UỶ
BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/1999/PL-UBTVQH10 |
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 1999 |
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 16/1999/PL-UBTVQH10 NGÀY 06 THÁNG 10 NĂM 1999 VỀ ĐO LƯỜNG
Để đo lường được thống nhất
và chính xác, nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mọi tổ chức, cá nhân; nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá; sử dụng
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng; đảm bảo an toàn; bảo vệ sức
khoẻ và môi trường; đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ; tăng cường hiệu
lực quản lý nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu quốc tế;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 1999;
Pháp lệnh này quy định về đo lường.
Đo lường là việc xác định giá trị của đại lượng cần đo.
Pháp lệnh này quy định về đơn vị đo lường hợp pháp và chuẩn đo lường; kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo; phép đo và hàng đóng gói sẵn theo định lượng; sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện đo.
Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) trong hoạt động đo lường hoặc các hoạt động khác có liên quan đến đo lường trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thực hiện và giám sát việc thi hành pháp luật về đo lường.
Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong hoạt động đo lường.
ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG HỢP PHÁP VÀ CHUẨN ĐO LƯỜNG
Đơn vị đo lường hợp pháp là đơn vị đo lường được Nhà nước công nhận và cho phép sử dụng.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận Hệ đơn vị đo lường quốc tế (viết tắt theo thông lệ quốc tế là SI).
Chính phủ quy định đơn vị đo lường hợp pháp phù hợp với Hệ đơn vị đo lường quốc tế.
Đối với hàng hoá xuất khẩu có thể sử dụng đơn vị đo lường khác với đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam theo sự thoả thuận giữa các bên liên quan.
Các chuẩn quốc gia được thiết lập phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và xu hướng phát triển của khoa học đo lường trên thế giới.
Chính phủ quy định cơ quan chịu trách nhiệm duy trì, bảo quản và khai thác các chuẩn quốc gia.
Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để xác định giá trị của đại lượng cần đo.
Kiểm định phương tiện đo (sau đây gọi là kiểm định) là việc xác định và chứng nhận đối với phương tiện đo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định do tổ chức có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền kiểm định thực hiện.
Phương tiện đo sử dụng vào mục đích dưới đây thuộc diện phải kiểm định:
1- Định lượng hàng hoá, dịch vụ trong mua bán và thanh toán;
2- Đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và môi trường;
3- Giám định tư pháp, phục vụ các hoạt động công vụ khác của Nhà nước.
Chế độ kiểm định bao gồm kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường.
1- Kiểm định ban đầu là kiểm định lần đầu đối với các phương tiện đo sau khi sản xuất hoặc nhập khẩu.
2- Kiểm định định kỳ là kiểm định theo chu kỳ đối với các phương tiện đo đang sử dụng.
3- Kiểm định bất thường là kiểm định đối với các phương tiện đo sau khi sửa chữa; theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sử dụng; phục vụ việc thanh tra đo lường, giám định tư pháp hoặc các hoạt động công vụ khác của Nhà nước.
Thủ tục đăng ký kiểm định phương tiện đo do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định.
1- Cấm sử dụng phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định trong các trường hợp sau đây:
a) Không có dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định;
b) Dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định đã hết hiệu lực;
c) Phương tiện đo sai, hỏng, không còn đạt yêu cầu quy định.
2- Cấm giả mạo dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định hoặc sử dụng dấu, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định với mục đích lừa đảo, gian dối.
Việc hiệu chuẩn phương tiện đo được thực hiện bởi phòng hiệu chuẩn.
Phòng hiệu chuẩn chịu trách nhiệm về kết quả hiệu chuẩn của mình.
Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định tổ chức công nhận có thẩm quyền và các điều kiện, thủ tục công nhận phòng hiệu chuẩn.
PHÉP ĐO VÀ HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN THEO ĐỊNH LƯỢNG
Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định các phép đo và phương pháp đo quy định tại Điều này.
Nhà nước khuyến khích việc mua bán hàng hoá theo phương thức hàng đóng gói sẵn theo định lượng.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán hàng đóng gói sẵn theo định lượng chịu trách nhiệm đảm bảo hàng đóng gói sẵn đúng định lượng.
Lượng hàng hóa đóng gói sẵn theo định lượng phải được ghi rõ trên bao bì.
Chênh lệch giữa lượng hàng hoá thực tế và lượng hàng hoá ghi trên bao bì không được vượt quá giới hạn cho phép.
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHƯƠNG TIỆN ĐO
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất phương tiện đo.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định để buôn bán phải theo mẫu phương tiện đo đã được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường phê duyệt.
Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định việc phê duyệt mẫu phương tiện đo.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân xuất khẩu phương tiện đo.
Phương tiện đo xuất khẩu được sản xuất theo sự thoả thuận giữa các bên liên quan.
