Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1705/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 28 tháng 8 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 429/TTr-SCT ngày 31/8/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh; bảo tồn, củng cố và phát triển các ngành nghề TTCN với nhiều hình thức tổ chức sản xuất, quy mô doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; khuyến khích và tăng cường đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất tiên tiến hài hoà với kỹ thuật truyền thống.

- Phát triển TTCN nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển TTCN trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, khai thác hiệu quả nguồn lao động, tài nguyên, nguyên liệu sẵn có, gắn liền với hoạt động du lịch làng nghề, văn hóa, lễ hội mang bản sắc, đặc trưng của tỉnh.

- Phát triển ngành nghề TTCN vừa đảm bảo việc lưu giữ, bảo tồn các yếu tố mang tính bản sắc văn hóa truyền thống của nghề, vừa có tính sáng tạo, hiện đại, gắn kết, đan xen trên sản phẩm; Phát triển nghề phải đặc biệt quan tâm tới sự hài hòa giữa sản xuất với bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên phát triển nhóm ngành nghề đúc, chế biến gỗ mỹ nghệ, sau đó là cơ khí rèn, mây, tre đan, tiếp đến là dệt may.

- Chú trọng xây dựng các khu vực sản xuất tập trung, kết hợp sản xuất tại các hộ gia đình. Phát huy các làng nghề truyền thống lâu đời, có trình độ sản xuất cao.

- Củng cố, hỗ trợ các làng nghề đang bị mai một và có nguy cơ không tồn tại.

2. Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu tổng quát: Phát huy thế mạnh về lao động, đất đai, tài nguyên của tỉnh, khai thác các nguồn lực tại chỗ và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài đẩy mạnh phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề. Tạo được sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống khu vực nông thôn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần tích cực thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: “Xây dựng kinh tế của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”.

- Mục tiêu cụ thể:

Tốc độ tăng GTSX của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt từ 10,5-11%/năm; GTSX TTCN (theo giá so sánh năm 2010), chiếm khoảng 19-20% tổng GTSX ngành công nghiệp. Hàng năm, tạo thêm việc làm mới cho khoảng 2.000-3.000 lao động.

Phấn đấu đạt tăng trưởng về GTSX giai đoạn 2021-2025 khoảng 10%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong tổng GTSXCN. Hàng năm, tạo thêm việc làm mới cho khoảng 2.000 lao động.

3. Định hướng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

3.1 Nhóm ngành nghề chủ lực: cơ khí (rèn, đúc, chế tạo, gia công kim loại); Mộc, chạm khảm gỗ. Tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển nhóm ngành nghề này cả về hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo nhân lực; xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm và thương hiệu cho sản phẩm đúc đồng và gỗ mỹ nghệ trong giai đoạn đến năm 2020.

a) Cơ khí (rèn, đúc, chế tạo, gia công kim loại):

- Sản xuất máy móc và thiết bị, phụ tùng cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp: máy tuốt lúa, máy bóc vỏ, tẽ hạt ngô, máy bóc tách vỏ lạc; máy xay xát công suất nhỏ; máy bơm nước phục vụ nuôi trồng thủy sản; các loại máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm loại nhỏ như máy thái đa năng, máy nghiền, trộn thức ăn chăn nuôi; trang, thiết bị cho máy cày bừa; các loại máy chế biến gỗ; máy trộn bê tông… tại các làng nghề có truyền thống về cơ khí như Xuân Tiến, Kiên Lao (huyện Xuân Trường), trong các Cụm công nghiệp An Xá (thành phố Nam Định), Yên Xá (huyện Ý Yên), các địa bàn đang phát triển nghề cơ khí như tại Bắc Câu (Thị trấn Xuân Trường), xã Quang Trung (huyện Vụ Bản), xã Hải Vân (huyện Hải Hậu), xã Giao Tiến, Hoành Sơn (huyện Giao Thủy)…

- Đúc đồng, nhôm, gang: Tiếp tục sản xuất hàng gia dụng: xoong, nồi, mâm, thau và đồ thờ tự (lư hương, đỉnh, chuông, tượng), hàng lưu niệm. Phát triển các sản phẩm phục vụ xuất khẩu: lò nướng, bếp nướng bằng gang đúc, các sản phẩm phụ tùng thay thế cho các ngành công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp khai thác than và công nghiệp đóng tàu…tại các làng nghề có truyền thống về nghề đúc: Tống Xá (huyện Ý Yên), Bình Yên (huyện Nam Trực).

- Sản xuất phụ tùng xe đạp, xe máy, các loại thép phục vụ xây dựng, hàng nhôm sắt gia dụng, các công cụ cầm tay phục vụ sản xuất nông nghiệp tại các cụm, điểm SX-KD-DV, làng nghề rèn Vân Chàng, làng nghề cơ khí Đồng Côi (huyện Nam Trực), làng nghề cơ khí Xuân Tiến, Kiên Lao (huyện Xuân Trường), làng nghề rèn truyền thống Giáp Nhất (xã Quang Trung, huyện Vụ Bản) và các địa bàn đang phát triển nghề cơ khí như thôn Đồng Quỹ (Nam Tiến, huyện Nam Trực), Cổ Liêu (Yên Xá, huyện Ý Yên)... (Chi tiết tại phụ lục 1).

b) Mộc, chạm khảm gỗ

- Phát triển nghề sản xuất đồ gỗ dân dụng và phục vụ xây dựng tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Nhân rộng, phát triển sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất, chạm khảm từ La Xuyên, Ninh Xá (xã Yên Ninh), Hoàng Giang (Yên Trị), Cát Đằng (Yên Tiến)… sang các xã Yên Khánh, Yên Hồng, thị trấn Lâm của huyện Ý Yên; tại các xã Trung Đông, thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh); xã Hải Minh, Hải Phương, Hải Trung, Hải Đường, Hải Vân... (huyện Hải Hậu); xã Xuân Phương, Xuân Tiến, Xuân Bắc (huyện Xuân Trường); thị trấn Ngô Đồng, Hồng Thuận, Giao Tiến (huyện Giao Thủy), ... (Chi tiết tại phụ lục 1).

3.2. Nhóm ngành nghề nền tảng khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh: dệt may, thêu ren, tơ tằm; mây tre đan, sơn mài mỹ nghệ và chế biến nông sản, thực phẩm. Giai đoạn đến năm 2020, củng cố, duy trì và khôi phục và phát triển nhóm ngành này nhằm tạo tiền đề cho phát triển cho giai đoạn 2021-2025. Sau năm 2020, xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, thêu ren và mây tre đan.

a) Dệt may, thêu ren, tơ tằm

- Dệt vải, màn, xô, gạc y tế, khăn mặt ở các xã Thành Lợi (huyện Vụ Bản), xã Phương Định, xã Trực Chính (huyện Trực Ninh), xã Nam Hồng, xã Nam Thanh (huyện Nam Trực), xã Giao Tiến (huyện Giao Thủy)... Sản xuất vải tơ lụa từ tơ tự nhiên và tơ, sợi công nghiệp tại làng nghề Cự Trữ (Trực Ninh).

- Tiếp tục phát triển các cơ sở may nhỏ ở các xã huyện Ý Yên (nhất là xã Yên Trị), Vụ Bản, Hải Hậu, Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh, Hải Hậu, thành phố Nam Định...

- Sản xuất chăn ga, gối đệm, quần áo ở xã Mỹ Thắng (huyện Mỹ Lộc); móc sợi ở một số xã huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Vụ Bản, Trực Ninh.

- Phát triển, nhân rộng nghề kéo sợi PE, dệt, đan lưới cước, thừng, chão phục vụ cho nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm ở thị trấn Thịnh Long, xã Hải Triều (huyện Hải Hậu), xã Trực Hùng (Trực Ninh).

- Khuyến khích phát triển nghề thêu ren truyền thống ở xã Trung Đông (huyện Trực Ninh), xã Hải Hưng (huyện Hải Hậu), xã Yên Dương, xã Yên Trung (huyện Ý Yên), xã Bình Minh (Nam Trực), nghề thêu tranh truyền thống ở Phú Nhai, Xuân Phương (huyện Xuân Trường).

- Tiếp tục duy trì, củng cố nghề chăn tằm-ươm tơ truyền thống, sản phẩm đã có uy tín nhiều năm trên thị trường những năm gần đây đã được khôi phục lại và bắt đầu khởi sắc như: làng Đại An (xã Nam Thắng, Nam Trực); làng Cổ Chất (Phương Định,Trực Ninh), làng Hồng Thiện (Xuân Hồng, Xuân Trường).

- Nhân cấy, phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm tại một số vùng phù hợp với phát triển nghề như xã Tân Thịnh (huyện Nam Trực), Nông trường Rạng Đông (Nghĩa Hưng)... (Chi tiết tại phụ lục 1).

b) Mây tre đan, cói lá và sơn mài mỹ nghệ

- Nhân rộng nghề thủ công mỹ nghệ từ mây tre nứa đan Yên Bình, Yên Hồng, Yên Đồng sang các xã lân cận của huyện Ý Yên; xã Vĩnh Hào, Liên Minh, Hiển Khánh (huyện Vụ Bản); chắp nứa sơn mài ở làng nghề Cát Đằng, Yên Tiến (Ý Yên); đan giỏ tích ở làng Gôi, xã Mỹ Hưng (Mỹ Lộc). Tiếp tục phát triển nghề mây tre đan đã hình thành ở các xã Nghĩa Hoà (Nghĩa Hưng), Trực Thanh, Trung Đông, Trực Tuấn (Trực Ninh), xã Điền Xá, Thạch Cầu (Nam Trực), xã Hải Hưng (Hải Hậu), xã Giao Tiến, Hồng Thuận, Giao Hương (huyện Giao Thủy)...

