ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1660/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 16 tháng 5 năm 2016 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21/6/2012;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 30/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ về huy động nhân lực và tàu thuyền dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình số 07/TTr-BCH ngày 04 tháng 01 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế biển, đảo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020”.
Điều 2. Giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; thường xuyên báo cáo UBND tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ để chỉ đạo kịp thời.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH |
TĂNG
CƯỜNG BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ, ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NHÂN DÂN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ BIỂN, ĐẢO TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
1660/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5
năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
PHẠM VI, MỤC TIÊU, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Đề án được thực hiện tại 6 huyện, thị xã ven biển gồm: Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, thị xã Sầm Sơn và trên vùng biển của tỉnh Thanh Hóa được phân công phụ trách.
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người, phương tiện, công trình trên biển, khu vực biên giới biển; chủ động phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường biển; kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng - an ninh (QPAN), góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi quản lý.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền đến 100% cho người, phương tiện hoạt động trên biển biết về kiến thức, kinh nghiệm và biện pháp phòng chống thiên tai (PCTT), thảm họa, sự cố, tai nạn và công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN); nâng cao ý thức, phát huy tính chủ động và tinh thần tương thân, tương ái cứu giúp lẫn nhau.
- Đảm bảo lực lượng và trang bị phương tiện đủ khả năng đấu tranh, ngăn chặn với các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển, đảo theo Nghị định số 30/2010/NĐ-CP.
- Thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; ngăn chặn, hạn chế thấp nhất tình trạng trộm cắp, chiếm giữ trái phép ngư lưới cụ; sử dụng chất nổ, chất độc, xung kích điện khai thác hải sản trên biển.
- Triển khai các Trạm kiểm soát biên phòng tại các Cảng, bến đậu, bãi ngang, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, xuất nhập cảnh (XNC) và công tác quản lý tàu thuyền; tổ chức các Trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại cửa sông, cửa lạch, cảng cá.
- Quản lý và nắm chắc người, phương tiện, khu vực hoạt động của tàu cá; quản lý thông tin tàu cá chặt chẽ từ khâu đóng mới, đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền đến quá trình hoạt động trên biển. Thực hiện tốt công tác giám sát nghề cá, từng bước giảm dần khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Thực hiện tốt công tác PCTT-TKCN trên địa bàn khu vực biên giới và trên biển; giảm thiểu số vụ tai nạn, rủi ro, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai, tai nạn và sự cố trên biển gây ra.
- Tiếp tục củng cố, phát triển tổ, đội đoàn kết tự quản về an ninh trật tự và tham gia công tác TKCN trên biển. Đến năm 2020, 100% tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần hoạt động ở vùng biển xa bờ tham gia tổ đoàn kết trên biển; 50% tàu khai thác vùng bờ tham gia tổ đoàn kết trên biển.
- Đến năm 2020, có 100% tàu cá công suất từ 45cv trở lên phải được trang bị máy thông tin vô tuyến điện sóng ngắn (HF) và sóng cực ngắn (VHF) được đăng ký, quản lý và duy trì liên lạc thường xuyên với UBND xã, phường, Đài thông tin duyên hải Thanh Hóa, Trạm bờ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các Đồn, Trạm Biên phòng.
- Tăng cường quản lý Nhà nước về biển, đảo; xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), an toàn cho phát triển kinh tế biển; hoạt động của các Cảng biển, vận tải biển; hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản.
- Tập trung đầu tư, khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng nghề cá phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với củng cố QPAN.
Từ năm 2016 đến năm 2020.
1. Tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, UBND các huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho nhân dân về chủ quyền biển, đảo Việt Nam; các văn bản pháp luật về biển đảo, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, PCTT-TKCN và ứng phó sự cố tràn dầu.
2. Tăng cường công tác phối hợp trong nắm tình hình, trao đổi thông tin giữa các cấp, các ngành, địa phương và lực lượng hiệp đồng trong điều tra xử lý, giải quyết vụ việc trên địa bàn, vùng biển để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.
3. Đấu tranh có hiệu quả các hoạt động xâm phạm chủ quyền; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và hoạt động vi phạm pháp luật (buôn bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí, ma túy, trộm cắp lưới, ngư cụ, sử dụng chất nổ, hóa chất, xung kích điện đánh bắt hải sản, buôn lậu, gian lận thương mại...) của các đối tượng.
4. Các lực lượng vũ trang (Biên phòng, Công an, Quân sự) tăng cường xây dựng lực lượng chính quy, vững mạnh, từng bước làm chủ và kiểm soát tình hình trên biển, ưu tiên bố trí lực lượng cho các địa bàn, khu vực trọng điểm về ANTT; các ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xây dựng, củng cố các lực lượng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về biển.
5. Thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát trên biển, cửa sông, cửa lạch; đăng ký, quản lý chặt chẽ người, phương tiện làm ăn trên biển. Duy trì nghiêm công tác giám sát nghề cá, quản lý thông tin, đăng ký, đăng kiểm, trang thiết bị an toàn, trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định cho tàu thuyền hoạt động trên biển; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật và công tác đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển.
6. Xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ, Đội đoàn kết, các Trung đội Dân quân biển, các Đội tàu xung kích đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và tham gia cứu hộ, cứu nạn (CHCN).
7. Tổ chức các chương trình tập huấn, huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ chỉ huy, khả năng phối hợp giữa các ngành, các cấp trong bảo vệ chủ quyền, đảm bảo ANTT, an toàn cho các hoạt động trên biển; ứng phó với các tình huống thiên tai, (đặc biệt là bão mạnh, siêu bão), sự cố tràn dầu và TKCN. Huấn luyện, bồi dưỡng nhân lực, tàu thuyền thuộc diện huy động tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo Nghị định 30/2010/NĐ-CP.
8. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng nghề cá (tập trung các cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão cho các phương tiện) đầu tư, trang cấp phương tiện, trang bị cho các ngành, lực lượng chức năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, củng cố QPAN.
9. Tích cực xây dựng cơ sở chính trị xã, phường ven biển vững mạnh, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, địa phương tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
1. Tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp theo chức năng nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của người và phương tiện trên biển, với các hình thức tuyên truyền như: Phát thanh, truyền hình, gửi công văn, phát tờ rơi, ký cam kết, gắn panô, áp phích. Đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp tuyên truyền, tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân phù hợp với đặc điểm dân cư, điều kiện sinh sống của từng địa phương.
- Tăng cường phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và biện pháp PCTT-TKCN; nâng cao ý thức, phát huy tính chủ động và tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau; vận động ngư dân mua sắm đầy đủ trang bị cứu sinh, máy thông tin liên lạc phục vụ nghề cá. Đặc biệt là, trang bị cho ngư dân những kiến thức cần thiết về ứng phó, xử lý các tình huống phức tạp xảy ra trên biển để tự bảo vệ mình và góp phần bảo đảm ANTT, đặc biệt là số phương tiện tàu thuyền đánh bắt xa bờ.
- Các Sở, ngành chức năng và chính quyền các huyện, thị ven biển phối hợp với Sở Tư pháp thông qua trung tâm dạy nghề mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về biển gắn với dạy nghề cho thủy thủ, thuyền viên tàu cá. Đưa nội dung giáo dục pháp luật về biển, đảo vào nội dung bắt buộc của các lớp dạy nghề đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế và phương pháp đấu tranh ngoại giao khi gặp tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền hoặc xua đuổi, bắt giữ trên vùng biển Việt Nam để cấp phát cho ngư dân.
2. Tăng cường công tác nắm tình hình và đấu tranh phòng, chống tội phạm
- Đổi mới và chủ động triển khai các biện pháp nắm tình hình, nhất là tình hình mặt biển, kịp thời phát hiện và phối hợp xử lý tốt các vấn đề, vụ việc phức tạp về ANTT trên địa bàn, vùng biển; bổ sung công tác phòng ngừa, phát hiện đấu tranh với hoạt động tình báo, gián điệp; quản lý tốt hoạt động của người nước ngoài trong khu vực biên giới biển và bảo vệ an toàn bí mật Nhà nước về biển, đảo.
- Làm tốt công tác điều tra cơ bản, xác lập các chuyên án đấu tranh với các loại tội phạm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động xâm nhập, móc nối, lôi kéo, kích động gây rối, gây bạo loạn của thế lực thù địch, bọn phản động trên địa bàn; tiến hành điều tra, xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ việc theo đúng pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được giao, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự trên khu vực biên giới biển.
- Triển khai hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Biên phòng, Công an tại các địa phương ven biển; tăng cường các biện pháp nắm, nghiên cứu dự báo tình hình, âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch và hoạt động của các loại tội phạm làm cơ sở cho việc tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp, đối sách giải quyết phù hợp.
- Quản lý chặt chẽ đối tượng và đấu tranh có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại; mua bán, sử dụng ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, xung kích điện khai thác hải sản; hoạt động trộm cắp lưới, ngư cụ trên biển... kiểm soát, ngăn chặn tiến tới chấm dứt tình trạng nhân dân đi lao động bất hợp pháp cho nước ngoài.
- Xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho phát triển kinh tế biển (tập trung Khu kinh tế Nghi Sơn) hoạt động của các Cảng biển, vận tải biển; hoạt động du lịch biển, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền và giám sát nghề cá
- Thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên biển (nòng cốt, chuyên trách là BĐBP), kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực ANTT, bảo vệ nguồn lợi, tài nguyên, môi trường biển và PCTT-TKCN.
- Định kỳ, đột xuất tổ chức tuần tra chung với các lực lượng: Hải quân vùng I, Cảnh sát biển vùng I, Hải đoàn 38 BĐBP, Cục KTBVNLTS... trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo; kịp thời phát hiện, xua đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền và duy trì việc thực thi pháp luật Việt Nam và Luật pháp quốc tế trên biển; tiến hành các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ ngư dân, các doanh nghiệp yên tâm vươn khơi, bám biển làm ăn, sản xuất, sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền và thực hiện công tác TKCN.
- Phối hợp tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh, an toàn dầu khí, các công trình biển (tập trung Khu kinh tế Nghi Sơn), các hoạt động khai thác, thăm dò tài nguyên, nghiên cứu khoa học biển, hỗ trợ ngư dân và các doanh nghiệp làm ăn, sản xuất. Tập trung đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, trộm cắp, sử dụng thuốc nổ, xung kích điện, hóa chất độc hại khai thác hải sản; phát hiện, xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào các cửa sông, cửa lạch, cảng biển, bến bãi; đăng ký, quản lý chặt chẽ về thủ tục, trang bị đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển.
- Thực hiện tốt công tác giám sát nghề cá, từng bước giảm dần các hoạt động khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
4. Công tác đảm bảo an toàn cho nhân dân
- Thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến của thời tiết như bão (đặc biệt là bão mạnh, siêu bão), áp thấp nhiệt đới để thông báo, chuyển tải kịp thời cho ngư dân đang làm ăn trên biển có biện pháp phòng tránh kịp thời; tổ chức tiếp nhận, xử lý hiệu quả các thông tin liên quan đến công tác PCTT- TKCN.
- Đẩy mạnh các biện pháp nghiên cứu, dự báo sát đúng tình hình thiên tai, tai nạn xảy ra trên biển…, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và phát triển kinh tế vùng biển.
- Tổ chức đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền trưởng, máy trưởng, đăng ký, đăng kiểm tàu cá theo đúng quy định của pháp luật, giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành kinh tế thủy sản phát triển.
- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện (kể cả tàu vận tải và tàu tỉnh ngoài), làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc chủ phương tiện, thuyền trưởng, máy trưởng, số lượng thuyền viên, thủ tục giấy tờ, nghề, loại ngư cụ, ngư trường khai thác, tần số liên lạc, thời gian xuất, nhập bến, các trang bị cứu sinh, máy thông tin và các thiết bị đảm bảo an toàn..., làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cũng như trong công tác kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho ngư dân khi hoạt động trên biển.
- Từng bước nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc nghề cá hiện đại; có chính sách hỗ trợ trang bị cứu sinh và thiết bị an toàn hàng hải cho ngư dân đi biển, đặc biệt là lực lượng dân quân biển; duy trì nghiêm các quy định của pháp luật đối với tàu thuyền hoạt động trên biển, nhất là việc chấp hành các quy định về an toàn.
- Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng đối với mọi hoạt động trên biển, tại khu dân cư, bến đậu, bãi ngang và quản lý theo ngư trường khai thác; không cho tàu cá thiếu thủ tục, trang thiết bị an toàn ra biển hoạt động; không cho tàu xuất bến khi bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thời tiết đang diễn biến phức tạp; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo pháp luật.
5. Công tác phối hợp, hiệp đồng
- Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy chế, cơ chế phối hợp các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, đảm bảo ANTT và CHCN như: Hải đoàn 38 BĐBP, Hải quân vùng I, Cảnh sát biển vùng I, Cục Kiểm ngư, Hải quan, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Miền Bắc, Trung tâm TKCN Hàng không, Trung tâm TKCN Hàng hải Khu vực 1, Đài Thông tin duyên hải Thanh Hóa…, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và ứng phó hiệu quả các tình huống thiên tai, tai nạn, sự cố tràn dầu.
- Thống nhất xây dựng và luyện tập các kế hoạch, phương án bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhất là kế hoạch hiệp đồng huy động nhân lực, tàu thuyền tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có yêu cầu theo Nghị định 30/2010/NĐ-CP.
