BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1279/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP, ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 09/2018/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2018 ban hành Quy định về quản lý Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa ra tuyển chọn thực hiện từ năm 2023, gồm 07 chương trình trong danh mục kèm theo.
Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn các đơn vị và triển khai thực hiện tuyển chọn Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện từ năm 2023 theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ĐỂ ĐƯA RA TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TỪ
NĂM 2023
(kèm theo Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 09 tháng
5 năm 2022)
TT |
Tên chương trình |
Định hướng mục tiêu |
Sản phẩm dự kiến |
Tổng kinh phí dự kiến (triệu đồng) |
Nghiên cứu, phát triển một số hệ thống ứng dụng Trí tuệ nhân tạo phục vụ giáo dục và đào tạo |
1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu, phát triển được một số công nghệ lõi của Trí tuệ nhân tạo và sử dụng công nghệ lõi để phát triển một số hệ thống ứng dụng Trí tuệ nhân tạo phục vụ giáo dục và đào tạo. 2. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu, phát triển được một số công nghệ lõi của của Trí tuệ nhân tạo phục vụ giáo dục và đào tạo; - Sử dụng được công nghệ lõi AI để phát triển một số hệ thống ứng dụng Trí tuệ nhân tạo phục vụ giáo dục và đào tạo; - Đề xuất được một số giải pháp ứng dụng học liên kết vào các bài toán cho mạng SDN phân tán cho hệ thống giáo dục trực tuyến và trích chọn đặc trưng đối với dữ liệu nhiều chiều, lớn; - Đề xuất được mô hình khuyến nghị cho bài toán ra quyết định dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết trung tính và lý thuyết mờ; - Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. |
1. Sản phẩm khoa học: - 12-15 bài báo được đăng (hoặc được chấp nhận đăng) trên tạp chí khoa học có trong chỉ mục trích dẫn của WoS, trong đó 11-14 bài ranking: Q1/Q2; 01 bài ranking: Q3/Q4; - 03-04 bài báo được đăng (hoặc được chấp nhận đăng) trên tạp chí khoa học có trong chỉ mục trích dẫn của Scopus/ESCI; - 01-02 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính từ 0,5 điểm trở lên; - 12-14 báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội nghị, hội thảo trong nước/quốc tế có chỉ số xuất bản ISBN; - 01 sách chuyên khảo/tham khảo. 2. Sản phẩm đào tạo: - Hỗ trợ đào tạo 05 NCS theo hướng nghiên cứu của chương trình. - Đào tạo 14 thạc sĩ (bảo vệ thành công luận văn cao học theo hướng nghiên cứu của chương trình). 3. Sản phẩm ứng dụng và sản phẩm khác: 3.1. Bộ cơ sở dữ liệu: - 06-07 bộ cơ sở dữ liệu, trong đó: + 02 bộ dữ liệu về ngôn ngữ tiếng Việt phục vụ các bài toán nghiên cứu và ứng dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong lĩnh vực giáo dục và dịch vụ công; + 02 bộ dữ liệu về xử lý hình ảnh, phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực thị giác máy tính; + 01 bộ dữ liệu về tín hiệu mạng không dây, phục vụ nghiên cứu trong các hệ thống học trực tuyến; + 01 bộ dữ liệu nhiều chiều, phục vụ nghiên cứu và giảng dạy các môn học liên quan tới xử lý dữ liệu lớn và khoa học dữ liệu. 3.2. Hệ thống phần mềm: - 06-07 hệ thống, trong đó: + 02 hệ thống hỏi đáp tự động, ứng dụng trong các trường đại học và các dịch vụ công; + 02 hệ thống các công cụ liên quan tới các kỹ thuật xử lý hình ảnh, phục vụ giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực thị giác máy tính; + 01 hệ thống giám sát, hỗ trợ phân tích, và đánh giá tình trạng học trực tuyến; + 01 hệ thống các công cụ trực quan hóa, xử lý dữ liệu, phục vụ nghiên cứu và giảng dạy các môn học liên quan tới xử lý dữ liệu lớn và khoa học dữ liệu. 3.3. Bản thiết kế, tài liệu hướng dẫn: - 01 bản thiết kế mô hình robot, phục vụ trong các bài giảng về lĩnh vực thị giác máy tính và ứng dụng; - Các tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm. 3.4. Quy trình: - 02 quy trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giải quyết các bài toán thuộc lĩnh vực giáo dục. 3.5. Các thư viện mã nguồn/API, bài thực hành: - 02 thư viện mã nguồn mở về các thuật toán, mô hình học máy sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy các môn học liên quan tới xử lý dữ liệu lớn; - 02 bài thực hành/mô-đun về các các công nghệ AI lõi, phục vụ việc thực hành của sinh viên ngành công nghệ thông tin. 3.6. Thuật toán: - 05-06 thuật toán, tập trung vào: + 02 thuật toán về giải quyết các ràng buộc dữ liệu và ứng dụng trích chọn đặc