- Phát triển, nhân rộng nghề xe đay của xã Hải Phương cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở dệt chiếu trong và ngoài tỉnh. (Chi tiết tại phụ lục 1).

c) Chế biến nông sản, thực phẩm

- Tiếp tục duy trì các cơ sở xay xát, chế biến gạo nhỏ ở địa bàn các xã, thị trấn. Sản xuất bánh phở, bánh đa, bún khô ở xã Đồng Sơn, xã Nam Dương (huyện Nam Trực), xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường), làng Phong Lộc (phường Cửa Nam- TP Nam Định); Miến dong, miến gạo ở xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm (huyện Nghĩa Hưng); rượu gạo Kiên Lao (Xuân Trường), Yên Phú (Ý Yên)....

- Sản xuất bánh kẹo, thính gạo ở thị trấn Yên Định (huyện Hải Hậu); mở rộng sản xuất và xây dựng thương hiệu kẹo Sìu Châu ở thành phố Nam Định.

- Sản xuất nước mắm, mắm tôm, cá khô tại Giao Châu, Giao Hải, Thị trấn Quất Lâm (Giao Thủy); xã Nghĩa Hải, Nghĩa Thắng, Nghĩa Bình, thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng), Thịnh Long, Hải Chính (Hải Hậu) và địa bàn các xã các huyện ven biển Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ.

- Chế biến thức ăn chăn nuôi (bột cá nhạt) từ nguyên liệu thủy hải sản tại một số xã các huyện ven biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ... (Chi tiết tại phụ lục 1).

3.3. Nhóm ngành nghề duy trì phát triển: sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành nghề TTCN khác.

a) Sản xuất gạch không nung

- Xoá bỏ triệt để các lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh trước năm 2016. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở gạch thủ công chuyển đổi công nghệ sang gạch không nung với sản phẩm chủ yếu là gạch xi măng - cốt liệu.

- Tiếp tục phát triển nghề sản xuất vật liệu xây dựng không nung (sản phẩm chủ yếu là gạch bi các loại) tại địa bàn các xã Yên Khang (Ý Yên), xã Trực Đại, Trực Phú, thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh), xã Nghĩa An (Nam Trực), thị trấn Xuân Trường, xã Thọ Nghiệp (Xuân Trường). (Chi tiết tại phụ lục 1).

- Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở sản xuất gạch xi măng - cốt liệu tại các CCN trên địa bàn các huyện.

- Tại các nhà máy gạch Tuynel đang hoạt động, đầu tư mỗi nơi 01 dây chuyền sản xuất gạch không nung từ phế thải lò.

- Quy hoạch và đầu tư các nhà máy sản xuất gạch không nung sử dụng nguyên liệu xỉ than sau khi Nhà máy nhiệt điện Hải Hậu vận hành.

b) Ngành nghề TTCN khác (nhựa, giấy, thuỷ tinh...)

- Phát triển sản xuất dép nhựa, ống nước, chai lọ nhựa các loại ở thành phố Nam Định, xã Trung Thành (Vụ Bản), xã Nam Hồng (Nam Trực), xã Mỹ Hưng, thị trấn Mỹ Lộc (huyện Mỹ Lộc); không khuyến khích mở rộng thêm trong khu dân cư, áp dụng các biện pháp xử lý môi trường và di chuyển các cơ sở sản xuất vào các cụm, điểm SX-KD-DV tập trung.

- Nhân rộng, phát triển nghề làm hoa lụa giấy truyền thống của làng nghề Báo Đáp (xã Hồng Quang, Nam Trực).

- Không khuyến khích phát triển nghề thổi thủy tinh ở Xối Trì - xã Nam Thanh (Nam Trực) do độc hại cho người làm nghề và sản phẩm không còn phù hợp với thị trường.

- Duy trì (không mở rộng do nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hạn chế) các nghề: (1) Khâu nón ở làng Đào Khê, xã Nghĩa Châu; làng Phù Sa Thượng, xã Hoàng Nam, xã Nghĩa Thịnh, thị trấn Quỹ Nhất, Nghĩa Thái, Nghĩa Trung của huyện Nghĩa Hưng; xã Xuân Bắc, Xuân Trung (Xuân Trường; xã Yên Trung (Ý Yên), làng Hương Cát, TT Cát Thành (Trực Ninh); (2) Nghề dệt chiếu truyền thống ở các xã Xuân Ninh (Xuân Trường), xã Hải Bắc, Hải An (huyện Hải Hậu); (3) Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ nguyên liệu bèo tây, bẹ chuối ở xã Trực Tuấn (Trực Ninh), Xuân Ninh (Xuân Trường).

4. Định hướng quy hoạch theo không gian lãnh thổ.

4.1. Thành phố Nam Định

Tập trung phát triển các ngành nghề TTCN chính: chế biến gỗ phục vụ xây dựng và nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ; cơ khí xây dựng, cơ khí dân sinh, các sản phẩm nhựa, da giày, chế biến lương thực. Cụ thể:

- Củng cố, phát triển các làng nghề TTCN truyền thống đủ tiêu chí được công nhận: Làng nghề chế biến lương thực Kênh Thượng (xã Lộc Vượng), làng nghề chế biến lương thực Đông Phong Lộc (xã Nam Phong), làng nghề chế biến lương thực Tây Phong Lộc (phường Cửa Nam), làng nghề đan lát Làng Hoàng (xã Lộc Hòa).

- Duy trì, bảo tồn nghề ở một số phố nghề Thành Nam xưa như: Nghề làm hương trầm gia truyền ở phố Minh Khai (xưa là phố Hàng Nâu); nghề gò tôn thiếc, nghề thêu ở phố Hai Bà Trưng (xưa là các phố Hàng Thiếc, Hàng Thêu)…

- Hạn chế thành lập mới, mở rộng các cơ sở sản xuất TTCN trong nội thành, nhất là các nghề cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm ảnh hưởng nhiều đến môi trường; khuyến khích phát triển các cửa hàng giới thiệu, giao dịch mua bán sản phẩm của các cơ sở sản xuất TTCN ngoài nội thành. Đối với các cơ sở sản xuất TTCN hiện có cần xử lý, đảm bảo vệ sinh môi trường. Những cơ sở gây ô nhiễm nặng không thể xử lý tại chỗ được phải di dời đến các cụm, điểm SX-KD-DV ngoại thành và các huyện lân cận.

- Đầu tư mở rộng CCN An Xá tạo điều kiện cho các dự án đầu tư mới phát triển TTCN và di dời các cơ sở sản xuất TTCN trong nội thành có nhu cầu mở rộng hoặc không đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Xây dựng các điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở các xã ngoại thành (Lộc An, Lộc Hòa, Nam Vân) phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của các ngành nghề TTCN. (Chi tiết tại phụ lục 3).

4.2. Huyện Ý Yên

Tập trung phát triển các ngành nghề TTCN chính: Cơ khí đúc; chế biến gỗ, mây tre đan, sơn mài; may; thêu ren; chế biến lương thực. Cụ thể:

- Nghề cơ khí: Phát triển cơ khí đúc tại các làng nghề truyền thống đúc kim loại Tống Xá (xã Yên Xá), làng nghề đúc đồng truyền thống thôn Vạn Điểm A (thị trấn Lâm); phát triển cơ khí sản xuất nông cụ và sản phẩm gia dụng tại các làng nghề cơ khí Cổ Liêu, làng nghề cơ khí Bắc Đường 12 (xã Yên Xá).

- Gỗ mỹ nghệ: Củng cố, phát triển sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống và nhân rộng sang các địa bàn lân cận: Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên, làng nghề đồ mộc chạm trổ, điêu khắc gỗ Trịnh Xá, làng nghề truyền thống đồ gỗ Lũ Phong, làng nghề truyền thống mộc mỹ nghệ Ninh Xá (xã Yên Ninh); phát triển nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở thôn Đằng Động (xã Yên Hồng); làng Tân Ninh (xã Yên Khang)… Khuyến khích một số cơ sở đã có quy mô đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ để trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc làm vệ tinh sản xuất đồ gỗ công nghiệp tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Duy trì, phát triển nghề sơn mài, mây tre đan, tre ghép, nón lá tại các làng nghề truyền thống sơn mài Cát Đằng và các làng nghề sơn mài Đằng Thượng, Tân Cầu, làng nghề truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Thượng Thôn (xã Yên Tiến); nghề đan băng giang ở xã Yên Đồng, nghề tre nứa ghép ở xã Yên Bình…; duy trì làng nghề đan nón truyền thống Mạc Sơn (xã Yên Trung).

- Dệt may, thêu ren: Tiếp tục phát triển làng nghề dệt may Vĩnh Trị và nhân rộng sang các địa bàn của xã Yên Trị và vùng lân cận, xã Yên Nhân, Yên Đồng; các làng nghề thêu ren truyền thống Hoàng Giang, Tiêu Bảng, Thôn Thông, Văn Minh, Văn Mỹ, Phương Hưng, Thôn Nhuộng, Thôn Trung (xã Yên Trung); phát triển nghề thành làng nghề thêu ren ở thôn Nguyệt Bói (xã Yên Tân); duy trì nghề thêu phôi ở xã Yên Dương.

- Chế biến lương thực, thực phẩm: Tiếp tục phát triển làng nghề chế biến thực phẩm Thiện Mỹ (xã Yên Mỹ); làng nghề nấu rượu truyền thống Quang Trung (xã Yên Phú).

- Củng cố và phát triển làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng không nung Đồng Cách (xã Yên Khang).