- Thường xuyên thông báo, trao đổi về tình hình tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, thủ đoạn hoạt động của địch và các loại tội phạm; tình hình thiên tai, tai nạn, đặc biệt là trong phát hiện, bắt giữ, xua đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm; phối hợp tuần tra bảo vệ chủ quyền, ANTT, kết hợp giám sát nghề cá, hỗ trợ ngư dân và các doanh nghiệp yên tâm làm ăn trên biển, đảo.
- Các ngành, các lực lượng và các địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ và hàng năm sơ kết, tổng kết công tác phối hợp báo cáo UBND tỉnh.
6. Củng cố, xây dựng lực lượng
- Trên cơ sở tổ chức biên chế, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách đảm bảo phẩm chất, năng lực, sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đến năm 2020 các Đồn Biên phòng có tàu tuần tra công suất từ 300cv trở lên; Hải đội BP 2 có tàu tuần tra và tàu thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn có công suất từ 3.000 đến 4.500cv.
- Nâng cao năng lực cứu hộ, cứa nạn, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ứng phó, xử lý các tình huống phức tạp cho lực lượng chuyên trách; bố trí sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp và xây dựng cơ chế hoạt động cụ thể, xác định rõ trách nhiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) bố trí lực lượng tuần tra, kiểm tra và xử lý về hoạt động thủy sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật thủy sản. Đến năm 2020, triển khai các Trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở tất cả các Cảng cá và được trang bị phương tiện có công suất từ 85cv đến 400cv.
- Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ, Đội đoàn kết trên biển, các Trung đội dân quân biển để phát huy sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ ANTT và tham gia PCTT-TKCN trên biển.
- Xây dựng các chương trình tập huấn, huấn luyện, diễn tập về công tác PCTT-TKCN; công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo; nâng cao khả năng phối hợp trong thực hành, xử lý các tình huống có thể xảy ra.
- Củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật cho các lực lượng chuyên trách đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo gắn với nhiệm vụ và PCTT - TKCN; đẩy nhanh các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng biển; xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến chế độ, chính sách cho tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và cứu hộ, cứu nạn trên biển.
7. Đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án
7.1. Kinh phí thực hiện Đề án: 7.300.000.000 đồng (Bảy tỉ ba trăm triệu đồng). Được phân kỳ như sau:
- Năm 2016: 1.462.000.000 đồng.
- Năm 2017: 1.442.000.000 đồng.
- Năm 2018: 1.432.000.000 đồng.
- Năm 2019: 1.452.000.000 đồng.
- Năm 2020: 1.512.000.000 đồng.
7.2. Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
(Có Dự toán chi tiết kèm theo)
NHIỆM VỤ CỦA CÁC NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, tháo gỡ những phát sinh, vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về biển, đảo cho mọi tầng lớp nhân dân, trọng tâm là những người dân làm nghề trên biển; tổ chức các lớp tập huấn, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về QPAN, chủ quyền biển, đảo cho chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ thuyền viên tàu cá.
- Tăng cường công tác nắm tình hình, hiệp đồng chặt chẽ với Hải quân vùng I, Cảnh sát biển vùng I, Hải đoàn 38 BĐBP, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong trao đổi thông tin, tổ chức tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, duy trì ANTT trên vùng biển phụ trách; tăng cường sự hiện diện của lực lượng quản lý biển để hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản kết hợp với giám sát hoạt động nghề cá và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.
- Thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; tổ chức tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, đảm bảo ANTT trên biển; đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại; buôn bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí, ma túy, thuốc nổ trái pháp luật; ngăn chặn tình trạng ngư dân trộm cắp lưới, ngư cụ trên biển; phối hợp với các ngành, các huyện, thị ngăn chặn, điều tra, xử lý có hiệu quả tình trạng khai thác cát trái phép.
- Phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trong quản lý người nước ngoài ở khu vực biên giới biển; thực hiện kiểm tra, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú đối với người nước ngoài trong khu kinh tế, khu vực cửa khẩu cảng biển theo quy định tại Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ.
- Tổ chức đăng ký, quản lý chặt chẽ người, tàu thuyền hoạt động trên biển; duy trì tốt công tác đảm bảo an toàn về trang thiết bị cho các phương tiện khi ra biển hoạt động. Thực hiện có hiệu quả công tác chỉ huy TKCN trên biển và ứng phó sự cố tràn dầu; khai thác có hiệu quả 03 trạm quan sát kết hợp thông tin tìm kiếm cứu nạn, duy trì 03 điểm bắn pháo hiệu theo đúng quy định, đặc biệt là trong công tác kêu gọi, kiểm đếm, sắp xếp tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị ven biển tổ chức tập huấn, huấn luyện cho ngư dân tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo Nghị định 30/2010/NĐ-CP; lực lượng Dân quân biển, các Tổ đoàn kết, Tổ an ninh nhân dân và các Đội xung kích cứu hộ, cứu nạn.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai xây dựng thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.