trưng trong các mô hình học sâu đánh giá mức độ tin cậy; + 01 thuật toán học máy trong môi trường trung tính dựa trên sự kết hợp hiệu quả với các giải thuật meta-heuristic; + 01 thuật toán đề xuất cho tích hợp Học liên kết vào các bài toán cho mạng SDN phân tán cho hệ thống giáo dục trực tuyến; + 01 thuật toán tính toán phân bố bề mặt và đảo nhiệt dựa trên trí tuệ nhân tạo và dữ liệu ảnh vệ tinh. 3.7. Giải pháp: - 02 giải pháp, gồm: + 01 giải pháp ứng dụng học liên kết vào các bài toán cho mạng SDN phân tán cho hệ thống giáo dục trực tuyến; + 01 giải pháp trích chọn đặc trưng đối với dữ liệu nhiều chiều, lớn. 3.8. Mô hình: - 01 mô hình khuyến nghị cho bài toán ra quyết định dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết trung tính và lý thuyết mờ. - 01 bằng sáng chế/ Giải pháp hữu ích (Có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ). |
6.200 |
|
1. Mục tiêu chung: - Nghiên cứu đề xuất được một số giải pháp và làm chủ được một số công nghệ truy cập vô tuyến tiên tiến: truyền tải dữ liệu, tách/ghép kênh thông tin, tính toán phân bổ tài nguyên cho mạng thông tin di động thế hệ mới để tiến tới làm chủ một số công nghệ truy cập vô tuyến tiên tiến; - Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử viễn thông. 2. Mục tiêu cụ thể: - Đề xuất giải pháp và làm chủ được một số công nghệ truyền tải thông tin quang tốc độ cao, hiệu quả cho các mạng truy cập vô tuyến thế hệ mới; - Thiết kế và làm chủ được quy trình chế tạo một số vi mạch tích hợp quang tử thực hiện các chức năng xử lý tín hiệu như tách/ghép, định tuyến/chuyển mạch kênh thông tin băng rộng cho mạng truy cập quang sử dụng các công nghệ ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM (wavelength division multiplexing) và ghép kênh phân chia theo mode MDM (mode division multiplexing); - Đề xuất và phát triển được một số giải pháp tối ưu, xử lý tín hiệu cho việc quản lý, phân bố tài nguyên hiệu quả trong mạng truy cập vô tuyến sử dụng điện toán biên di động EMC; - Đề xuất và phát triển được một số giải thuật học máy liên kết (federated learning) hỗ trợ mô hình điện toán biên di động MEC cho việc trao đổi thông tin trong mạng truy cập với số lượng kết nối cực lớn (massive connectivity); - Đào tạo được nhân lực có trình độ cao và phát triển được nhóm nghiên cứu - giảng dạy trong lĩnh vực điện tử - viễn thông. |
1. Sản phẩm khoa học: - 07-10 bài báo được đăng (hoặc được chấp nhận đăng) trên tạp chí khoa học có trong chỉ mục trích dẫn của WoS, trong đó 05-06 bài ranking: Q1/Q2, 02-04 bài Q3/Q4; - 03-04 bài báo được đăng (hoặc được chấp nhận đăng) trên tạp chí khoa học có trong chỉ mục trích dẫn của Scopus/ESCI; - 04-05 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính từ 0,5 điểm trở lên; - 03 báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế có chỉ số xuất bản ISBN. 2. Sản phẩm đào tạo: - Hỗ trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh theo hướng nghiên cứu của chương trình thông qua công bố khoa học/chuyên đề; - Đào tạo 04 - 06 thạc sĩ (bảo vệ thành công luận văn theo hướng nghiên cứu của chương trình). 3. Sản phẩm ứng dụng: 3.1. Thiết bị: - 02 thiết bị FPGA phần cứng tập trung vào phát triển thiết bị thực hiện chức năng thu phát tín hiệu, xử lý tín hiệu. 3.2. Sơ đồ, bản thiết kế: - Từ 04-06 bản thiết kế trong đó có: + 03 bản thiết kế hệ thống truyền dữ liệu có hiệu suất phổ và tốc độ cao sử dụng định dạng điều chế tiên tiến, sử dụng kỹ thuật cân bằng tiên tiến, tốc độ cao sử dụng mã hóa tiên tiến phù hợp với mạng thông tin di động thế hệ mới, sử dụng kỹ thuật cân bằng tiên tiến phù hợp với mạng thông tin di động thế hệ mới; + 01 bản thiết kế hệ thống truyền tải dữ liệu hiệu quả cho các kênh truyền thông tin quang khoảng cách ngắn, chi phí thấp; + 01 bản thiết kế hệ thống truyền dẫn thông tin vô tuyến qua sợi quang RoF (radio over fiber) hay OWC băng thông rộng có độ phức tạp tính toán và trễ tín hiệu thấp cho mạng thông tin di động thế hệ mới. - 07 sơ đồ, bản thiết kế trong đó: + 02 sơ đồ, bản thiết kế của thiết bị phần cứng bộ phát tín hiệu; + 05 sơ đồ cấu hình và bản thiết kế CAD với các chức năng khác nhau. 3.3. Chương trình/phần mềm: - 12-17 chương trình phần mềm tập trung vào: mô tả phần cứng; chuyên dụng mô phỏng hệ thống thông tin quang băng rộng sử dụng vi mạch quang tử có chức năng tách/ghép kênh tốc độ từ 10-40 Gb/s; mô phỏng hệ thống thông tin quang băng rộng WDM sử dụng vi mạch quang tử có chức năng tách/ghép kênh; sử dụng Matlab thực hiện giải thuật tối ưu BCD, B&B cho bài toán nâng cao hiệu năng hệ thống mạng truy cập vô tuyến dựa trên điện toán biên di động MEC; sử dụng Matlab thực hiện xử lý tín hiệu giảm giao thoa cho hệ thống truyền dẫn vô tuyến sử dụng công nghệ NOMA, IRS, D2D, mMIMO; mô phỏng đánh giá hiệu quả của thuật toán học máy liên kết cho hệ thống điện toán biên di động MEC với số lượng kết nối cực lớn. 3.4. Mẫu vật: - 02-04 mẫu vi mạch tích hợp quang tử có chức năng tách/ghép kênh quang; định tuyến/ chuyển mạch kênh quang (Được chế tạo trong phòng sạch với các thông số kích thước theo thiết kế; thông số chức năng được thể hiện thông qua phần mềm mô phỏng chuyên dụng). 