ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2005/QĐ-UB |
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 01 năm 2005 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRÊN BIỂN THEO TỔ, ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003 ;
- Căn cứ Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng năm 1998 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển;
- Căn cứ Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế Đăng kiểm tàu cá, Đăng ký tàu cá và thuyền viên;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản Nông lâm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Quy chế Tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2: Giám đốc Sở Thủy sản Nông lâm có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân thành phố, Giám đốc các Sở: Thủy sản Nông lâm, Kế hoạch-Đầu tư, Tài chính, Văn hoá-Thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành ./.
Nơi nhận: |
TM.UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
TỔ CHỨC ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRÊN BIỂN THEO TỔ, ÁP
DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ-UB ngày 14 tháng 01 năm 2005 của
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Điều 1: Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các tờ khai thác hải sản, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 3: Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu cá là tàu, thuyền, ca nô, sà lan và các phương tiện nổi khác có động cơ hay không có động cơ; dùng vào mục đích: khai thác, chế biến, thu gom, vận chuyển thủy sản và hậu cần phục vụ nghề cá, hoạt động trên biển;
2. Thành viên tổ khai thác hải sản (dưới đây gọi là tổ viên) là chủ sở hữu tàu cá (hoặc người sử dụng tàu cá theo hợp đồng thuê, mượn), khai thác hải sản theo tổ được thành lập và hoạt động theo Quy chế này;
3. Thuyền viên là người làm việc trên tàu cá theo hợp đồng lao động giao kết với tổ viên tổ khai thác hải sản.
Điều 4: Tổ khai thác hải sản phải tuân thủ Quy chế này và các quy định có liên quan của pháp luật.
Điều 5: Tổ chức bộ máy của tổ khai thác hải sản
1.Tổ khai thác hải sản (dưới đây gọi tắt là tổ) hoạt động theo Quy ước tổ chức hoạt động của tổ do các tổ viên thống nhất xây dựng. Quy ước tổ chức hoạt động của tổ (dưới đây gọi là Quy ước của tổ) được Ủy ban nhân dân phường, xã xác nhận;
2. Tổ khai thác hải sản được thành lập từ ít nhất 3 tàu cá;
3. Tổ khai thác có Tổ trưởng, Tổ phó và Thủ quỹ:
Tổ trưởng, Tổ phó và Thủ quỹ do các tổ viên bầu ra theo nguyên tắc đa số. Việc bầu Tổ trưởng, Tổ phó và Thủ quỹ được lập biên bản, có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã.
a/ Tổ trưởng chỉ đạo, điều hành công việc của tờ theo Quy ước của tờ; phối hợp với Hội Nông dân phường thực hiện tốt các quy định của Nhà nước;
b/ Tổ phó giúp việc cho Tổ trưởng; thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Quy ước của tổ và các nhiệm vụ được Tổ trưởng ủy quyền;
c/ Thủ quỹ có trách nhiệm giữ tiền quỹ của tổ và hoạt động theo Quy ước của tổ;
d/ Các tổ viên hoạt động theo Quy ước của tổ.
Điều 6: Thành lập tổ khai thác hải sản
Ủy ban nhân dân phường, xã ra Quyết định thành lập tổ khai thác hải sản sau 10 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy tờ sau:
1. Đơn xin thành lập tổ;
