THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2010 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ
7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển nông nghiệp của ngành, của địa phương.
2. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải có sự lựa chọn, đầu tư đồng bộ, kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu tạo công nghệ cao với ứng dụng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng an toàn sinh học và khả năng cạnh tranh.
3. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước, tiếp thu có chọn lọc thành tựu công nghệ cao của thế giới để làm chủ khoa học hiện đại, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, đồng thời hiện đại hóa các công nghệ truyền thống.
4. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải huy động sự tham gia của lực lượng nghiên cứu, đào tạo các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trước hết là các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ; thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.
5. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ cao trong nông nghiệp đủ về số lượng và có chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta.
1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng trên 3,5%/năm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2010 – 2015
a) Bước đầu nghiên cứu phát triển một số công nghệ cao mới trong nông nghiệp; tiếp cận và làm chủ một số công nghệ cao trong nông nghiệp của thế giới có thể ứng dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; góp phần đưa trình độ công nghệ nông nghiệp của nước ta ngang bằng trình độ tiên tiến của các nước Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) và trung bình khá của các nước khu vực châu Á. Đến năm 2015, tạo được 4 – 5 giống cây trồng nông, lâm nghiệp chuyển gen có triển vọng, 2 – 3 giống thủy sản bằng kỹ thuật di truyền có triển vọng; công nhận và đưa vào sản xuất 1 – 2 giống lai có năng suất cao, chất lượng tốt cho mỗi loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ yếu và 1 – 2 quy trình công nghệ cao mới trong từng lĩnh vực;
b) Từng bước xây dựng và hình thành nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trọng tâm là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2015, mỗi tỉnh vùng kinh tế trọng điểm xây dựng được 3 – 5 doanh nghiệp, 2 – 3 vùng sản xuất nông nghiệp; cả nước có 3 – 5 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số vùng sinh thái nông nghiệp;
c) Từng bước sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 10 – 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước.
Giai đoạn 2016 – 2020
a) Tăng cường nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, trọng tâm là tạo công nghệ cao mới trong nông nghiệp; góp phần đưa trình độ công nghệ nông nghiệp của nước ta ngang bằng trình độ khá trong khu vực châu Á. Đến năm 2020, tạo ra và đưa vào sản xuất 2 – 3 giống cây trồng chuyển gen, 2 – 3 giống thủy sản bằng kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học; công nhận và đưa vào sản xuất 2 – 3 giống lai có năng suất cao, chất lượng tốt cho mỗi loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản chủ yếu và 2 – 3 quy trình công nghệ cao mới trong từng lĩnh vực;
b) Đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2020, mỗi tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm xây dựng 7 – 10 doanh nghiệp, 5 – 7 vùng sản xuất nông nghiệp và mỗi vùng sinh thái có 1 – 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
c) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng trên diện rộng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 30 – 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước.
1. Nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp
Trong giai đoạn 2010 – 2015 và 2016 – 2020, nghiên cứu tạo công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung vào một số nhiệm vụ sau đây:
a) Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao.
- Đối với cây nông nghiệp: tập trung nghiên cứu và ứng dụng ưu thế lai và công nghệ gen để tạo ra các giống cây trồng mới, cây trồng biến đổi gen có các đặc tính nông học ưu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trường; công nghệ vi nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lượng, sạch sâu bệnh;
- Đối với cây lâm nghiệp: nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi công nghệ tế bào, công nghệ vi phân giống để nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp có tốc độ sinh trưởng cao, chất lượng gỗ tốt; nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ gen để tạo giống cây lâm nghiệp chống sâu, bệnh;
- Đối với giống vật nuôi: nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, thụ tinh ống nghiệm; áp dụng phương pháp chỉ thị phân tử, công nghệ gen trong chọn, tạo các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng công nghệ gen trong xác định giới tính phôi một số loại gia súc quan trọng;
- Đối với giống thủy sản: tập trung nghiên cứu kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ gen để chọn, tạo một số giống thủy sản chủ yếu có tốc độ sinh trưởng nhanh; tạo giống thủy sản đơn tính; tạo giống thủy sản sạch bệnh.
b) Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thủy sản
- Về phòng, trừ dịch bệnh cây trồng nông, lâm nghiệp: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein để sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng; nghiên cứu phát triển các kit để chuẩn đoán, giám định bệnh cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám, công nghệ hàng không trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại rừng;
- Về phòng, trừ dịch bệnh vật nuôi: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học để chuẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử; nghiên cứu sản xuất vắc-xin thú y, đặc biệt là vắc-xin phòng, chống bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác;
- Về phòng, trừ dịch bệnh thủy sản: nghiên cứu sản xuất một số loại kit chẩn đoán nhanh bệnh ở thủy sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản.
c) Nghiên cứu, phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao
- Đối với trồng trọt: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính, như: giá thể, công nghệ thủy canh, tưới nước tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, chăm sóc, thu hoạch. Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp; quy trình công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP;
- Đối với trồng rừng: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa trong trồng rừng thâm canh;
- Đối với chăn nuôi: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, có sử dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống điều hòa nhiệt độ, ẩm độ phù hợp, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn tại chuồng;
- Đối với nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh tự động kiểm soát môi trường đối với một số loài thủy sản.
d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp
- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây trồng trong nhà kính, nhà lưới, như: phân bón chuyên dụng, giá thể, chế phẩm sinh học, khung nhà lưới, lưới che phủ, hệ thống tưới, thiết bị chăm sóc, thu hoạch, hệ thống thông thoáng khí;
- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, như: thức ăn, chế phẩm sinh học; khung nhà, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phân phối thức ăn, thu hoạch trong chăn nuôi; hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, hệ thống điều tiết nước tuần hoàn, hệ thống mương nổi, hệ thống ao nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản.
đ) Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp
- Về công nghệ bảo quản, chế biến nông sản: nghiên cứu phát triển công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi qui mô tập trung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu, công nghệ sản xuất sản phẩm chức năng; công nghệ sinh học và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản;
- Về công nghệ bảo quản, chế biến lâm sản: nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa nhằm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ; công nghệ biến tính gỗ, công nghệ sấy sinh thái, công nghệ ngâm, tẩm để bảo quản gỗ; công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm bảo quản, chế phẩm chống mối, mọt thế hệ mới; công nghệ sản xuất các màng phủ thân thiện với môi trường;
- Về công nghệ bảo quản, chế biến thủy sản: Nghiên cứu phát triển công nghệ lạnh bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản trên tàu khai thác xa bờ; công nghệ sinh học sản xuất các chất phụ gia trong chế biến thủy sản; công nghệ lên men nhanh để chế biến các sản phẩm thủy sản truyền thống.
e) Nhập công nghệ cao trong nông nghiệp
Lựa chọn nhập một số công nghệ cao trong nông nghiệp từ nước ngoài mà trong nước chưa có; tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, làm chủ và thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài vào điều kiện sinh thái và thực tế của Việt Nam, đặc biệt là công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
2. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Giai đoạn 2010 – 2015: bước đầu hình thành và công nhận một số doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh có lợi thế đối với một số lĩnh vực đã có công nghệ cao, như: trồng hoa, trồng rau trong nhà lưới; sản xuất cây giống, con giống quy mô công nghiệp; chăn nuôi lợn, gà quy mô công nghiệp; nuôi thâm canh thủy sản; sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học quy mô công nghiệp;
- Giai đoạn 2016 – 2020: đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh có điều kiện nhằm thực hiện các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp; từng bước mở rộng quy mô và hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kết hợp giữa nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực.
b) Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Giai đoạn 2010 – 2015: quy hoạch phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các vùng sinh thái khác nhau. Củng cố và tăng cường hoạt động của các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được thành lập; chú trọng các hoạt động thử nghiệm, trình diễn công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực và sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từng bước xây dựng một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới ở một số vùng sinh thái có lợi thế, như: đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long;
- Giai đoạn 2016 – 2020: hỗ trợ đầu tư xây dựng và phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có lợi thế và có đủ điều kiện tại các vùng sinh thái khác nhau. Mở rộng các hoạt động trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như: nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
c) Phát triển vùng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
- Giai đoạn 2010 – 2015: quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khuyến khích phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc kết hợp công nghệ cao với công nghệ truyền thống đã được hình thành. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Giai đoạn 2016 – 2020: đẩy mạnh hỗ trợ đầu tư và mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để phát triển một loại hay một số loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, như: sản xuất thâm canh lúa chất lượng, lúa đặc sản; sản xuất rau an toàn, chè an toàn, cây ăn quả an toàn; sản xuất hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao; trồng rừng thâm canh; chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao; nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
3. Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp
Từng bước hình thành hệ thống cơ sở dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp, như: dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá; dịch vụ tư vấn kỹ thuật, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai dự án quy hoạch phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương.
2. Triển khai các hoạt động nghiên cứu tạo công nghệ cao trong nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc chương trình, đề án trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt, bao gồm: “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”, “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020”. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cao khác trong nông nghiệp.
3. Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp
a) Đào tạo ở nước ngoài: mỗi năm đào tạo 10 – 15 tiến sĩ, 20 – 25 thạc sĩ; đào tạo lại 15 – 20 người từ 6 tháng đến 1 năm đối với cán bộ nghiên cứu, chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp có đủ tiêu chuẩn theo quy định thuộc các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp, các địa phương, không bao gồm kế hoạch đào tạo nhân lực về công nghệ sinh học nông nghiệp và thủy sản theo các chương trình, Đề án đã được duyệt;
b) Đào tạo trong nước: mỗi năm đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước 300 – 500 cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và kỹ thuật viên về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp có đủ tiêu chuẩn theo quy định thuộc các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp, các địa phương;
c) Đào tạo theo đề tài, dự án: mỗi đề tài, dự án về ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước phải dành kinh phí cho đào tạo ở nước ngoài 2 – 3 người, thời gian tối đa 6 tháng về công nghệ cao phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ được phê duyệt.
4. Phát triển thị trường thông tin, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao trong nông nghiệp
a) Từng bước hình thành sàn giao dịch công nghệ cao trong nông nghiệp để các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn kỹ thuật, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ cao trong nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, sử dụng, trao đổi thông tin về công nghệ cao trong nông nghiệp; tổ chức, tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ cao trong nông nghiệp quy mô quốc gia, quốc tế;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức, tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ cao trong nông nghiệp;
d) Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và Internet để cho mọi người dân có thể tiếp cận được về các công nghệ cao, các kết quả ứng dụng công nghệ cao, các mô hình phát triển công nghệ cao và các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
5. Hợp tác quốc tế
a) Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến thông qua nghị định thư và dự án hợp tác quốc tế;
b) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục pháp lý cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp;
c) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp, ưu tiên hợp tác đào tạo đại học, sau đại học về các ngành kỹ thuật công nghệ cao trong nông nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tiên tiến khu vực và thế giới thông qua các dự án hợp tác quốc tế cụ thể;
d) Thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhằm nâng cao năng lực làm chủ và sáng tạo công nghệ cao của tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nước.
6. Nguồn vốn phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp
Đa dạng hóa nguồn vốn cho phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, bao gồm:
a) Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo chi cho đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài và trong nước;
c) Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp, các khu nông nghiệp và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
d) Các nguồn vốn khác: ngân sách nhà nước dành cho Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao; vốn từ Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia; vốn từ nguồn hợp tác quốc tế; vốn từ nguồn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân.