3.5. Giải pháp - 03-04 giải pháp xử lý tín hiệu số nhằm nâng cao hiệu suất phổ và tốc độ cao sử dụng các định dạng điều chế, kỹ thuật cân bằng và mã hóa tiên tiến; hệ thống truyền thông tin quang khoảng cách ngắn, chi phí thấp; băng thông, giảm độ phức tạp tính toán và trễ tín hiệu cho hệ thống truyền thông tin vô tuyến qua sợi quang RoF hay OWC; thiết kế vi mạch tích hợp quang tử ứng dụng kỹ thuật học máy. 3.6. Quy trình công nghệ: - 01-02 quy trình chế tạo vi mạch tích hợp quang tử có chức năng tách/ghép kênh quang. 3.7. Mô hình: - 01 mô hình toán học tổng quát hệ thống di động cho mạng truyền thông D2D có khả năng ứng dụng cho các mạng di động nhiều kết nối/thiết bị. 3.8. Thuật toán: - 04-06 thuật toán trong đó có 02-03 thuật toán xử lý tín hiệu giảm giao thoa cho hệ thống truyền dẫn vô tuyến sử dụng công nghệ mMIMO, NOMA, IRS; 02-03 thuật toán học máy liên kết nhằm cải thiện hiệu năng hệ thống điện toán biên di động MEC với số lượng kết nối cực lớn cho cấu trúc mạng di động tế bào truyền thống. 3.9. Bộ cơ sở dữ liệu: 01 bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng tín hiệu thu/phát theo các tham số mã hóa chính của kỹ thuật bảo mật thông tin được ứng dụng làm cơ sở đánh giá hiệu năng hệ thống thu phát, bảo mật đề xuất. 4. Sản phẩm khác 03-04 bằng độc quyền sáng chế được chấp nhận đơn hợp lệ, đăng ký tại Việt Nam. |
6.800 |
||
1. Mục tiêu chung - Làm chủ được công nghệ chế tạo hệ vật liệu tiên tiến cấu trúc nano tổ hợp giữa vật liệu vô cơ và hữu cơ sử dụng trong các thiết bị quan trắc môi trường tự động, ứng dụng được vào thực tiễn tại các khu công nghiệp nhằm chế tạo sensor đo khí thải; - Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực về khoa học và công nghệ vật liệu tiên tiến ứng dụng trong quan trắc môi trường 2. Mục tiêu cụ thể - Phát triển được hệ vật liệu tiên tiến cấu trúc nano tổ hợp Graphen, polyme, kim loại và vật liệu 2D nhằm tăng hiệu suất của cảm biến khí CO, NOx (tính theo NO2), SO2 độ nhạy cao, thời gian hồi phục /thời gian hồi đáp nhanh, giới hạn phát hiện thấp, độ lặp lại cao, bền với môi trường; - Đánh giá được các đặc tính của các vật liệu nano (vật liệu đa tinh thể, vật liệu nhiều lớp, vật liệu hai chiều...) bằng phương pháp mô phỏng động lực học phân tử và khả năng tương thích và ảnh hưởng của GO đến tính chất cơ lý của vật liệu tiên tiến tổ hợp cấu trúc nano; - Xây dựng được hệ thống thử nghiệm quan trắc tự động (IoT) môi trường khí tại một số khu công nghiệp có xả thải; - Góp phần đào tạo được nhân lực trình độ cao về khoa học và công nghệ vật liệu tiên tiến ứng dụng trong quan trắc môi trường. |
1. Sản phẩm khoa học - 11 bài báo khoa học quốc tế thuộc danh mục WoS (Ít nhất 6 thuộc nhóm Q1, Q2); - 08 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước được tính điểm theo danh mục HĐGSNN; - 06 bài báo trên kỷ yếu hội nghị/hội thảo trong nước và quốc tế; - 01 sách chuyên khảo. 2. Sản phẩm đào tạo - Hỗ trợ đào tạo 02-03 nghiên cứu sinh; - Đào tạo 04-07 thạc sỹ (bảo vệ luận văn cao học theo hướng nghiên cứu của chương trình). 3. Sản phẩm ứng dụng và sản phẩm khác 3.1. Chương trình phần mềm: - 08-11 bộ code chương trình mô phỏng cho phép khảo sát các đặc tính của các vật liệu nano (vật liệu ô xít, vật liệu đa tinh thể, vật liệu nhiều lớp, polyaniline, polypyrrole, vật liệu 2D...) - 01 phần mềm kết nối hệ thống 4G hoặc 5G dữ liệu đo đạc về máy chủ, ứng dụng trên điện thoại hoặc trạm quan trắc môi trường các thông số về môi trường khí; 3.2. Quy trình công nghệ - 07 quy trình công nghệ chế tạo vật liệu tiên tiến tổ hợp vô cơ (ZnO, SnO2), hữu cơ (polyaniline, polypyrrole), và vật liệu hai chiều (2D) ứng dụng cho cảm biến khí; - 03 quy trình chế tạo các cảm biến khí CO, SO2, và NOx (tính theo NO2) trên cơ sở hệ vật liệu tiên tiến - 01-04 quy trình ứng dụng cảm biến khí CO, NOx (tính theo NO2), SO2 trong đó có sử dụng màng lọc cabon để bảo vệ cảm biến ảnh hưởng của bụi mịn. - 03 quy trình đánh giá, kiểm chứng độ chính xác, độ tin cậy của thiết bị