THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2007/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2007 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ
thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc
đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu tạo ra các công nghệ sinh học tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập khẩu các công nghệ sinh học hiện đại của nước ngoài, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ này trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chế biến, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn đến 2010:
- Nghiên cứu tạo ra các công nghệ sinh học tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập khẩu và làm chủ các công nghệ sinh học hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của nước ngoài phù hợp với điều kiện sản xuất ở nước ta; ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ này vào sản xuất để chủ động tạo ra các sản phẩm công nghiệp chế biến có chất lượng tốt và sức cạnh tranh cao trên thị trường;
- Sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm enzym (kể cả enzym tái tổ hợp), protein, axít hữu cơ, axít amin, các chế phẩm vi sinh (bao gồm cả các sản phẩm biến đổi gen), các hoạt chất sinh học, chất phụ gia, nhiên liệu sinh học… đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến, phục vụ tốt các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản và y tế;
- Xây dựng và phát triển mạnh công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực công nghiệp chế biến để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu;
- Tăng cường mạnh tiềm lực cho nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, bao gồm: đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đào tạo kỹ thuật viên để triển khai và ứng dụng công nghệ sinh học tại các cơ sở sản xuất, chế biến; tuyển chọn, công nhận đơn vị chủ trì và tiến hành xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ vi sinh, hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ enzym và protein; đầu tư chiều sâu để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
b) Giai đoạn 2011 - 2015:
- Ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ sinh học hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; tiếp cận, làm chủ và phát triển nhanh công nghệ sinh học hiện đại để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có chất lượng tốt, hiệu suất lên men cao và ổn định trong sản xuất ở quy mô công nghiệp; sản xuất các loại enzym tái tổ hợp; đưa công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của nước ta phát triển đạt trình độ khá trong khu vực;
- Phát triển mạnh và bền vững ngành công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực công nghiệp chế biến; tạo lập thị trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực của công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
- Tăng cường được một bước quan trọng về tiềm lực, bao gồm đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến;
- Công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đóng góp từ 20 đến 25% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào giá trị gia tăng của ngành công nghệ chế biến.
c) Tầm nhìn đến 2020:
- Đưa công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của nước ta đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực đạt trình độ các nước phát triển trên thế giới;
- Công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đóng góp trên 40% tổng số đóng góp của khoa học và công nghệ vào giá trị gia tăng của ngành công nghệ chế biến.
1. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R - D), triển khai sản xuất thử nghiệm sản phẩm (P) phục vụ phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
a) Công nghệ vi sinh:
- Nghiên cứu tạo ra và hoàn thiện các quy trình công nghệ, thiết bị lên men vi sinh ở quy mô vừa và nhỏ để sản xuất, chế biến thực phẩm (bia rượu, nước chấm, nước giải khát, thịt, cá và các nông, lâm, thuỷ, hải sản khác), thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hoá chất, nguyên liệu hoá dược, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng... bảo đảm chất lượng ổn định và có sức cạnh tranh cao trên thị trường;
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sinh học để sản xuất thử nghiệm sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm vi sinh (sinh khối vi sinh vật, các chất bảo quản, phụ gia, mầu thực phẩm, axít hữu cơ, axit amin, protein đơn bào và đa bào...) phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hoá chất, nguyên liệu hoá dược, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng...; kiểm soát được chất lượng nguyên liệu và các sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ công nghệ biến đổi gen trong công nghiệp chế biến;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại để phân lập và tạo ra các chủng vi sinh vật mới, có chất lượng tốt, ổn định, hiệu suất lên men cao góp phần phát triển mạnh ngành công nghệ chế biến;
- Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ vi sinh đã được nghiên cứu, tạo ra ở trong nước hoặc nhập khẩu nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến.
b) Công nghệ enzym và protein:
- Nghiên cứu tạo ra và hoàn thiện các quy trình công nghệ, thiết bị ứng dụng công nghệ enzym ở quy mô vừa và nhỏ để sản xuất, chế biến thực phẩm (các loại đường, tinh bột, bia rượu, nước chấm, nước giải khát và các nông, lâm, thuỷ, hải sản khác); thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hoá chất, nguyên liệu hoá dược, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng... bảo đảm chất lượng ổn định và có sức cạnh tranh cao trên thị trường;
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sinh học để sản xuất thử nghiệm sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm enzym, protein phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, hoá chất, nguyên liệu hoá dược, nhiên liệu sinh học và hàng tiêu dùng;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại để sản xuất thử nghiệm một số enzym tái tổ hợp phục vụ công nghiệp chế biến;
- Nghiên cứu và sản xuất dây chuyền thiết bị đồng bộ ứng dụng enzym và protein trong công nghiệp chế biến ở quy mô vừa và nhỏ;
- Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ enzym và protein đã được nghiên cứu, tạo ra ở trong nước hoặc nhập khẩu nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến.
2. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
- Thành lập và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cường đầu tư vào các hoạt động tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học để phát triển bền vững ngành công nghệ chế biến; ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực do công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến tạo ra, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu;
- Hình thành và phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học phục vụ công nghiệp chế biến, tạo lập thị trường thuận lợi, thông thoáng để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm chế biến.
3. Xây dựng tiềm lực phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
a) Đào tạo nguồn nhân lực:
- Đào tạo ngắn hạn với thời gian từ 6 đến 12 tháng tại các nước có nền công nghệ sinh học phát triển để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khoa học công nghệ đã có bằng tiến sĩ, thạc sĩ;
- Gửi các nghiên cứu sinh đến các nước có nền công nghệ sinh học phát triển để đào tạo mới bậc tiến sĩ và thạc sĩ theo nội dung nghiên cứu của Đề án;
- Đào tạo tại Việt
- Đào tạo kỹ thuật viên có tay nghề cao về công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án tại các doanh nghiệp, địa phương;
- Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước ở các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến;
- Đến năm 2015 việc đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến cần đạt: đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn là 20 - 30 cán bộ; đào tạo mới 30 - 40 tiến sĩ, 50 - 60 thạc sĩ, 200 - 250 kỹ sư thực hành và 400 - 500 kỹ thuật viên.
b) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hoá máy móc, thiết bị:
- Đầu tư chiều sâu để nâng cấp và hiện đại hoá các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; bổ sung và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị cho các phòng thí nghiệm thuộc hệ thống trên nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, triển khai ứng dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất;
- Bổ sung, đầu tư mới phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ vi sinh đặt tại Viện Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công nghiệp và phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ enzym và protein dành cho các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào);
- Xây dựng website, nối mạng và đưa vào hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến để cung cấp và chia sẻ kịp thời, đầy đủ các thông tin cơ bản nhất, mới nhất về công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến cho các đơn vị và cá nhân có liên quan.
4. Hợp tác quốc tế để phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
- Chủ động tiếp nhận, làm chủ và
chuyển giao các công nghệ sinh học mới, hiện đại của thế giới để ứng dụng có hiệu
quả vào sản xuất thuộc ngành công nghiệp chế biến ở Việt
- Thực hiện khoảng 30 đề tài, dự án hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân nhà khoa học công nghệ nước ngoài để phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ở nước ta.
1. Đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
- Đẩy mạnh việc thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R - D) để tạo ra các công nghệ mới, triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm (dự án P), các dự án hợp tác quốc tế, dự án sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm, hàng hoá chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp chế biến;
- Khuyến khích việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất; đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước và nhập khẩu các công nghệ sinh học mới, tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến từ nước ngoài nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp chế biến;
- Tạo lập thị trường thuận lợi cho phát triển công nghệ sinh học, thúc đẩy việc thành lập các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và khuyến khích họ đầu tư để ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. Nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn tín dụng, thuế, quyền sử dụng đất... cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
2. Tăng cường đầu tư và đa dạng hoá các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.
a) Tổng kinh phí để thực hiện Đề án sẽ được xác định trên cơ sở kinh phí của từng đề tài, dự án, nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, Nhà nước bố trí tăng dần mức vốn đầu tư từ ngân sách để thực hiện các nội dung của Đề án; tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư khác từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, vốn kinh tế đối ngoại (ODA, FDI, ...) và các nguồn vốn hợp tác quốc tế có liên quan để phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến;
b) Tổng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Đề án trong giai đoạn đến 2015 dự kiến khoảng 500 tỷ đồng (mỗi năm trung bình khoảng 50 tỷ đồng). Vốn ngân sách nhà nước chi cho việc các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R - D); nghiên cứu cải tiến, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; hỗ trợ sản xuất thử nghiệm sản phẩm (dự án P: được hưởng mức thu hồi là 60% tổng kinh phí của dự án); hỗ trợ chuyển giao công nghệ để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm, hàng hoá chủ lực (dự án kỹ thuật - kinh tế); đầu tư chiều sâu để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống các phòng thí nghiệm và hiện đại hóa máy móc, thiết bị; chi đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế và một số nội dung khác có liên quan thuộc Đề án.