- Đầu tư mở rộng CCN thị trấn Lâm (thêm 8,2 ha), xây dựng CCN Yên Xá (12 ha), Yên Ninh (20 ha) tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển CN-TTCN trên địa bàn. (Chi tiết tại phụ lục 2).

- Xây dựng các điểm SX-KD-DV phục vụ nhu cầu phát triển của các làng nghề TTCN và các dự án đầu tư phát triển TTCN tại các xã: Yên Mỹ (chế biến thực phẩm), Yên Nhân (may), Yên Minh, Yên Nghĩa, Yên Quang, Yên Phương (thủ công mỹ nghệ, gỗ), Yên Tân (thêu ren), Yên Lợi, Yên Khang (vật liệu xây dựng). (Chi tiết tại phụ lục 3).

4.3. Huyện Nam Trực

Tập trung phát triển các ngành nghề TTCN chính: Cơ khí đúc, rèn, gia công kim loại; dệt, thêu ren; chế biến lương thực; tơ tằm; sản xuất vật liệu xây dựng; đồ nhựa. Cụ thể:

- Ngành nghề cơ khí: Tiếp tục duy trì sản xuất sản phẩm cơ khí đúc, chạm bạc, phụ tùng xe đạp, xe máy, nông cụ, sản phẩm dân dụng cùng với các biện pháp bảo vệ môi trường và từng bước di dời các cơ sở, công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào các cụm, điểm công nghiệp tại các làng nghề, địa bàn có nghề: Làng nghề cơ khí Bình Yên (xã Nam Thanh), làng nghề cơ khí Đồng Quỹ (xã Nam Tiến), làng nghề cơ khí Vân Chàng, thôn Tư (thị trấn Nam Giang).

- Dệt may, tơ tằm, thêu ren: Tiếp tục phát triển các làng nghề, nghề dệt may, thêu ren và nhân rộng sang các địa bàn lân cận: Làng nghề dệt khăn truyền thống thôn Trung Thắng (xã Nam Dương), làng nghề dệt khăn truyền thống thôn Liên Tỉnh, Trung Thịnh (xã Nam Hồng), làng nghề dệt Trung Thắng (xã Nam Thanh); mở rộng nghề dệt sang địa bàn các xã Nam Thắng, Tân Thịnh, thôn Báo Đáp (Hồng Quang); phát triển làng nghề thêu ren Phú Thọ (xã Nam Thái), nghề thêu ren ở xã Bình Minh; duy trì làng nghề tơ tằm Đại An (xã Nam Thắng).

- Chế biến lương thực, thực phẩm: Duy trì làng nghề làm miến dong, miến gạo, bánh đa gạo truyền thống thôn Phượng (xã Nam Dương), nghề chế biến lương thực ở thôn Ba (TT Nam Giang).

- Tiếp tục phát triển nghề sản xuất vật liệu xây dựng không nung ở thôn An Lá (xã Nghĩa An), nghề sản xuất hoa vải lụa ở Báo Đáp (xã Hồng Quang); duy trì nghề sản xuất mành mành ở Điền Xá.

- Chỉ duy trì, bảo tồn không mở rộng nghề thổi thủy tinh ở Xối Trì (xã Nam Thanh); không khuyến khích mở rộng thêm các cơ sở tái chế nhựa trong khu dân cư ở Báo Đáp - xã Hồng Quang, Vô Hoạn - xã Nam Mỹ, áp dụng các biện pháp xử lý môi trường và từng bước di chuyển các cơ sở sản xuất vào các cụm, điểm công nghiệp tập trung.

- Đầu tư mở rộng CCN Đồng Côi (thêm 13 ha), Vân Chàng (thêm 3 ha), xây dựng CCN Đồng Sơn (14, 5 ha), CCN Tân Thịnh (15 ha), Nam Thanh (15 ha) tạo điều kiện cho các dự án đầu tư mới và di dời các cơ sở CN-TTCN gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. (Chi tiết tại phụ lục 2).

- Xây dựng các điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển của các làng nghề TTCN và các dự án đầu tư phát triển TTCN tại địa bàn thị trấn Nam Giang và các xã: Nam Cường, Nghĩa An, Đồng Sơn, Nam Hùng, Nam Tiến (sản xuất cơ khí), Điền Xá, Tân Thịnh, Nam Thắng (sản xuất vật liệu xây dựng), Nam Hồng, Nam Thanh, Nam Thắng (dệt, may), Hồng Quang, Nam Mỹ (chế biến nhựa)... (Chi tiết tại phụ lục 3).

4.4. Huyện Xuân Trường

Tập trung phát triển các ngành nghề TTCN chính: Cơ khí phục vụ nông nghiệp, xây dựng; chế biến gỗ và cói; chế biến lương thực; tơ tằm; thêu ren. Cụ thể:

- Nghề cơ khí: Tiếp tục phát triển cơ khí sản xuất máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, xây dựng, chế biến gỗ tại CCN Xuân Tiến và làng nghề cơ khí Xuân Tiến; cơ khí sản xuất nông cụ, các sản phẩm phục vụ xây dựng tại địa bàn xã Xuân Tiến, xã Xuân Kiên và thôn Bắc Câu (thị trấn Xuân Trường).

- Chế biến gỗ: Tiếp tục củng cố, phát triển sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và mộc dân dụng tại các làng nghề truyền thống điêu khắc và chế biến gỗ thôn Trà Đông, Trà Đoài (xã Xuân Phương), làng nghề chế biến lâm sản tại xóm 10 xã Xuân Tiến, phát triển các cơ sở sản xuất đồ gỗ tại Xuân Bắc, Xuân Hồng.

- Nghề thêu: Củng cố, phát triển nghề thêu ren, thêu tranh tại làng nghề thêu truyền thống Phú Nhai (xã Xuân Phương) và địa bàn lân cận.

- Dệt chiếu, đan cói: Củng cố, duy trì sản xuất tại làng nghề dệt chiếu truyền thống Xuân Dục (xã Xuân Ninh), nghề đan cói xuất khẩu ở Xuân Trung.

- Chế biến lương thực, thực phẩm: Duy trì nghề sản xuất bánh phở, bánh đa, bún khô ở xã Xuân Tiến, rượu gạo Kiên Lao (xã Xuân Kiên).

- Duy trì, bảo tồn nghề trồng dâu, nuôi tằm, xe tơ tại thôn Hồng Thiện (xã Xuân Hồng).

- Tiếp tục phát triển nghề sản xuất vật liệu xây dựng không nung (sản phẩm chủ yếu là gạch bi các loại) tại thị trấn Xuân Trường, xã Thọ Nghiệp.

- Nhân cấy nghề đối với các xã chưa có nghề hoặc ít ngành nghề phi nông nghiệp như: Xuân Thành, Xuân Thủy, Xuân Phong, Xuân Tân, Xuân Thượng.

- Đầu tư mở rộng CCN Xuân Tiến (thêm 8 ha), xây dựng CCN Xuân Tân (18,11 ha), sau năm 2020 xây dựng CCN Xuân Hồng (20 ha) và mở rộng CCN huyện lỵ Xuân Trường (10 ha) tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển CN-TTCN trên địa bàn. (Chi tiết tại phụ lục 2).

- Xây dựng các điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển của các làng nghề TTCN và các dự án đầu tư phát triển TTCN tại thị trấn Xuân Trường và các xã: Xuân Kiên (cơ khí nhỏ), Xuân Ninh (dệt chiếu, thủ công mỹ nghệ), Xuân Hòa, Xuân Phú (chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ)... (Chi tiết tại phụ lục 1).

4.5. Huyện Trực Ninh

Tập trung phát triển các ngành nghề TTCN chính: chế biến gỗ, mây tre đan; dệt may, thêu ren, tơ tằm; kéo sợi PE, đan lưới; vật liệu xây dựng. Cụ thể:

- Chế biến gỗ, mây tre đan: Phát triển nghề mộc mỹ nghệ ở xã Trung Đông, làng nghề Mộc Kênh (thị trấn Cổ Lễ). Phát triển nghề thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ nguyên liệu bèo tây, bẹ chuối, mây tre đan ở xã Trực Tuấn, làng nghề truyền thống mây tre đan An Mỹ (xã Trung Đông); duy trì nghề đan cót truyền thống ở các thôn Ngọc Động, Duyên Lãng (xã Trực Thanh).

- Dệt may, tơ tằm, thêu ren: Củng cố, phát triển làng nghề truyền thống thêu ren xuất khẩu Trung Lao (xã Trực Đạo) và làng nghề truyền thống dệt khăn Dịch Diệp (xã Trực Chính), nghề dệt khăn, màn ở thôn An Lãng (xã Trực Chính), thôn Cự Trữ, Nhự Nương, Phú Ninh (xã Phương Định). Duy trì, bảo tồn nghề truyền thống tơ tằm Cổ Chất (xã Phương Định).

- Phát triển nghề kéo sợi PE, sản xuất dây đai, dây thừng ở Tân Lý (xã Trực Hùng), làng nghề truyền thống gai, lưới, vó Hạ Đồng (xã Trực Đạo)

- Duy trì nghề dệt chiếu ở thôn Văn Lãng (xã Trực Tuấn), nghề đan nón lá ở Hương Cát (TT Cát Thành).

- Phát triển nghề sản xuất vật liệu xây dựng không nung (sản phẩm chủ yếu là gạch bi các loại) tại địa bàn các xã Trực Đại, Trực Phú, Trực Hùng, thị trấn Cổ Lễ.