quan trắc khí; hiệu chuẩn, tối ưu hóa hệ thống quan trắc khí; đo thực địa, kiểm chuẩn, vận hành và bảo trì hệ thống quan trắc. 3.3. Hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn: - 01 hồ sơ thiết kế phần cứng cho bộ thiết bị quan trắc: mạch cho bộ điều khiển, tủ điều khiển, mạch cho bộ điều khiển trung tâm. - 01 sơ đồ thiết kế mạch cho cảm biến phát hiện khí thải tại các công nghiệp có xả thải. - 01 sơ đồ thiết kế chế tạo giao diện ghép nối cảm biến cho hệ thống IoT đo khí tự động; - 01 sơ đồ thiết kế cho hệ thống IoT đo khí tự động. 3.4. Mẫu vật liệu, chip cảm biến, và tài liệu hướng dẫn - 10 cảm biến đo khí CO: khoảng đo từ 0 đến 1000 mg/Nm3 (từ ứng từ 0 đến 800 ppm) (thời gian hồi phục/thời gian hồi đáp nhanh dưới 200 giây, giới hạn phát hiện 1,25 mg/Nm3, độ lặp lại 95%, bền theo thời gian, sai số dưới 5%), độ ẩm môi trường < 95%, cảm biến đo ở môi trường xung quanh nhiệt độ môi trường 0 ÷ 60 °C); - 10 cảm biến đo khí NOx (tính theo NO2): khoảng đo 0 từ đến 850 mg/Nm3 (tương ứng từ 0 đến 415 ppm) (độ nhạy cao, thời gian hồi phục/thời gian hồi đáp nhanh dưới 200 giây, giới hạn phát hiện 2 mg/Nm3, độ lặp lại 95%, bền theo thời gian, sai số dưới 5 %), độ ẩm môi trường < 95%, cảm biến đo ở môi trường xung quanh nhiệt độ môi trường 0 ÷ 60 °C); - 10 cảm biến đo khí SO2: khoảng đo từ 0 đến 500 mg/Nm3 (tương ứng từ 0 đến 175 ppm) (thời gian hồi phục/thời gian hồi đáp nhanh dưới 200 giây, giới hạn phát hiện 2,85 mg/Nm3, độ lặp lại 95%, bền theo thời gian, sai số dưới 5 %), độ ẩm môi trường < 95%, cảm biến đo ở môi trường xung quanh nhiệt độ môi trường 0 ÷ 60 °C); Ghi chú: đáp ứng cầu trong quan trắc các khí nêu trên tại khu công nghiệp QCVN 19: 2009/BTNMT - 10 mẫu vật liệu tổ hợp cấu trúc nano (tương ứng với hàm lượng 2D là 1, 2, 3, 4, 5 %); kích thước tinh thể < 100 nm; diện tích riêng bề mặt >15 m2/g; - 11 Video mô phỏng thể hiện chi tiết quá trình thay đổi cấu trúc và tính chất vật liệu tổ hợp cấu trúc nano. 3.5. Thiết bị: - 02 bộ thiết bị quan trắc môi trường khí CO, SO2, và NOx (tính theo NO2) đáp ứng yêu cầu trong quan trắc các khí nêu trên tại khu công nghiệp (QCVN 19: 2009/BTNMT). 3.6. Hệ thống: - 01 hệ thống IoT quan trắc môi trường khí cho phép hiển thị nồng độ CO, NOx (tính theo NO2), và SO2 (cho phép đo tối thiểu tại 02 điểm): tích hợp 3 cảm biến CO, NOx (tính theo NO2) và SO2 vào cùng một hệ thống với các thông số cảm biến đã nêu ở trên, kết nối hệ thống 4G hoặc 5G dữ liệu đo đạc về máy chủ, ứng dụng trên điện thoại hoặc trạm quan trắc môi trường các thông số về môi trường khí. 3.7. Báo cáo - 10-15 báo cáo, tập trung vào: + Tính ưu việt của hệ vật liệu tiên tiến (độ dẫn, diện tích bề mặt riêng, độ xốp, đồng đều, khả năng bám dính); hiệu suất của cảm biến khí, khi sử dụng hệ vật liệu tiên tiến (độ nhạy, giới hạn phát hiện, độ lặp lại, thời gian hồi phục/thời gian hồi đáp, độ chọn lọc, tuổi thọ của cảm biến); kỹ thuật quan trắc môi trường khí thải công nghiệp; các tính chất của vật liệu tổ hợp cấu trúc nano; quá trình mô phỏng vật liệu nano kim loại tinh thể, hợp kim đa tinh thể biến tính Graphen bằng phương pháp mô phỏng động học phân tử; khả năng tương thích và ảnh hưởng của Graphen đến tính chất cơ lý của nhựa nhiệt rắn epoxy và nhựa nhiệt dẻo PP có mặt chất trợ tương hợp; các nguồn gây ô nhiễm môi trường khí ở những khu công nghiệp sản xuất: xi măng, vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi măng, gốm sứ), linh kiện điện tử ở khu vực Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương; + Đánh giá tính nhạy khí của vật liệu, đánh giá tính chất cơ học, tính chất hóa lý, phân tích các cấu trúc vi mô và cơ chế biến tính với Graphen; các thông số ô nhiễm môi trường khí: nồng độ, loại khí, tần suất xả thải của một số loại khí CO, NOx (tính theo NO2), SO2; hoạt động của cảm biến đã chế tạo với cảm biến thương mại trong điều kiện phòng thí nghiệm và trong thực tế; + Quá trình kiểm nghiệm và giám định hệ thống. 3.8. Sản phẩm khác: - 02 bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích đăng ký tại Việt Nam (được chấp nhận đơn); - 01 kiểu dáng công nghiệp. |
6.000 |
||
