THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2012 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp.
2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương.
3. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
4. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, điều chỉnh dân cư, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.
5. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.
1. Mục tiêu chung
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể
a) Thời kỳ 2011 - 2020
- Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2020: Nông nghiệp 64,7%, lâm nghiệp 2%, thủy sản 33,3%.
- Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3,5 - 4%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4,3 - 4,7%/năm.
- Độ che phủ của rừng đạt 44 - 45% vào năm 2020.
- Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 22 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thủy sản 11 tỷ USD.
- Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng.
b) Tầm nhìn năm 2030
- Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2030: Nông nghiệp 55%, lâm nghiệp 1,5%, thủy sản 43,5%.
- Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3 - 3,2%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4 - 4,3%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 60 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 30 tỷ USD, lâm nghiệp 10 tỷ USD, thủy sản 20 tỷ USD.
- Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 100 - 120 triệu đồng.
1. Quy hoạch sử dụng đất
a) Khai hoang mở thêm đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ năm 2011 đến năm 2020 khoảng 1,1 triệu ha; bao gồm cho trồng lúa 37 ngàn ha, cây hàng năm 60 ngàn ha, cây lâu năm 100 ngàn ha, trồng rừng 930 ngàn ha.
b) Đất sản xuất nông nghiệp năm 2020 là 9,59 triệu ha, giảm 580 ngàn ha so với năm 2010; bố trí đất cây hàng năm 6,05 triệu ha, trong đó đất lúa 3,812 triệu ha, đất cây thức ăn chăn nuôi 300 ngàn ha; đất cây lâu năm 3,54 triệu ha.
c) Đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 16,2 - 16,5 triệu ha, tăng thêm 879 ngàn ha so với năm 2010; bao gồm rừng sản xuất 8,132 triệu ha, rừng phòng hộ 5,842 triệu ha, rừng đặc dụng 2,271 triệu ha.
d) Đất nuôi trồng thủy sản 790 ngàn ha, tăng thêm 99,7 ngàn ha so với năm 2010; trong đó diện tích nuôi trồng ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 70%.
đ) Đất sản xuất muối ổn định 14,5 ngàn ha, trong đó sản xuất muối công nghiệp 8,5 ngàn ha.
2. Cây lương thực
a) Lúa:
- Bảo vệ quỹ đất lúa ổn định từ năm 2020 là 3,812 triệu ha, trong đó lúa nước 2 vụ trở lên là 3,2 triệu ha; áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng 41 - 43 triệu tấn năm 2020 và 44 triệu tấn năm 2030, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.
- Chế biến lúa gạo: Đầu tư công suất chế biến công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm, đủ năng lực chế biến 60% tổng sản lượng thóc. Tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, sấy bảo quản, xay xát, dự trữ, lưu thông, đưa tỷ lệ gạo thu hồi trên 68%; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa còn 5-6%; cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu: Tỷ trọng gạo 5-10% tấm chiếm 70% sản lượng, tỷ lệ hạt trắng bạc không quá 4%, tỷ lệ hạt hư hỏng không quá 0,2%, hạt vàng không quá 0,2%. Đến 2015, giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu tăng 10-15% so với hiện nay do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.
b) Ngô: Mở rộng diện tích ngô bằng tăng diện tích vụ Đông ở đồng bằng sông Hồng, tăng diện tích trên đất một vụ lúa ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Ổn định diện tích từ sau năm 2020 khoảng 1,44 triệu ha, tập trung ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, duyên hải Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ; thâm canh ngô để đáp ứng khoảng 80% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
c) Sắn: Ổn định diện tích sắn 450 ngàn ha vào năm 2020, sản lượng khoảng 11 triệu tấn để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học; sử dụng đất có độ dốc dưới 150, tầng dày trên 35cm chủ yếu ở trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ để sản xuất.
3. Rau các loại
Diện tích đất quy hoạch khoảng 400 ngàn ha, đưa hệ số sử dụng đất lên 2,5 - 3 lần, tăng diện tích rau vụ Đông và tăng vụ trên đất khác, đảm bảo diện tích gieo trồng đạt 1,2 triệu ha, với sản lượng khoảng 20 triệu tấn, trong đó trung du miền núi phía Bắc 170 ngàn ha, đồng bằng sông Hồng 270 ngàn ha, Bắc Trung Bộ 120 ngàn ha, Nam Trung Bộ 80 ngàn ha, Tây Nguyên 110 ngàn ha, Đông Nam Bộ 120 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long 330 ngàn ha.
Sản xuất rau hướng vào nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ.
4. Cây đậu tương
Diện tích đất quy hoạch khoảng 100 ngàn ha, tận dụng tăng vụ trên đất lúa để năm 2020 diện tích gieo trồng khoảng 350 ngàn ha, sản lượng 700 ngàn tấn; vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
5. Cây lạc
Diện tích đất quy hoạch khoảng 150 ngàn ha và trên đất lạc - lúa để ổn định diện tích gieo trồng khoảng 300 ngàn ha, sản lượng trên 800 ngàn tấn; vùng sản xuất chính là duyên hải Bắc Trung Bộ, trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ.
6. Cây mía
- Diện tích quy hoạch ổn định 300 ngàn ha; trong đó vùng nguyên liệu các nhà máy 220 ngàn ha. Bố trí 4 vùng trọng điểm Bắc Trung Bộ 80 ngàn ha, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 53 ngàn ha, Đông Nam Bộ 37 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long 52 ngàn ha. Tập trung thâm canh, đảm bảo có tưới, sử dụng giống có năng suất, trữ đường cao và rải vụ, đưa năng suất mía vào năm 2020 đạt khoảng 80 tấn/ha.
- Chế biến đường: Không xây dựng thêm nhà máy mới, tập trung mở rộng công suất các nhà máy hiện có, đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao hiệu suất thu hồi và chất lượng sản phẩm; đầu tư thêm phần sản xuất đường luyện để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến năm 2020, tổng công suất ép đạt 140.000 TMN, sản lượng đường đạt 2 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và có thể xuất khẩu.
7. Cây bông
Phát triển cây bông vải để thay thế một phần nguyên liệu bông xơ nhập khẩu; đến năm 2020 diện tích bông đạt trên 40 ngàn ha, sản lượng bông xơ đạt 50.000 tấn. Phát triển cây bông vụ mưa nhờ nước trời ở các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam trung Bộ, trung du miền núi phía Bắc. Tập trung phát triển bông có tưới bằng phương pháp tưới nhỏ giọt tai các tỉnh Tây Nguyên; bằng hệ thống giếng khoan tại các tỉnh duyên hải miền Trung; bằng hệ thống thủy lợi tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.
8. Thuốc lá
Diện tích quy hoạch ổn định 40 ngàn ha, đáp ứng 90% nguyên liệu cho các nhà máy thuốc lá hiện có. Phát triển sản xuất chủ yếu ở trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
9. Cây thức ăn chăn nuôi
Diện tích đất bố trí 300 ngàn ha, tăng 260 ngàn ha so với năm 2010. Vùng sản xuất chính gắn với vùng chăn nuôi gia súc lớn là trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
10. Cây chè
- Diện tích đất bố trí ổn định lâu dài 140 ngàn ha; tăng 10 ngàn ha so với năm 2010, trong đó các tỉnh trung du miền núi phía Bắc khoảng 7 ngàn ha, Lâm Đồng 3 ngàn ha. Áp dụng quy trình sản xuất chè sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các giống chè mới năng suất và chất lượng cao để trồng mới và trồng tái canh.