- Chỉ đạo các Đồn Biên phòng tuyến biển tham mưu, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động ngư dân, củng cố các Tổ tàu thuyền tự quản; hướng dẫn, giúp đỡ chính quyền cơ sở quản lý người, phương tiện hoạt động nghề cá tại khu dân cư, bến đậu, bãi ngang.
- Chủ trì xây dựng chương trình phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Lọc hóa Dầu Nghi Sơn, các ngành liên quan về bảo vệ chủ quyền, giữ gìn ANTT tại các khu kinh tế ven biển và đảm bảo an ninh, an toàn dầu khí.
- Báo cáo Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Quốc phòng thành lập mới các Đồn, Trạm Kiểm soát Biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đề xuất trang bị tàu tuần tra cho các đồn Biên phòng, Hải đội Biên phòng 2 và tàu thực hiện nhiệm vụ TKCN trên biển.
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí báo cáo UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện Đề án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan và UBND huyện, thị ven biển tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện một số chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro thiên tai trên biển; Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa; thành lập các Đội xung kích CHCN cấp thôn, xã (phường).
- Chỉ đạo Trường Cao đẳng nghề NNPTNT phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp đào tạo, cấp chứng chỉ cho thuyền trưởng, máy trưởng và các ngành nghề khai thác, chế biến thủy sản.
- Chỉ đạo Chi cục KTBVNLTS tổ chức đăng ký, đăng kiểm và cấp phép khai thác hải sản cho các tàu cá theo quy định, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy định về phân cấp quản lý tàu cá tại các huyện, thị ven biển; chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở, Thanh tra chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với các Đồn, Trạm Biên phòng trong tuần tra, kiểm tra hoạt động khai thác hải sản theo quy định của pháp luật; triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác, chế biến hải sản, góp phần thúc đẩy ngành kinh tế thủy sản phát triển nhanh và bền vững.
- Phối hợp với các ngành, địa phương tuyên truyền vận động ngư dân chuyển đổi ngành nghề, từng bước xóa bỏ những nghề mang tính hủy diệt. Thực hiện tốt công tác giám sát nghề cá, từng bước giảm dần khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Lập kế hoạch khảo sát, đầu tư nạo vét các cửa sông, cửa lạch và xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá (các cảng cá khu neo đậu tránh trú bão cho các phương tiện,...) kết hợp với PCTT-TKCN.
- Phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thị ven biển làm tốt công tác đảm bảo ANTT tại các khu kinh tế, du lịch ven biển, cảng cá, bến cá và điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp khống chế, ép giá đối với các cá nhân, doanh nghiệp; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng đăng đáy trên sông, trên lạch và các hoạt động khai thác, tập kết cát trái phép.
- Chỉ đạo Công an các huyện, thị ven biển phối hợp với các Đồn biên phòng tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho các Tổ an ninh nhân dân hoạt động trên các tàu cá.
- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm như: Buôn bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí, chất nổ, hủy hoại môi trường và các hoạt động gây mất ANTT trên biển.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị ven biển tiếp tục huấn luyện, bồi dưỡng nhân lực, tàu thuyền tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có yêu cầu theo Nghị định số 30/2010/NĐ-CP của Chính phủ; tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân biển gắn với xây dựng Tổ, đội tàu thuyền đoàn kết trên biển; sử dụng hiệu quả 01 điểm bắn pháo hiệu, các máy thông tin ICOM đã trang bị cho lực lượng Dân quân biển trong việc thông báo bão, ATNĐ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh trong tổ chức huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ biển, đảo; hướng dẫn ngư dân các kiến thức cơ bản về quân sự, quốc phòng và các hoạt động tác chiến trị an trên biển.
- Báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Quốc phòng bố trí kinh phí đầu tư nâng cấp doanh trại cho bộ đội, hệ thống đường tuần tra, cầu cảng trên các đảo Hòn Mê, Hòn Nẹ.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và đảo.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền về môi trường, bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh in ấn các ấn phẩm, tài liệu về bảo vệ môi trường biển cấp phát cho ngư dân.
- Phối hợp với các ngành, địa phương thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và đảo.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh, các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển, đảo; các mục tiêu phát triển kinh tế biển; trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, gương người tốt, việc tốt, mô hình sản xuất giỏi, gương điển hình trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, ANTT và PCTT-TKCN.