2. Quy ước tổ chức hoạt động của tổ quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này;
3. Danh sách tổ viên;
4. Biên bản về việc bầu Tổ trưởng, Tổ phó, Thủ quỹ quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy chế này.
Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của tổ viên tổ khai thác hải sản
l. Quyền lợi:
a/ Được cơ quan chức năng hướng dẫn, phổ biến, tập huấn về cứu hộ, cứu nạn trên biển; kỹ thuật khai thác hải sản; sử dụng các trang thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải;
b/ Được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin kết hợp trong khai thác hải sản, phòng chống lụt bão và tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
c/ Được xét hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kỹ thuật khai thác mới;
d/ Được ưu tiên xét giảm thuế nếu bị rủi ro, thiệt hại;
đ/ Được hỗ trợ về quản lý thuyền viên (nếu có) theo quy định của pháp luật;
2. Nghĩa vụ:
a/ Chấp hành Luật Thủy sản và các quy định có liên quan của Nhà nước;
b/ Phải đăng ký, đăng kiểm tàu cá và có đầy đủ các loại giấy tờ liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản theo quy định;
c/ Trường hợp có thuyền viên làm việc trên tàu thì phải đăng ký thuyền viên và có sổ danh bạ thuyền viên;
c/ Phải nạp thuế và lệ phí theo quy định;
d/ Thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn khi các tổ viên, các phương tiện nghề cá khác gặp rủi ro;
đ/ Tích cực tham gia đồng góp ý kiến và việc cải tiến kỹ thuật đánh bắt, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các tổ viên khác; thông tin kịp thời về ngư trường đánh bắt, thị trường và giá cả tiêu thụ sản phẩm cho tổ trưởng và các thành viên trang tổ; cùng với các thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch hoạt động, xác định ngư trường khai thác hải sản và hỗ trợ bán sản phẩm cho các tàu cá trong tổ khi về bến;
e/ Đóng tiền đầy đủ và đúng thời hạn vào quỹ theo Quy ước của tổ.
1. Tàu cá khi hoạt đăng trên biển phải mang theo đầy đủ các giấy tờ sau đây:
a/ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
b/ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của phương tiện;
c/ Giấy phép hoạt đăng nghề cá;
d/ Sổ danh bạ thuyền viên;
2. Tàu cá phải hoạt đăng theo đúng nội dung đã được đăng ký cấp phép. Nghiêm cấm sử dụng tàu cá và các mục đích khác;
3. Trên tàu cá phải có đầy đủ trang thiết bị an toàn cho người và tàu cá theo quy định của Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 91-90 của Bộ Thủy sản (phương tiện cứu sinh, hút khô, chống thủng, phòng cháy và chữa cháy, thông tin, tín hiệu và trang bị hàng hải); có bảng nội quy tàu cá, quy trình sử dụng các trang thiết bị tàu cá và được gắn chắc chắn trên tàu.
Điều 9: Trách nhiệm của thuyền trưởng
1.Trách nhiệm thường xuyên:
a/ Phổ biến, hướng dẫn, đơn độc thuyền viên thực hiện các quy định về an toàn khi hoạt động trên biển; phân công nhiệm vụ cho từng thuyền viên và tập huấn cho thuyền viên các phương án đảm bảo an toàn;
b/ Kiểm tra thuyền viên và tàu cá về trang thiết bị an toàn, thẻ bảo hiểm thuyền viên và thẻ bảo hiểm thân tàu trước khi ra biển hoạt động;
c/ Chấp hành và đôn đốc thuyền viên chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền khi hoạt động trên biển;
d/ Đôn đốc thuyền viên trực tàu và sẵn sàng điều động tàu ứng phó với bão, lũ và hỗ trợ các tàu cá khác khi có tai nạn xảy ra;
đ/ Khi tàu cá ra biển hoạt động và khi về bến, xuất trình các giấy tờ và khai báo vùng biển hoạt động, số thuyền viên thực tế có trên tàu với trạm Biên phòng nơi gần nhất;
e/ Khi tàu cá xa bờ phải thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản nơi đăng ký tàu cá về tần số và thời gian liên lạc với đất liền;
2. Trách nhiệm trong trường hợp có bão:
a/ Khi bão xa:
Thông báo tin bão cho thuyền viên biết, đồng thời kiểm tra lại các trang thiết bị an toàn và thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam hoặc các Đài phát thanh và truyền hình địa phương.
Liên lạc chặt chẽ với Đài Chỉ huy trên bờ (trực thuộc Sở Thủy sản Nông lâm) để được trợ giúp và bằng mọi biện pháp thông tin cho các tàu cá trong tổ (và tàu cá khác) đang hoạt động trung khu vực;
b/ Khi bão gần:
Thông tin bão gần cho thuyền viên biết, nhanh chóng ra lệnh thu lưới và rời khỏi ngư trường để về nơi trú bão gần nhất, thông báo kịp thời cho các tàu cá trong tổ (và tàu cá khác) đang hoạt động trong khu vực.
Liên lạc với Đài Chỉ huy trên bờ để được trợ giúp kịp thời;
c/ Khi có tin bão khẩn cấp:
Phải ra lệnh cho thuyền viên mặc áo phao cá nhân, đưa trang thiết bị cấp cứu và vị trí sẵn sàng ứng cứu và kịp thời đưa tàu cá vào nơi trú ẩn gần nhất.