- Chế biến chè: Đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chè theo hướng hiện đại, đạt tổng công suất 840.000 tấn búp tươi/năm; chế biến công nghiệp 70% sản lượng chè búp tươi, với sản lượng 270.000 tấn chè khô. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng: 55% chè đen và 45% chè xanh; đến năm 2020 giá chè Việt Nam xuất khẩu ngang bằng giá bình quân thế giới.
11. Cây cà phê
- Diện tích đất bố trí là 500 ngàn ha, trong đó diện tích cà phê chè khoảng 60 ngàn ha; vùng sản xuất chính Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ.
- Chế biến cà phê: Bằng các hình thức kinh tế hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân, tăng tỷ lệ cà phê được chế biến ở quy mô công nghiệp từ 20% năm 2010, lên đến 40% năm 2015 và 70% năm 2020; tương ứng giảm tỷ lệ chế biến cà phê thóc, cà phê nhân xô ở quy mô hộ gia đình từ 80% xuống còn 60% năm 2015 và 30% năm 2020. Tăng tỷ lệ cà phê chế biến ướt từ 10% sản lượng năm 2010 lên 20% năm 2015 và 30% năm 2020. Mở rộng quy mô, công suất chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan từ 10.000 tấn năm 2010 lên 20.000 tấn năm 2015 và 30.000 tấn năm 2020.
12. Cây cao su
- Giữ nguyên mục tiêu ổn định diện tích 800 ngàn ha và định hướng quy hoạch ở các vùng như Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Sau năm 2015, trên cơ sở đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng và quỹ đất của các vùng để xem xét điều chỉnh quy mô diện tích cao su phù hợp, hiệu quả và bền vững.
- Chế biến cao su: Năm 2015 tổng công suất chế biến khoảng 1,2 triệu tấn mủ khô/năm. Đến năm 2020 tổng công suất chế biến khoảng 1,3 triệu tấn mủ khô/năm. Cải tiến công nghệ, tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý, bao gồm: Mủ cốm SVR 3L, SVR 5L chiếm khoảng 40%, mủ kem 20% mủ cao su kỹ thuật RSS, SR và SVR 10, SVR20 chiếm khoảng 40% để nâng cao giá trị xuất khẩu.
Từ nay đến năm 2020, phải đầu tư tăng thêm công suất chế biến là 500.000 tấn mủ khô/năm. Đối với cao su đại điền quy mô nhà máy có công suất từ 6.000 - 20.000 tấn/năm, cao su tiểu điền công suất từ 1.200 - 1.500 tấn/năm; đối với những nhà máy đã xây dựng cần tiếp tục nâng cấp, hoàn chỉnh thiết bị, đồng bộ hóa dây chuyền. Tuân thủ quy trình kỹ thuật và quản lý, thực hiện việc kiểm phẩm cao su xuất khẩu.
Xây dựng các nhà máy sản xuất săm, lốp ô tô, xe máy …, đưa tỷ trọng sử dụng mủ cao su trong nước lên tối thiểu 30% vào năm 2020.
13. Cây điều
- Diện tích đất bố trí 400 ngàn ha, tiếp tục trồng mới từ nay đến năm 2020 khoảng 20 ngàn ha, chủ yếu sử dụng đất chưa sử dụng; các vùng trồng điều chính là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Chế biến điều: Đa dạng hóa sản phẩm ngành điều, nâng tỷ lệ nhân điều chế biến đạt tối thiểu 40% dưới các dạng (hạt điều rang muối, bơ đạt điều, bánh kẹo nhân điều …); đồng thời tăng tỷ lệ tiêu thụ nội tiêu để tránh rủi ro do thị trường xuất khẩu có những biến động xấu, mặt khác sử dụng triệt để nhân điều bị vỡ do quá trình áp dụng cơ giới hóa thay thế lao động thủ công.
14. Cây hồ tiêu
- Ổn định 50 ngàn ha như hiện nay, các vùng trồng chủ yếu là Đông Nam Bộ 26,8 ngàn ha, Tây Nguyên 17,8 ngàn ha, Bắc Trung Bộ 3,7 ngàn ha, duyên hải Nam Trung Bộ 1,2 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long 500 ha.
- Chế biến hồ tiêu: Đầu tư cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, trong đó có 14 nhà máy đảm bảo kỹ thuật chế biến tiên tiến chất lượng cao, an toàn thực phẩm. Đồng thời đầu tư mở rộng công suất và đầu tư mới các nhà máy chế biến tiêu trắng, nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu trắng từ 19,4% năm 2010 lên 30% vào năm 2020. Đầu tư để nâng tỷ lệ sản phẩm tiêu nghiền bột từ 12,2% năm 2010 lên 25% vào năm 2020.
15. Cây dừa
Ổn định diện tích 140 ngàn ha, vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
16. Cây ca cao
Diện tích bố trí khoảng 50 ngàn ha, vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ.
17. Cây ăn quả
- Diện tích bố trí khoảng 910 ngàn ha, trong đó 810 ngàn ha các cây ăn quả chủ lực như vải 140 ngàn ha, nhãn 140 ngàn ha, chuối 145 ngàn ha, xoài 110 ngàn ha, cam, quýt 115 ngàn ha, dứa 55 ngàn ha. Các vùng trồng chủ yếu là trung du miền núi phía Bắc 200 ngàn ha; đồng bằng sông Hồng 80 ngàn ha, Bắc Trung Bộ 70 ngàn ha, duyên hải Nam Trung Bộ 30 ngàn ha, Tây Nguyên 30 ngàn ha, Đông Nam Bộ 145 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long 350 ngàn ha.
Sản xuất các loại cây ăn quả phải hướng tới mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chế biến quả: Nâng cao công suất và hiệu quả của các nhà máy chế biến hiện có (hiện mới đạt khoảng 30% thiết kế toàn ngành). Sản phẩm chế biến chính gồm các loại quả đông lạnh, đóng hộp, chiên sấy, nước quả tự nhiên, nước quả cô đặc, đông lạnh; chú trọng các loại sản phẩm đông lạnh, nước quả cô đặc (dứa, vải, lạc tiên, xoài cô đặc). Tăng cường năng lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng từ 25% hiện nay xuống dưới 15% trong vòng 10 năm tới. Áp dụng khoa học công nghệ kéo dài thời vụ của các loại trái cây, các biện pháp bảo quản tiên tiến, các phương pháp chiếu xạ, khử trùng bằng nước nóng để xuất khẩu tươi các loại trái cây chủ lực (thanh long, vải, xoài, nhãn, bưởi, chôm chôm …).
18. Chăn nuôi
Phát triển các loại gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến và xử lý chất thải, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
a) Quy hoạch đàn vật nuôi:
- Lợn: Tập trung phát triển đàn lợn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước. Phát triển nuôi lợn chất lượng cao ở một số vùng có lợi thế như đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ theo hướng sản xuất công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tổng đàn lợn vào năm 2020 đạt 34 triệu con, sản lượng thịt hơi khoảng 4,8 - 4,9 triệu tấn.
- Trâu, bò: Phát triển đàn trâu chủ yếu để lấy thịt, số lượng trâu năm 2020 đạt khoảng 3 triệu con, các vùng chăn nuôi chính là các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và duyên hải Bắc Trung Bộ.
Phát triển đàn bò thịt có năng suất cao, thịt ngon, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đưa đàn bò năm 2020 đạt khoảng 12 triệu con, với sản lượng thịt hơi khoảng 650 ngàn tấn. Mở rộng vùng chăn nuôi bò sữa ở ven các đô thị có điều kiện và một số địa bàn có lợi thế, nâng quy mô đàn bò sữa năm 2020 lên 500 ngàn con.