1. Mục tiêu chung: - Bảo tồn được một số loài nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk có nguồn gốc tại địa phương (Đắk Lắk) và phát triển được sản phẩm giá trị cao từ các loại nấm trên ở quy mô sản xuất trang trại. 2. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu các loài nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk có nguồn gốc tại tỉnh Đắk Lắk và đánh giá được các nhân tố sinh thái ngoài tự nhiên và sự tác động tương quan của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk ngoài tự nhiên; - Phục hồi và bảo tồn được 1-2 quần thể nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk đang bị khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên và đánh giá được thành phần, các hoạt chất sinh học của 01-02 loài nấm dược liệu quý thuộc họ Ganodermataceae Donk; - Xây dựng được quy trình nhân giống và nuôi trồng 02 loài nấm thuộc họ Ganodermataceae Donk có nguồn gốc tại tỉnh Đắk Lắk có giá trị dược liệu ở quy mô sản xuất trang trại, sử dụng nguyên liệu địa phương phục vụ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; - Xây dựng được các mô hình bảo tồn, nhân giống, nuôi trồng và chế biến các sản phẩm giá trị cao từ các loài nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk có nguồn gốc tại tỉnh Đắk Lắk và sản xuất được một số các sản phẩm có giá trị cao hỗ trợ sức khỏe từ nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk được sản xuất ở quy mô trang trại. |
1. Sản phẩm khoa học: - 08-10 bài báo được đăng (hoặc được chấp nhận đăng) trên tạp chí khoa học có trong chỉ mục trích dẫn của WoS, trong đó 05-06 bài ranking: Q1/Q2, 03-04 bài Q3/Q4; - 05 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính điểm từ 0,5 điểm trở lên; - 01 sách chuyên khảo/tham khảo. 2. Sản phẩm đào tạo: - Hỗ trợ đào tạo 02-03 nghiên cứu sinh theo hướng nghiên cứu của chương trình thông qua công bố khoa học/chuyên đề; - Đào tạo 04 - 07 thạc sĩ (bảo vệ thành công luận văn theo hướng nghiên cứu của chương trình). 3. Sản phẩm ứng dụng và sản phẩm khác: 3.1. Mẫu: 01-02 loài nấm dược liệu quý thuộc họ Ganodermataceae Donk có trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.đang bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng được bảo tồn. 3.2. Cơ sở dữ liệu: - 04 bộ cơ sở dữ liệu/giải pháp trong đó: + Bộ cơ sở dữ liệu 15-20 loài nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk có nguồn gốc tại tỉnh Đắk Lắk: 15-20 loài; + Bộ dữ liệu đánh giá các nhân tố sinh thái ngoài tự nhiên và sự tác động tương quan của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, tạo hoạt chất sinh học của 01-02 loài nấm dược liệu quý thuộc họ Ganodermataceae Donk ngoài tự nhiên; + Bộ giải pháp, biện pháp cụ thể bảo tồn được 01-02 loài nấm dược liệu quý thuộc họ Ganodermataceae Donk có trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.đang bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. + Bộ dữ liệu về thành phần, các hoạt chất sinh học của 01-02 loài nấm dược liệu quý thuộc họ Ganodermataceae Donk có trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được bảo tồn, nhân giống và nuôi trồng thành công ở quy mô trang trại. 3.3. Quy trình công nghệ: - 09-11 quy trình công nghệ. + 01 quy trình bảo tồn ngoài tự nhiên của 01-02 loài nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác cạn kiệt tại tỉnh Đắk Lắk; + 01 quy trình nhân giống của 01-02 loài nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác cạn kiệt tại tỉnh Đắk Lắk; + 01 quy trình kỹ thuật nuôi trồng nấm qui mô trang trại của 01-02 loài nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác cạn kiệt tại tỉnh Đắk Lắk; + 02 quy trình làm giàu triterpenoid và polysaccharide từ nguyên liệu nấm nuôi trồng; + 01 quy trình tạo chế phẩm làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm: + 03 quy trình sản xuất sản phẩm cao uống, viên nang, nước uống từ nguyên liệu bán thành phẩm. 3.3. Sản phẩm ứng dụng: - Sản phẩm nuôi trồng: 02 sản phẩm: + 15.000-50.000 bịch giống nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk; + 15.000-30.000 phôi nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk đạt tiêu chuẩn; + 02 tiêu chuẩn cơ sở cho 2 sản phẩm nuôi trồng nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk. - Sản phẩm chế biến: 04 sản phẩm, trong đó: + 200-300 kg nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk; + 500 lọ cao uống liền (lọ 100); + 5000 viên nang (500 mg/viên); + 1000 chai nước uống (chai 200m L); + 04 tiêu chuẩn cơ sở cho 4 sản phẩm chế biến từ nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk. 3.4. Mô hình: - 07 mô hình trong đó: + 03 mô hình nuôi trồng và bảo tồn nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk ngoài tự nhiên (khu bảo tồn và Vườn Quốc gia). + 03 mô hình sản xuất giống nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk phục vụ sản xuất thương mại; quy mô sản xuất trang trại tại đơn vị đào tạo phục vụ học tập và nghiên cứu, quy mô sản xuất trang trại tại Công ty được chuyển giao công nghệ; + 01 mô hình sản xuất một số sản phẩm có giá trị cao hỗ trợ sức khỏe từ nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk. 3.5. Các sản phẩm khác: - 02 nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ; - 03 bằng sáng chế; - 01 atlas nấm dược liệu thuộc họ Ganodermataceae Donk có nguồn gốc tại tỉnh Đắk Lắk; - 03 sách/sổ tay hướng dẫn quy trình kỹ thuật. |
