Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1406/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 19 tháng 6 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁC KHU VỰC CHĂN NUÔI TẬP TRUNG, CƠ SỞ GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN NHÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Xét Tờ trình số 78/TTr-SNN ngày 07/5/2009 và Tờ trình số 99/TTr-SNN ngày 17/6/2009 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch các khu vực chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tại Tờ trình số 887/TTr-KHĐT ngày 29/5/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch các khu vực chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Đối tượng và phạm vi quy hoạch: Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô vừa trở lên và các cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Quan điểm phát triển:

a) Phát huy các lợi thế để phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; đưa Lâm Đồng thành địa bàn chăn nuôi hàng hóa có sức cạnh tranh cao và bền vững, đặc biệt chú trọng phát triển gà và heo.

b) Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở và hộ gia đình di dời cơ sở chăn nuôi ở các khu vực cấm nuôi sang các vùng được phép chăn nuôi, chuyển phương thức chăn nuôi phân tán quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát tốt dịch bệnh.

c) Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các lò mổ, điểm giết mổ gắn liền với các khu chăn nuôi tập trung; hạn chế và cơ bản chấm dứt tình trạng giết mổ nhỏ lẻ tại nhà vào năm 2020; chú trọng đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, bảo quản và chế biến.

3. Mục tiêu:

a) Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 10-12% giai đoạn 2009-2010 và 12-13% giai đoạn 2010-2020. Phấn đấu tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 14% hiện nay lên 17% vào năm 2010, 26% vào năm 2015 và 35% vào năm 2020.

b) Phát triển đàn gia súc, gia cầm với tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 10%.

- Đàn heo: đến năm 2010 đạt khoảng 503.000 con, năm 2015 đạt khoảng 888.000 con và năm 2020 đạt khoảng 1.635.000 con.

- Đàn bò: đến năm 2010 đạt khoảng 147.000 con, năm 2015 đạt khoảng 248.000 con và năm 2020 đạt khoảng 417.000.

- Đàn gia cầm: đến năm 2010 đạt khoảng 2.500.000 con, đến năm 2015 đạt khoảng 3.975.000 con và năm 2020 đạt khoảng 5.000.000.

c) Tăng tỷ lệ chăn nuôi tập trung đàn heo từ 20,5% hiện nay lên 35% năm 2010 và hầu hết được chăn nuôi tập trung sau năm 2015; đàn gia cầm từ 33,1% hiện nay lên 45% năm 2010 và hầu hết được chăn nuôi tập trung sau năm 2015; đàn bò từ 5,31% hiện nay lên 20% năm 2010, 60% vào năm 2015 và hầu hết được chăn nuôi tập trung sau năm 2020.

d) Đảm bảo cung cấp nhu cầu thịt cho dân cư trong tỉnh với sản lượng giết mổ tập trung bình quân hàng ngày khoảng 1.500 gia súc và trên 50.000 gia cầm vào năm 2010; trên 2.000 gia súc và 70.000 gia cầm vào năm 2015; trên 2.700 gia súc và 96.000 gia cầm vào năm 2020.

4. Nội dung quy hoạch:

a) Quy hoạch vùng được chăn nuôi và quy hoạch vùng cấm chăn nuôi tập trung:

- Vùng được chăn nuôi phải cách xa nguồn cấp nước cho sinh hoạt trên 1.000m (có thể gần hơn nhưng hướng nước không đổ về khu vực nguồn nước), cách xa khu dân cư ít nhất 300m, cách xa quốc lộ, tỉnh lộ ít nhất 500m, cách xa huyện lộ ít nhất 300m, cách xa khu công nghiệp, khu du lịch ít nhất 300m; có mặt bằng thuận lợi, không nằm trên địa hình đồi núi quá dốc, diện tích tối thiểu trên 20 ha; kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo khả năng cung cấp nước và xử lý môi trường. Tổng diện tích vùng quy hoạch được chăn nuôi toàn tỉnh là 413.737 ha.

- Vùng quy hoạch cấm chăn nuôi tập trung là những vùng không đáp ứng các quy định trên. Tổng diện tích vùng cấm chăn nuôi trên toàn tỉnh là 518.068 ha.

(Chi tiết theo Phụ lục I đính kèm)

b) Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung:

Quy hoạch xây dựng 35 khu chăn nuôi tập trung thuộc 37 xã trên địa bàn 10 huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt. Tổng diện tích đất quy hoạch là 1.263 ha.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện tổ chức di dời các cơ sở chăn nuôi từ vùng cấm chăn nuôi sang các khu chăn nuôi tập trung và khuyến khích các hộ, cơ sở trong vùng được chăn nuôi di chuyển vào khu chăn nuôi tập trung.