7. Cơ chế, chính sách
a) Chính sách hỗ trợ phát triển nghiên cứu tạo công nghệ cao trong nông nghiệp
- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo khoản 1 Điều 12 của Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật; được hỗ trợ mức cao nhất kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các dự án sản xuất thử nghiệm các công nghệ cao mới tạo ra trong nước hoặc các công nghệ cao nhập từ nước ngoài trong 2 năm đầu áp dụng, không thu hồi kinh phí hỗ trợ;
- Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước mức cao nhất chi phí đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập và đối với các tổ chức khác để đầu tư trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu hình thành do liên kết giữa tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp theo các dự án đầu tư được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
- Nhà nước hỗ trợ mức cao nhất kinh phí nhập khẩu một số công nghệ cao, máy móc, thiết bị công nghệ cao trong nông nghiệp trong nước chưa tạo ra được để thực hiện một số dự án nghiên cứu ứng dụng và trình diễn công nghệ cao quan trọng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
b) Chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp.
- Thực hiện chính sách ưu tiên, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp theo khoản 1, 2, 3 Điều 27 của Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật;
- Thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp theo khoản 1 Điều 29 của Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật;
- Nhà nước có chính sách ưu đãi để thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt động công nghệ cao trong nông nghiệp tại Việt Nam đối với các tổ chức và cá nhân trong nước.
c) Chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ theo khoản 2 Điều 19 của Luật công nghệ cao và được hưởng các ưu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo thẩm quyền;
- Các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo khoản 2 Điều 20 của Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật.
d) Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo khoản 2, 3, 4, 5 Điều 33 của Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật.
đ) Chính sách hỗ trợ phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong vùng;
- Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi cho nội đồng của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Hưởng các ưu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo thẩm quyền.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan phê duyệt và quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ và các dự án đầu tư liên quan đến phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước do Bộ quản lý;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực ở trong nước về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp Nhà nước liên quan đến phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo sau đại học, đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài nguồn nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng vốn để triển khai, thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ, chương trình và dự án trong Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định đánh giá tác động môi trường và các tiêu chí về môi trường của các đề tài thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Phê duyệt và quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ và dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý;
b) Chủ trì hoặc phối hợp công nhận các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đóng trên địa bàn, các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; quyết định thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.
THỦ TƯỚNG |
THE
PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 176/QD-TTg |
Hanoi, January 29, 2010 |
APPROVING THE SCHEME ON DEVELOPMENT OF HI-TECH AGRICULTURE THROUGH 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government
Pursuant to the November 13, 2008 Law on High Technologies;
Pursuant to the Government's Resolution No. 24/2008/NQ-CP of October 28, 2008,
promulgating the Government's Action Program to implement the Resolution of the
Xth Party Central Committee's T1' plenum on agriculture, farmers and
rural areas;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECIDES:
Article 1. To approve the Scheme on development of hi-tech agriculture through 2020 (below referred to as the Scheme), with the following principal contents:
1. Development of hi-tech agriculture must be associated with the process of industrialization and modernization in agriculture and rural areas and in accordance with the sector's and localities* policies and strategies on agricultural development.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Development of hi-tech agriculture must tap and efficiently utilize domestic resources and selectively absorb the world's hi-tech achievements in order to master modern sciences and advanced technologies in agriculture while modernizing traditional technologies.
4. Development of hi-tech agriculture must mobilize participation of research and training forces of different branches and fields and economic sectors, first of all enterprises and science and technology institutions; and attract foreign investment.
5. Development of hi-tech agriculture must attach importance to training sufficient and quality human resources for high technologies in agriculture.
To contribute to building a comprehensively developed agriculture toward modernization, large-scale commodity production, high productivity, quality, efficiency and competitiveness, achieving an annual growth rate of over 3.5%, and firmly assuring national food and foodstuff security in both short and long terms.
The 2010-15 period
a/ To conduct initial research and development of some new high technologies in agriculture; to approach and master some world high technologies in agriculture which may be applied to Vietnam's practical conditions; to contribute to increasing the level of our country's agricultural technology to reach the advanced level of the ASEAN countries and above the average level of Asian countries. By 2015, to create 4-5 genetically modified agricultural and forest plant varieties with prospect and 2-3 aquatic animal breeds with prospect by hereditary techniques; to recognize and put into production 1-2 high-productivity and quality cross-bred varieties for each staple plant, livestock or aquatic animal and 1-2 hi-tech processes in each sub-sector;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c/ To step by step produce a number of hi-tech agricultural commodities which are of high yield, quality and added value; to increase the proportion of hi-tech agricultural production to 10-15% of total national agricultural production value.