6.000 |
||
1. Mục tiêu chung: - Đề xuất được các giải pháp về cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đường sắt cao tốc ở Việt Nam; - Xác định được tổ hợp các yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế - xã hội ở Việt Nam ảnh hưởng đến việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao; - Đề xuất được các giải pháp kĩ thuật cơ bản cho tuyến đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững; - Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. 2. Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ cơ sở khoa học và đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tuyến đường sắt cao tốc ở Việt Nam thông qua kết nối vận tải đa phương thức và logistics cho tuyến đường sắt tốc độ cao, hướng tới mục tiêu điều chỉnh cơ cấu và thị phần vận tải đường dài, lấy đường sắt tốc độ cao là xương sống nhằm nâng cao hiệu quả vận tải, giảm chi phí logistics của hệ thống giao thông vận tải Việt Nam; - Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, thủy văn của Việt Nam đến việc lựa chọn hướng tuyến, lựa chọn loại hình và các chỉ tiêu kĩ thuật cơ bản của đường sắt tốc độ cao; - Đề xuất được các tiêu chí kĩ thuật chính về hạ tầng, phương tiện cho đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam; - Xây dựng các giải pháp, kỹ thuật, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ về kết cấu, nền móng, xây dựng các công trình hạ tầng cho tuyến đường sắt tốc độ cao; - Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 trong khai thác, vận hành bền vững tuyến đường sắt tốc độ cao; - Góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đào tạo và áp dụng được các kết quả nghiên cứu vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương và chuyển giao kết quả nghiên cứu đến các Bộ, ngành và đơn vị có liên quan trong việc thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam. |
1. Sản phẩm khoa học: - 08-12 bài báo được đăng (hoặc được chấp nhận đăng) trên tạp chí khoa học có trong chỉ mục trích dẫn của WoS, trong đó 04-06 bài ranking: Q1/Q2, 04-06 bài ranking Q3/Q4 hoặc Scopus; - 08-10 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính từ 0,5 điểm trở lên; - 03 sách tham khảo. 2. Sản phẩm đào tạo: - Hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh theo hướng nghiên cứu của chương trình thông qua công bố khoa học/chuyên đề; - Đào tạo 06-07 thạc sĩ (bảo vệ thành công luận văn theo hướng nghiên cứu của chương trình). 3. Sản phẩm ứng dụng và sản phẩm khác: 3.1. Mẫu vật liệu: - 01 mẫu vật liệu tính năng cao sử dụng trong xây dựng cầu đường sắt tốc độ cao, cường độ tối thiểu 80Mpa. 3.2. Tiêu chuẩn, tiêu chí: - Danh mục tiêu chuẩn kĩ thuật áp dụng cho đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam (bao gồm quy mô kĩ thuật, tải trọng thiết kế, phương tiện, thông tin tín hiệu). 3.3. Bản đồ: - 02-03 bộ bản đồ, trong đó: - Bản đồ phân vùng điều kiện ĐCCT chiều dài dọc tuyến Bắc - Nam, chiều rộng 5km, tỷ lệ 1/200.0000; - Bản đồ cấu trúc nền đất yếu đoạn tuyến đi qua, tỷ lệ 1/100.0000. 3.4. Mô hình: - 02-03 mô hình trong đó: + Mô hình ứng xử của của nền đất do tải trọng lặp của đoàn tàu đường sắt tốc độ cao xây dựng trên phần mềm thương mại; + Mô hình học sâu trong công tác khảo sát sớm phát hiện các bất thường trên công trình đường sắt tốc độ cao. 3.5. Hướng dẫn: - 03-04 hướng dẫn thiết kế tập trung vào cầu đường sắt tốc độ cao bằng bê tông, bê tông dự ứng lực; cầu đường sắt tốc độ cao bằng thép, thép liên hợp; kết cấu trụ và nền móng cầu đường sắt tốc độ cao; hầm đường sắt tốc độ cao; - 03-04 hướng dẫn thiết kế điển hình kết cấu nhịp cầu đường sắt tốc độ cao sử dụng bê tông dự ứng lực; cầu dầm liên hợp thép - bê tông cốt thép dùng cho đường sắt tốc độ cao; hầm đường sắt tốc độ cao; nhà ga đường sắt tốc độ cao. 3.5. Báo cáo, hệ thống, kiến nghị giải pháp: - 08-10 báo cáo, trong đó: + 01 bài học kinh nghiệm trong đầu tư và phát triển đường sắt tốc độ trên thế giới cho đầu tư phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam; + 01 báo cáo đánh giá thực trạng việc kết nối vận tải đa phương thức và logistics cho tuyến đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam; + 01 báo cáo tổng hợp các mô hình tải trọng