- Gia cầm: Phát triển gia cầm theo hướng chăn nuôi tập trung có quy mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; chủ động kiểm soát dịch bệnh hướng tới khống chế được dịch cúm gia cầm. Đàn gia cầm năm 2020 đạt khoảng 360 - 400 triệu con; sản lượng thịt hơi 2 - 2,5 triệu tấn và 14 tỷ quả trứng.
b) Giết mổ, chế biến: Xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo hướng tập trung công nghiệp, mạng lưới phân phối thịt tươi sống và chế biến công nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Đến năm 2020, tổng sản lượng thịt hơi (chủ yếu thịt lợn, gia cầm, bò) 7 triệu tấn, tương đương 5 triệu tấn thịt xẻ. Tỷ lệ thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đạt trên 35%, khoảng 2 triệu tấn; trong đó chế biến công nghiệp chiếm 25%, khoảng 500 ngàn tấn.
19. Lâm nghiệp
a) Bố trí diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 khoảng 16,2 - 16,5 triệu ha; tăng khoảng 879 ngàn ha so với năm 2010; trong đó rừng sản xuất 8,132 triệu ha, rừng phòng hộ 5,842 triệu ha, rừng đặc dụng 2,271 triệu ha.
- Rừng phòng hộ, bố trí 5,842 triệu ha chủ yếu là cấp xung yếu; gồm 5,6 triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, 0,18 triệu ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, 0,15 triệu ha rừng chắn gió, cát bay, 70 ngàn ha rừng phòng hộ bảo vệ môi trường cho các thành phố lớn, khu công nghiệp và các khu rừng phòng hộ biên giới, hải đảo.
- Rừng đặc dụng, củng cố hệ thống rừng hiện có 2,14 triệu ha theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo đạt tiêu chí chất lượng của rừng. Đối với hệ sinh thái chưa có hoặc còn ít, phát triển thêm một vài khu mới ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng đất ngập nước ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, với diện tích khoảng 60 ngàn ha.
- Rừng sản xuất, bố trí khoảng 8,132 triệu ha, tăng khoảng 735 ngàn ha so với năm 2010; trong đó có 125 ngàn ha đất rừng phòng hộ theo quy hoạch chuyển qua, 620 ngàn ha rừng tự nhiên nghèo kiệt cần phục hồi, tái sinh và trồng mới khoảng 610 ngàn ha trên đất lâm nghiệp chưa sử dụng.
b) Chế biến: Tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ để cân đối giữa năng lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Từ nay đến năm 2015, tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn sau năm 2015.
Xây dựng và mở rộng khu công nghiệp chế biến lâm sản ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế. Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ; đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo và bột giấy, giảm dần chế biến và xuất khẩu dăm giấy.
Đến năm 2020, tổng công suất gỗ xẻ đạt 6 triệu m3/năm; ván dăm 320 ngàn m3 sản phẩm/năm ván MDF 220 ngàn m3 sản phẩm/năm; giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 7 tỷ USD (3,5 triệu m3 sản phẩm), giá trị lâm sản ngoài gỗ khoảng 0,8 tỷ USD.
20. Thủy sản
a) Nuôi trồng: Diện tích đất bố trí nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 1,2 triệu ha, trong đó, sử dụng đất bằng chưa sử dụng ven biển để nuôi trồng khoảng 7 ngàn ha và chuyển đổi đất trũng trồng lúa sang 90 ngàn ha. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp đối với các đối tượng nuôi chủ lực như: cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, cá biển, cá rô phi.
Ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt với các loài cá truyền thống ở các vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vùng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Tập trung triển khai nuôi cá tra công nghiệp, chuyển áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP sang VietGAP. Chuyển đổi một số diện tích đất lúa 1 vụ trên các địa bàn úng trũng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng sang nuôi tôm, cá.
Đối với nuôi nước lợ, quy hoạch hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu chuẩn GAP phù hợp với từng thị trường, tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước ở các khu vực đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu thủy sản uy tín, chất lượng cao.
Đối với nuôi nước mặn, quy hoạch các vùng nuôi biển tập trung gắn với các cơ sở sản xuất giống hải sản ở các vùng, mở rộng các vùng nuôi thủy sản trên biển và các hải đảo.
b) Khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản: Tiếp tục đầu tư nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản. Tổ chức lại nghề khai thác hải sản theo hướng hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản, gắn với đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu phòng tránh trú bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên các hải đảo. Mở rộng hoạt động khai thác trong khuôn khổ hợp tác quốc tế ngoài vùng biển Việt Nam. Xây dựng và phát triển hệ thống các khu bảo tồn biển và bảo tồn vùng nước nội địa.
c) Chế biến thủy sản: Lượng hàng hóa xuất khẩu đạt 1,55 triệu tấn vào năm 2015, đạt 1,9 triệu tấn vào năm 2020; tăng công suất chế biến từ 6,5 ngàn tấn/ngày lên 10 ngàn tấn/ngày; hệ thống kho lạnh thủy sản tăng 630 ngàn tấn để đạt tổng công suất khoảng 1,1 triệu tấn.
- Đối với chế biến đông lạnh: Thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, nhất là những thiết bị lạnh sử dụng môi chất lạnh phá hoại tầng ôzôn phải được loại bỏ hết từ nay đến năm 2030; đầu tư chiều sâu là chủ yếu, nhằm sản xuất ra nhiều mặt hàng giá trị gia tăng và nâng công suất sử dụng lên 70% so với 40-50% như hiện nay. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, đến năm 2015 cần xây mới các nhà máy chế biến cá tra với loại công suất trung bình 7,5 ngàn tấn sản phẩm/năm để đáp ứng lượng cá tra nuôi tăng lên 1,5 triệu tấn vào năm 2015 và nâng công suất các nhà máy hiện có lúc đó để chế biến hết 2 triệu tấn cá tra vào năm 2020.
- Đối với chế biến bột cá: Không khuyến khích phát triển năng lực chế biến, tập trung nâng công suất sử dụng lên trên 70% ở miền Bắc và miền Trung.
- Đối với chế biến hàng khô: Giảm sản lượng hàng khô chất lượng thấp, tăng sản lượng hàng có giá trị gia tăng cao, tăng chất lượng hàng khô xuất khẩu và giữ mức sản lượng ổn định 30 ngàn - 40 ngàn tấn/năm.
- Đối với chế biến đồ hộp: Nâng mức sử dụng công suất lên 80 - 90% bằng việc nhập nguyên liệu cá ngừ, cá trích, bạch tuộc …. Đa dạng mặt hàng đồ hộp, tăng khối lượng cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Xây dựng thêm hệ thống kho lạnh lớn để dự trữ sản phẩm khắc phục tính mùa vụ, điều tiết thị trường và phục vụ cho xuất hàng.
d) Cơ khí hóa sửa chữa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá: Tập trung đầu tư củng cố và phát triển đồng bộ công nghiệp cơ khí, đóng sửa tàu cá; sản xuất phụ trợ gắn với xây dựng hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
21. Muối
Bố trí ổn định diện tích sản xuất muối 14,5 ngàn ha, sản lượng 2 triệu tấn; trong đó muối công nghiệp 8,5 ngàn ha, sản lượng 1,35 triệu tấn. Đầu tư hiện đại hóa sản xuất muối công nghiệp ở những nơi có điều kiện, lợi thế theo hướng tập trung quy mô lớn để sản xuất muối chất lượng cao, gắn sản xuất với chế biến và hóa chất sau muối, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất và tiêu dùng muối trong nước, tiến tới xuất khẩu muối.