The 2016-20 period
a/ To intensify research and development of high technologies in agriculture, focusing on creating new high technologies; to contribute to increasing the level of our country's agricultural technologies on par with the fairly good level in Asia. By 2020, to create 2-3 genetically modified agricultural and forest plant varieties and 2-3 aquatic animal breeds by hereditary techniques and bio-technology; to recognize and put into production 2-3 cross-bred varieties for each staple plant, livestock or aquatic animal and 2-3 new hi-tech processes in each sub-sector;
b/ To vigorously step up the comprehensive development of hi-tech agriculture, including a system of high-tech agricultural enterprises, parks and zones. By 2020, each province in the key economic regions will have built 7-10 enterprises and 5-7 agricultural production zones and each ecological region will have 1-3 hi-tech agricultural parks;
c/ To further promote extensive application of high technologies to agriculture to produce agricultural commodities of high yield, quality and competitiveness; to increase the proportion of hi-tech agricultural production to 30-35% of total national agricultural production value.
1. Research and development of high technologies in agriculture
During 2010-15 and 2016-20, to research and create high technologies in agriculture, focusing on the following tasks:
a/ Selectively creating and propagating plant varieties and animal strains and aquatic animal breeds of high yield and quality
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- For forest trees: To research and widely apply cell and micropropagation technologies to quickly propagate forest tree species with high growth rates and quality timber: to conduct scientific research, develop and apply gene technologies to creating seed forest trees resistant to pests and diseases;
- For livestock breeds: To research and renovate breeding technologies, especially animal cell technologies in sperm and embryo freezing and zygote transplant and in-vitro fertilization: to apply molecular marker methods and gene technologies to selecting and creating new livestock breeds of high yield and quality; to apply gene technologies to determining the sex of embryos of some major cattle;
- For breeding aquatic animals: To concentrate on studying the combination of traditional methods with gene technologies to select and create a number of major breeding aquatic animals with high growth rates, to create unisexual breeding aquatic animals and disease-free breeding aquatic animals.
b/ Preventing and eliminating plant, livestock and aquatic animal epidemics
- Preventing and eliminating agricultural and forest tree diseases: To research and apply microbiology technologies and enzyme and protein technologies in order to produce on an industrial scale bio-products used in plant protection; to study and develop kits for diagnosis and screening of plant diseases; to study and apply bio-technologies, remote sensing technologies and aviation technologies to the management, prevention and combat of forest epidemics and pests;
- Preventing and fighting livestock epidemics: To study and apply biotechnologies to diagnose diseases at molecular level; to study and produce veterinary vaccines, especially vaccines against such dangerous diseases as bird flu and cattle foot-and-mouth disease;
- Preventing and fighting aquatic animal diseases: To study and produce some kits for quick diagnosis of aquatic animal diseases; to study and apply molecular biology, immunology and microbiology to preventing and treating some dangerous diseases in aquatic animals.
c/ Researching and developing technological processes in agricultural, forest and aquatic production for high economic value
- In cultivation: To study and develop integrated and automated technological processes in the cultivation and harvest of plants in net houses and greenhouses, such as growing medium, hydroponic technology, economical watering, automatic regulation of nutrient and light, tending and harvest. To study and develop technological processes in intensive cultivation and integrated management of plants; and technological processes in the production of safe plants according to VietGAP;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- In husbandry: To study and develop integrated and automated technological processes in industrial-scale husbandry, using the systems of closed raising facilities, air-conditioning and appropriate humidity and feed distribution and quantification in raising facilities;
- In aquaculture: To study and develop technological processes in intensive and super-intensive aquaculture with automatic environmental control for some aquatic animal species.