đoàn tàu đường sắt tốc độ cao trên thế giới + 01 báo cáo kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng vật liệu tiên tiến trong xây dựng cầu đường sắt tốc độ cao; + 01 báo cáo đánh giá về điều kiện địa chất công trình đến việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam ở Việt Nam; + 01 báo cáo đánh giá thực trạng công nghệ khảo sát phát hiện các bất thường trên công trình đường sắt trên thế giới và ở Việt Nam; + 01 báo cáo đánh giá thực trạng các loại vật liệu sử dụng trong xây dựng cầu đường sắt tại Việt Nam; + 01 báo cáo về việc ứng dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh và mô hình học sâu trong công tác phát hiện các bất thường trên đường sắt tốc độ cao - 05 -06 bản đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp, trong đó: + 01 bản đề xuất cơ chế chính sách về phân cấp quản lý, khai thác quỹ đất, khuyến khích đầu tư tư nhân trong vận hành và cung cấp dịch vụ vận tải đa phương tiện và logistics gắn với đường sắt tốc độ cao; + 01 bản đề xuất giải pháp kết nối cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải đa phương thức và logistics; + 01 bản đề xuất lựa chọn, áp dụng các mô hình tải trọng đoàn tàu đường sắt tốc độ cao trên thế giới cho Việt Nam; + 01 bản kiến nghị các giải pháp về địa chất phục vụ xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam ở Việt Nam; + 01 bản đề xuất các loại vật liệu tiên tiến sử dụng trong xây dựng cầu đường sắt tốc độ cao; 3.6. Quy trình: - 01 quy trình khảo sát địa chất phục vụ thiết kế đường sắt tốc độ cao; - 02-03 quy trình khai thác bảo trì các công trình trên tuyến đường sắt tốc độ cao: hầm chui, nhà ga, cầu, 3.7. Công nghệ: - Công nghệ nhận dạng hình ảnh và học sâu nhận dạng bất thường trên đường sắt tốc độ cao. - 02 giải pháp hữu ích (được chấp nhận đơn). |
6.000 |
||
1. Mục tiêu chung: - Đề xuất được định hướng và hệ thống chính sách tổng thể để nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hậu Covid-19 giai đoạn 2025-2030. 2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích được kinh nghiệm của một số nước về chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế bền vững hậu Covid-19 và bài học cho Việt Nam; - Đánh giá được thực trạng kinh tế Việt Nam hậu Covid-19 theo tiếp cận phát triển kinh tế bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế khi đối diện với bối cảnh không chắc chắn; - Phân tích được các chính sách nhằm phục hồi và hỗ trợ phát triển kinh tế phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn hậu Covid-19 của Việt Nam; - Dự báo được những xu hướng mới, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19 theo tiếp cận phát triển kinh tế bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh không chắc chắn; - Đề xuất được hệ thống các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu Covid-19 và ứng phó với bối cảnh không chắc chắn. |
1. Sản phẩm khoa học: - 05 bài báo được đăng (hoặc được chấp nhận đăng) trên tạp chí khoa học có trong chỉ mục trích dẫn của Scopus/ESCI, ranking: 01 bài Q1, 01 bài Q2, 03 bài Q3; - 05 bài báo được đăng (hoặc được chấp nhận đăng) trên tạp chí khoa học có trong chỉ mục trích dẫn của ACI, hoặc các tạp chí quốc tế khác; - 10 bài báo được đăng (hoặc được chấp nhận đăng) trên tạp chí khoa học trong nước được HĐGSNN tính điểm từ 0,75 trở lên; - 01 sách chuyên khảo; - 02 sách tham khảo. 2. Sản phẩm đào tạo: - Hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh theo hướng nghiên cứu của đề tài; - Hỗ trợ đào tạo 04 thạc sĩ (luận văn có nội dung theo hướng nghiên cứu của đề tài và được bảo vệ thành công). 3. Sản phẩm ứng dụng: 3.1. Báo cáo: - 05 báo cáo, gồm: + Báo cáo phân tích kinh nghiệm của một số nước về chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế bền vững hậu Covid-19 và bài học cho Việt Nam; + Báo cáo đánh giá thực trạng kinh tế Việt Nam hậu Covid-19 theo tiếp cận phát triển kinh tế bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế khi đối diện với bối cảnh không chắc chắn; + Báo cáo phân tích các chính sách nhằm phục hồi và hỗ trợ phát triển kinh tế phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn hậu Covid-19 của Việt Nam. + Báo cáo dự báo những xu hướng mới, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19 theo tiếp cận phát triển kinh tế bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh không chắc chắn. + Báo cáo kiến nghị đề xuất các giải pháp đối với chính sách phát triển kinh tế Việt nam để hội nhập và tăng trưởng bền vững, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh không chắc chắn. 3.2. Bộ tiêu chí: Bộ tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của nền kinh tế. 3.3. Mô hình: Mô hình đánh giá tác động khủng hoảng không điển hình đến nền kinh tế. |