Bộ Công nghiệp lập kế hoạch vốn ngân sách nhà nước dài hạn và từng năm để thực hiện các nội dung của Đề án, gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để các Bộ này tổng hợp, trình Chính phủ phê duyệt.
c) Vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu do các doanh nghiệp đảm nhiệm.
3. Tăng cường tiềm lực cho công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến về cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực.
- Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá thiết bị, máy móc cho hệ thống các phòng thí nghiệm và cơ quan nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến;
- Quy hoạch các cơ sở trong ngành công nghiệp chế biến theo hướng phát triển bền vững, khép kín từ khâu nghiên cứu giống, kỹ thuật canh tác, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, tổ chức sản xuất, chế biến đến việc kinh doanh, dịch vụ và thương mại sản phẩm;
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ở các trình độ: tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư công nghệ và kỹ thuật viên, đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực để quản lý và thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án, đồng thời phục vụ tốt sự phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến tại Việt Nam.
4. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
- Đẩy mạnh việc xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà công nghệ, doanh nhân và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến được hưởng những chính sách ưu đãi với trần cao nhất về vốn vay, tín dụng, mức thuế đóng vào ngân sách nhà nước, quyền sử dụng đất đai, chính sách kích cầu và các chính sách khác có liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Thực thi đầy đủ và nghiêm túc các quy định về sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đối với chủng vi sinh vật, quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị, phát minh, sáng chế... về công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
5. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm về việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến
Tăng cường hợp tác song phương, mở rộng hợp tác đa phương với các nước có nền công nghệ sinh học phát triển, với các tổ chức, cá nhân nước ngoài giàu tiềm lực để học hỏi kinh nghiệm trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế, nhất là với các nước có nền công nghệ sinh học tiên tiến để tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, trí lực, tài lực, vật lực và thu hút đầu tư nhằm phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ở nước ta.
1. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thành lập Ban Điều hành “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến” (sau đây gọi tắt là Ban Điều hành Đề án) do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp làm Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp phụ trách lĩnh vực làm Phó trưởng ban, đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học công nghệ làm ủy viên thư ký. Các thành viên khác của Ban Điều hành là đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Công nghiệp và đại diện cấp vụ (sở) của một số Bộ, ngành và địa phương có liên quan (Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Thuỷ sản, Y tế; các Ủy ban nhân dân: thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Ban Điều hành Đề án làm việc theo Quy chế hoạt động do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp kiêm Trưởng Ban Điều hành Đề án ban hành.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt hoặc quyết định hỗ trợ đầu tư cho các đề tài, dự án, nhiệm vụ của Đề án trên cơ sở đề nghị của Ban Điều hành Đề án và ý kiến đánh giá, thẩm định của Hội đồng tư vấn khoa học công nghệ. Việc tuyển chọn, tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá, nghiệm thu kết quả của các đề tài, dự án, nhiệm vụ phải tuân thủ đúng các quy định hiện hành của pháp luật về hoạt động khoa học và công nghệ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí đủ vốn trong kế hoạch dài hạn và từng năm cho Bộ Công nghiệp để tổ chức thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả các nội dung của Đề án.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc xây dựng và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, thiết bị cho hệ thống các cơ sở nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về chuyển giao công nghệ, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
4. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản và Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ mình về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính để bố trí vốn và đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến cho Đề án.
6. Các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có nhu cầu tham gia thực hiện các nội dung của Đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp mình tiến hành đăng ký với Bộ Công nghiệp và Ban Điều hành Đề án để được xem xét.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ khi đăng Công báo.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 14/2007/QD-TTg |
Hanoi,
January 25, 2007 |
THE
PRIME MINISTER
Pursuant to the
December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to Directive No. 50-CT/TW of March 4, 2005, of the Party Central Committee's
Secretariat on accelerating biotechnology development and application in
service of national industrialization and modernization;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 188/2005/QD-TTg of July 22, 2005,
promulgating the Government's program of action for the implementation of
Directive No. 50-CT/TW of March 4, 2005, of the Party Central Committee's
Secretariat on accelerating biotechnology development and application in
service of national industrialization and modernization;
At the proposal of the Minister of Industry,
DECIDES:
1. General objectives
...