d/ Creating agricultural supplies, machines and equipment
- To study and create supplies, machines and equipment for the production of agricultural plants and forest trees, especially plants to be grown in greenhouses and net houses, such as special-use fertilizer, growing medium, bioproducts, net house frames, covering nets, watering system, tending and harvesting equipment, and air ventilation system;
- To study and create supplies, machines and equipment for husbandry and aquaculture. such as feedstuffs. bioproducts; house frames, systems of lighting, feed distribution and harvesting in husbandry; systems of wastewater and solid waste treatment, system of water circulation regulation, system of floating ditches, and system of man-made ponds in aquaculture.
e/ Preserving and processing farm produce
- Farm produce preservation and processing technologies: To study and develop irradiation technology, hot steam treatment technology, thermal water treatment technology, cold-drying and quick-drying technology in farm produce preservation; technologies for preliminary processing and preservation of fresh vegetables, flowers and fruits on a consolidated scale: controlled atmosphere packaging technology: technology for fast cold preservation combined with ethylenic absorbents of fresh vegetables, flowers and fruits; filming technology for the preservation of vegetables, fruits, meat and eggs; fermenting technology, deep processing technology, technology for the production of functional foods; biology and microbiology technologies for the production of bioproducts and natural coloring substances and additives in farm produce preservation and processing;
- Forest product preservation and processing technologies: To study and apply information and automation technologies to saving energy and time and increasing timber use efficiency; wood modification technology, eco-drying technology, soaking and impregnation technologies in timber preservation; biotechnology for producing new-generation preservatives and termite killers; technology for producing environment-friendly films;
- Aquatic product preservation and processing technologies: To study and develop cold storage technologies for long-term preservation of aquatic products on offshore fishing vessels; biotechnology for producing additives in aquatic product processing and quick fermenting technology for producing traditional aquatic products.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To select and import a number of high technologies in agriculture which are not available in the country; to study, experiment, master and adapt imported high technologies to Vietnam's ecological and practical conditions, especially those in cultivation, husbandry and aquaculture.
2. Development of hi-tech agriculture
a/ Developing hi-tech agricultural enterprises
- The 2010-15 period: To initially form and recognize a number of hi-tech agricultural enterprises in provinces with advantages in some hi-tech sub-sectors, such as flower and vegetable growing in net houses; production of seed trees and breeding animals on an industrial scale: raising of pigs and chicken on an industrial scale; intensive aquaculture, production of fertilizers and bioproducts on an industrial scale;
- The 2016-20 period: To step up development of hi-tech agricultural enterprises in provinces with favorable conditions in order to apply and develop high technologies in agriculture; to step by step expand the size and operation of these enterprises; to combine research, experimentation and production of hi-tech agricultural products; to encourage development of hi-tech agricultural enterprises to operate in multiple business lines and fields.
b/ Developing hi-tech agricultural parks
- The 2010-15 period: To plan development of hi-tech agricultural parks in different ecological regions. To consolidate and increase operations of established hi-tech agricultural parks; to attach importance to the experimentation and demonstration of high technologies, training of human resources and production of hi-tech agricultural products. To step by step build new hi-tech agricultural parks in some ecological regions with advantages, such as the Red River delta, central coast, eastern South Vietnam and Mekong River delta;
- The 2016-20 period: To support the construction and development of hi-tech agricultural parks in some provinces and centrally run cities with advantages and sufficient conditions in different ecological regions. To expand operations within hi-tech agricultural parks, such as research and application, experimentation and demonstration of hi-tech agricultural production models; production of hi-tech agricultural products; training of human resources for high technologies in agriculture; organization of fairs, exhibitions and demonstration of hi-tech agricultural products; attraction of domestic and foreign investment sources and human resources for the application of high technologies to agriculture.
c/ Developing consolidated agricultural production zones to apply high technologies to producing one or several agricultural commodities of high quality, yield and economic value
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- The 2016-20 period: To provide more supports for investment in and expansion of hi-tech agricultural production zones in provinces and centrally run cities in order to develop one or several kinds of farm produce of high yield, quality and economic value, such as intensive production of quality rice and specialty rice; production of safe vegetables, tea and fruits; hi-tech production of flowers and bonsai; intensive forestation; hi-tech raising of cattle and poultry; and hi-tech aquaculture.