Liên lạc với Đài Chỉ huy trên bờ để được trợ giúp kịp thời.
Trong trường hợp khẩn cấp, có thể quyết định bỏ lưới để kịp đưa tàu về nơi trú bão. Điều động tàu cá,và thuyền viên của mình và ứng cứu khi phát hiện có người, tàu cá trong tổ hoặc tàu cá khác bị nạn theo nguyên tắc cứu người trước, cứu tài sản sau;
d/ Khi tàu đang trong vùng bão:
Phải trực tiếp điều khiển và chỉ huy phương tiện của mình; sử dụng mọi biện pháp và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá.
Kịp thời thông báo cho Đài Chỉ huy trên bờ, các tàu cá trong tổ và tàu cá khác gần nhất biết về vị trí tàu mình đang hoạt động và phát tín hiệu cấp cứu khi tàu bị nạn.
Tham gia ứng cứu khi phát hiện người và tàu cá trong tổ hoặc tàu cá khác bị nạn;
đ/ Khi bão tan:
Phải báo các kịp thời cho Tổ trưởng hoặc Tổ phó để báo cáo với cơ quan chức năng (Biên phòng, Sở Thủy sản Nông lâm, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú hoặc nơi tàu thuyền di chuyển đến về tình trạng người và tàu cá của mình. Đồng thời kiểm tra lại điều kiện an toàn cho người và tàu trước khi đi hoạt động trở lại;
3. Trách nhiệm trong trường hợp có tai nạn xảy ra:
a/ Khi thuyền trưởng nhận được thông tin có tàu cá trong tổ hoặc tàu khác bị nạn, phải lập tức điều động đến nơi có tai nạn, thông báo cho các tàu cá trong tổ và Đài Chỉ huy trên bờ biết; có biện pháp cứu người và tàu cá bị nạn;
b/ Khi tàu cá của mình bị nạn, thuyền trưởng phải kịp thời thông báo cho Đài Chỉ huy trên bờ, các tàu cá trong tổ và tàu cá khác gần nhất biết về vị trí tàu đang hoạt động để tới cứu nạn;
c/ Trong trường hợp tai nạn vượt quá khả năng ứng phó của các tổ khai thác hải sản thì phải khẩn trương phát tín hiệu cấp cứu trên tần số cứu nạn hàng hải để thông báo cho các Đài Thông tin duyên hải (trực canh 24/24).
Điều 10: Kinh phí hoạt động và sử dụng kinh phí
1. Kinh phí hoạt động của tổ bao gồm các nguồn sau:
a/ Nguồn đầu tư của tổ viên theo mức quy định trong Quy ước của tổ;
b/ Nguồn đầu tư vận động được và các nguồn khác;
2. Kinh phí được sử dụng vào các mục đích:
a/ Cứu nạn, cứu hộ;
b/ Hỗ trợ chi phí cho các sáng kiến cải tiến kỹ thuật;
c/ Các mục đích khác theo Quy ước của tổ.
Mức chi được qui định cụ thể trạng Quy ước hoạt động của tổ.
1. Thành lập Đài Chỉ huy trên bờ, đặt tại Âu thuyền Thọ Quang; thông qua hệ thống thông tin liên lạc (ICOM, bộ đàm...) hỗ trợ, giúp đỡ các tổ khai thác hải sản trên biển trong phòng chống bãi, tìm kiếm - cứu nạn, khai thác hải sản.
Đài Chỉ huy trên bờ phải thống kê toàn bộ kênh, tần số thu phát các máy thông tin liên lạc của tất cả các tàu cá trong thành phố để liên lạc với tàu cá trong mọi tình huống. Thường xuyên liên hệ với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực trung bộ, Viện nghiên cứu hải sản, nắm tình hình diễn biến thời tiết, ngư trường đánh bắt để kịp thời thông báo cho các tổ khai thác hải sản trên biển;
2. Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin kết hợp GIS (Hệ thống thông tin địa lý) và GPS (Hệ thống thông tin định vị toàn cầu) hoặc hệ thống thông tin khác để phục vụ các tổ khai thác hải sản của thành phố.