...
...
2. Specific objectives:
a/ From now to 2010:
- To conduct
researches into and create advanced biotechnologies in the country in
combination with importing and mastering foreign modern biotechnologies in the
processing industry which are suitable to our production conditions; to widely
and effectively apply these technologies to production in order to turn out
processed products of high quality and high competitiveness on the market.
- To turn out on an
industrial scale enzyme products (including recombinant enzymes), proteins,
organic acids, amino acids, microbiological preparations (including genetically
modified products), bioactive substances, additives and biofuels which meet
development requirements of the processing industry and better serve other
industries, agriculture, fisheries and healthcare;
- To create and
strongly develop biotechnologies in the processing industry in order to turn
out on an industrial scale processed foodstuff and consumer goods of high
quality and high competitiveness, meeting the domestic consumption and export
demands;
- To strongly develop
potentials for biotechnology research, development and application in the
processing industry, including training human resources of high qualifications
and technicians for biotechnology development and application in production and
processing establishments; selecting and accrediting a unit to take charge of
and building a key laboratory for microbiological technology, and completing
the building of and putting into effective use a key laboratory for enzyme and
protein technology; making intensive investment to upgrade techno-material
foundations of, and expand and modernize, biotechnological laboratories in the
processing industry.
b/ The 2011-2015
period:
- To widely apply
modern biotechnologies in the processing industry; to approach, master and
quickly develop modern biotechnologies in order to create new strains of
microorganisms of high quality, high fermentation rates and stability for
industrial production; to produce assorted recombinant enzymes; and to elevate
our biotechnology in the processing industry to the regional advanced level;
- To strongly and
sustainably develop biotechnologies for the processing industry; to create a
favorable market for accelerating the production of and trading in, and
provision of services related to, key products and goods turned out by
biotechnologies of the processing industry, meeting the domestic consumption
and export demands;
...
...
...
- Biotechnologies will
make contributions representing 20-25% of the total contribution of science and
technology to the processing industry's added value.
c/ Vision toward 2020:
- To elevate our
biotechnology in the processing industry to the level of advanced regional
countries and, in some domains, to the level of developed countries in the
world;
- Biotechnologies will
make contributions representing more than 40% of the total contribution of
science and technology to the processing industry's added value.
1. Basic research,
applied research, scientific research and technology development (R-D) and
pilot production (P) in service of biotechnology development in the processing
industry
a/ Microbiological
technology
- To research into,
create and perfect technological processes and equipment for microbiological
fermentation on a small or medium scale in order to produce and process
foodstuffs (beer, alcohol, sauces, beverages, meat, fish and other
agricultural, forestry and aquatic products), animal feeds, additives,
chemicals, pharmaco-chemical materials, biofuels and consumer goods of stable
quality and high competitiveness on the market;
- To research into and
apply biotechnologies for pilot and industrial production of microbiological
preparations (microorganic biomass, preservatives, additives, food colors,
organic acids, amino acids, unicellular and polycellular proteins) in service
of the processing of foodstuffs, animal feeds, additives, chemicals and
pharmaco-chemical materials, biofuels and consumer goods; to control the
quality of raw materials, products and goods turned out by genetic modification
technology in the processing industry;
...
...
...
- To widely and
effectively apply local or imported microbiological technologies in order to diversify,
and raise the quality and competitiveness of, products, meeting the domestic
consumption and export demands and contributing to boosting the development of
the processing industry.
b/ Enzyme and protein
technology:
- To research into,
create and perfect technological processes and equipment for the application of
enzyme technology to small- and medium-scale production and processing of
foodstuff (assorted hydrocarbons, starches, beer, alcohol, sauces, beverages
and other agricultural, forestry and aquatic products), animal feeds,
additives, chemicals and pharmaco-chemical materials, biofuels and consumer
goods of stable quality and high competitiveness on the market;
- To research into and
apply biotechnologies for pilot and industrial production of enzyme and protein
products in service of food processing and production of animal feeds,
additives, chemicals, pharmaco-chemical materials, biofuels and consumer goods;
- To research into and
apply modern biotechnologies for pilot production of some types of recombinant
enzymes in service of the processing industry;
- To research into and
manufacture small- and medium-sized complete equipment chains using enzymes and
proteins in the processing industry;
- To widely and
effectively apply local or imported enzyme and protein technologies in order to
diversify and raise the quality and competitiveness of products, meeting the
consumption and export demands and boosting the development of the processing
industry.