1. Nâng cao nhận thức, tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển ngành trong kinh tế thị trường
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch để đảm bảo phát triển ngành có định hướng, bền vững. Các địa phương phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các công tác quy hoạch ngành nông nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn ngành nông nghiệp và các ngành liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung quy hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Xây dựng chương trình phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ từ Trung ương đến các địa phương, đảm bảo các điều kiện cần và đủ để thực hiện quy hoạch được duyệt.
2. Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại để thực hiện các mục tiêu của quy hoạch
a) Thực hiện tốt các cam kết với ASEAN trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp; đặc biệt là an ninh lương thực, thú y, bảo vệ thực vật, thủy sản, lâm nghiệp; với WTO về kiểm dịch động thực vật, đầu tư, dịch vụ; các Hiệp định bảo vệ và kiểm dịch động thực vật, thú y đối với các nước nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất kể cả đầu vào và đầu ra.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản, giữ vững các thị trường lớn, truyền thống (Trung Quốc, EU, Nhật, Mỹ, Philippin, Inđônêxia, Iraq…) và mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Hàn Quốc … nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
c) Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực; đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách của các nước nhập khẩu.
d) Phát triển, mở rộng thị trường nội địa, nhất là các khu du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn.
đ) Các địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp quy hoạch, đầu tư các vùng nguyên liệu, thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định cho chế biến và xuất khẩu.
3. Nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực
a) Nhà nước đảm bảo ưu tiên vốn đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ, tương ứng với nhiệm vụ phát triển nông lâm, diêm nghiệp và thủy sản theo quy hoạch được duyệt.
b) Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về khoa học công nghệ trong sản xuất, phòng chống dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; khai thác hải sản, cơ khí đóng tàu, máy tàu, thiết lập hệ thống thông tin quản lý nghề cá biển.
c) Tiếp tục đổi mới chính sách khoa học, công nghệ, tăng cường xã hội hóa nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; đổi mới chính sách đãi ngộ theo hướng khuyến khích và phát huy tốt các nguồn lực khoa học công nghệ, thu hút các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
d) Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; hệ thống bảo vệ thực vật, thú y, hệ thống quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, các dịch vụ khác phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản.
đ) Nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, quản lý, thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề đảm bảo cho nông dân tiếp cận được các công nghệ mới đưa vào áp dụng trong sản xuất và khai thác các nguồn tài nguyên, sử dụng các thiết bị, máy móc vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
4. Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản theo quy hoạch.
a) Về thủy lợi
Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất và đời sống; chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Bảo đảm cấp đủ nguồn nước để khai thác có hiệu quả 4,5 triệu ha đất canh tác hàng năm (trong đó có 3,8 triệu ha đất lúa), tiến tới tưới chủ động cho 100% diện tích đất lúa 2 vụ. Nâng năng lực tưới cho các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tập trung, cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 0,79 triệu ha, trong đó 80% diện tích nuôi trồng được cấp nước chủ động. Tăng cường khả năng tiêu thoát nước ra các sông chính, bảo đảm thoát nước cho các vùng đồng bằng, vùng thấp trũng với tần suất thiết kế 5 - 10%, có giải pháp công trình thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tập trung đầu tư nâng cấp các hệ thống thủy lợi hiện có; đầu tư dứt điểm cho từng hệ thống, nâng cấp, hiện đại hóa công trình đầu mối, kênh mương, thiết bị điều khiển vận hành để phát huy năng lực thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ.
Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để cấp nước tưới và phục vụ sinh hoạt. Phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường vùng ven biển. Đầu tư xây dựng các công trình lớn để điều tiết lũ, kiểm soát triều, ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Phát triển các tổ chức dùng nước của nông dân, xây dựng cơ chế bảo vệ, quản lý, vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi và tiết kiệm nguồn nước, nâng hiệu suất sử dụng công suất thiết kế các công trình đã có.
b) Về giao thông nông thôn
Thực hiện quy hoạch hệ thống, nối liền giữa giao thông nông thôn với tỉnh lộ, quốc lộ hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Ưu tiên làm đường ở các vùng cao, miền núi, nhất là các huyện, xã có tỷ lệ nghèo trên 50%, đảm bảo đến năm 2020, hệ thống giao thông tương ứng các vùng khác tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa.
Mở mang hệ thống giao thông lên các vùng gò đồi, tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, các đô thị mới mà không ảnh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp thuần thục.
c) Về hạ tầng thủy sản
Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trạm trại và hạ tầng cho các vùng nuôi, bao gồm đê bao, kênh cấp và thoát nước cấp I, cống và trạm bơm lớn. Đầu tư các Trung tâm quan trắc và cảnh báo môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản chủ lực. Đầu tư hệ thống các khu neo đậu tránh trú bão, bao gồm cả cấp vùng và địa phương; nâng cấp, mở rộng và xây mới hệ thống các cảng cá và cơ sở hậu cần thiết yếu đảm bảo cho hoạt động nghề cá tại các ngư trường trọng điểm.
d) Về hạ tầng nông nghiệp
Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là chọn, tạo, sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi; bảo vệ thực vật, thú y, kiểm tra chất lượng giống, phân bón, sản phẩm nông nghiệp.
đ) Về hạ tầng lâm nghiệp
Phát triển hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống các cơ sở nghiên cứu về lâm sinh, rừng giống, vườn giống quốc gia; cảnh báo thiên tai đa mục tiêu như cảnh báo cháy rừng, lũ quét kết hợp đo đếm số liệu khí tượng thủy văn.
e) Phát triển hạ tầng phục vụ thương mại
Phát triển hệ thống bưu cục, hệ thống điện thoại, điểm bưu điện văn hóa xã đạt 100% năm 2020; tỷ lệ dân nông thôn được tiếp cận với internet là 30%.
Nhà nước tạo điều kiện và hỗ trợ các xã xây dựng; đầu tư phát triển hệ thống các chợ đầu mối bán buôn nông, lâm, thủy sản, các chợ đường biên, các chợ khu vực theo quy hoạch chợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đầu tư các trung tâm bán buôn ở các vùng nông lâm thủy sản hàng hóa tập trung.
5. Tiếp tục đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn
a) Tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng mở rộng quy mô trang trại; hỗ trợ hộ nghèo vươn lên xóa nghèo và từng bước làm giàu. Khuyến khích phát triển liên kết hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, Hiệp hội ngành hàng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
b) Thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, để có điều kiện đầu tư sản xuất theo quy hoạch gắn với thị trường.
c) Hoàn thành căn bản việc chuyển đổi doanh nghiệp sang cổ phần hóa, nhất là các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, gắn quyền lợi của các doanh nghiệp với lợi ích của nông dân, chủ động đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu theo quy hoạch, hướng dẫn nông dân sản xuất theo yêu cầu của thị trường.
6. Về đất đai
a) Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng đất lúa theo quy định của pháp luật về đất đai để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
b) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia doanh nghiệp, vào các dự án đầu tư kinh doanh.
c) Tiếp tục thực hiện nhanh việc giao đất, khoán rừng trong lâm nghiệp và chính sách khuyến khích cộng đồng thôn, bản, xã, nhân dân tham gia bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển rừng kinh tế.
7. Cơ giới hóa nông nghiệp
a) Cơ giới hóa là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng từ 70% năm 2010 lên 95%; khâu gieo trồng, chăm bón từ 25% lên 70%, khâu thu hoạch từ 30% lên 70%, khâu chế biến từ 30% lên 80%.
b) Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất máy động cơ, máy canh tác phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp, diêm nghiệp với giá thành hợp lý. Mở rộng sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng mẫu lớn, nhằm tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu từ sản xuất - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hướng dẫn các địa phương rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản.
- Khẩn trương hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược trình duyệt theo quy định.