(Chi tiết theo Phụ lục II đính kèm)

c) Quy hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung:

Quy hoạch xây dựng 45 cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn toàn tỉnh.

Các cơ sở giết mổ tập trung phải được xây dựng biệt lập, cách xa trường học, trạm xá, khu du lịch, khu dân cư tập trung, xí nghiệp, nhà máy, cơ sở sử dụng hoặc bảo quản chất gây nhiễm bẩn, chất có mùi hôi, hoá chất độc hại, chất phóng xạ…trên 50m; có hàng rào và vành đai cách ly rộng trên 50m; có hệ thống vệ sinh, sát trùng và xử lý chất thải; có khu nuôi nhốt và dự trữ gia súc, gia cầm; có khu chế biến, kho bảo quản sản phẩm chăn nuôi và các phương tiện vận chuyển chuyên dùng nhằm đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng của khu vực.

(Chi tiết theo Phụ lục III đính kèm)

5. Vốn và nguồn vốn đầu tư:

a) Tổng nhu cầu vốn: 5.074 tỷ đồng, trong đó: xây dựng hạ tầng trong các khu chăn nuôi tập trung 4.866 tỷ đồng; xây dựng đường giao thông đấu nối với các khu, điểm quy hoạch 89 tỷ đồng; xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi 118 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông đến khu, điểm quy hoạch: 46 tỷ đồng;

- Vốn lồng ghép các chương trình, dự án liên quan: 39 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư của dân và các thành phần kinh tế: 4.989 tỷ đồng.

6. Các giai đoạn thực hiện:

a) Từ nay đến năm 2015: vận động di dời các hộ, cơ sở chăn nuôi nằm trong khu dân cư và trong phạm vi cấm chăn nuôi sang các khu chăn nuôi tập trung và khuyến khích các hộ, cơ sở chăn nuôi trong vùng được chăn nuôi di chuyển vào các khu chăn nuôi tập trung. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu chăn nuôi tập trung trọng điểm. Triển khai các mô hình chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi kết hợp trồng trọt, các mô hình xử lý chất thải tại các khu chăn nuôi tập trung. Tăng cường quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động vật, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Giảm dần tình trạng giết mổ gia súc nhỏ lẻ tại nhà; hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, giết mổ.

b) Từ năm 2016 đến năm 2020: từng bước thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa sản xuất chăn nuôi, khâu giết mổ, kiểm soát chặt chẽ vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và xử lý môi trường theo các tiêu chuẩn của khu vực.

7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:

a) Phát triển thị trường: tăng cường liên kết và hợp tác với các tỉnh trong khu vực để mở rộng và ổn định thị trường. Hiện đại hóa khâu chăn nuôi, giết mổ và kiểm soát chặt chẽ vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng của khu vực để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

b) Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tập trung đổi mới công nghệ và trang thiết bị trong sản xuất, chọn và nhân giống, chuồng trại và cơ sở hạ tầng chăn nuôi, giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc- gia cầm và xử lý chất thải chăn nuôi.

c) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh: kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; tiêm phòng vắc xin; tổ chức quản lý và giám sát dịch bệnh từ cơ sở.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, thông tin thị trường; tăng cường lực lượng cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y cơ sở và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất chăn nuôi.

d) Xử lý ô nhiễm môi trường: tăng cường các biện pháp quản lý để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Xử lý và sử dụng tốt các phụ phẩm và nguồn chất thải từ chăn nuôi, giết mổ.

đ) Huy động vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư: tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư. đa dạng hóa các chính sách tạo vốn đầu tư, các chính sách ưu đãi thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vay vốn, bồi thường giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện dự án.

8. Thời gian thực hiện: năm 2009- 2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp các ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện quy hoạch theo mục tiêu, giải pháp dự án; có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm và tổng hợp tình hình thực hiện tại các địa phương.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình, kiểm soát dịch bệnh; thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối kế hoạch ngân sách Nhà nước, lồng ghép và huy động các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch.

3. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung và xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

4. UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt công bố công khai quy hoạch, chỉ đạo thực hiện phát triển chăn nuôi chăn nuôi và xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn theo quy hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH CÁC VÙNG ĐƯỢC CHĂN NUÔI VÀ CÁC VÙNG CẤM NUÔI TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020.
(Kèm theo Quyết định số 1406/QĐ-UBND ngày 19/6/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Hạng mục

DT tự nhiên (ha)

Vùng cấm nuôi

(ha)

Vùng được nuôi

(ha)

Tổng toàn tỉnh.