2. Forming and
developing a bio-industry to accelerate the production of and trading in, and
provision of services related to, key products and goods of the processing
industry
- To establish and
encourage enterprises of all economic sectors to increase their investment in
receiving and transferring biotechnologies for the sustainable development of
the processing industry; to widely and effectively apply technical advances and
new technologies to the production of and trading in, and provision of services
related to, key products and goods turned out biotechnology in the processing
industry, meeting the consumption and export demands;
...
...
...
3. Developing
potentials for biotechnology development and application in the processing
industry
a/ Training of human
resources:
- To send scientists
and technologists who have a master's or doctor's degree to countries with a
developed biotechnological level for short-term training of between 6-12 months;
- To send research
students to countries with a developed biotechnological level for master or
doctorate training according to the Scheme's research contents.
- To train
technological engineers in Vietnam; to conduct master and doctorate training in
biotechnology in the processing industry according to the Scheme's contents;
- To train skilled
technicians in biotechnology in the processing industry for the implementation
of the Scheme's contents in enterprises and localities;
- To re-train cadres
of ministries, branches, localities and enterprises in order to improve their
qualifications and knowledge on biotechnology development and application in
the processing industry;
- By 2015, 20-30
officials will be provided with short-term training to improve their
professional qualifications; 30-40 doctors, 50-60 masters, 200-250 practicing
engineers and 400-500 technicians will be trained under the plan on the
training of human resources in biotechnology in the processing industry.
b/ Building
techno-material foundations and modernizing machinery and devices
...
...
...
- To build and invest
in a key microbiological laboratory located at the Foodstuff Industry
Institute, the Industry Ministry, and key a enzyme- and protein-technology
laboratory for the southern region (from Da Nang city southward);
- To build and run a
website with a national database on biotechnology in the processing industry in
order to promptly and fully supply and share the most basic and latest
information on biotechnology in the processing industry to concerned units and
individuals.
4. Performing
international cooperation for biotechnology development in the processing
industry
- To take the
initiative in receiving, mastering and transferring new and modern
biotechnologies in the world for effective application to production activities
of the processing industry in Vietnam;
- To carry out about
30 schemes and projects in cooperation with foreign scientific organizations or
scientists for development and effective application of biotechnology in the
processing industry in Vietnam.
1. Accelerating the
application of research results to production, encouraging technology transfer,
creating a favorable investment environment for, and strongly developing, the
bio-industry in the processing industry
- To accelerate basic
research, applied research, scientific research and technological development
(R-D) in order to create new technologies, execute pilot production projects (P
projects), international cooperation projects and projects on industrial
production of key products and goods in the processing industry.
- To encourage the
application of scientific research and technological development results to
production; accelerate technology transfer within the country and the import of
new, advanced and modern biotechnologies in the processing industry to boost
the production of and trading in, and provision of services related to, key
products and goods of the processing industry.
...
...
...
2. Intensifying
investment in and diversifying capital sources for the effective implementation
of the Scheme
a/ The total fund for
the implementation of the Scheme shall be determined on the basis of the fund
for each specific scheme, project and tasks approved by competent authorities.
Annually, the State shall gradually increase investment capital allocated from
the budget for the implementation of the Scheme. Investment capital shall be
increased and diversified for biotechnology development and application in the
processing industry from such sources as domestic as well as foreign
enterprises, organizations and individuals, foreign capital (ODA, FDI) and
related international cooperation capital sources;
b/ The total state
budget capital for the implementation of the scheme in the period up to 2015 is
estimated at about VND 500 billion (an average of VND 50 billion for each
year). The state budget shall be spent on basic research and applied research;
scientific research and technological development (R-D); technological research
and renewal to raise productivity, quality and competitiveness of products;
support of pilot production (P projects are entitled to the retrieval rate of
60% of their total funds); support of technology transfer for industrial
production of key products and goods (econo-technical projects); intensive
investment in building techno-material foundations for laboratories and
modernizing machinery and equipment; training of human resources; international
cooperation and some other contents of the Scheme.
The Industry Ministry
shall elaborate long-term and annual plans on state budget capital for the
implementation of the Scheme and send these plans to the Investment and
Planning Ministry and the Finance Ministry for synthesis and submission to the
Government for approval.
c/ Enterprises shall
contribute investment capital for development of the processing industry based
on the application of biotechnologies to the production of key products and
goods of high quality and competitiveness on the market, meeting the
consumption and export demands.