- Tăng cường năng lực hệ thống thông tin ngành cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về sản xuất, giá cả, thị trường cho cơ sở và người sản xuất đầu tư sản xuất theo quy hoạch.
- Tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản các vùng.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản cả nước.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Trên cơ sở quy hoạch, dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt cân đối, bố trí vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn hàng năm theo quy hoạch.
3. Bộ Tài chính: Đảm bảo các chính sách tài chính cho việc thực hiện quy hoạch tổng thể nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.
4. Các Bộ, ngành khác: Theo chức năng, nhiệm vụ tham gia, tạo điều kiện cho các địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân triển khai thực hiện quy hoạch.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch ngành nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản của địa phương; tổ chức thực hiện quy hoạch được duyệt.
Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản.
b) Xây dựng các chương trình, dự án phát triển các ngành hàng chủ lực của địa phương và triển khai thực hiện.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Quyết định này thay thế Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT.
THỦ TƯỚNG |
THE
PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 124/QD-TTg |
Hanoi, February 02, 2012 |
APPROVING MASTER PLAN OF PRODUCTION DEVELOPMENT OF AGRICULTURE TO 2020 AND A VISION TOWARD 2030
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of Government dated December 25, 2001;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECIDES:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Planning of agricultural producing development must be based on innovation of thinking, market access in combination with rapid application of scientific achievements, technology, efficient use of natural resources of land, water, manpower trained and adaptation to climate change, protection of ecological environment in order to effectively exploit the advantages and natural conditions of each region, each locality.
3. Planning of agricultural producing development must be linked closely the production with industry of storage, processing, and consumption market; accumulation of land, forming the areas of concentrated goods production.
4. Planning of agricultural producing development must be associated with the conversion of labor restructure in agriculture and rural areas, population adjustment, along with trained manpower to meet the requirements of production of agriculture, forestry, fisheries, goods with the technical level and increasing technology.
5. Planning of agricultural producing development must have policy system to ensure a high mobilization of social resources, especially land, labor, forests and oceans, to promote the strength of international integration and support of the state.
1. The overall objective
To build up an agricultural of overall development in the direction of modernity, sustainability, large-scale commodity production on the basis of promoting the comparative advantages; applying science and technology to increase productivity, quality, efficiency and high competitiveness to ensure national food security in both the short and long term, to meet the domestic diverse needs and for export; improving the efficiency of land use, water, labor and capital; raising incomes and living conditions of farmers, fishermen, salt and forest makers.
2. Some specific targets
a) The period 2011 – 2020
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- GDP growth rate in agriculture, forestry and fisheries from 3.5 - 4%/year.
- The growth rate of production value in agriculture, forestry and fisheries from 4.3 to 4.7%/year.
- The forest coverage reached 44-45% in 2020.
- Export turnover of agriculture, forestry and fisheries reached $ 40 billion, including agriculture of $ 22 billion, forestry of $ 7 billion and fisheries of $ 11 billion.
- Output value per 1 ha of agricultural land is average at 70 million VND.
b) Vision toward 2030
- The structure of agriculture, forestry and fisheries to 2030: 55% Agriculture, 1.5% forestry, 43.5% fisheries.
- GDP growth rate in agriculture, forestry and fisheries is average at 3 - 3.2%/year.
- The growth rate of production value of agriculture, forestry, and fisheries from 4 to 4.3% / year.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Output value per 1 ha of agricultural land is average at 100-120 million VND.
A. Land use planning
a) Reclaiming waste land to open more land of agriculture, forestry and aquaculture from 2011 to 2020 is about 1.1 million hectares, including 37 thousand hectares for planting rice, 60 thousand hectares for planting annual crops, 100 thousand hectares for perennial plants, 930 thousand hectares (ha) of planting forests.
b) Land for agricultural production in 2020 is 9.59 million ha, reduced 580 thousand ha compared with 2010; to allocate land for planting annual crops 6.05 million ha, including 3.812 million ha of rice land, 300 thousand ha of land for plants of animal feed; 3.54 million ha of perennial plants.
c) Forestry land to 2020 is from 16.2 to 16.5 million ha, increasing 879 thousand ha in 2010, including 8.132 million ha of forest production, 5.842 million ha of protection forest, 2.271 million ha of special-use forests.
d) 790 thousand ha of aquaculture land, increasing 99.7 thousand ha compared with 2010, in which the area of aquaculture in the Cuu Long River Delta accounts for 70%.
đ) Land for stable salt production is 14.5 thousand ha, in which production of industrial salt is 8.5 thousand ha.
2. Food crops
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Protection of stable rice land from 2020 is 3.812 million ha, in which rice of 2 harvest seasons or more is 3.2 million ha, applying in sync measures of advanced intensive production to achieve 41-43 million tons in 2020 and 44 million tons in 2030, ensuring food security and export.
- Processing of rice: To invest in industrial processing capacity reached 25 million tons/year, adequate capability of processing 60% of total paddy output. To comply with the technological processes in the production chain from procurement, preservative drying, milling, storage, circulation, bringing rice recovery rate of more than 68%, reducing post-harvest losses of rice to 5 - 6%; improving exported rice quality: The proportion of 5-10% broken rice accounts for 70% output, the percentage of silver-white grains does not exceed 4%, the percentage of damaged grains shall not exceed 0.2%, yellow grains does not exceed 0.2%. By 2015, the added value of exported rice increases 10-15% compared to present due to the application of technical advance, improving of products quality.
b) Maize: To expand the areas of maize by increasing the areas of winter harvest season in the Red River Delta, increasing the areas of land per a harvest season at the midland and mountainous provinces of the North, the Central Highlands. To stabilize areas after 2020 about 1.44 million ha, concentrated in the midland and mountainous provinces in the North, Central Highlands, North Central Coast, South East; intensive cultivation of maize to meet about 80% raw materials for processing industry of animal feed.
c) Cassava: To Stabilize area of cassava of about 450 thousand ha in 2020, about 11 million tons of output for use as raw materials of animal feed and bio-fuels; use land with slope of less than 150, more than 35cm thick concentrated primarily in the midland and mountainous provinces in the North, North Central Coast, South Central, Central Highlands, South East to produce.
3. Vegetables of all kinds
The area of land planned for about 400 thousand ha, bringing the land use coefficient to 2.5 - 3 times, increasing the area of vegetables for the winter harvest season on other land, to ensure the cultivated area reached 1.2 million ha, with output of about 20 million tons, including the midland and mountainous provinces in the North is about 170 thousand ha, Red River Delta is about 270 thousands ha, 120 thousand ha of North Central, South Central is about 80 thousand ha, 110 thousand ha of Central Highlands, South East is about 120 thousand ha, Cuu Long River Delta of about 330 thousand ha.
Vegetable production is aimed at improving quality, ensuring food safety, building concentrated vegetable production areas, applying high technology, manufacturing by the processes of Good Agricultural production Practices (VietGAP), organic.
4. Soybean
Planned land area is about 100 thousand ha, utilizing the increase of harvest seasons on land for rice so that by 2020 the cultivated area is about 350 thousand ha with an output of 700 thousand tons; main production areas are the Red River delta, midland and mountainous areas of North, Central Highlands.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Planned land area is about 150 thousand ha and on the land of groundnut – rice, to stabilize the cultivated area of about 300 thousand ha with an output of more than 800 thousand tons, main production areas are North Central Coastal, mountainous and midland areas of North, South Central Coast.