- Xây dựng các điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển của các làng nghề TTCN và các dự án đầu tư phát triển TTCN tại thị trấn Cổ Lễ và các xã: Trực Tuấn, Trực Hưng, Trực Nội, Trực Khang, Trực Hùng, Trực Thắng (sản xuất cơ khí, mộc, may, vật liệu xây dựng), Trực Chính, Trực Đại, Trực Thái, Phương Định, Trực Phú (dệt may), Trung Đông, Trực Thanh (mây tre đan, đan cót)… (Chi tiết tại phụ lục 3)

4.6. Huyện Vụ Bản

Tập trung phát triển các ngành nghề TTCN chính: Cơ khí, rèn; chế biến gỗ, mây tre đan, sơn mài; dệt may, thêu ren; vật liệu xây dựng, cụ thể:

- Nghề cơ khí: Tiếp tục phát triển nghề cơ khí rèn sản xuất các mặt hàng dao, búa công nghiệp, nông cụ, phụ tùng thay thế chi tiết thiết bị máy nông nghiệp, các sản phẩm phục vụ xây dựng tại các làng nghề cơ khí thôn Tiên, thôn Đồng, Giáp Nhất (xã Quang Trung) và xã Trung Thành.

- Chế biến gỗ, mây tre đan, sơn mài: Tiếp tục củng cố, phát triển nghề mây tre đan tại thôn Vĩnh Lại, Hồ Sen, nghề truyền thống sản xuất gối mây Tiên Hào (xã Vĩnh Hào); nghề nứa ghép sơn mài ở Hổ Sơn, Ngõ Trang, Văn Bảng (xã Liên Minh) và phát triển sang các xã Tân Khánh, Cộng Hòa, Hiển Khánh.

- Tiếp tục phát triển nghề dệt vải xô, gạc truyền thống tại làng Quả Linh (xã Thành Lợi) và từng bước phát triển sang các địa bàn lân cận; nghề thêu ren ở xã Minh Thuận.

- Phát triển nghề chế biến lương thực, thực phẩm tại các xã: Liên Bảo, Vĩnh Hào…

- Xây dựng các CCN thị trấn Gôi (5 ha), Hiển Khánh (20 ha), Liên Minh (3 ha), Thành Lợi (2 ha), Vĩnh Hào (3 ha) phục vụ nhu cầu phát triển của các làng nghề TTCN và các dự án đầu tư phát triển TTCN. (Chi tiết tại phụ lục 2)

- Xây dựng các điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở các xã trên địa bàn phục vụ nhu cầu phát triển của các làng nghề TTCN và các dự án đầu tư phát triển TTCN: Các điểm tại xã Vĩnh Hào, xã Quang Trung, xã Thành Lợi, xã Liên Minh, xã Trung Thành… với các nghề cơ khí, rèn, mây tre đan, sơn mài, dệt, hàng TCMN… (Chi tiết tại phụ lục 3)

4.7. Huyện Mỹ Lộc

Tập trung phát triển các ngành nghề TTCN chính: chế biến gỗ, mây tre đan; dệt may, chăn ga, gối đệm, vật liệu xây dựng không nung. Cụ thể:

- Phục hồi, phát triển các làng nghề TTCN truyền thống và phát triển các địa bàn đã có nghề TTCN thành các làng nghề đủ tiêu chí được công nhận: Làng nghề mây tre đan Vào Lương, Làng Giáng, Vạn Đồn (thị trấn Mỹ Lộc), làng nghề sản xuất chăn, ga, gối đệm, quần áo Làng Sắc (xã Mỹ Thắng).

- Phát triển nghề mộc mỹ nghệ truyền thống ở thôn Lựu Phố (xã Mỹ Phúc).

- Duy trì nghề đan giỏ tích ở làng Gôi, làng Gạo (xã Mỹ Thành), làng Vào Lương (thị trấn Mỹ Lộc), làng Vân Đồn (xã Mỹ Hưng).

- Xây dựng CCN Mỹ Thắng (7 ha) tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển làng nghề làng Sắc. (Chi tiết tại phụ lục 2)

- Xây dựng các điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển của các làng nghề TTCN và các dự án đầu tư phát triển TTCN: Điểm tại Mỹ Hưng (mây tre đan, chế biến gỗ), thị trấn Mỹ Lộc, xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Tiến (dệt may, mây tre đan)... (Chi tiết tại phụ lục 3)

4.8. Huyện Nghĩa Hưng

Tập trung phát triển các ngành nghề TTCN chính: chế biến lương thực, thủy hải sản; chế biến gỗ, mây tre đan; đan cói, nón lá; tơ tằm, cơ khí. Cụ thể:

- Chế biến lương thực, thủy hải sản:

Phát triển nghề chế biến thủy, hải sản với các sản phẩm chủ yếu nước mắm, mắm tôm, cá khô, bột cá nhạt ở các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Hải, Nghĩa Bình, Ngọc Lâm, thị trấn Rạng Đông.

Duy trì, phát triển nghề sản xuất miến dong, miến gạo ở xã Nghĩa Lâm.

- Phát triển sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng ở các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Minh, Nghĩa Bình…

- Đan dệt cói, nón lá, mây tre đan, đan lưới: Duy trì, phát triển nghề đan các sản phẩm cói xuất khẩu ở làng nghề Đồng Nam (xã Nghĩa Lợi) và địa bàn các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Trung, Nghĩa Lâm; củng cố, duy trì nghề dệt chiếu cói ở xã Nghĩa Sơn. Duy trì, phát triển nghề đan nón ở các làng nghề nón lá Phù Sa Thượng, Hưng Thịnh (xã Hoàng Nam), Đào Khê Hạ, Đào Khê Thượng (xã Nghĩa Châu) và địa bàn các xã Nghĩa Châu, Hoàng Nam.

- Phát triển nghề mây tre đan ở xã Nghĩa Hòa, đan lưới vó ở xã Hoàng Nam, nghề bó chổi rơm ở Phương Đê (xã Nghĩa Lợi).

- Đầu tư mở rộng CCN Nghĩa Sơn (thêm 15 ha), xây dựng các CCN thị trấn Quỹ Nhất ( 11,7 ha), Nghĩa Thịnh (2,7 ha) tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển CN-TTCN trên địa bàn. (Chi tiết tại phụ lục 2)

- Xây dựng các điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển của các làng nghề TTCN và các dự án đầu tư phát triển TTCN: Điểm tại TT Liễu Đề, TT Rạng Đông, xã Nghĩa Đồng, xã Nghĩa Thịnh, xã Nghĩa Minh, xã Nghĩa Thái (dệt may, vật liệu xây dựng), tại xã Hoàng Nam, xã Nghĩa Châu, xã Trung Sơn, xã Nghĩa Sơn, xã Nghĩa Lợi (đan lát, nghề cói), tại xã Nghĩa Hồng, xã Nghĩa Phong, xã Nghĩa Phú (chế biến gỗ), tại xã Nghĩa Bình, TT Quỹ Nhất, xã Nghĩa Tân, xã Nghĩa Hùng, xã Nghĩa Lâm, xã Nghĩa Thành, xã Nghĩa Thắng, xã Nghĩa Hải, xã Nghĩa Phú (cơ khí).

4.9. Huyện Hải Hậu

Tập trung phát triển các ngành nghề TTCN chính: Chế biến lương thực, thủy hải sản; chế biến gỗ, đay, cói; may, kéo sợi, đan lưới. Cụ thể:

- Đồ gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng: Tiếp tục củng cố, phát triển sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng tại các làng nghề và địa bàn đã có nghề theo hướng chuyên môn hóa như: Sản phẩm gỗ xẻ, mộc dân dụng ở làng nghề Kim Thành và địa bàn xã Hải Vân; sản phẩm mộc mỹ nghệ khảm trai, ốc, sơn son thếp vàng, bạc theo lối cổ ở làng nghề sản xuất đồ gỗ Phạm Rỵ, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ, khảm trai Bình Minh và địa bàn các xã Hải Minh, Hải Trung; sản phẩm mộc dân dụng tại làng nghề mộc mỹ nghệ Tam Tùng Đông (xã Hải Đường), ở Đông Hữu, Phồn Thịnh (xã Hải Anh), địa bàn các xã Hải Vân, Hải Phương, Hải Đông…

- Chế biến lương thực thực phẩm, thủy hải sản: Phát triển nghề chế biến thủy, hải sản với các sản phẩm chủ yếu nước mắm, mắm tôm, sứa, cá khô, bột cá ở các xã ven biển Hải Hòa, Hải Chính, thị trấn Thịnh Long. Tiếp tục phát triển làng nghề bánh kẹo Đông Cường; sản xuất bánh đa, bánh phở, bún ở thị trấn Yên Định.

- Phát triển nghề kéo sợi PE, dệt lưới, đan chão, dây buộc ở thị trấn Thịnh Long và xã Hải Chiều.

- Nghề se đay, dệt chiếu: Củng cố, phát triển làng nghề dệt chiếu truyền thống An Đạo (xã Hải An), se đay dệt chiếu Giáp Nam (xã Hải Phương), nghề truyền thống dệt chiếu ở Phương Đức (xã Hải Bắc).

- Phát triển nghề đúc các sản phẩm nhôm, sản xuất sản phẩm Inox ở xã Hải Vân.