3. Developing
potentials for biotechnology in the processing industry in terms of
techno-material foundations and human resource training
- To accelerate the
building of techno-material foundations and modernization of equipment and
machinery for laboratories and agencies engaged in biotechnological research
and application in the processing industry;
- To make a planning
on establishments in the processing industry along the line of sustainable
development, and engagement in all stages from variety research, cultivation
techniques, formation of concentrated raw material areas, organization of
production and processing activities to services and trading of products;
- To accelerate the
training of high-quality human resources of postgraduate and graduate level,
technological engineers and technicians, who meet the requirements for
effective management and implementation of the Scheme and, at the same time,
well serve the sustainable development of the processing industry in Vietnam.
...
...
...
- To accelerate the
elaboration, promulgation and perfection of mechanisms, policies and legal
documents on biotechnology development and application in the processing industry.
Research institutes, universities, enterprises, scientists, technologists,
entrepreneurs and other organizations and individuals engaged in biotechnology
develop-ment and application in the processing industry are entitled to the
highest preferences in terms of loans, credits, taxes payable to the state
budget, land use right, demand-pulling policies and other relevant policies in
accordance with current provisions of law.
- To fully and
strictly abide by intellectual property regulations on the protection of
copyright and industrial property rights of microorganic strains, technological
processes, machines, equipments, inventions and innovations concerning
biological technologies in the processing industry.
5. Expanding and
enhancing international cooperation in order to learn experience on
biotechnology development and application in the processing industry
To enhance bilateral
cooperation and expand multilateral cooperation with countries with an advanced
biotechnological level as well as foreign organizations and individuals with
rich potential to learn their experience on biotechnology development and
application in the processing industry. To take the initiate in formulating and
implementing programs, schemes and projects on international cooperation,
especially with countries with an advanced biotechnological level in order to
make the fullest use of their assistance in terms of experience, intellectual
and financial resources and investment for biotechnology development and
application in the processing industry in Vietnam.
IV.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Industry
Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the
Science and Technology Ministry, concerned ministries, branches and localities
in, organizing the effective implementation of the Scheme, and annually report
the results to the Prime Minister.
The Industry Minister
shall set up an Executive Board for the Scheme on biotechnology development and
application in the processing industry (hereinafter referred to as the Scheme
Executive Board for short), with the Industry Minister as its head, a Vice
Minister of Industry in charge of the domain as its deputy head, and a
representative of leadership of the Science and Technology Department as its
secretary. Remaining members of the Executive Board are representatives of
functional agencies under the Industry Ministry and departmental-level
representatives of some concerned ministries, branches and localities (the
Government Office, the Ministries of Science and Technology; Agriculture and
Rural Development; Planning and Investment; Finance; Training and Education;
Fisheries; and Health, and the People’s Committees of Hanoi and Ho Chi Minh
cities). The Scheme Executive Board shall work under its operation regulation
promulgated by the Industry Minister, who is also its head.
The Industry Minister
shall approve or decide on the level of investment support for schemes,
projects and tasks under the Scheme on the basis of the request of the Scheme
Executive Board and evaluation and appraisal opinions of the Scientific and
Technological Advisory Council. The selection, implementation, evaluation and
pre-acceptance test of these schemes, projects and tasks shall be conducted according
to current provisions of law on scientific and technological activities.
2. The Planning and
Investment Ministry and the Finance Ministry shall arrange and allocate enough
capital under long-term and annual plans for the Industry Ministry to organize the
implementation of the Scheme in an effective manner as scheduled.
...
...
...
4. The Agriculture and
Rural Development Ministry, the Fisheries Ministry and the Health Ministry
shall coordinate with the Industry Ministry in planning and organizing the
implementation of schemes, projects and tasks on biotechnology development and
application in the processing industry under their respective line management.
5. The Education and
Training Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate
with the Industry Ministry and Finance Ministry in, allocating capital and
training human resources in biotechnology in the processing industry under the
Scheme.
6. Ministries,
branches, localities and enterprises that wish to participate in the
implementation of the Scheme's contents which are related to their functions,
tasks and powers shall register with the Industry Ministry and the Scheme
Executive Board.
Article
2.- This Decision takes effect 15 days
after its publication in "CONG BAO."
THE
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Quyết định 14/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 14/2007/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 14/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video