3.000 |
||
Phát triển du lịch nông nghiệp bền vững ở miền Trung Việt Nam |
1. Mục tiêu chung: - Đề xuất được các giải pháp và chính sách nhằm phát triển du lịch nông nghiệp ở các tỉnh miền Trung theo hướng bền vững dựa trên việc khai thác sáng tạo các đặc thù về sinh thái, sản phẩm nông nghiệp, bản sắc văn hóa của từng tỉnh, nâng cao chuỗi giá trị dịch vụ du lịch nông nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch miền Trung. 2. Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ luận cứ khoa học và thực tiễn về du lịch nông nghiệp và phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp bền vững; - Xây dựng được các mô hình du lịch nông nghiệp tuần hoàn gắn với du lịch ở các tỉnh miền Trung; - Hoàn thiện được chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp cho một số sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng của các tỉnh Miền Trung - Đưa ra được các giải pháp gia tăng khả năng chống chịu của hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp dưới tác động của yếu tố rủi ro, bất định (dịch bệnh, thiên tai và thị trường); - Đưa ra được các giải pháp công nghệ thông minh và marketing tích hợp cho du lịch nông nghiệp ở các tỉnh miền Trung; - Đề xuất được các khuyến nghị chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. |
1. Sản phẩm khoa học: - 03 bài báo được đăng (hoặc được chấp nhận đăng) trên tạp chí khoa học có trong chỉ mục trích dẫn của Scopus/ESCI, ranking: 1 bài Q1, 1 bài Q2, 1 bài Q3; - 05 bài báo được đăng (hoặc được chấp nhận đăng) trên tạp chí khoa học có trong chỉ mục trích dẫn của ACI, hoặc các tạp chí quốc tế khác; - 08 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính từ 0,75 điểm trở lên; - 01 sách chuyên khảo liên quan đến hướng nghiên cứu của chương trình. 2. Sản phẩm đào tạo: - Hỗ trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh theo hướng nghiên cứu của đề tài; - Hỗ trợ đào tạo 08 thạc sĩ (luận văn theo hướng nghiên cứu của đề tài và được bảo vệ thành công). 3. Sản phẩm ứng dụng: 3.1. Báo cáo: - 07-08 báo cáo, trong đó: + Báo cáo tổng hợp về tình hình phát triển du lịch nông nghiệp miền Trung; + Báo cáo về mô hình phát triển nông nghiệp tuần hoàn gắn với du lịch và giải pháp nhân rộng mô hình; + Báo cáo về đổi mới và phát triển sản phẩm du lịch nông thôn miền Trung theo hướng khai thác các giá trị đặc trưng về sinh thái, văn hóa, ẩm thực, làng nghề, trải nghiệm nông nghiệp cho du khách; + Báo cáo về tác động của các yếu tố rủi ro (dịch bệnh Covid - 19, thiên tai gần đây) đối với hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp ở Miền Trung; + Báo cáo về chuỗi giá trị của một số sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng của mỗi tỉnh Miền Trung; + Báo cáo về các giải pháp công nghệ thông minh và marketing tích hợp cho du lịch nông nghiệp ở các tỉnh miền Trung. + Báo cáo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cộng đồng trong phát du lịch nông thôn miền Trung + Báo cáo về giải pháp chính sách và cơ chế hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn tại miền Trung. 3.2. Bộ tiêu chí: 01 Bộ tiêu chí phát triển du lịch nông nghiệp bền vững ở miền Trung Việt Nam. 3.3. Mô hình: 08-10 mô hình, trong đó: + Có ít nhất 5 mô hình du lịch nông nghiệp tuần hoàn đặc thù, du lịch nông nghiệp sáng tạo dựa trên các sản phẩm OCOP cho các tỉnh miền Trung; + 3 mô hình quản lý phát triển du lịch nông nghiệp theo các qui mô và loại hình khác nhau. 3.4. Tài liệu: - Tài liệu hướng dẫn và khuyến nghị cho quản lý điểm đến du lịch nông thôn; - Tài liệu hướng dẫn thực hành du lịch nông nghiệp tuần hoàn; - Tài liệu hướng dẫn và khuyến nghị cho khách du lịch nông nghiệp. - Bộ cơ sở dữ liệu (bản đồ, các thông tin số liệu) liên quan đến phát triển du lịch nông nghiệp ở các tỉnh miền Trung Việt Nam |
3.200 triệu đồng |
|
Tổng kinh phí dự kiến |
37.200 |
Quyết định 1279/QĐ-BGDĐT năm 2022 phê duyệt danh mục Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ để đưa ra tuyển chọn thực hiện từ năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 1279/QĐ-BGDĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Nguyễn Văn Phúc |
Ngày ban hành: | 09/05/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1279/QĐ-BGDĐT năm 2022 phê duyệt danh mục Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ để đưa ra tuyển chọn thực hiện từ năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chưa có Video