- Phối hợp với Trung tâm tần số Khu vực VI, Đài thông tin duyên hải Thanh Hóa, Bộ đội Biên phòng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND các huyện, thị xã ven biển tổ chức tập huấn, hướng dẫn, triển khai phương án đảm bảo thông tin liên lạc trên biển cho các phương tiện hoạt động trên biển.
- Tăng cường tổ chức các hội nghị, xây dựng phát hành các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật về biển, đảo, hoạt động của người và phương tiện trên biển cho nhân dân các huyện, thị xã vùng biển trong quá trình triển khai các đề án, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và các hoạt động khác có liên quan thuộc phạm vi triển khai Đề án.
- Hướng dẫn kiện toàn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp, hòa giải viên ở cơ sở để tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại các huyện, thị xã vùng biển.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành liên quan lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá kết hợp với PCTT-TKCN từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn ODA; các dự án phát triển KTXH kết hợp đảm bảo QPAN khu vực biên giới biển; trước mắt ưu tiên đầu tư xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão, ATNĐ cho các phương tiện.
- Phối hợp với Sở Tài chính và các ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn triển khai thực hiện các dự án theo quy định.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan đảm bảo ngân sách trong thực hiện các dự án, đầu tư xây dựng phát triển kinh tế, xã hội gắn đảm bảo QPAN ở khu vực biên giới biển.
- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án hiệu quả, thiết thực.
10. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung của Đề án; lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành mình với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn ANTT và bảo đảm an toàn cho nhân dân làm ăn trên biển, đảo.
- Đề nghị Ban Tuyên giáo chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật Việt Nam và Quốc tế về biển, đảo.
- Đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh Thanh Hóa, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, ANTT và đảm bảo an toàn cho nhân dân làm ăn trên biển, đảo, gắn phát triển kinh tế biển, đảo với củng cố QPAN, PCTT-TKCN và bảo vệ môi trường biển một cách bền vững.
11. UBND các huyện, thị ven biển
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về chủ quyền biển, đảo; tham gia phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường biển và các hoạt động khai thác, nuôi trong thủy sản; phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn...
- Xây dựng kế hoạch thành lập Đội xung kích cứu hộ, cứu nạn trên biển; củng cố, nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tàu thuyền đoàn kết; không để xảy ra tình trạng nhân dân tranh chấp ngư trường, lấn chiếm bãi ngang, đồng triều, luồng lạch nuôi trồng thủy sản làm ảnh hưởng công trình thoát lũ, phòng chống lụt bão; cùng với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch giao đất ven sông, ven biển cho các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
- Chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, phương án đảm bảo ANTT, an toàn cho phát triển kinh tế biển gắn với củng cố QPAN và bảo vệ môi trường biển ở địa phương mình, tập trung vào hoạt động của các Cảng biển, vận tải biển; hoạt động du lịch biển, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các ngành liên quan tiếp tục triển khai thực hiện một số chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ để hỗ trợ cho ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu có công suất lớn vươn khơi bám biển; tiếp tục củng cố, duy trì phương tiện, nhân lực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo theo Nghị định 30/2010/NĐ-CP.
- Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ trong PCTT-TKCN; tham mưu, đề xuất trang cấp hệ thống thông tin liên lạc, trang thiết bị an toàn và thực hiện tốt chế độ, chính sách cho ngư dân hoạt động trên biển.
- Tăng cường công tác quản lý người, phương tiện nghề cá; tổ chức tuyên truyền, vận động ngư dân chuyển đổi ngành nghề, đóng mới phương tiện có công suất lớn, tham gia tích cực các Tổ, Đội đoàn kết trên biển.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh triển khai có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ của Đề án; tập trung khảo sát, đầu tư xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền; đẩy mạnh công tác phát triển trồng rừng ngập mặn, củng cố hệ thống đê điều, cải tạo hệ thống công trình thủy lợi, nạo vét cửa sông, cửa lạch, vùng triều...
Các ngành, đoàn thể, UBND 5 huyện biên giới tổ chức triển khai thực hiện Đề án này. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh biết để chỉ đạo./.
