ỦY
BAN THƯỜNG VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Pháp lệnh số: 03/2012/UBTVQH13 |
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012 |
PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Điều 93 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Pháp lệnh này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp điển; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện pháp điển và các điều kiện bảo đảm cho công tác pháp điển.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.
2. Chủ đề là bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực.
3. Đề mục là bộ phận cấu thành chủ đề, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện pháp điển
1. Không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển.
2. Theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của quy phạm pháp luật từ cao xuống thấp.
3. Cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển.
4. Tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện pháp điển.
Điều 4. Thẩm quyền thực hiện pháp điển
1. Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.
3. Văn phòng Quốc hội thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành điều chỉnh những vấn đề không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Bộ pháp điển được xây dựng theo quy định tại Pháp lệnh này là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, được sử dụng để tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật.
BỘ PHÁP ĐIỂN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁP ĐIỂN
Điều 6. Cấu trúc của Bộ pháp điển
1. Bộ pháp điển được cấu trúc theo các chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Trong đề mục, tùy theo nội dung có thể có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.
2. Trong Bộ pháp điển, đề mục, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được đánh số thứ tự, trường hợp có liên quan đến nội dung khác của Bộ pháp điển thì phải được chỉ dẫn.
Các điều trong Bộ pháp điển được ký hiệu để phân biệt hình thức văn bản quy phạm pháp luật và được ghi chú để nhận biết điều của văn bản quy phạm pháp luật được pháp điển.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 7. Các chủ đề trong Bộ pháp điển
Các chủ đề trong Bộ pháp điển được quy định và sắp xếp như sau:
1. An ninh quốc gia;
2. Bảo hiểm;
3. Bưu chính, viễn thông;
4. Bổ trợ tư pháp;
5. Cán bộ, công chức, viên chức;
6. Chính sách xã hội;
7. Công nghiệp;
8. Dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới;
9. Dân sự;
10. Dân tộc;
11. Đất đai;
12. Doanh nghiệp, hợp tác xã;
13. Giáo dục, đào tạo;
14. Giao thông, vận tải;
15. Hành chính tư pháp;
16. Hình sự;
17. Kế toán, kiểm toán;
18. Khiếu nại, tố cáo;
19. Khoa học, công nghệ;
20. Lao động;
21. Môi trường;
22. Ngân hàng, tiền tệ;
23. Ngoại giao, điều ước quốc tế;
24. Nông nghiệp, nông thôn;
25. Quốc phòng;
26. Tài chính;
27. Tài nguyên;
28. Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước;
29. Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước;
30. Thi hành án;
31. Thống kê;
32. Thông tin, báo chí, xuất bản;
33. Thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác;
34. Thương mại, đầu tư, chứng khoán;
35. Tổ chức bộ máy nhà nước;
36. Tổ chức chính trị - xã hội, hội;
37. Tố tụng, và các phương thức giải quyết tranh chấp;
38. Tôn giáo, tín ngưỡng;
39. Trật tự an toàn xã hội;
40. Tương trợ tư pháp;
41. Văn hóa, thể thao, du lịch;
42. Văn thư, lưu trữ;
43. Xây dựng, nhà ở, đô thị;
44. Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật;
45. Y tế, dược.
1. Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề mới theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định lộ trình xây dựng Bộ pháp điển.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh này và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan thực hiện pháp điển đối với từng đề mục (sau đây gọi chung là pháp điển theo đề mục).
1. Việc pháp điển theo đề mục được thực hiện như sau:
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 10. Thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Chủ tịch. Thành viên của Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan thực hiện pháp điển, Ủy ban pháp luật của Quốc hội, cơ quan, tổ chức có liên quan và một số chuyên gia pháp luật.
2. Nội dung thẩm định kết quả pháp điển theo đề mục tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Tính chính xác, đầy đủ của các quy phạm pháp luật trong đề mục;
b) Sự phù hợp của vị trí quy phạm pháp luật trong đề mục;
c) Sự tuân thủ trình tự, thủ tục pháp điển theo đề mục;
d) Các vấn đề khác liên quan đến nội dung của đề mục.
3. Kết luận của Hội đồng thẩm định phải được gửi cho cơ quan thực hiện pháp điển trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định.
Điều 11. Hoàn thiện, ký xác thực kết quả pháp điển theo đề mục và sắp xếp đề mục vào chủ đề
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng thẩm định, căn cứ vào kết luận này, cơ quan thực hiện pháp điển chỉnh lý, hoàn thiện kết quả pháp điển theo đề mục.