977.219

518.068

413.737

Thành phố Đà Lạt

39.329

34.439

4.799

Huyện Lạc Dương

126.349

101.342

22.767

Huyện Đức Trọng

90.180

55.877

29.378

Huyện Lâm Hà

98.571

56.940

35.897

Huyện Đam Rông

86.090

38.980

41.534

Huyện Đơn Dương

61.032

29.493

28.233

Huyện Di Linh

161.464

48.351

103.410

Thị xã Bảo Lộc

23.256

17.380

4.887

Huyện Bảo Lâm

146.343

57.011

83.804

Huyện Đạ Huoai

49.529

22.716

23.087

Huyện Đạ Tẻh

52.419

20.772

29.442

Huyện Cát Tiên

42.657

34.766

6.499

 

PHỤ LỤC II

QUY HOẠCH VỊ TRÍ, ĐỊA ĐIỂM, DIỆN TÍCH CÁC KHU CHĂN NUÔI TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020.
(Kèm theo Quyết định số 1406 /QĐ-UBND ngày 19/6/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Địa phương

Địa danh

Vị trí

Diện tích (ha)

Ghi chú

Đà Lạt

02 điểm

 

33,2

 

 

Cúp Berbe

Xã Xuân Thọ

16,0

 

 

Tà Nung 2

Xã Tà Nung

17,2

 

Lạc Dương

01 điểm

 

50,0

 

 

Tiểu khu 243B, 227B

Xã Lát

50,0

 

Đức Trọng

04 điểm

 

170,0

 

 

Đồi Me

Xã N’Thôl Hạ

50,0

Đất công do UBND xã quản lý

 

Cần Reo

Xã Liên Hiệp

50,0

 

Mon K’Rít

TT. Liên Nghĩa

20,0

Đất công do UBND thị trấn quản lý

 

Pongour

Xã Phú Hội và xã Tân Thành

50,0

 

Lâm Hà

04 điểm

 

100,0

 

 

Đoàn Kết

TT. Đinh Văn

25,0

 

 

Chi Lăng I

TT Nam Ban

25,0

 

 

Gia Lâm

Xã Gia Lâm

20,0

 

 

Phúc Thanh

Xã Phúc Thọ

30,0

 

Đam Rông

03 điểm

 

151,1

 

 

R’Lang Dia

Xã Phi Liêng

50,0

 

 

Đạ Tế

Xã Rô Men

51,1

 

 

Đắc Măng

Xã Đạ R’Sal

50,0

 

Đơn Dương

03 điểm

 

60,0

 

 

Lạc Xuân

Xã Lạc Xuân

20,0

 

 

P’Róh

Xã P’Róh

20,0

 

 

Đạ Ròn

Xã Đạ Ròn

20,0

 

Di Linh

04 điểm

 

138,0

 

 

Da Nil- TK 610, 616

Xã Tân Thượng và Đinh Trang Thượng

80,0

Đã quy hoạch chăn nuôi bò chất lượng cao, nay trích ra 80 ha cho chăn nuôi tập trung (TK610-30ha, TK616-50ha)

 

Tân Phú 3

Xã đinh Lạc

3,0

Tại Công ty CP chăn nuôi Di Linh

 

Dang Rách- TK 650

Xã Gung Ré

30,0

Trong diện tích đã quy hoạch chăn nuôi bò chất lượng cao.

 

Liên Djiraye-Tiểu khu 646

Xã Gia Hiệp

25,0

Trong diện tích đã quy hoạch chăn nuôi bò chất lượng cao.

Bảo Lộc

02 điểm

 

70,0

 

 

Đam B’Ri

Xã Đam B’Ri

30,0

 

 

Lộc Châu

Xã Lộc Châu

40,0

 

Bảo Lâm

02 điểm

 

50,0

 

 

Nao Deur - Tiểu khu 441, 446

TT. Lộc Thắng

25,0

Trong diện tích đã quy hoạch chăn nuôi bò chất lượng cao.

 

Nao Quan - Tiểu khu 443

Xã Lộc Phú

25,0

Đạ Huoai

02 điểm

 

75,7

 

 

Trảng Bụp-Thôn 4

Xã Ma Đa Guoi

42,0

Trong diện tích đã quy hoạch chăn nuôi bò chất lượng cao.

 

Thôn 4-Tiểu khu 583

Xã Hà Lâm

33,7

 

Đạ Tẻh

06 điểm

 

280,0

 

 

Thôn 8B - Tân Lập

TT. Đạ Tẻh

30,0

 

 

Thôn 8

Xã An Nhơn

20,0

 

 

Thôn Lộc Hòa

Xã Đạ Lây

70,0

 

 

Thôn 7

Xã Mỹ Đức

60,0

 

 

Thôn 5

Xã Quốc Oai

50,0

 

 

Thôn Hương Thanh

Xã Hương Lâm

50,0

 

Cát Tiên

02 điểm

 

85,0

 

 

Đồi Kim Cương

Xã Phước Cát 1

35,0

Trong diện tích đã quy hoạch chăn nuôi bò chất lượng cao.