KINH
PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ ANTT, ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NHÂN DÂN VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN ĐẢO TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
(Kèm theo Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5
năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
NỘI DUNG CHI |
NĂM 2016 |
NĂM 2017 |
NĂM 2018 |
NĂM 2019 |
NĂM 2020 |
TỔNG CỘNG |
NGUỒN KINH PHÍ |
I |
Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam; vận động ngư mua sắm trang thiết bị an toàn hàng hải; không tàng trữ, sử dụng vật liệu nổ, xung kích điện khai thác hải sản; không trộm cắp lưới, ngư cụ trên biển cho các xã Nga Thủy (Nga Sơn) Minh Lộc, Ngư Lộc (Hậu Lộc); Hoằng Trường (Hoằng Hóa); phường Quảng Tiến (Sầm Sơn); Quảng Nham (Quảng Xương); Hải Thanh, Hải Ninh, Hải Châu, Hải Hà (Tĩnh Gia) |
121.6 |
121.6 |
121.6 |
121.6 |
121.6 |
608.0 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
In phô tô tài liệu, băng đĩa, pa nô áp phích, tờ rơi phục vụ tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 09 xã x 4.000.000đ/xã |
36.0 |
36.0 |
36.0 |
36.0 |
36.0 |
180.0 |
|
2 |
Chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ xã, phường không hưởng lương tham gia tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 79 thôn x 02 người/thôn x 150.000đ/người x 2 ngày |
47.7 |
47.7 |
47.7 |
47.7 |
47.7 |
238.5 |
|
3 |
Chi hỗ trợ xăng xe cho cán bộ xã, phường không hưởng lương tham gia tuyên truyền |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 79 thôn x 02 người/thôn x 120.000đ/người x 2 ngày |
37.9 |
37.9 |
37.9 |
37.9 |
37.9 |
189.5 |
|
II |
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, pháp luật về biển đảo cho cán bộ Đồn BP; cán bộ xã, phường và chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng các huyện ven biển |
144.4 |
144.4 |
144.4 |
144.4 |
144.4 |
722.0 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Chi soạn thảo, in ấn tài liệu phục vụ tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
200 bộ x 30.000đ/bộ x 3 lần |
18.0 |
18.0 |
18.0 |
18.0 |
18.0 |
90.0 |
|
2 |
Chi chè nước, ma kết |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.000.000đ x 3 lần |
3.0 |
3.0 |
3.0 |
3.0 |
3.0 |
15.0 |
|
3 |
Chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ xã, phường không hưởng lương tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 20 thôn x 02 người/thôn x 150.000đ/người x 3 lần |
18.0 |
18.0 |
18.0 |
18.0 |
18.0 |
90.0 |
|
4 |
Chi hỗ trợ xăng xe cho cán bộ xã, phường không hưởng lương tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 20 thôn x 02 người/thôn x 120.000đ/người x 3 lần |
14.4 |
14.4 |
14.4 |
14.4 |
14.4 |
72.0 |
|
5 |
Hỗ trợ tiền ăn cho các chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
100 người x 150.000đ/người x 3 lần |
45.0 |
45.0 |
45.0 |
45.0 |
45.0 |
225.0 |
|
6 |
Hỗ trợ tiền xăng xe cho các chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
100 người x 120.000đ/người x 3 lần |
36.0 |
36.0 |
36.0 |
36.0 |
36.0 |
180.0 |
|
7 |
Chi khác |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
50.0 |
|
III |
Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng và cán bộ xã, phường, cán bộ Biên phòng, Quân sự sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền theo NĐ 30/2010/CP |
69.6 |
69.6 |
69.6 |
69.6 |
69.6 |
348.0 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Chi soạn thảo, in ấn tài liệu phục vụ tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
300 bộ x 30.000đ/bộ |
9.0 |
9.0 |
9.0 |
9.0 |
9.0 |
45.0 |
|
2 |
Chi chè nước, ma kết |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.000.000đ x 2 lần |
2.0 |
2.0 |
2.0 |
2.0 |
2.0 |
10.0 |
|
3 |
- Hỗ trợ tiền xăng xe cho cán bộ xã, phường, thôn không hưởng lương tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 30 người x 120.000đ/người x 2 ngày |
7.2 |
7.2 |
7.2 |
7.2 |
7.2 |
36.0 |
|
4 |
- Hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ xã, phường, thôn không hưởng lương tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 30 người x 150.000đ/người x 2 ngày |
9.0 |
9.0 |
9.0 |
9.0 |
9.0 |
45.0 |
|
5 |