2. Thủ trưởng cơ quan thực hiện pháp điển ký xác thực kết quả pháp điển theo đề mục và gửi đến Bộ Tư pháp.
3. Bộ Tư pháp sắp xếp đề mục đã được pháp điển vào chủ đề.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 12. Thông qua kết quả pháp điển theo chủ đề và sắp xếp vào Bộ pháp điển
1. Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển theo từng chủ đề của Bộ pháp điển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Bộ Tư pháp sắp xếp kết quả pháp điển theo chủ đề đã được thông qua vào Bộ pháp điển và đăng tải trên Trang thông tin điện tử pháp điển.
Điều 13. Cập nhật quy phạm pháp luật mới, đề mục mới vào Bộ pháp điển
1. Việc cập nhật quy phạm pháp luật mới vào Bộ pháp điển được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp có quy phạm pháp luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc có quy phạm pháp luật bị bãi bỏ thuộc đề mục đã có trong chủ đề thì cơ quan thực hiện pháp điển xác định quy phạm pháp luật tương ứng trong Bộ pháp điển, thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới và gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp.
b) Bộ Tư pháp kiểm tra hồ sơ, cập nhật quy phạm pháp luật mới vào Bộ pháp điển hoặc loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển.
2. Việc cập nhật đề mục mới vào Bộ pháp điển được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp có quy phạm pháp luật mới được ban hành chưa thuộc đề mục đã có trong Bộ pháp điển, cơ quan được quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh này đề xuất tên đề mục, vị trí của đề mục gửi Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung đề mục và phân công cơ quan thực hiện;
b) Trình tự, thủ tục pháp điển đối với đề mục mới được thực hiện theo quy định tại các điều 9, 10 và 11 của Pháp lệnh này.
3. Quy phạm pháp luật mới, đề mục mới phải được cập nhật vào Bộ pháp điển tại thời điểm có hiệu lực thi hành.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 14. Xử lý sai sót, duy trì Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có sai sót trong Bộ pháp điển gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thực hiện pháp điển xem xét kiến nghị để xử lý sai sót.
2. Bộ pháp điển được duy trì liên tục trên Trang thông tin điện tử pháp điển và được sử dụng miễn phí. Nhà nước giữ bản quyền đối với Bộ pháp điển.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC PHÁP ĐIỂN VÀ VIỆC BẢO ĐẢM KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC PHÁP ĐIỂN
Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về pháp điển
2. Hướng dẫn việc thực hiện pháp điển; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp điển.
3. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện pháp điển.
5. Lập Đề án xây dựng Bộ pháp điển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Xây dựng Trang thông tin điện tử pháp điển; duy trì thường xuyên Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển; quản lý, ban hành quy định về huy động nguồn lực xã hội trong việc xuất bản Bộ pháp điển bằng văn bản.
7. Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác pháp điển.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện pháp điển
1. Thực hiện pháp điển theo đề mục được Thủ tướng Chính phủ phân công.
2. Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ các quy phạm pháp luật được pháp điển trong đề mục.
3. Kịp thời đề xuất và thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới, đề mục mới.
4. Bảo đảm các điều kiện để thực hiện pháp điển.
Điều 17. Kinh phí thực hiện công tác pháp điển
1. Kinh phí thực hiện công tác pháp điển do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:
a) Kinh phí thực hiện pháp điển, thẩm định, cập nhật quy phạm pháp luật mới, cập nhật đề mục mới, quản lý, duy trì Bộ pháp điển được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan thực hiện;
b) Kinh phí xây dựng Bộ pháp điển được cấp theo Đề án xây dựng Bộ pháp điển.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
|
TM.
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
THE NATIONAL
ASSEMBLY
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
Ordinance No. 03/2012/UBTVQH13 |
Hanoi, April 16, 2012 |
ON LEGITIMATE TYPIFICATION OF LEGAL NORMS SYSTEM
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented a number of articles under the Resolution No. 51/2001/QH10;
Pursuant to Article 93 of Law No. 17/2008/QH12 on Promulgation of Legal Documents;
The National Assembly Standing Committee promulgates the Ordinance on legitimate typification of legal norms system,
Article 1. Scope of adjustment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 2. Interpretation of terms
In this Ordinance, the terms below are construed as follows:
1. Legitimate typification means state agencies' review, collection and arrangement of effective legal norms in legal documents promulgated by central state agencies other than the Constitution in order to formulate the legitimately typified Code.