Điều 12: Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thỦy sản
1. Phối hợp với Phòng Kinh tế và Hội Nông dân các quận, huyện, Ủy ban nhân dân và Hội Nông dân các phường, xã có tàu cá tổ chức cho ngư dân thành lập các tổ khai thác hải sản;
2. Phối hợp với các Đồn Biên phòng kiểm tra trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện tàu cá khi rời bến;
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển cho các tờ khai thác hải sản và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn trên tàu cá như: phương tiện thông tin, tín hiệu, hàng hải.
Điều 13: Ủy ban nhân dân quận, huyện
1. Chỉ đạo phòng Kinh tế, Ủy ban nhân dân các phường, xã có tàu cá phối hợp với Hội Nông dân tuyên truyền, giáo dục để các chủ tàu cá hiểu rõ tầm quan trọng, lợi ích thiết thực của việc tổ chức khai thác hải sản trên biển theo tổ;
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã chủ trì phối hợp với Hội Nông dân phường, xã hướng dẫn, xác nhận thành lập và tổ chức quản lý các tổ khai thác hải sản trên địa bàn phường, xã; báo các kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân quận, huyện để tổng hợp báo các Ủy ban nhân dân thành phố;
3. Chỉ đạo các phòng, ban chức năng ưu tiên giải quyết hỗ trợ cho tổ khai thác hải sản trong vay vốn nâng cấp cải hoán tàu thuyền, chuyển đổi nghề... theo các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Điều 14: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố
1. Chỉ đạo các Đồn Biên phòng:
a/ Kiểm tra trang thiết bị an toàn cho người và tàu cá trước khi ra biển hoạt động;
b/ Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tập huấn các tàu cá chuẩn bị ra biển hoạt động;
c/ Không cho xuất bến nếu tàu cá không hội đủ các điều kiện theo quy định;
2. Khi có tin bão, phải bắn pháo hiệu cảnh báo bão theo quy định, đồng thời tổ chức lực lượng, phương tiện xuất kích cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn trên biển xảy ra hay khi cố sự điều động của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố;
3. Trong trường hợp có bão phải thống kê ngay số lượng tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển để phối hợp với Sở Thủy sản Nông lâm thông báo cho các tổ khai thác hải sản trên biển biết bằng phương tiện thông tin liên lạc của Đài Chỉ huy trên bờ;
4. Phối hợp với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thỦy sản và Ủy ban nhân phường, xã quản lý và kiểm tra thuyền viên tàu cá.
Điều 15: Sở Văn hóa - Thông tin
Chỉ đạo các cơ quan thông tin ở địa phương tuyên truyền, phổ biến để ngư dân hiểu rõ lợi ích của việc tham gia tổ khai thác hải sản và thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn khi hoạt đang khai thác trên biển. Kịp thời thông báo các bản tin dự báo khí tượng thủy văn.
Điều 16: Đài Phát thanh truyền hình và Đài Truyền hình Đà Nẵng
Phát các bản tin báo bão của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ theo quy định về báo bão, các công điện và mệnh lệnh của Ban Chỉ huy phòng chống bụt bão Trung ương và thành phố.
Điều 17: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính
Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối kế hoạch kinh phí hàng năm cho công tác tập huấn, đào tạo, đầu tư máy móc, thiết bị kỹ thuật để Sở Thủy sản Nông lâm hỗ trợ cho các tổ khai thác hải sản trong khai thác hải sản, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Điều 18: Đề nghị Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng
Chỉ đạo Ban Thường vụ Hội Nông dân các quận, huyện và Hội Nông dân phường, xã phối hợp với Phòng kinh tế quận, huyện, Ủy ban nhân dân phường, xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng để hội viên nông dân làm nghề đánh bắt hải sản hiểu rõ lợi ích thiết thực của việc tổ chức sản xuất trên biển theo tổ khai thác hải sản; hướng dẫn các chủ tàu cá thành lập và tổ chức hoạt đang tổ khai thác hải sản.
Điều 19: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ
Cung cấp kịp thời các tin dự báo thời tiết, dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, lốc biển... cho Sở ThỦy sản Nông lâm để Đài Chỉ huy trên bờ kịp thời thông báo cho các tổ khai thác hải sản trên biển.
Điều 20: Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều 21: Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi, phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 22: Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh đề nghị kịp thời phản ánh về Sở Thủy sản Nông lâm để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp ./.
Quyết định 06/2005/QĐ-UB về Quy chế Tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 06/2005/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Hoàng Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 14/01/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 06/2005/QĐ-UB về Quy chế Tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chưa có Video