Hỗ trợ tiền xăng xe cho các chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 60 người x 120.000đ/người x 2 ngày |
14.4 |
14.4 |
14.4 |
14.4 |
14.4 |
72.0 |
|
6 |
Hỗ trợ tiền ăn cho các chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng tham gia tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
- 60 người x 150.000đ/người x 2 ngày |
18.0 |
18.0 |
18.0 |
18.0 |
18.0 |
90.0 |
|
7 |
Chi khác |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
50.0 |
|
IV |
Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, đấu tranh PCTP, bảo vệ chủ quyền, đảm bảo ANTT trên biển |
876.4 |
886.4 |
876.4 |
896.4 |
876.4 |
4,412.0 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Chi xây dựng, sử dụng, bồi dưỡng mạng lưới bí mật |
|
|
|
|
|
|
|
|
150 thôn, tổ đội tàu cá xa bờ x 500.000đ/thôn, tổ đội |
75.0 |
75.0 |
75.0 |
75.0 |
75.0 |
375.0 |
|
2 |
Chi mua tin về hoạt động của các loại tội phạm |
50.0 |
50.0 |
50.0 |
50.0 |
50.0 |
250.0 |
|
3 |
Chi Xăng, dầu tuần tra |
|
|
|
|
|
|
|
a |
Xăng phục vụ xe ôtô chỉ huy; xuồng, ca nô tuần tra, kiểm soát, PCLB tại các cửa sông, cửa lạch, bến bãi neo đậu tàu thuyền của 6 Đồn BP và 01 Hải đội 2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
150 lít x 12 tháng x 07 đơn vị x 17.000đ/lít |
214.2 |
214.2 |
214.2 |
214.2 |
214.2 |
1071.0 |
|
b |
Dầu phục vụ tàu tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự, PCLB trên biển của 6 Đồn BP và 01 Hải đội 2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đối với 06 BP: 150 lít x 12 tháng x 06 đơn vị x 14.000đ/lít |
151.2 |
151.2 |
151.2 |
151.2 |
151.2 |
756.0 |
|
|
- Đối với Hải đội 2 BP: 2.000 lít x 12 tháng x 14.000đ/lít |
336.0 |
336.0 |
336.0 |
336.0 |
336.0 |
1680.0 |
|
4 |
Bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện |
50.0 |
60.0 |
50.0 |
70.0 |
50.0 |
280.0 |
|
V |
Vật tư, Văn phòng phẩm |
130.0 |
100.0 |
100.0 |
100.0 |
120.0 |
550.0 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Vật tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cơ quan Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh |
20.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
60.0 |
|
|
- Các đơn vị Biên phòng tuyến biển (07 đơn vị x 5.000.000đ/đơn vị) |
35.0 |
35.0 |
35.0 |
35.0 |
35.0 |
175.0 |
|
2 |
Văn phòng phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cơ quan Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh |
20.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
20.0 |
70.0 |
|
|
- Các đơn vị Biên phòng tuyến biển (07 đơn vị x 5.000.000đ) |
35.0 |
35.0 |
35.0 |
35.0 |
35.0 |
175.0 |
|
3 |
Chi khác |
20.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
20.0 |
70.0 |
|
VI |
Công tác phí và chi khác |
40.0 |
40.0 |
40.0 |
40.0 |
40.0 |
200.0 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Công tác phí |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
10.0 |
50.0 |
|
2 |
Chi khác |
30.0 |
30.0 |
30.0 |
30.0 |
30.0 |
150.0 |
|
VII |
Giao ban tình hình, hiệp đồng tuần tra trên biển với các lực lượng Hải quân vùng 1, Cục Cảnh sát biển; Cục Kiểm Ngư; Hải đoàn 38 BĐBP, Đài TT Duyên hải Thanh Hóa |
50.0 |
50.0 |
50.0 |
50.0 |
50.0 |
250.0 |
Ngân sách tỉnh |
|
05 đơn vị x 10.000.000đ |
50.0 |
50.0 |
50.0 |
50.0 |
50.0 |
250.0 |
|
VIII |
Hội nghị Sơ, tổng kết |
30.0 |
30.0 |
30.0 |
30.0 |
90.0 |
210.0 |
Ngân sách tỉnh |
1 |
Hội nghị sơ kết (06 huyện, thị xã x 5.000.000đ/huyện) |
30.0 |
30.0 |
30.0 |
30.0 |
|
120.0 |
|
2 |
Hội nghị tổng kết |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cấp huyện: 06 huyện, thị xã x 10.000.000đ |
|
|
|
|
60.0 |
60.0 |
|
|
- Cấp tỉnh |
|
|
|
|
30,0 |
30.0 |
|
|
Tổng cộng |
1,462.0 |
1,442.0 |
1,432.0 |
1,452.0 |
1,512.0 |
7,300.0 |
|
Bằng chữ: (Bảy tỉ ba trăm triệu đồng chẵn)./.
Quyết định 1660/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế biển, đảo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020”
Số hiệu: | 1660/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Nguyễn Đình Xứng |
Ngày ban hành: | 16/05/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1660/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế biển, đảo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020”
Chưa có Video