- Đầu tư hoàn thiện hạ tầng CCN Thịnh Long, xây dựng các CCN Yên Định (10 ha), Hải Hưng (10 ha), Hải Thanh (10 ha) tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển CN-TTCN trên địa bàn. (Chi tiết tại phụ lục 2)

- Xây dựng các điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển của các làng nghề TTCN và các dự án đầu tư phát triển TTCN tại các xã: Hải Phong, Hải Hà, Hải Xuân, Hải Đường, Hải Chính... (Chi tiết tại phụ lục 3)

4.10. Huyện Giao Thủy

Tập trung phát triển các ngành nghề TTCN chính: chế biến lương thực, thủy hải sản; chế biến gỗ, mây tre đan; dệt may, thêu ren, móc sợi; vật liệu xây dựng. Cụ thể:

- Tiếp tục củng cố, phát triển làng nghề truyền thống chế biến thực phẩm Sa Châu (xã Giao Châu) đủ tiêu chí được công nhận.

- Phát triển nghề chế biến thủy hải sản tại các xã ven biển: Giao Hải, Giao Nhân, Giao Châu, Giao Phong, Quất Lâm.

- Phát triển sản xuất đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ tại thị trấn Ngô Đồng và các xã Giao Tiến, Giao Hương, Giao An, Hồng Thuận, Bạch Long...

- Mở rộng dệt khăn, may mặc tại thị trấn Ngô Đồng, Bạch Long, Giao Tiến, Giao Yến.

- Xây dựng CCN thị trấn Ngô Đồng (7,83 ha), mở rộng CCN Thịnh Lâm (thêm 20 ha) tạo mặt bằng cho các dự án đầu tư phát triển TTCN trên địa bàn. (Chi tiết tại phụ lục 2).

- Xây dựng các điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho nhu cầu phát triển ngành nghề TTCN: Điểm tại xã Giao Tiến, xã Hồng Thuận (sản xuất cơ khí, chế biến gỗ, mây tre đan), tại xã Giao Long, xã Giao An, xã Bạch Long, xã Giao Xuân (chế biến muối, thủy hải sản), tại xã Giao Châu (chế biến nước mắm, nấm), thị trấn Ngô Đồng…. (Chi tiết tại phụ lục 3).

5. Giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Nhóm giải pháp trước mắt

- Tổ chức phổ biến thông tin, làm tốt công tác tư tưởng tuyên truyền giáo dục để toàn thể nhân dân, cán bộ nắm rõ tình hình chung, tiềm năng, lợi thế, sự năng động, sáng tạo của tỉnh trong chiến lược phát triển KT-XH để nhân dân tin tưởng, chia sẻ, đồng thuận thực hiện.

- Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng cho di dời các cơ sở sản xuất, đầu tư mở rộng và thu hút các dự án mới. Giải quyết những vướng mắc tồn tại về giải quyết đền bù, GPMB.

- Rà soát lại các quy hoạch đã lập trên các lĩnh vực, nhất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cân đối lại quỹ đất dành cho lĩnh vực phát triển CN-TTCN.

- Phát huy kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM tạo sức bật và động lực mới cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Khuyến khích công nghiệp nông thôn phát triển trên cơ sở khai thác thế mạnh của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản,...

b) Nhóm giải pháp lâu dài

- Triển khai đầu tư xây dựng, mở rộng các cụm công nghiệp theo lộ trình và tiếp tục quy hoạch, xây dựng các điểm SX-KD-DV ở các địa bàn, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, tách ra khỏi khu dân cư, có đầy đủ hệ thống xử lý chất thải nhằm tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu, lao động và tay nghề người thợ thủ công...làm hạt nhân lôi kéo các vùng xung quanh.

- Hỗ trợ các làng nghề TTCN đổi mới máy móc, kỹ thuật, công nghệ, công cụ cầm tay, kinh nghiệm quản lý... Tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp tập trung với các làng nghề TTCN truyền thống, để phát triển nghề thủ công. Sự liên kết thông qua việc các làng nghề làm gia công, là cơ sở sản xuất vệ tinh cho doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp lớn đảm bảo sản phẩm đầu ra cho làng nghề, giảm bớt đầu mối, đầu tư vào khâu then chốt, hoàn thiện sản phẩm, giúp sản phẩm của các làng nghề TTCN có thị trường tiêu thụ ổn định, vững chắc.

- Thực hiện tốt chế độ ưu đãi nghệ nhân, khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề, đào tạo lớp thợ giỏi kế nghiệp. Nắm lực lượng nghệ nhân, những ông tổ nghề truyền thống, để tìm đến con cháu và dòng họ tổ nghề đã được truyền lại. Mở các hội thi mời các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi trình diễn tay nghề, tôn vinh nghệ nhân, tôn vinh tổ nghề, có cơ chế công nhận phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật bằng những lợi ích vật chất, tinh thần xứng đáng... để thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển làng nghề.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo lao động cho các làng nghề hiện đã được công nhận và đang triển khai hoạt động; xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của từng làng nghề, với những hình thức thích hợp. Quản lý và sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ; kinh phí khuyến công trung ương, địa phương...

- Xây dựng hệ thống cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chất lượng nguyên liệu nông sản cho công nghiệp chế biến. Hoặc có kế hoạch liên kết chế biến, trao đổi sản phẩm thế mạnh, liên kết tiêu thụ sản phẩm sử dụng nguyên liệu ngoài tỉnh. Xây dựng mô hình liên kết chặt chẽ giữa Hộ sản xuất - DN/HTX - Người tiêu dùng.

- Cải tiến thủ tục, kỹ thuật quản lý của các tổ chức tín dụng, quy định thế chấp vốn vay phù hợp với công nghiệp nông thôn và làng nghề. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất làng nghề được tiếp cận các nguồn vốn, nhất là vốn vay trung hạn, dài hạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tập trung và bãi tập kết chất thải rắn các CCN, các điểm SX-KD-DV. Triển khai thực hiện có lộ trình di dời các cơ sở thường xuyên gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẻ các khu dân cư vào CCN, điểm SX-KD-DV, có hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nước thải tập trung theo quy định.

- Kiên quyết đưa các cơ sở gây và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư vào các CCN, các điểm SX-KD-DV hoặc có chế tài để các cơ sở thực hiện xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường ngay tại cơ sở sản xuất. Đẩy mạnh thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường tại các cơ sở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường

- Khuyến khích hình thành và đi vào hoạt động của các hội, hiệp hội trong các làng nghề nhằm xây dựng mô hình cầu nối giữa người sản xuất với cơ quan quản lý Nhà nước thông qua triển khai mối quan hệ của các cơ sở với các hiệp hội, hội nghề nghiệp để tạo tiếng nói đồng thuận, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước; đảm bảo sự phát triển bền vững của các làng nghề.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Sở Công Thương:

Công bố, chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch, định kỳ cập nhật, điều chỉnh quy hoạch và đề xuất cơ chế, chính sách phát triển các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Sở, ban, ngành có trách nhiệm:

- Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch theo chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì và phối hợp với Sở Công Thương triển khai cụ thể hóa các giải pháp, chính sách nêu trong quyết định này.

3. UBND các huyện, thành phố Nam Định:

Có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai quy hoạch; giám sát việc thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng các cụm, điểm SX-KD-DV và khôi phục, phát triển các làng nghề TTCN trên địa bàn theo nội dung của quyết định này để đảm bảo tính thống nhất của Quy hoạch phát triển các ngành nghề với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá Thể thao & Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Nam Định; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Lê Đoài

 

Phụ lục 1: Các ngành nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Nam Định phát triển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

STT

Tên

Huyện

Ngành nghề

Ghi chú

I

Cơ khí

1

Xóm 8, 9 - Xã Xuân Tiến

Xuân Trường

Sản xuất cơ khí

 

2

Làng Bắc Câu

Xuân Trường

Sản xuất cơ khí

 

3

Thôn Vạn Điểm A, Thị trấn Lâm

Ý Yên

Sản xuất cơ khí (đúc đồng)

 

4

Tống Xá Đông - xã Yên Xá

Ý Yên

Sản xuất cơ khí (đúc kim loại)

 

5

Tống Xá Tây - xã Yên Xá

Ý Yên

Sản xuất cơ khí (đúc kim loại)

 

6

Cổ Liêu - Xã Yên Xá

Ý Yên

Cơ khí

 

7

Bắc Đường 12 - Xã Yên Xá

Ý Yên

Sản xuất cơ khí

 

8

Thôn Bình Yên - xã Nam Thanh

Nam Trực

Sản xuất cơ khí (đồ nhôm gia dụng)

 

9

Đồng Quỹ - Xã Nam Tiến

Nam Trực

Cơ khí

 

10

Vân Chàng - Thị trấn Nam Giang

Nam Trực

Cơ khí

 

11

Đồng Côi - Thị trấn Nam Giang

Nam Trực

Cơ khí

 

12

Thôn Tư, Thị trấn Nam Giang

Nam Trực

Cơ khí

 

13

Quang Trung

Vụ Bản

Cơ khí

 

14

Xóm Hội - Xã Quang Trung

Vụ Bản

Cơ khí

 

15

Xóm Tiên - Xã Quang Trung

Vụ Bản

Cơ khí

 

16

Xóm Đồng - Xã Quang Trung

Vụ Bản

Cơ khí

 

17

Giáp Nhất - Xã Quang Trung

Vụ Bản

Sản xuất cơ khí nhỏ (nghề rèn)

Phục hồi

II

Mây tre đan

1

Thôn Xuân Dục - Xã Xuân Ninh

Xuân Trường

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (dệt chiếu)

 

2

Xuân Trung

Xuân Trường

Đan cói

 

3

Cát Đằng - Xã Yên Tiến

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre đan)

 

4

Đỗ Xá - Xã Điền Xá

Nam Trực

mành mành

 

5

Xóm Đồng Nam - Xã Nghĩa Lợi

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (nghề cói)

 

6

Đào Khê Hạ - Xã Nghĩa Châu

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón )

 