6. Sugarcane
- The stable area of planning is about 300 thousand ha; in which the plants’ material area is 220 thousand ha. To arrange four key areas of North Central of 80 thousand ha, South Central and Central Highlands are 53 thousand ha, the South East is 37 thousand ha, Cuu Long River Delta is 52 thousand ha. Focus on intensive cultivation, ensuring irrigation, using the breeds with hight yield, sugar reserve, putting cane yield in 2020 reached about 80 tons/ha.
- Sugar processing: Not to build more new plants, focus on expanding the capacity of existing plants, intensive investment, modernization of production lines to improve recovery yield and product quality; additional investment of refined sugar production to meet market demand. By 2020, total capacity of juice reached 140,000 TMN, sugar production reached 2 million tons meeting domestic consumption needs and be able to export.
7. Cotton
To develop the cotton to replace part of imported raw cotton fiber; by 2020 cotton areas reached more than 40 thousand ha and production of raw cotton fiber reached 50,000 tons. To develop the cottons of rainy season leaning on rainy water in the Central Highlands, South East, South Central Coast, the northern mountainous and midland areas. Focus on developing irrigated cotton by the drip irrigation method in the Central Highlands; by a system of drilled wells in the Central Coastal provinces; by irrigation systems in the provinces of Ninh Thuan and Binh Thuan.
8. Tobacco
The stable planned area is about 40 thousand ha, meeting 90% of raw materials to the existing tobacco factories; to develop production mainly in the midland and mountainous areas of the North, Coast of South Central, South East, and Central Highlands.
9. Plants for producing animal feed
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10. Tea
- Land area allocated stably in long-term is 140 thousand ha; increasing 10 thousand ha compared with 2010, in which the midland and mountainous provinces in the North are about 7 thousand ha, Lam Dong 3 thousand ha. To apply the clean tea manufacturing processes; ensure hygiene and food safety, use of new varieties of tea with high quality and productivity for new planting and replanting.
- Processing of tea: Newly invest and upgrade the tea factories in the direction of modernization with the total capacity of 840,000 tons of fresh bud/year; 70% of industrial processing of fresh bud tea production, with output of 270,000 tons of dry tea. To convert the product structure in the direction of 55% black tea and 45% green tea; by 2020 exported tea prices of Vietnam equal to the average world price.
11. Coffee
- Allocated land area is 500 thousand ha, including tea and coffee areas are about 60 thousand ha; the main production areas are in the Central Highlands, South East, North Central Coast.
- Coffee Processing: In the forms of economic cooperation between enterprises and farmers, to increase the percentage of coffee processed at an industrial scale from 20% in 2010, up to 40% by 2015 and 70% in 2020; and correspondingly reduce the rate of processing of grain coffee, raw coffee in households scale from 80% to 60% in 2015 and 30% in 2020; to increase rate of wet-processed coffee from 10% of output in 2010 to 20% by 2015 and 30% in 2020; expand the processing scale, capacity of coffee powder, instant coffee from 10,000 tons in 2010 to 20,000 tons in 2015 and 30,000 tons in 2020.
12. Rubber tree
- To keep steady the aim to stabilize the area of 800 thousand ha and orient planning in areas as in the Decision No.750/QD-TTg dated June 03, 2009 by the Prime Minister on approving the planning to develop rubber to 2015 and a Vision toward 2020. After 2015, on the basis of evaluating the effectiveness of rubber area planted and the land fund of the regions to consider adjusting the rubber acreage scale properly, efficiently and sustainably.
- Rubber processing: In 2015, total processing capacity is about 1.2 million tons of dry latex/year. By 2020, the total processing capacity is about 1.3 million tons of dry latex/year. To innovate technology, create a reasonable product structure, including latex SVR 3L, SVR 5L accounts about 40%, 20% of cream latex, technical rubber latex RSS, SR and SVR 10, SVR 20 accounts about 40% to enhance the value of export.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To build up the factories of producing tires of automobiles, motorcycles ..., putting the proportion of latex used domestically up to at least 30% in 2020.
13. Cashew
- Allocated land area is 400 thousand ha, continue to plant newly from now until 2020 about 20 thousand ha, mainly use unused land; the main growing areas of cashew are Central Highlands, South East and South Central Coast.
- Processing of cashew: To diversify cashew products to raise the rate of cashew cores processed at least 40% under the forms (cashew nuts roasted with salt, cashew nuts with butter, cashew nut filling of candy ...); and increase the rate of domestic consumption to avoid the risk due to negative affect of the export market, on the other hand using thoroughly cashew cores to be broken because of application of mechanization for replacing manual labor.
14. Pepper
- To stabilize 50 thousand ha as in present, mainly planting areas are the South East of 26.8 thousand ha, 17.8 thousand ha in Highlands, North Central of 3.7 thousand ha, Coast of South Central of 1.2 thousand ha, Cuu Long River Delta of 500 ha.
- Processing of pepper: To invest in innovating, upgrading the existing processing factories, of which there are 14 factories ensuring advanced processing techniques of high quality, food safety. At the same time, to invest in capacity expansion and newly invest in the processing plants of white pepper, increase the percentage of white pepper products from 19.4% in 2010 to 30% in 2020. To invest in increasing the percentage of crushed powder pepper products from 12.2% in 2010 to 25% in 2020.
15. Coconut
To stabilize the area of 140 thousand ha, the main production regions are the Mekong River Delta, Central Highlands, South East and South Central Coast.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Allocated area is about 50 thousand ha; the main production regions are the Mekong River Delta, and South Central Coast.
17. Fruit trees
- Allocated area is about 910 thousand ha in which there are 810 thousand ha of major fruit trees such as leeches of 140 thousand ha, longans of 140 thousand ha, bananas of 145 thousand ha, mangoes of 110 thousand ha, oranges, mandarins of 115 thousand ha, Pineapples of 55 thousand ha. The main planting areas are the northern mountainous and midland areas of 200 thousand ha; Red River Delta of 80 thousand ha, 70 thousand ha of North Central, South Central Coast of 30 thousand ha, 30 thousand ha of Central Highlands, South East of 145 thousand ha, Cuu Long River Delta of 350 thousand ha.
Production of fruit trees must be directed towards expanding of the application of good agricultural production practice (VietGAP), ensuring hygiene, and food safety.
- Processing of fruits: To increase capacity and efficiency of the existing processing plants (currently only reached 30% of the entire industry design). The main processed products include the fruits frozen, canned, fried, natural juices, juice concentrated, frozen; focusing on the types of products frozen, fruit juice concentrated (pineapples, lychees, Lac Tien, mango concentrated). To increase the preservative capacity, reduce post-harvest losses in both quantity and quality from 25% in present down to less than 15% within 10 coming years; Apply science and technology to prolong harvest season of fruits, the advanced preservation measures, methods of radiation, sterilization with hot water for fresh export of major fruits (dragon fruits, leeches, mangoes, longans, pomeloes, rambutans ...).
18. Livestock husbandry
To develop cattle and poultry in the direction of farm breeding, industry, semi- industry associated with the establishments of slaughtering, processing, and treating waste to ensure food safety, environmental hygiene.
a) Planning of breeding animal flocks:
- Pigs: To focus on development of the pig flocks suitable to domestic consumption. Development of raising high-quality pigs in some areas with advantages such as the Red River delta, northern mountainous and midland areas, South East in the direction of industrial production, ensuring epidemic disease safety, food hygiene for consumption and export. The total flocks of pigs in 2020 reached 34 million pigs; output of living pigs is about 4.8 to 4.9 million tons.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Development of beef cows herds with high yield, good-taste beef, meeting domestic consumption demand, bringing the beef cows in 2020 reached about 12 million cows, with output of living beef cows of about 650 thousand tons; expansion of dairy farming areas in the urban surroundings with conditions and some areas having the advantages, raising dairy herd in 2020 up to 500 thousand dairies.