3. Development of hi-tech services in agriculture
To step by step form a system of hi-tech service establishments to serve agricultural production, such as brokering, consultancy and assessment services; technical, investment, legal, financial, insurance and intellectual property rights protection consultancy services; supplies, machine and equipment supply services; and product sale services.
1. Planning development of hi-tech agriculture
a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall formulate a master plan on hi-tech agricultural parks nationwide for submission to the Prime Minister;
b/ Provincial-level People's Committees shall implement projects to develop hi-tech agricultural parks and zones in their localities.
2. Carrying out researches to create high technologies in agriculture
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall continue performing scientific and technological tasks under key programs and schemes already approved by the Government, including the key program on development and application of biotechnology in agriculture and rural development through 2020 and the scheme on development and application of biotechnology in aquaculture through 2020. It shall coordinate with the Ministry of Science and Technology in performing scientific and technological tasks in other hi-tech fields in agriculture.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Overseas training: To train annually 10-15 doctors and 20-25 masters; to retrain for from 6 months to one year 15-20 qualified technological researchers and experts and managers of high technologies in agriculture who are from scientific and technological institutions, enterprises and localities, excluding those to be trained under plans on training human resources for agricultural and aquatic biotechnologies under the approved programs and schemes;
b/ Domestic training: To train annually 300-500 qualified technical officers, managers and technicians in the hi-tech fields in agriculture who come from scientific and technological institutions, enterprises and localities;
c/ Project- and scheme-based training: Every state-funded scheme or project on the application and development of high technologies in agriculture must earmark funds for overseas training of 2-3 staffs for maximum 6 months in high technologies in line with its approved objectives, contents and tasks.
a/ To step by step form an exchange for high technologies in agriculture with the participation of providers of brokering, consultancy and assessment services; to create favorable conditions for providers of technical, investment, legal, financial, insurance and intellectual property protection consultancy and other services to promote hi-tech activities, sale and use of hi-tech products in agriculture;
b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall build a database on high technologies in agriculture; create favorable conditions for public access, use and sharing of information on high technologies in agriculture; and organize and participate in domestic or overseas markets, fairs and exhibitions on high technologies in agriculture;
c/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with provincial-level People's Committees in supporting and creating favorable conditions for domestic and foreign organizations and individuals to hold or participate in markets, fairs and exhibitions on high technologies in agriculture;
d/ To intensify public information work in the mass media and on the internet to enable public access to high technologies, results of application of high technologies, models of development of high technologies and hi-tech agricultural products.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ The State shall create favorable legal procedures for Vietnamese organizations and individuals (o participate in international cooperation programs and projects and join international associations and other organizations to develop high technologies in agriculture;
c/ To increase international cooperation in the development of human resources for high technologies in agriculture, giving priority to university and postgraduate training in high technologies in agriculture in advanced universities, colleges and vocational schools in the region and the world through specific international cooperation projects;
d/ To implement the roadmap for international integration in science and technology, step up the exploration and transfer of advanced technologies into Vietnam with a view to building the capacity of mastering and creating high technologies of domestic hi-tech research and development institutions and agricultural enterprises.