7

Đào Khê Thượng - Xã Nghĩa Châu

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón )

 

8

Đại Kỳ - Xã Nghĩa Châu

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón )

 

9

Nghĩa Thượng - Xã Nghĩa Châu

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón )

 

10

Phú Kỳ - Xã Nghĩa Châu

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón )

 

11

Thắng Hạ - Xã Nghĩa Châu

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón )

 

12

Chương Nghĩa - Xã Nghĩa Châu

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón )

 

13

Tân Liêu - Xã Nghĩa Sơn

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (nghề cói)

 

14

Liêm Hải - Xã Nghĩa Trung

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón )

 

15

Xóm 5 - Xã Nghĩa Hòa

Nghĩa Hưng

Mây tre đan

 

16

Trung Hưng - Xã Nghĩa Hòa

Nghĩa Hưng

Đan Lát

 

17

An Đạo - Xã Hải An

Hải Hậu

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (dệt chiếu cói)

 

18

Phương Đức - Xã Hải Bắc

Hải Hậu

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (dệt chiếu )

 

19

Ngọc Đông - Xã Trực Thanh

Trực Ninh

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan cót)

 

20

An Mỹ - Xã Trung Đông

Trực Ninh

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre đan)

 

21

Văn Lãng - Xã Trực Tuấn

Trực Ninh

Mây tre đan

 

22

Hương Cát - Thị trấn Cát Thành

Trực Ninh

Nón lá

 

23

Thôn Tiên Hào - Xã Vĩnh Hào

Vụ Bản

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (gối mây)

 

24

Vĩnh Lại - Xã Vĩnh Hào

Vụ Bản

Mây tre đan

 

25

Hồ Sen - Xã Vĩnh Hào

Vụ Bản

Mây tre đan

 

26

Vào Lương - Xã Mỹ Hưng

Mỹ Lộc

Mây tre đan

 

27

Giáng - Xã Mỹ Hưng

Mỹ Lộc

Mây tre đan

 

28

Vạn Đồn - Xã Mỹ Hưng

Mỹ Lộc

Mây tre đan

 

29

Lộc Hòa

Tp Nam Định

Mây tre đan

 

30

Thôn Nhuộng - Xã Yên Trung

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón)

Phục hồi

31

Thôn Mạc Sơn - Xã Yên Trung

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón)

Phục hồi

32

Thôn Phù Sa Thượng - Xã Hoàng Nam

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón )

Phục hồi

33

Thôn Hưng Thịnh - Xã Hoàng Nam

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan nón )

Phục hồi

34

Lý Nhân - Xã Nghĩa Sơn

Nghĩa Hưng

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (nghề cói)

Tách

35

Giáp Nam - Xã Hải Phương

Hải Hậu

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (dệt chiếu )

Phục hồi

36

Duyên Lãng - Xã Trực Thanh

Trực Ninh

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đan cót)

Phục hồi

37

Giao Hương

Giao Thủy

 

XD mới

III

Chế biến nông sản, lương thực thực phẩm

1

Xóm 6, 7 - Xã Xuân Tiến

Xuân Trường

Chế biến lương thực, thực phẩm

 

2

Thôn Quang Trung - Xã Yên Phú

Ý Yên

Chế biến nông sản (nấu rượu nếp)

 

3

Thiện Mỹ - Xã Yên Mỹ

Ý Yên

CBTP

 

4

Thôn Phượng, xã Nam Dương

Nam Trực

CBLT

 

5

Thôn Ba - Thị trấn Nam Giang

Nam Trực

CBLT

 

6

Sa Châu - Giao Châu

Giao Thủy

CBTP

 

7

Kênh Thượng - Xã Lộc Vượng

Tp Nam Định

CBLT

 

8

Phong Lộc - Xã Nam Phong

Tp Nam Định

CBLT

 

9

Tây Phong Lộc

Tp Nam Định

CBLT

 

10

Thị trấn Quất Lâm

Giao Thủy

 

 

11

Đông Cường - Thị trấn Yên Định

Hải Hậu

 

 

12

Liên Bảo

Vụ Bản

CBLT

XD mới

13

Giao Hải

Giao Thủy

CBLT

XD mới

14

Giao Nhân

Giao Thủy

CBLT

XD mới

15

Giao Phong

Giao Thủy

CBLT

XD mới

IV

Chế biến lâm sản

1

Xuân Bắc

Xuân Trường

Chế biến gỗ

 

2

Trịnh Xá - Xã Yên Ninh

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đồ mộc, chạm trổ, điêu khắc gỗ)

 

3

Ninh Xá - Xã Yên Ninh

Ý Yên

Sản xuất đồ gỗ

 

4

Lũ Phong - Xã Yên Ninh

Ý Yên

Sản xuất đồ gỗ

 

5

La Xuyên - Xã Yên Ninh

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (chạm khắc gỗ)

 

6

Xóm 8 - Xã Hải Trung

Hải Hậu

CB gỗ

 

7

Xóm 35 - Xã Hải Minh

Hải Hậu

CB gỗ

 

8

Đông Hữu - Xã Hải Anh

Hải Hậu

CB gỗ

 

9

Kim Thành - Xã Hải Vân

Hải Hậu

CB gỗ

 

10

Giao Tiến

Giao Thủy

CB Gỗ

 

11

Kênh - Thị trấn Cổ Lễ

Trực Ninh

Mộc

 

12

Thôn Trà Đông - Xã Xuân Phương

Xuân Trường

Sản xuất hàng TCMN (điêu khắc và chế biến gỗ)

Phục hồi

13

Xóm 10 - Xã Xuân Tiến

Xuân Trường

Chế biến lâm sản

XD mới

14

Đằng Động - Xã Yên Hồng

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (chạm khắc gỗ)

XD mới

15

Tân Ninh - Thị trấn Lâm

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (chạm khắc gỗ)

XD mới

16

Phạm Rỵ - Xã Hải Trung

Hải Hậu

Sản xuất đồ gỗ

XD mới

17

Tam Tùng Đông - Xã Hải Đường

Hải Hậu

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (mộc mỹ nghệ )

XD mới

18

Bình Minh - Xã Hải Minh

Hải Hậu

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đồ gỗ mỹ nghệ khảm trai)

Tách

19

Xóm 8 - Xã Hải Minh

Hải Hậu

CB gỗ

Tách

20

Giao An

Giao Thủy

CB gỗ

XD mới

21

Hồng Thuận

Giao Thủy

CB gỗ

XD mới

22

TT Ngô Đồng

Giao Thủy

CB gỗ

XD mới

V

Sơn mài

1

Thượng Thôn - Xã Yên Tiến

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (sơn dầu (sơn son thiếp vàng, thiếp bạc)

 

2

Đằng Thượng - Xã Yên Tiến

Ý Yên

Sơn mài

 

3

Tân Cầu - Xã Yên Tiến

Ý Yên

Sơn mài

 

4

Hồ Sơn - Xã Liên Minh

Vụ Bản

nứa ghép sơn mài

 

5

Ngõ Trang - Xã Liên Minh

Vụ Bản

nứa ghép sơn mài

 

6

Vân Bảng - Xã Liên Minh

Vụ Bản

nứa ghép sơn mài

 

VI

Tơ tằm, dệt, may, thêu ren

1

Tổ dân phố 9,11 - Thị Trấn Thịnh Long

Hải Hậu

Sản xuất vật liệu PE (dệt ra sp lưới)

 

2

Hải Triều

Hải Hậu

Đan lưới

 

3

Hải Thanh

Hải Hậu

Làm nơ đính hạt, may

 

4

Vĩnh Trị - Xã Yên Trị

Ý Yên

Sản xuất dệt may (may mặc)

 

5

Nguyệt Bói - Xã Yên Tân

Ý Yên

Thêu ren

 

6

Yên Đồng - Xã Yên Đồng

Ý Yên

Băng giang

 

7

Trung Thắng - Xã Nam Thanh

Nam Trực

Dệt

 

8

Thôn Liên Tỉnh - Xã Nam Hồng

Nam Trực

Sản xuất dệt may (dệt khăn xuất khẩu)

 

9

Đại An - Xã Nam Thắng

Nam Trực

Tơ tằm

 

10

Phú Thọ - Xã Nam Thái

Nam Trực

Thêu ren

 

11

Trung Lao - Xã Trung Đông

Trực Ninh

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (thêu ren)

 

12

Dịch Diệp - Xã Trực Chính

Trực Ninh

Sản xuất dệt may (dệt khăn)

 

13

An Lãng - Xã Trực Chính

Trực Ninh

dệt

 

14

Cự Trữ - Xã Phương Định

Trực Ninh

dệt

 

15

Nhự Nương - Xã Phong Định

Trực Ninh

dệt

 

16

Phú Ninh - Xã Phương Định

Trực Ninh

dệt

 

17

Cổ Chất - Xã Phương Định

Trực Ninh

Tơ tằm

 

18

Tân Lý - Xã Trực Hùng

Trực Ninh

kéo sợi PE

 

19

Hạ Đồng - Xã Trực Đạo

Trực Ninh

Sản xuất gai, lưới, vó

 

20

Sắc - Xã Mỹ Thắng

Mỹ Lộc

Chăn bông

 

21

Thôn Hoàng Giang - Xã Yên Trung

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (thêu ren)

Phục hồi

22

Thôn Tiêu Bảng - Xã Yên Trung

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (thêu ren)

Phục hồi

23

Thôn Thông - Xã Yên Trung

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (thêu ren)

Phục hồi

24

Thôn Văn Minh - Xã Yên Trung

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (thêu ren)

Phục hồi

25

Thôn Văn Mỹ - Xã Yên Trung

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (thêu ren)