- Poultry: Poultry development in the direction of concentrated raising with appropriate scale to meet demand for domestic consumption; initiative control of epidemic disease aiming to control the bird flu. Poultry herd in 2020 reached about 360-400 million poultries and a yield of living poultry of from 2 to 2.5 million tons and 14 billion eggs.
b) Slaughtering and processing: To build up the establishments of slaughtering cattle and poultry in the direction of concentrated industries, networks of distributing fresh meat and processing industrially to ensure food safety and protection of environment. By 2020, total production of living cattle and poultry (mostly pork, poultry, and beef) is 7 million tons, equivalent to 5 million tons of meat. The rate of cattle and poultry slaughtered, processed industrially compared with the total meat output reached more than 35%, about 2 million tons; in which industrial processing accounts for 25%, about 500 thousand tons.
19. Forestry
a) To allocate forestry land area by 2020 from 16.2 to 16.5 million ha; increasing about 879 thousand ha compared with 2010, of which 8,132 million ha of production forests, 5,842 million ha of protection forests, 2,271 million ha of special-use forests.
- Protection forests: to allocate 5,842 million ha mainly as the critical levels; including 5.6 million ha of upstream protection forests; 0.18 million ha of protection forests against waves, invading sea; 0.15 million ha of protection forests against wind, sand; 70 thousand ha of forests for environmental protection for the large cities, industrial zones and protection forests of borders and islands.
- Special-use forests: to strengthen the existing forest system of 2.14 million ha in the direction of improving quality, biodiversity value, ensuring to meet the criteria of forest quality. For the forests having no or having little ecological systems, it should develop a few new areas in the mountainous areas of the North, North Central, Central Highlands, and wetlands in the Northern and the Southern Delta, with an area of about 60 thousand ha.
- Production forests: to allocate about 8,132 million ha, increasing 735 thousand ha compared with 2010; in which includes 125 thousand ha of protection forests transferred as planned, 620 thousand ha of poor natural forests required to recover, regenerate, and plant newly around 610 thousand ha on forestry land not yet used.
b) Processing: to reorganize wood processing industry to balance between production capacity and stable supply of materials. From now to 2015, focuse on reviewing and strengthening and upgrading the system of forest products processing factories of small and medium scale and industrial development of forest product processing of large scale after 2015.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
By 2020, the total capacity of sawn timber reached 6 million m3/year; woodchip board reached 320 thousand m3/year; MDF of 220 thousand m3/year; value of exported wood products reached $ 7 billion (3.5 million m3 of products), non-timber value of forest products reached about $ 0.8 billion.
20. Fisheries
a) Aquaculture: The land area allocated to aquaculture in 2020 is 1.2 million ha, of which, using unused coastal land for aquaculture about 7 thousand ha and from transformation of lowland of planting rice into 90 thousand ha. To construct the industrial farming zones with major objects such as cat fish, shrimp, white shrimp, krills, sea fishes, and tilapia.
To stable the areas of freshwater aquaculture with the traditional fishes in the rural areas to meet consumption demand in the region, create jobs, increase incomes for farmers. Focus on implementation of raising industrially catfish; transfer the application of VietGAP standards into GlobalGAP standards. To convert a number of areas of one crop season rice land in the waterlogged areas in the Cuu Long River Delta, the Red River Delta for farming shrimp and fishes.
For aquaculture in brackish water, planning to form the areas of concentrated industrial aquaculture of larger scale according to GAP standards appropriate to each market, create much production of goods for export and domestic consumption in the regions of Red River Delta, Central Coastal and Cuu Long River Delta associated with their origins, building up of fishery brand name of reputation and high quality.
For salt water aquaculture, to plan the areas of concentrated mariculture in association with the facilities of producing aquatic varieties in the areas; expansion of the areas of aquaculture on the sea and the islands.
b) Exploitation and protection of fishery resources: Continue to invest in research and survey of resources, fishing forecasting for exploitation of marine resources. Reorganize the fishery exploration in the direction of modernization of the fisheries management on the basis of restructuring vessels, lines consistent with the sea, with the natural environment, fishery resources associated with investment in upgrading and modernization of fishing ports, fishing landing stage, the anchorage areas to prevent storm, the areas of logistics for coastal fisheries and on the islands; to expand mining activities within the framework of international cooperation outside Vietnam's sea; to build and develop the system of marine preservative areas and conservation of inland waters.
c) Processing of fisheries: volume of exported goods reached 1.55 million tons in 2015, reached 1.9 million tons in 2020; increasing processing capacity from 6.5 thousand tons/day to 10 thousand tons/day; cold storage systems of fisheries increase 630 thousand tons to reach the total capacity about 1.1 million tons.
- For frozen processing: To replace the outdate, old equipment, especially the refrigeration equipment using refrigerants destroying the ozone layer required to be removed all from now to 2030; investment in depth is the majority to produce more value-added products and raise using capacity to 70% compared with 40-50% as in present. For Cuu Long River Delta, up to 2015, it needs to build newly catfish processing plants with an average capacity of 7.5 thousand tons/year meeting the amount of catfish increased to 1.5 million tons in 2015 and increase the capacity of existing factories at that time for processing 2 million tons of catfish in 2020.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- For the processing of dry goods: To reduce production of dry goods of low quality, increase production of high added-value goods, increase quality of dried goods exported and keep the stable output of 30 thousand - 40 thousand tons/year.
- For the processing of canned goods: to raise the level of capacity utilization up to 80-90% by importing raw materials of tuna, herring, octopus ....Diversify canned goods, increase the volume of provision to the domestic market and export.
- To build more large cold storage systems to store products overcoming the seasonality, for market regulation and for shipment.
d) Mechanization in repair of boats, vessels and fishing logistics services: to focus on investment, strengthening and development in sync of the mechanical industry, building and repair of fishing vessels; and auxiliary production associated with the building of logistics services infrastructure for operation, aquaculture and processing of fisheries.
21. Salt
To allocate stably salt the salt production area of 14.5 thousand ha with an output of 2 million tons of which 8.5 thousand ha with an output of 1.35 million tons. Investment in modernizing industrial salt production in the areas having conditions, the advantage in the direction of large scale concentration to produce high-quality salt, in association production with processing and chemicals after salt, meeting raw materials for the chemical industry and domestic salt consumption towards the export of salt.
1. To raise awareness, focus on directing the construction and implementation of industry development planning in the market economy.
- To strengthen the management, monitoring of the implementation of planning to ensure oriented and sustainable development of industries. The localities must raise awareness on the importance of the planning of agriculture sector in the area; direct and guide the agricultural sector and related branches to implement effectively contents of planning suitable to the specific conditions of the locality.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Market development and trade promotion for the implementation of planning objectives
a) Good implementation of the ASEAN commitments in the sectors of agriculture, forestry and fisheries, particularly as food security, veterinary medicine, plant protection, fisheries and forestry; with WTO on animal and plant quarantine, the investment and service; the Agreements on protection and quarantine of plants and animals, veterinary medicine for the countries importing agriculture, forestry and fisheries of Vietnam and facilitate implementation of planning of production development including inputs and outputs.
b) To develop and implement programs of trade promotion of agriculture, forestry and fisheries, maintaining the traditional, large market (China, EU, Japan, USA, Philippines, Indonesia, Iraq ...) and extend the markets in Eastern Europe, Middle East, Korea ... to promote consumption of agricultural products.
c) To support and facilitate the enterprises to build up brand names and quality standards of products of agriculture, forestry and fisheries of major export; to meet the requirements of quality, design and specifications of the importing countries.
d) To develop and expand domestic market, especially the tourist areas, urban centers, large residential areas.