2. Topic means a part of the legitimately typified Code, which contains legal norms adjusting certain groups of social relations identified by field.
3. Heading means a constituting part of a topic, which contains legal norms adjusting a certain group of social relations.
Article 3. Principles of legitimate typification
1. Not to alter the contents of legal norms being typified formally.
2. To follow the descending order of legal effect of legal norms.
3. To update newly promulgated legal norms in the legitimately typified Code and to remove the invalid legal norms from the legitimately typified Code.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 4. Competence of legitimate typification
1. Ministries and ministerial-level agencies shall implement legitimate typification for legal norms in legal documents promulgated by themselves or drafted under their charge; legal norms in legal documents adjusting matters under their state management, which are submitted by agencies, organizations or National Assembly deputies.
2. The Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy and the State Audit of Vietnam shall implement legitimate typification for legal norms in legal documents promulgated by themselves or drafted under their charge; legal norms in legal documents adjusting matters in the fields of their operation, which are submitted by agencies, organizations or National Assembly deputies.
3. The National Assembly Office shall implement legitimate typification for legal norms in legal documents promulgated by the National Assembly or the National Assembly Standing Committee, which adjust matters other than competence of the state agencies specified in Clauses 1 and 2 of this Article to implement legitimate typification.
4. The President Office shall implement legitimate typification for legal norms in legal documents promulgated by the President and not be competence of the state agencies specified in Clauses 1 and 2 of this Article to implement legitimate typification.
Article 5. Use of the legitimately typified Code
The legitimately typified Code formulated under this Ordinance is the official typified code of the State for reference in law application and enforcement.
LEGITIMATELY TYPIFIED CODE AND ORDER AND PROCEDURES OF LEGITIMATE TYPIFICATION
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The legitimately typified Code is structured by topic. Each topic may contain one or more than one heading. Depending on its contents, each heading may contain parts, chapters, sections, articles, clauses and points.
2. Headings, parts, chapters, sections, articles, clauses and points of the legitimately typified Code are numbered and must have indications if they relate to other contents of the legitimately typified Code.
Articles in the legitimately typified Code have symbols for distinguishing forms of legal documents and are noted for identifying provisions of legal documents being legitimately typified.
3. The Government shall detail this Article.
Article 7. Topics of the legitimately typified Code
Topics of the legitimately typified Code are stipulated and arranged as follows:
1. National security;
2. Insurance;
3. Post and telecommunications;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Cadres, civil servants and public employees,
6. Social policies;
7. Industry;
8. Population, family, children, gender equity;
9. Civil matters;
10. Ethnic minorities;
11. Land;
12. Enterprises, cooperatives;
13. Education and training;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15. Judicial administration;
16. Criminal matters;
17. Accounting and audit;
18. Complaints and denunciations;
19. Science and technology;
20. Labor;
21. Environment;
22. Bank, monetary;
23. Foreign relations, treaties;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
25. National defense;
26. Finance;
27. Natural resources;
28. Public property, public debts, national reserves;
29. Emulation, commendation, state-honored titles;
30. Execution of court judgments;
31. Statistics;
32. Information, press, publication;
33. Taxes, charges, fees and other revenues;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
35. Organizational structure of State apparatus;
36. Socio-political organizations, associations;
37. Legal procedures and modes of dispute settlement;
38. Religions and beliefs;
39. Social order and safety;
40. Judicial assistance;
41. Culture, sports and tourism;
42. Clerical and archival matters;
43. Construction, dwelling-house, urban areas;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
45. Health, pharmacy.
1. The Government shall decide to add new topics at the proposal of the Minister of Justice.
2. The Prime Minister shall decide on the roadmap to formulate the legitimately typified Code.
3. Pursuant to Article 4 of this Ordinance and at the proposal of the Minister of Justice, the Prime Minister shall assign agencies implementing legitimate typification for each heading (hereinafter referred to as heading-based legitimate typification).
Article 9. Heading-based legitimate typification
1. Heading-based legitimate typification is performed as follows:
a/ To structure a heading based on the structure of the legal document with the highest legal effect adjusting the group of social relations under that heading; when necessary, the agency implementing legitimate typification may add parts, chapters and sections to the heading structure;
b/ To collect and classify legal documents under the heading; to review to remove contents not containing legal norms or no longer effective; to detect legal norms that are inconsistent with reality, overlapping or conflicted, in order to handle them according to competence;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The agency implementing legitimate typification shall propose competent state agencies to handle legal norms that are inconsistent with reality, overlapping or conflicted.