 

Thôn 2-3- Tiểu khu 516, 529

Xã Tiên Hoàng

50,0

Tổng toàn tỉnh 35 điểm

1.263,0

 

 

PHỤ LỤC III

QUY HOẠCH VỊ TRÍ, ĐỊA ĐIỂM CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TRÊN đỊA BÀN TỈNH LÂM đỒNG đẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1406/QĐ-UBND ngày 19/6/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Địa phương

Địa danh

Vị trí

Ghi chú

Đà Lạt

04 điểm

 

 

 

Ngô Quyền

Phường 6

 

 

Phát Chi

Xã Xuân Trường

 

 

Cúp Berbe

Xã Xuân Thọ

Trong khu quy hoạch chăn nuôi tập trung

 

Cill cút

Xã Tà Nung

Lạc Dương

03 điểm

 

 

 

Tiểu khu 145B

TT. Lạc Dương

 

 

Tiểu khu 120

Xã Đa Nhim

 

 

Tiểu khu 91

Xã Đa Chays

 

Đức Trọng

07 điểm

 

 

 

Kho muối- Phi Nôm

Xã Hiệp Thạnh

Đất công UBND xã quản lý

 

Thôn Kim Phát

Xã Bình Thanh

Nâng cấp lò mổ hộ ông Hòa

 

Thôn Tân Hiệp

Xã Tân Hội

 

 

Phú Hội

Xã Phú Hội

 

 

Tiểu khu 640

Xã Ninh Gia

Trong khu quy hoạch chăn nuôi tập trung

 

Khu Mom K’Rít

TT. Liên Nghĩa

 

Thôn 9

Xã Đà Loan

Đất công do UBND xã quản lý

Lâm Hà

03 điểm

 

 

 

Thôn Tân Lâm

Xã Đạ Đờn

 

 

Chi Lăng I

TT. Nam Ban

Trong khu quy hoạch chăn nuôi tập trung

 

Thôn Phúc Thịnh 1

Xã Tân Hà

 

Đam Rông

04 điểm

 

 

 

Đạ R’Sal

Xã đạ R’Sal

 

 

Đạ Tông

Xã đạ Tông

 

 

Ngã 3 Huế

Xã đạ K’Nàng

 

 

Liêng Hùng

Xã Liêng S’Rônh

 

Đơn Dương

04 điểm

 

 

 

Lạc Xuân

Xã Lạc Xuân

 

 

Thạnh Mỹ

TT. Thạnh Mỹ

 

 

Ka Đô

Xã Ka Đô

 

 

Ka Đơn

Xã Ka Đơn

 

Di Linh

05 điểm

 

 

 

Khu 1

TT. Di Linh

 

 

Thôn Đồng Lạc

Xã Đinh Lạc

 

 

Thôn 2

Xã Tân Thượng

 

 

Thôn 12

Xã Hòa Ninh

 

 

Thôn Phú Hiện 2

Xã Gia Hiệp

 

Bảo Lộc

04 điểm

 

 

 

Lộc Châu

Xã Lộc Châu

 

 

Lộc Tiến

Phường Lộc Tiến

 

 

Phường 2

Phường 2

 

 

Lộc Phát

Phường Lộc Phát

 

Bảo Lâm

03 điểm

 

 

 

Khu 4

TT. Lộc Thắng

 

 

Thôn 7

Xã Lộc An

 

 

Thôn 13

Xã Lộc Thành

 

Đạ Huoai

03 điểm

 

 

 

Trảng Bụp- Thôn 4

Xã Ma Đa Goui

Trong khu quy hoạch chăn nuôi tập trung

 

Thôn4-Tiểu khu 583

Xã Hà Lâm

 

Đam B’Ri

TT. Đam B’Ri

 

Đạ Tẻh

02 điểm

 

 

 

Điểm 01- Khu 3

TT. Đạ Tẻh

 

 

Điểm 02 - Thôn 8B

TT. Đạ Tẻh

 

Cát Tiên

03 điểm

 

 

 

Đồi đá Mài

Xã Phù Mỹ

Trong khu quy hoạch chăn nuôi tập trung

 

Thôn Cát Lâm

Xã Phước Cát 1

 

Thôn Trấn Phú

Xã Gia Viễn

 

Tổng cộng 45 điểm giết mổ, bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1406/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Số hiệu: 1406/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
Người ký: Huỳnh Đức Hòa
Ngày ban hành: 19/06/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1406/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…