Nội dung quản lý nhà nước về đo lường bao gồm:
2- Tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường các cấp;
3- Quy định đơn vị đo lường hợp pháp; xây dựng và quản lý hệ thống chuẩn đo lường; quy định phép đo và phương pháp đo;
4- Tổ chức hoạt động kiểm định; tiến hành kiểm định và uỷ quyền kiểm định phương tiện đo;
5- Hướng dẫn, tổ chức và phát triển hoạt động hiệu chuẩn phương tiện đo; tổ chức việc công nhận các phòng hiệu chuẩn và chứng nhận mẫu chuẩn;
6- Tổ chức và quản lý việc phê duyệt mẫu phương tiện đo trong sản xuất và nhập khẩu phương tiện đo;
7- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực đo lường;
8- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật về đo lường; tổ chức và quản lý việc chứng nhận kiểm định viên đo lường;
9- Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về đo lường;
10- Tổ chức và quản lý việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đo lường;
11- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đo lường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về đo lường.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.
Bộ khoa học, công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đo lường.
Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường thuộc Bộ khoa học, công nghệ và môi trường do Chính phủ quy định.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đo lường.
Chính phủ quy định các loại lệ phí và phí liên quan đến hoạt động đo lường.
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ ĐO LƯỜNG
1- Việc thanh tra chuyên ngành về đo lường thuộc chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường.
2- Tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về đo lường do Chính phủ quy định.
Việc thanh tra do Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên thực hiện.
Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có quyền:
1- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra; tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
2- Đình chỉ việc sử dụng hoặc buôn bán phương tiện đo không hợp pháp và hàng đóng gói sẵn theo định lượng không đạt yêu cầu về đo lường; tạm thời đình chỉ việc sản xuất, kiểm định phương tiện đo trái với quy định của pháp luật về đo lường và kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan quản lý nhà nước về đo lường;
3- Lập biên bản, xử phạt theo thẩm quyền hoặc niêm phong phương tiện đo không hợp pháp cùng với các tang vật khác và kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan quản lý nhà nước về đo lường; trường hợp phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận và các biện pháp xử lý trong quá trình thanh tra.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
|
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
THE
STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 16/1999/PL-UBTVQH10 |
Hanoi,
September 06, 1999 |
To make the measurement uniform and accurate
so as to contribute to ensuring the social justice, protecting the legitimate
rights and interests of all organizations and individuals; to raise the
products’ and goods’ quality; to thriftily use natural resources, materials and
energy; to ensure safety; to protect the people’s health and environment; to
boost the scientific and technological development; to enhance the State
management efficiency; and to create favorable conditions for international
exchange;
Pursuant to 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to Resolution of the Xth National Assembly, 4th session, on the
legislative programs for its whole term as well as for 1999;
This Ordinance provides for the measurement,
Article 1.- Measurement is the determination of the value of a quantity to be measured.
This Ordinance stipulates the lawful measuring units and standards; the expertise and standardization of measuring devices; the measuring methods and quantitatively pre-packed goods; the production, trading, import and export of measuring devices.
...
...
...
Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their tasks and powers have to propagandize, educate and mobilize people to implement and supervise the implementation of the legislation on measurement.
Article 4.- To strictly prohibit all acts of fraudulence in the measurement activities.
LAWFUL MEASURING UNITS
AND STANDARDS
Article 5.- The lawful measuring units are those recognized and allowed to be used by the State.
The State of the Socialist Republic of Vietnam recognized the international system of measuring units (abbreviated as SI according to international practices).
The Government shall define the lawful measuring units in conformity with the SI.
...
...
...
A substance or material standard sample is a special form of the measuring standard to determine the composition and characteristics of the substance or material.
The measuring standard system for each field of measurement includes the national standards and standards with lower precision.
The national standards shall be established in line with the development level of the national economy as well as the development trend of metrological development in the world.
The Government shall define the agency in charge of the maintenance, preservation and exploitation of the national standards.
EXPERTISE OF MEASURING
DEVICES
...
...
...
Expertise of measuring devices (hereafter referred to as expertise) means the determination and certification of measuring devices that fully meet the set requirements by organizations competent or authorized to expertise.
Article 11.- Measuring devices used for the following purposes must be expertised:
1. Goods and service quantification in trade and payment;
2. Ensuring safety, protecting people’s health and environment;
3. Juridical expertise, in service of other public-duty activities of the State. The State management agency in charge of measurement shall define organizations competent or authorized to expertise measuring devices, list of measuring devices to be expertised, expertising regime and requirements for measuring devices which must be expertised.
1. Initial expertise is the first-time expertise of measuring devices after their production or import.
2. Periodical expertise is the cyclic expertise of measuring devices being in use.
3. Extraordinary expertise is the expertise of measuring devices after their repair; at the request of organizations and/or individuals using those devices; and in service of the measurement inspection, juridical expertise or other public-duty activities of the State.
...
...
...
The procedures for measuring device expertise registration shall be stipulated by the State management agency in charge of measurement.
a/ They have no expertise seal, stamp or certificate;
b/ The expertise seal, stamp or certificate are no longer effective;
c/ The measuring devices are inaccurate, out of order or no longer meet the set requirements.
