp về áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch hồ tiêu (10 TCN 915:2006), đặc biệt là phòng trừ sâu bệnh và bón phân cho cây hồ tiêu.
3.3. Nhóm giải pháp về tăng chất lượng hạt tiêu, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP.
- Tăng chất lượng hạt tiêu: sử dụng các giống hồ tiêu có kích thước quả to, trồng đúng mật độ (không quá dày > 1.600 trụ tiêu/ha), chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho cây tiêu ra hoa kết quả tập trung, đặc biệt là tăng số lượng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh bón cho cây tiêu để có hạt chắc. Đồng thời thu hoạch đúng độ chín có thể chế biến tiêu đen, tiêu trắng, tiêu đỏ...
- Đa dạng hóa sản phẩm chế biến hạt tiêu: Ngoài sản phẩm là tiêu đen, tiêu trắng cần đầu tư công nghệ thiết bị, công nghệ chế biến hạt tiêu nghiền (bột tiêu trắng, bột tiêu đen) đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP.
Đẩy mạnh áp dụng VietGAP trong sản xuất hồ tiêu, xây dựng, chuyển giao và nhân rộng mô hình sản xuất hồ tiêu theo VietGAP.
3.4. Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ở thị trường trong nước và quốc tế.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, như: Xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tham gia vào các hội chợ trong ngoài tỉnh, xây dựng trang WEB về hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu, xúc tiến thương mại thị trường xuất khẩu.
3.5. Nhóm giải pháp về chính sách và tổ chức phát triển hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020.
- Triển khai các chính sách của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương đã ban hành có liên quan đến phát triển hồ tiêu.
- Tham mưu UBND trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hồ tiêu và thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Khuyến khích tạo điều kiện hình thành các loại hình kinh tế tập trung phát triển hồ tiêu: Tổ chức kinh tế, Hợp tác xã, các câu lạc bộ... Thành lập Hiệp hội những người sản xuất hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu.
3.6. Nhóm giải pháp về khuyến nông, khuyến công xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển hồ tiêu.
- Hoạt động khuyến nông: xã có diện tích hồ tiêu từ 50 ha cần xây dựng từ 1-3 mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, cây choái, kỹ thuật trồng mới và kiến thiết cơ bản và thâm canh tăng năng suất hồ tiêu.
- Hoạt động khuyến công: tại các xã có diện tích hồ tiêu ≥ 100 ha, xây dựng 1-2 mô hình trình diễn chuyển giao công nghệ thiết bị máy móc chế biến bảo quản hạt tiêu đạt chất lượng cao, từng bước cơ giới hóa 100% khâu chế biến bảo quản hạt hồ tiêu.
- Triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động trực tiếp sản xuất chế biến (huấn luyện về kỹ thuật trồng mới và kiến thiết cơ bản vườn tiêu, IPM, tập huấn sản xuất tiêu theo hướng GAP).
- Phối hợp với các doanh nghiệp phân bón chuyên dùng cho hồ tiêu tiến hành các thực nghiệm trình diễn tại các xã trọng điểm sản xuất tiêu trong tỉnh.
- Tổ chức tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu ở các huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, huyện Lộc Ninh, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, huyện Đắk Lấp, tỉnh Đắk Nông.
- Phối hợp Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam trong việc tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo chương trình hoạt động hàng năm của Hiệp hội.
3.7. Nhóm giải pháp về đề xuất mô hình sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ hồ tiêu.
- Hợp tác xã dịch vụ sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu sẽ là đầu mối duy nhất để liên kết giữa người trồng tiêu với các cơ sở chế biến, bảo quản và xuất khẩu hồ tiêu; ngoài ra, với hình thức này hợp tác xã cũng sẽ là cầu nối giữa nông dân với các doanh nghiệp trong việc cung ứng vật tư nông nghiệp và các loại dịch vụ khác trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng.
- Những xã có quy mô diện tích lớn có thể thành lập Hợp tác xã chuyên dịch vụ cho cây tiêu, những xã có quy mô diện tích nhỏ có thể kết hợp dịch vụ cho hồ tiêu và một số loại cây trồng, vật nuôi khác.
3.8. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư phái triển hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020:
- Dự án đầu tư nghiên cứu chọn lọc, phục tráng giống hồ tiêu và sản xuất giống hồ tiêu sạch bệnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Dự án đầu tư mô hình điểm về sản xuất hồ tiêu theo quy trình VietGAP.
3.9. Tổ chức thực hiện quy hoạch:
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các quy hoạch ngành hàng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch, huớng dẫn các ngành, địa phương liên quan cụ thể hóa quy hoạch để đưa vào các kế hoạch 05 năm, hàng năm.
- Các sở ban ngành, địa phương liên quan, theo chức năng nhiệm vụ, tổ chức và phối hợp thực hiện.
4. Khái toán vốn đầu tư:
Tổng số vốn đầu tư: 780.240 triệu đồng, trong đó:
- Phân theo nguồn vốn:
+ Ngân sách: 16.600 triệu đồng (chiếm 2,13%);
+ Vốn vay ngân hàng: 312.156 triệu đồng (chiếm 40,02%)
+ Vốn tự có: 451.384 triệu đồng (chiếm 57,85%). giai đoạn:
+ Giai đoạn 2011-2015: 434.601 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2016-2020: 345.639 triệu đồng.
Điều 2. Căn cứ quy hoạch được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện, công bố công khai quy hoạch theo quy định.
Trong quá trình thực hiện Quy hoạch nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các Sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giám đốc kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.
CHỦ TỊCH |
Quyết định 1815/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
Số hiệu: | 1815/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký: | Trần Ngọc Thới |
Ngày ban hành: | 04/09/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1815/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
Chưa có Video