3. The Government shall detail this Article.
Article 10. Appraisal of heading-based legitimate typification result
1. The Minister of Justice shall form an Appraisal Council to appraise heading-based legitimate typification results.
The chairman of Appraisal Council is the Minister of Justice. Members of Appraisal Council include representatives of leaders of the agency implementing legitimate typification, the National Assembly's Law Committee, related agencies and organizations, and legal experts.
2. Appraisal of heading-based legitimate typification results concentrates on the following matters:
a/ Accuracy and completeness of legal norms in the heading;
b/ Appropriateness of positions of legal norms in the heading;
c/ Observance of the order and procedures for heading-based legitimate typification;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Conclusions of the Appraisal Council shall be sent to the agency implementing legitimate typification within 30 days after receiving the dossier of request for appraisal.
1. Within 15 days after receiving the Appraisal Council's conclusions, the agency implementing legitimate typification shall adjust and finalize heading-based legitimate typification results.
2. The head of agency implementing legitimate typification shall sign to certify heading-based legitimate typification results and send them to the Ministry of Justice.
3. The Ministry of Justice shall arrange headings being legitimately typified in topics.
4. The Government shall detail this Article.
1. The Government shall approve topic-based legitimate typification results of the legitimately typified Code at the proposal of the Minister of Justice.
2. The Ministry of Justice shall arrange approved topic-based legitimate typification results in the legitimately typified Code and publish them on the legitimate typification website.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. New legal norms shall be updated in the legitimately typified Code as follows:
a/ When a newly promulgated, amended, supplemented, replaced or annulled legal norm is under a heading of a topic, the agency implementing legitimate typification shall identify the corresponding legal norm in the legitimately typified Code, implement legitimate typification for the new legal norm and send a dossier to the Ministry of Justice;
b/ The Ministry of Justice shall examine the dossier and update the new legal norm in the legitimately typified Code or remove the invalid legal norm from the legitimately typified Code.
2. New headings shall be added to the legitimately typified Code as follows:
a/ When a newly promulgated legal norm is not under any headings of the legitimately typified Code, an agency specified in Article 4 of this Ordinance shall propose in writing the title and position of a new heading to the Ministry of Justice. The Ministry of Justice shall consider and propose the Prime Minister to add such heading and assign the implementing agency;
b/ The legitimate typification order and procedures for a new heading comply with Articles 9, 10 and 11 of this Ordinance.
3. New legal norms and headings shall be updated in the legitimately typified Code at the time of their effect.
4. The Government shall detail this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The legitimately typified Code shall be maintained constantly on the legitimate typification website and may be used for free. The State holds the copyright to the legitimately typified Code.
Article 15. Responsibilities of the Ministry of Justice
1. To propose competent agencies to promulgate or promulgate under its competence legal documents on legitimate typification.
2. To guide the legitimate typification; to provide professional training and retraining for officers in charge of legitimate typification.
3. To examine and urge agencies implementing legitimate typification in making legitimate typification.
4. To settle under its competence or propose the Government or the Prime Minister to settle problems relating to legitimate typification.
5. To make a plan on formulation of the legitimately typified Code and submit it to the Prime Minister for approval.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. To annually report on legitimate typification work to the Government.
Article 16. Responsibilities of agencies implementing legitimate typification
1. To make heading-based legitimate typification as assigned by the Prime Minister.
2. To ensure the accuracy and completeness of codified legal norms in headings.
3. To promptly make proposals and implement legitimate typification for new legal norms and headings.
4. To assure conditions for legitimate typification.
Article 17. Funds for legitimate typification
1. State budget funds shall be allocated for legitimate typification, including:
a/ Funds for legitimate typification, appraisal, updating of new legal norms and headings, and management and maintenance of the legitimately typified Code, shall be included in annual budget estimates of agencies implementing legitimate typification;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Justice in specifying the use of funds for legitimate typification.
This Ordinance takes effect on July 1, 2013
ON BEHALF OF
THE NATIONAL ASSEMBLY
STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN
Nguyen Sinh Hung
;
Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012
Số hiệu: | 03/2012/UBTVQH13 |
---|---|
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 16/04/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012
Chưa có Video