Phục hồi

26

Thôn Trung - Xã Yên Trung

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (thêu ren)

Phục hồi

27

Thôn Phương Hưng - Xã Yên Trung

Ý Yên

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (thêu ren)

Phục hồi

28

Thôn Trung Thắng - Xã Nam Thanh

Nam Trực

Sản xuất dệt may (dệt khăn xuất khẩu)

Phục hồi

29

Thôn Phú Nhai - Xã Xuân Phương

Xuân Trường

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (nghề thêu tranh)

Phục hồi

30

Thôn Quả Linh - Xã Thành Lợi

Vụ Bản

Sản xuất dệt may (dệt vải màn)

Phục hồi

31

TT Ngô Đồng

Giao Thủy

Sản xuất dệt may (dệt vải màn)

XD mới

32

Giao Tiến

Giao Thủy

Sản xuất dệt may (dệt vải màn)

XD mới

33

Giao Yến

Giao Thủy

Sản xuất dệt may (dệt vải màn)

XD mới

VII

Vật liệu xây dựng

1

Đồng Cách - Xã Yên Khang

Ý Yên

SX VLXD

 

2

Yên Phong - Xã Yên Phong

Ý Yên

Xây dựng

 

3

Yên Cường - Xã Yên Cường

Ý Yên

Xây dựng

 

4

Phúc Chỉ - Xã Yên Thắng

Ý Yên

Xây dựng

 

5

Làng An Lá - Xã Nghĩa An

Nam Trực

SX VLXD

 

6

Thị trấn Xuân Trường

Xuân Trường

SXVLXD

 

7

Thọ Nghiệp

Xuân Trường

SXVLXD

 

VIII

Ngành nghề khác

1

Báo Đáp - Xã Hồng Quang

Nam Trực

Đồ nhựa

 

2

Xối Trì - Xã Nam Thanh

Nam Trực

Sản xuất hàng thủy tinh

Phục hồi

 

Phụ lục 2: Các CCN quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

TT

Tên CCN

Địa điểm

Diện tích (ha)

Đã có QH sử dụng đất đến 2020 của tỉnh

Ghi chú

I

Quy hoạch đến năm 2020:

 

 

 

 

I.1

Mở rộng một số cụm công nghiệp

Diện tích hiện tại:

QH đến năm 2020 đạt:

 

 

1

An Xá GĐ II

xã Lộc An, TP Nam Định

70

101

x

 

2

Đồng Côi

TT.Nam Giang, h.Nam Trực

15

28

x

 

3

Vân Chàng

TT.Nam Giang, h. Nam Trực

6,7

9,7

x

 

4

Nghĩa Sơn

Xã Nghĩa Sơn, h.Nghĩa Hưng

6

21

x

 

5

Xuân Bắc

Xã Xuân Bắc, h.Xuân Trường

4

7,6

x

 

6

Thịnh Lâm

xã.Giao Lâm - Giao Thịnh, h.Giao Thuỷ

11

22

x

 

7

Thịnh Long

H. Hải Hậu

11,8

21

x

 

8

Hải Phương

H. Hải Hậu

21,4

31

x

 

I.2

Xây dựng các CCN

 

 

 

 

1

TT. Gôi

Huyện Vụ Bản

 

5

x

 

2

Yên Trị

Huyện ý Yên

 

10

x

 

3

TT Ngô Đồng

Huyện Giao Thuỷ

 

7,83

x

 

4

Yên Định

Huyện Hải Hậu

 

10

x

 

5

Hải Hưng

Huyện Hải Hậu

 

10

x

 

6

Hải Thanh

Huyện Hải Hậu

 

10

x

 

7

Mỹ Thắng

Huyện Mỹ Lộc

 

7

x

 

8

TT Quỹ Nhất

H.Nghĩa Hưng

 

11,7

x

 

9

Nghĩa Thịnh

Huyện Nghĩa Hưng

 

2,7

x

 

10

Đồng Sơn

Huyện Nam Trực

 

14,5

x

Huyện đang đề nghị điều chỉnh QH

11

Xuân Tân

Huyện Xuân Trường

 

18,11

x

 

12

Nam Thanh

Huyện Nam Trực

 

15

 

Mới được điều chỉnh quy hoạch theo công văn số 8394/BCT-CNĐP ngày 28/8/2014 từ giai đoạn đến năm 2025 lên giai đoạn đến năm 2020 nên chưa điều chỉnh, bổ sung QH sử dụng đất của tỉnh

II

Quy hoạch các CCN tầm nhìn đến năm 2025

1

Tân Thịnh

Huyện Nam Trực

 

15

 

 

2

Yên Xá

Huyện ý Yên

 

12

 

 

3

Yên Ninh

Huyện ý Yên

 

20

 

 

4

Hiển Khánh

Huyện Vụ Bản

 

20

 

 

5

Liên Minh

Huyện Vụ Bản

 

3

 

 

6

Thành Lợi

Huyện Vụ Bản

 

2

 

 

7

Vĩnh Hào

Huyện Vụ Bản

 

3

 

 

8

Xuân Châu

Huyện Xuân Trường

 

60

 

 

9

Xuân Hồng

Huyện Xuân Trường

 

20

 

 

10

Mở rộng CCN h.lỵ Xuân Trường

Huyện Xuân Trường

 

10

 

 

11

Đông Bình

Huyện Nghĩa Hưng

 

12

 

 

12

Liễu Đề

Huyện Nghĩa Hưng

 

10

 

 

13

Hoà Hùng

Huyện Nghĩa Hưng

 

4,2

 

 

 

Phụ lục 3: Các điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn các huyện/thành phố quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

STT

Huyện

Điểm công nghiệp

Tuyến đường

Diện tích
(ha)

Diện tích đất được quy hoạch đến 2020

Diện tích đất được quy hoạch đến năm 2025

I

Trực Ninh

 

126,91

96,82

30,09

1

 

Thị trấn Cổ Lễ

21

10,09

 

10,09

2

 

Trực Chính

 

3,44

3,44

 

3

 

Nam An, Cát Thành

 

4,6

4,6

 

4

 

Trực Đại

21

6,15

6,15

 

5

 

Trực Thái

21

4,51

4,51

 

6

 

Cự Trữ (Phương Định)

 

4

4

 

7

 

Cổ Chất - Hòa Lạc (Phương Định)

 

4

4

 

8

 

Phía Bắc trường tư thục Đoàn Kết

21

5

5

 

9

 

Phía Nam trường tư thục Đoàn Kết

21

5

5

 

10

 

Khu Lò Vôi (Trung Đông)

21

3

3

 

11

 

Trung Lao (Trung Đông)

21

3

3

 

12

 

Liêm Hải

21

2,49

2,49

 

13

 

Khu Cầu Cao (Trực Tuấn)

 

4,49

4,49

 

14

 

Trực Đạo

 

4,04

4,04

 

15

 

Trực Hưng

 

4,25

4,25

 

16

 

Trực Nội

 

4,7

4,7

 

17

 

Trực Thanh

 

4,26

4,26

 

18

 

Trực Khang

 

4,05

4,05

 

19

 

Trực Thuận

QL37B

4,68

4,68

 

20

 

Trực Cường

QL37B

5,36

5,36

 

21

 

Trực Phú

QL37B

4,36

4,36

 

22

 

Cống Quang Trung (Trực Hùng)

QL37B

6,86

6,86

 

23

 

Trực Thắng

 

4,58

4,58

 

24

 

Các điểm khác thuộc huyện

 

20

 

20

II

Nam Trực

 

146,07

104,07

42

1

 

TT Nam Giang

Giáp đường 21

3

3

 

2

 

TT Nam Giang

Giáp đê thuộc thôn Kinh Lũng

3

3

 

3

 

Xã Nam Cường

Giáp đường 490C thuộc xóm Trại

1

1

 

4

 

Xã Điền Xá

Giáp đê Sông Hồng, giáp xã Nam Mỹ

1

1

 

5

 

Xã Điền Xá

Giáp đê Sông Hồng, giáp xã Nam Mỹ

3

3

 

6

 

Xã Điền Xá

Giáp đê Sông Hồng, giáp xã Nam Mỹ

6

6

 

7

 

Xã Điền Xá

Giáp đê Sông Hồng, giáp xã Nam Thắng

4

4

 

8

 

Xã Tân Thịnh

Giáp đường 21 thuộc thôn Cao Lộng

4

4

 

9

 

Xã Tân Thịnh

Giáp đê Sông Hồng

1

1

 

10

 

Xã Tân Thịnh

Giáp đê Sông Hồng

1

1

 

11

 

Xã Tân Thịnh

Giáp đê Sông Hồng, giáp xã Nam Thắng

2

2

 

12

 

Xã Nam Lợi

Giáp đường trục xã, gần thôn Biên Hòa

0,05

0,05

 

13

 

Xã Nam Lợi

Thuộc xóm Đồng Bàn, giáp nghĩa địa

0,02

0,02

 

14

 

Xã Nghĩa An

Giáp đê sông Đào thuộc xóm 7

0,15

0,15

 

15

 

Xã Nghĩa An

Giáp đê sông Đào thuộc xóm 16

0,15

0,15

 

16

 

Xã Nghĩa An

Giáp đê sông Đào thuộc xóm 24

4

4

 

17

 

Xã Đồng Sơn

Giáp đê sông Đào thuộc thôn Dương Độ

6

6

 

18

 

Xã Đồng Sơn

Giáp đường 490C cạnh cầu trắng thuộc thôn Giao Cù Thượng

3

3

 

19

 

Xã Nam Hồng

Giáp đường 21 thuộc xóm Đồng Trung Thắng

6

6

 