đ) The localities guide the enterprises to plan, invest in the zones of raw materials, sign the contracts of consumption of products with producers, creating a stable source of goods for processing, and export.
3. Research, transfer of science and technology and human resource training
a) The State ensures to prioritize budget investment capital for research, transfer of science - technology, corresponding to the task of developing agriculture, forestry, salt production, and fisheries in accordance with the approved plans.
b) To enhance cooperation with the countries in the region and the world of science and technology in production, prevention, and combat of epidemic disease, preservation, processing of agro-forestry and fisheries; exploitation of aquatic products, mechanic of building ships, ship machine, establishment of the information system of marine fishing management.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) To strengthen the capacity of the system of promotion of agriculture, promotion of fisheries; the system of plant protection, veterinary medicine, quality management system of agriculture, forestry and fisheries, and other services for production of agriculture, forestry and fisheries.
đ) To improve the capacity of technicians, management and implementation of vocational training socialization to ensure farmers in access to new technologies to apply to the production and exploitation of natural resources, use of equipment and machinery into production, storage, processing and consumption of products.
4. Infrastructure development to meet the development requirements of production of agriculture, forestry, salt production, and fisheries as planned.
a) Irrigation
To develop irrigation in the direction of modernization and increasing efficiency of water supply for production and life; proactive prevention, combat and mitigation of damages caused by natural disasters, gradually adapt to climate change conditions. To ensure adequate water resources for the effective exploitation of 4.5 million ha of annual cultivated land (of which there are 3.8 million ha of rice land), proceed to irrigate actively for 100% area of 2 crop-seasons rice land. To improve capacity of irrigation for the areas planting perennial industrial trees, concentrated fruit trees, water supply for aquaculture of 0.79 million ha, of which 80% of aquaculture areas water-supplied initiatively; to improve the ability of drainage to the main rivers, ensuring water drainage for the delta regions, low-lying areas with a design frequency of 5-10%, with the solution of works to adapt to climate change.
To concentrate investment in upgrading the existing irrigation systems; to invest thoroughly for each system, upgrade and modernize the key works, canals, equipment of control and operation to promote the design capacity and improve the service capacity.
To continue investment in the construction of small irrigation works in the upland and remote areas, borders and islands for water supply for irrigation and living. To develop irrigation for aquaculture, industrial activities, living and improving the environment in coastal areas. To invest in construction of large works for flood regulation and tide control, prevention of saltwater infiltration, freshwater reservation, drainage, limitation of the impact of climate change and sea level rise.
To develop the organizations that use water of farmers; build up the mechanisms of protection, management, and efficient operation of irrigation systems and saving water, to improve efficiency to use design capacity of the works already had.
b) On rural roads
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To prioritize the construction of roads in the highlands and mountainous areas, especially in the districts and communes with poverty rates above 50%, guaranteed until 2020, the transport systems corresponding to the other areas to facilitate development of commodity production.
To expand the transportation system to the hilly regions, creating conditions for development of industrial zones, new urban centers without affecting specialized agricultural land.
c) Regarding to the fisheries infrastructure
To plan, build technical infrastructure of stations, farms and infrastructure for the farming areas, including embankments, first grade channels of water supply and drainage, sewers and major pump stations; to invest in the Centers of observation and environmental warning of the major aquaculture areas; to invest in the system of storm shelters, including both regional and local levels; to upgrade, expand and build newly the system of fishing ports and essential logistics facilities to ensure fishing activities in the key fishing grounds.
d) Regarding to agricultural infrastructure
To invest in improving capacity infrastructure systems of scientific and technological research, especially selection, creation, production of seeds, breeds of domestic animals; and plant protection, veterinary medicine, seed quality control, fertilizers, agricultural products.
đ) Regarding to the forestry infrastructure
To develop the system of forest roads in the remote areas and areas of ethnic minorities; to invest in improving capacity of the system of the facilities researching on silviculture, breeding forests and national nurseries; disaster warning of multiple objectives such as warning of forest fires and floods combined with measurement of meteorological data.
e) Development of infrastructure for trade
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The State facilitates and supports the communes to build, invest in development of the system of wholesale markets of agriculture, forestry, fisheries, the border markets, the regional markets according to the plan approved by the Prime Minister; to invest in wholesale centers in the concentrated regions of agriculture, forestry, fisheries, and goods.
5. Continue to renovate and build the organizational forms of production, services in the rural areas
a) To create conditions for households economy to develop commodity production in the direction of expanding farm size; to support poor households and gradually to eradicate poverty and gradually enrich; to encourage the development of linking farmers with the enterprises, cooperatives, scientific organizations, trade associations in the production and products consumption.
b) To implement the policies to promote rapid development of economic cooperation, private sector, especially small and medium enterprises in rural areas, to facilitate investment in production according to attached-to-market planning.
c) To complete basically the conversion of enterprises to equitized companies, especially the enterprises of agriculture, forestry associated enterprises’ interests with the interests of farmers, actively invest in construction of material areas according to planning and guide farmers to produce according to market requirements.
6. Regarding to land
a) To organize the good implementation of management and use of rice land in accordance with provisions of the law on land to ensure national food security.
b) To develop mechanisms and policies to encourage farmers to contribute their share by value of land use rights to participate in the enterprises, the business investment projects.
c) To continue to implement quickly the assignment of land, forest in forestry and the policies to encourage community of villages, communes, people to participate in protecting natural forests and economic forest development.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Mechanization is an important solution to develop agriculture. Striving to 2020, the rate of mechanization in the stage of preparing soil increased from 70% in 2010 to 95%; stage of cultivation, fertilization from 25% to 70%, harvest stage from 30% to 70%, processing stage from 30% to 80%.
b) To develop policies to encourage investment in manufacturing motors, cultivation machines for producing agriculture, forestry, fisheries, salt with reasonable prices. To expand production in the direction of cultivation specialty, concentration forming the large fields in order to create conditions for farmers, enterprises, organizations of producing agriculture, forestry, fisheries and salt to quickly apply mechanization to the stages of production - storage - processing - transport and consumption of products.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Ministry of Agriculture and Rural Development shall
- Guide the localities to review and build planning of production development of agriculture, forestry, salt and fisheries.
- Complete expeditiously the report of strategic, environmental impact assessment for submission in accordance provisions.
- Strengthen capacity of branch’s information systems to provide timely the necessary information on the production, prices, market for the producing facilities and people to invest in production as planned.
- To evaluate and approve the planning of production of agriculture, forestry, salt and fisheries of the areas.
- To organize and direct the implementation of overall planning of development of agriculture, forestry, salt and fisheries of the whole country.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Ministry of Finance: to ensure the financial policies for the implementation of the overall planning of agriculture, forestry, salt production and fisheries.
4. The other ministries and branches: According to the functions, tasks, to participate in, create conditions for the localities, organizations, households and individuals to implement the planning.
5. People's Committees of provinces and cities directly under the central government shall
a) Review, build planning of agriculture, forestry, salt production, fisheries of their localities; to organize implementation of the approved plan.
Guide the districts, townships, provincial cities and communes and towns to build planning of producing agriculture, forestry and fisheries.
b) Develop the programs and projects to develop the key sectors of their localities and implementation.
Article 2. Implementation provisions
1. This Decision takes effect from the date of signing.
2. This Decision replaces Decision No.150/2005/QD-TTg of June 20, 2005 by the Prime Minister on approving the planning of conversion of production structure of agriculture, forestry and fisheries of the whole country to 2010 and a Vision toward 2020.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
FOR
THE PRIME MINISTER
DEPUTY MINISTER
Hoang Trung Hai
;
Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 124/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 02/02/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video