6. Funding sources for developing high technologies in agriculture
To diversify funding sources for the development of high technologies in agriculture, including:
a/ Funding sources allocated for non-business scientific and technological activities shall be used only for scientific and technological tasks approved by competent authorities;
b/ Funding sources allocated for non-business training activities shall be used for overseas and domestic training of human resources;
c/ Funding sources allocated for capital construction investment shall be used for investing in and supporting investment in infrastructure and equipment of scientific and technological institutions and hi-tech agricultural enterprises, parks and zones;
d/ Other funding sources, including state budget funds for the national program on hi-tech development; capital from the national hi-tech venture investment fund; capital from international cooperation; and financial contributions and donations of organizations and individuals.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Policies in support of research and development to create high technologies in agriculture
- Organizations and individuals engaged in researching and developing high technologies in agriculture are entitled to the highest incentives and supports from the State under Clause 1, Article 12 of the Law on High Technologies and other laws; to the highest level of non-refundable funding supports from the state budget for projects to manufacture on a trial basis new home-made technologies or imported technologies during the first two years of application;
- Investors of projects to build facilities to research, develop and apply high technologies to agriculture are entitled to the highest land use levy and tax incentives under the land law:
- To consider allocation of state budget funds at the highest level for public science and technology institutions and other organizations to procure equipment for laboratories and research facilities formed as a result of association between organizations and individuals to serve the research and development of high technologies in agriculture under investment projects approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
- The State shall provide funding supports at the highest level for the import of high technologies and hi-tech machinery and equipment in agriculture which cannot yet be manufactured at home, for implementing a number of important hi-tech research, development and demonstration projects approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
b/ Policies in support of training, attraction and employment of human resources for high technologies in agriculture
- To prioritize and support training of human resources for high technologies in agriculture under Clauses 1, 2 and 3, Article 27 of the Law on High Technologies and other laws;
- To provide special incentives to attract and employ human resources for high technologies in agriculture under Clause 1, Article 29 of the Law on High Technologies and other laws;
- The State shall adopt preferential treatment policies to attract foreign organizations and individuals and overseas Vietnamese to carry out hi-tech agricultural activities like domestic organizations and individuals.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Hi-tech agricultural enterprises are entitled to incentives and supports from the State under Clause 2. Article 19 of the Law on High Technologies, and other incentives decided by provincial-level People's Committees according to their competence:
- Scientific and technological institutions that establish or cooperate with other organizations and individuals in forming hi-tech agricultural enterprises are entitled to other incentives and supports under Clause 2, Article 20 of the Law on High Technologies and other laws.
d/ Policy in support of investment in the development of hi-tech agricultural parks
Investors building technical infrastructure in hi-tech agricultural parks are entitled to the highest incentives and supports from the State under Clauses 2, 3, 4 and 5, Article 33 of the Law on High Technologies and other laws.
e/ Policies in support of development of hi-tech agricultural zones
- To enjoy the highest incentives under the land law for land areas for the production of hi-tech agricultural commodities and the construction of service establishments to serve hi-tech agriculture in the zones;
- The State shall support construction of intra-field transport and irrigation infrastructure in hi-tech agricultural zones;
- To enjoy other incentives prescribed by provincial-level People's Committees according to their competence.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches and provincial-level People's Committees in, organizing the implementation of the Scheme on development of hi-tech agriculture through 2020, and annually report thereon to the Prime Minister;
b/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in. approving and managing scientific and technological schemes and projects and investment projects related to development of high technologies in agriculture funded with the state budget and managed by the Ministry;
c/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in. formulating plans for training domestic human resources for high technologies in agriculture.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in. approving and managing state-funded state-level scientific and technological schemes and projects related to development of high technologies in agriculture.
3. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned ministries and branches in. formulating overseas postgraduate and short-term training plans for human resources for high technologies in agriculture.
4. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and Ministry of Science and Technology in. balancing and allocating, and guiding the use of. state funds for the effective and timely implementation of contents, tasks, programs and projects under the approved Scheme.
5. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Science and Technology and concerned ministries and branches in. guiding mechanisms and policies to support development of hi-tech agriculture.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, other ministries, branches and provincial-level People's Committees in. appraising environmental impact assessments and environmental criteria of projects on the establishment of hi-tech agricultural parks.
7. Provincial-level People's Committees shall:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ Assume the prime responsibility for or coordinate in recognizing hi-tech agricultural enterprises based in their localities and hi-tech agricultural zones; to decide to establish hi-tech agricultural parks in their localities or submit the establishment thereof to competent authorities for decision,
Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.-
FOR
THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Sinh Hung
;
Quyết định 176/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 176/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 29/01/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 176/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video