20

 

Xã Nam Hồng

Giáp đường xã thuộc xóm Hồng Ninh

0,05

0,05

 

21

 

Xã Nam Hồng

Giáp đường xã thuộc xóm Phú Bình

0,05

0,05

 

22

 

Xã Hồng Quang

Giáp đường xã thuộc thôn Báo Đáp

5

5

 

23

 

Xã Nam Thanh

Giáp đường 21, giáp sông Hồng, giáp xã Nam Hồng

1,5

1,5

 

24

 

Xã Nam Thanh

Giáp đường xã, giáp thôn Phú Cường và thôn Sồi Tây

0,02

0,02

 

25

 

Xã Nam Hùng

Giáp đường Vàng thuộc thôn Cổ Tung

0,08

0,08

 

26

 

Xã Nam Hùng

Giáp đường 488 thuộc thôn Điện An

2

2

 

27

 

Xã Nam Hùng

Giáp đường Vàng thuộc thôn Cổ Ra

7

7

 

28

 

Xã Nam Mỹ

Giáp đường 21 thuộc phố Đồng Tâm

7

7

 

29

 

Xã Nam Mỹ

Giáp đường 21 thuộc xóm Tân Dân

1

1

 

30

 

Xã Nam Mỹ

Giáp đường 21 thuộc xóm Trung Thành

3

3

 

31

 

Xã Nam Mỹ

Giáp xã Điền Xá, cạnh bãi xử lý rác thải

3

3

 

32

 

Xã Nam Tiến

Giáp đường Đen thuộc thôn Cổ Gia

1

1

 

33

 

Xã Nam Tiến

Giáp đường Đen thuộc thôn Đồng Quỹ

1

1

 

34

 

Xã Nam Hải

Giáp đường 488 thuộc thôn 1

10

10

 

35

 

Xã Nam Thắng

Giáp đê sông Hồng, giáp xã Điền Xá

3

3

 

36

 

Xã Nam Thắng

Giáp đê sông Hồng, giáp xã Tân Thịnh

2

2

 

37

 

Xã Nam Dương

Giáp đê sông Đào, giáp trạm địa pháo cao xạ

2

2

 

38

 

Xã Nam Toàn

Giáp thành phố Nam Định, thuộc địa phận xóm 1

1

1

 

39

 

Xã Nam Toàn

Giáp đường trục xã, giáp xóm 4,5,7

12

 

12

40

 

Xã Nam Toàn

Giáp đường 490C, giáp xã Nam Cường thuộc xóm 9

6

6

 

41

 

Các điểm khác thuộc huyện

 

30

 

30

III

Nghĩa Hưng

 

244,95

55,39

189,56

1

 

Thị trấn Liễu Đề

490C-486

14

 

14

2

 

Thị trấn Rạng Đông

490C-486

10

 

10

3

 

Nghĩa Đồng

 

5

5

 

4

 

Nghĩa Thịnh

 

8

 

8

5

 

Nghĩa Minh

QL37B

10

 

10

6

 

Nghĩa Thái

 

5

5

 

7

 

Hoàng Nam

QL37B

5

5

 

8

 

Nghĩa Châu

QL37B

10,62

 

10,62

9

 

Nghĩa Trung

55+56

9

 

9

10

 

Nghĩa Sơn

490C

19,7

 

19,7

11

 

Nghĩa Lạc

490C

34,43

 

34,43

12

 

Nghĩa Hồng

 

5

5

 

13

 

Nghĩa Phong

490C

4

 

4

14

 

Nghĩa Phú

 

2

2

 

15

 

Nghĩa Bình

490C

2

2

 

16

 

Thị trấn Qũy Nhất

 

22,81

 

22,81

17

 

Nghĩa Tân

490C

5

5

 

18

 

Nghĩa Hùng

 

5

5

 

19

 

Nghĩa Lâm

490C

7,5

 

7,5

20

 

Nghĩa Thành

490C

5,5

5,5

 

21

 

Nghĩa Thắng

 

8

8

 

22

 

Nghĩa Lợi

 

3,89

3,89

 

23

 

Nghĩa Hải

 

4,5

 

4,5

24

 

Nghĩa Phú

 

4

4

 

25

 

Nam Điền

490C

5

 

5

26

 

Các điểm khác thuộc huyện

 

30

 

30

IV

Xuân Trường

 

122,6

36,2

86,4

1

 

- Khu vực CN - dịch vụ - thương mại tổng hợp cầu Lạc Quần

QL21, TL489

51,8

 

51,8

2

 

+ Địa phận Xuân Trường

 

22,3

 

22,3

3

 

+ Địa phận Xuân Kiên

 

5,4

 

5,4

4

 

+ Địa phận Xuân Ninh

 

24,1

 

24,1

5

 

- Khu trung tâm dịch vụ thương mại xã Xuân Hòa

 

1,5

1,5

 

6

 

- Phía nam xã Xuân Hòa

 

6

 

6

7

 

- Xã Xuân Phương

 

2,3

2,3

 

8

 

- Đông Nam xã Xuân Phú giáp TT Ngô Đồng

 

2,5

2,5

 

9

 

- Xã Xuân Phú giáp huyện lộ 50

 

6,7

6,7

 

10

 

- Xã Thọ Nghiệp

Đê sông Sò

7,5

 

7,5

11

 

- Xuân Trung

TL489

6,7

 

6,7

12

 

- Xuân Vinh

TL489

5

5

 

13

 

- Xã Xuân Đài

HL50

4,2

4,2

 

14

 

- Phía Đông xã Xuân Thủy

TL489

14

14

 

15

 

- Làng nghề Xuân Phương

 

4,4

 

4,4

16

 

- Các điểm khác thuộc huyện

 

10

 

10

V

Giao Thủy

 

77

37

40

1

 

Xã Giao Thịnh

Giáp đường QL 37B cạnh cầu Hà Lạn

4

4

 

2

 

TT Quất Lâm

Giáp đê sông Sò và cảng cá Quất Lâm và đường 486B

6

6

 

3

 

Xã Giao Tiến

Cạnh đường trục xã Giao Tiến và đường 489

2

2

 

4

 

Xã Hồng Thuận

Cạnh đường 489

2

2

 

5

 

Xã Giao Long

Giáp đê Trung ương

2

2

 

6

 

Xã Giao An

Giáp đường 489

2

2

 

7

 

Giao Châu

Giáp đường trục xã Giao Châu, Giao Long

2

2

 

8

 

Giao Nhân

Giáp đường Tiến Hải

2

2

 

9

 

Giao Hương

Cạnh đê Hữu Hồng

2

2

 

10

 

Giao Lạc

Cạnh đê TW

2

2

 

11

 

Giao Hải

Cạnh đê TW và đường Tiến Hải

2-3ha

2-3ha

 

12

 

Bạch Long

Cạnh đê TW

2

2

 

13

 

Giao Xuân

Cạnh đê TW

2

2

 

14

 

Các điểm khác thuộc huyện

 

47

7

40

VI

Hải Hậu

 

77,63

47,63

30

1

 

Xã Hải Đường

Đường trục xã Hải Đường

0,45

0,45

 

2

 

Xã Hải Chính

Giáp quốc lộ 21

1,25

1,25

 

3

 

Xã Hải Hưng

Giáp quốc lộ 21

4,3

4,3

 

4

 

Xã Hải Thanh

Giáp quốc lộ 21

7,53

7,53

 

5

 

Thị trấn Yên Định

Giáp quốc lộ 21

4,1

4,1

 

6

 

Xã Hải Lộc

Trục đường xã

10

10

 

7

 

Các điểm khác thuộc huyện

 

50

20

30

VII

Ý Yên

 

 

91

56

35

1

 

Xã Yên Mỹ

 

2

2

 

2

 

Xã Yên Xá

 

3

3

 

3

 

Xã Yên Ninh

 

3

3

 

4

 

Xã Yên Trị

 

3

3

 

5

 

Xã Yên Tiến

 

5

5

 

6

 

Xã Yên Bằng

 

3

3

 

7

 

Xã Yên Tân

 

2

2

 

8

 

Xã Yên Thắng

 

2

2

 

9

 

Xã Yên Phong

 

2

2

 

10

 

Xã Yên Lợi

 

3

3

 

11

 

Xã Yên Cường

 

3

3

 

12

 

Xã Yên Đồng

 

5

5

 

13

 

Các điểm khác thuộc huyện

 

55

20

35

VIII

Mỹ Lộc

 

 

17

12

5

1

 

Xã Mỹ Hưng

 

5

5

 

2

 

Thị trấn Mỹ Lộc

 

3

3

 

3

 

Xã Mỹ Thuận

 

5

 

5

4

 

Xã Mỹ Tiến

 

4

4

 

IX

Vụ Bản

 

 

45

30

15

1

 

Xã Vĩnh Hào

 

3

3

 

2

 

Xã Quang Trung

 

1

1

 

3

 

Xã Thành Lợi

 

2

2

 

4

 

Xã Liên Minh

 

3

3

 

5

 

Xã Trung Thành

 

3

3

 

6

 

Xã Cộng Hòa

 

3

3

 

7

 

Các điểm khác thuộc huyện

 

30

15

15

X

Thành phố Nam Định

 

24

14

10

1

 

Xã Lộc An

 

2

2

 

2

 

Xã Lộc Hòa

 

2

2

 

3

 

Các điểm thuộc các xã ngoại thành thành phố

 

20

10

10

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1705/QĐ-UBND năm 2015 Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

Số hiệu: 1705/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
Người ký: Trần Lê Đoài
Ngày ban hành: 28/08/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1705/QĐ-UBND năm 2015 Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…