2. To prohibit the falsification of expertise seals, stamps and certificates or the use thereof for deceitful or fraudulent purpose.
...
...
...
The standardization shall apply to measuring devices used as standards and measuring devices outside the list of those which must be expertised; particularly for standards used in expertise, the expertising regime shall apply.
The standardization of measuring devices shall be effected by standardization offices.
The standardization offices shall take responsibility for the standardization results.
The State management agency in charge of measurement shall define the competent recognizing organization as well as conditions and procedures for recognition of standardization offices.
MEASURES AND
QUANTITATIVELY PRE-PACKED GOODS
...
...
...
The State management agency in charge of measurement shall specify the measures and measuring methods stipulated in this Article.
The State encourages the trading of quantitatively pre-packed goods.
Organizations and individuals that produce and/or trade in quantitatively pre-packed goods shall have to ensure the correct quanta of the pre-packed goods.
Article 21.- The quantities of pre-packed goods must be clearly inscribed on their packings.
The differences between the actual goods quantities and those inscribed on the packings must not exceed the permitted limit.
The State management agency in charge of measurement shall prescribe the list of quantitatively pre-packed goods and control the permitted differences between the actual goods quantities and those inscribed on the packings as well as the corresponding inspection method.
PRODUCTION, TRADING,
EXPORT AND IMPORT OF MEASURING DEVICES
...
...
...
Organizations and individuals that produce and/or import measuring devices on the list to be expertised, measuring devices for commercial purposes shall have to comply with the measuring device samples already approved by the State management agency in charge of measurement.
The State management agency in charge of measurement shall prescribe the approval of measuring device samples.
Article 24.- The State encourages organizations and individuals to export measuring devices.
The export measuring devices shall be produced under the agreement reached among the concerned parties.
STATE MANAGEMENT OVER
MEASUREMENT
Article 25.- The contents of State management over measurement include:
1. Drawing up the planning and plans on measurement; elaborating, promulgating and organizing the implementation of legal documents, policies, criteria and procedures on measurement; guiding and inspecting the implementation of these documents;
...
...
...
3. Determining the lawful measuring units; establishing and managing the measuring standard system; defining measures and measuring methods;
4. Organizing expertise activities; conducting the expertise and authorizing the expertise of measuring devices;
5. Guiding, organizing and developing the standardization of measuring devices; organizing the recognition of standardization offices and certification of standard samples;
6. Organizing and managing the approval of samples of measuring devices for the production and import thereof;
7. Organizing the study and application of scientific and technological advances in the field of measurement;
8. Organizing the measurement personnel training, professional and technical fostering; organizing and managing the certification of measuring expertisers;
9. Organizing the information, propaganda and popularization of knowledge and legislation on measurement;
10. Organizing and managing international cooperation in the field of measurement;
11. Examining and inspecting the observance of the legislation on measurement; settling complaints and denunciations; and handling violations of the legislation on measurement.
...
...
...
The Ministry of Science, Technology and Environment shall be answerable to the Government for the State management over measurement.
The organization, tasks and powers of the State management agency in charge of measurement under the Ministry of Science, Technology and Environment shall be defined by the Government.
The Government shall specify responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government in exercising the State management over measurement.
Article 29.- The Government shall prescribe charges and fees related to the measuring activities.
MEASUREMENT SPECIALIZED
INSPECTORATE
...
...
...
2. The organization and operation of the measurement specialized inspectorate shall be stipulated by the Government.
The inspection shall be conducted by inspection teams or inspectors.
Article 32.- In the course of inspection, an inspection team or inspector shall have the competence:
1. To request the relevant organizations and/or individuals to supply documents and explain matters as required for the inspection; and to undertake technical inspection measures on the spot;
2. To suspend the use or trading of unlawful measuring devices and quantitatively pre-packed goods, which fail to meet the measurement requirements; to temporarily suspend the measuring device production or expertise which contravenes the provisions of the legislation on measurement and propose handling measures to the State management agency in charge of measurement;
3. To make minutes and impose sanctions according to competence or seal up unlawful measuring devices as well as other material evidences and propose handling measures to the State management agency in charge of measurement; upon the detection of signs of crimes, to transfer dossiers to the competent State agencies as prescribed by law.
The inspection teams and inspectors shall be answerable before law for their conclusions and handling measures in the inspection course.
...
...
...
COMMENDATION AND
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 39.- This Ordinance takes effect as from January 1st, 2000.
...
...
...
The earlier provisions contrary to this Ordinance shall all be annulled.
Article 41.- The Government shall detail the implementation of this Ordinance.
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY
STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN
Nong Duc Manh
;
Pháp lệnh đo lường năm 1999
Số hiệu: | 16/1999/PL-UBTVQH10 |
---|---|
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 06/10/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Pháp lệnh đo lường năm 1999
Chưa có Video