Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------

Số: 51-L/CTN

Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 1996

 

LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 51-L/CTN NGÀY 9/9/1996 CÔNG BỐ PHÁP LỆNH VỀ LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN; PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG NƯỚC ĐỰOC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT

 

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Điều 78 Luật tổ chức Quốc hội

 

Nay công bố

Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên;

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước đựoc nhà nước giao đất, cho thuê đất đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam kháo XI thong qua ngày 27 tháng 8 năm 1996.

 

Chủ tịch nước
 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.





LÊ ĐỨC ANH

 

 

PHÁP LỆNH

VỀ LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Để đảm bảo sức mạnh của quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;

Căn cứ vào Điều 46 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Luật nghĩa vụ quân sự và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 về chương trình xây dựng pháp luật;

Pháp lệnh này quy định về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Nhà nước xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu để bổ sung, tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội khi có nhu cầu chiến đấu.

Điều 2.- Lực lượng dự bị động viên gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội.

Quân nhân dự bị gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.

Phương tiện kỹ thuật gồm phương tiện vận tải, làm đường, xếp dỡ, thông tin liên lạc, y tế và một số loại phương tiện khác. Danh mục phương tiện kỹ thuật do Chính phủ quy định.

Điều 3.-Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và sự quản lý, điều hành của Chính phủ

Lực lượng dự bị động viên được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ. Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên phải bảo đảm đủ chỉ tiêu, đúng tiêu chuẩn, đúng thời gian, bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật.

Điều 4.- Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, nhà nước điều động phương tiện kỹ thuật thuộc sở hữu toàn dân, trưng mua, trưng dụng phương tiện kỹ thuật thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức của Việt Nam để bổ sung, tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội và để triền khai kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên. Việc trưng mua, trưng dụng phương tiện kỹ thuật được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 5.- Các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm thực hiện những quy định về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật khác có liên quan

Điều 6.- Nghiêm cấm việc thành lập và sử dụng các đơn vị dự bị động viên trái với quy định của Pháp lệnh này.

Chương 2

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 7.- Xây dựng lực lượng dự bị động viên gồm:

1. Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật;

2. Tổ chức, biên chế đơn vị dự bị động viên;

3. Quản lý, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên;

4. Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị;

5. Bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật và tài chính;

6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để sẵn sàng huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 8.- Việc đăng ký, quản lý quân nhân dự bị thực hiện theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 9.- Chế độ, thủ tục đăng ký và quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội do Chính phủ quy định.

Điều 10.- Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên và nhiệm vụ bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật, tài chính trong việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy mô, loại hình tổ chức và số lượng đơn vị dự bị động viên do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, đồng thời phân bổ đơn vị dự bị động viên cho các đơn vị thường trực của quân đội.

Căn cứ vào chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 11.- Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội được tổ chức thành các đơn vị dự bị động viên. Đơn vị dự bị động viên phải được duy trì đủ quân số, trang bị phương tiện kỹ thuật.

Việc sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật vào đơn vị dự bị động viên do Chính phủ quy định.

Điều 12.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật có trên địa bàn địa phương vào các đơn vị dự bị động viên, trừ số quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong các đơn vị dự bị động viên do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng và trừ số phương tiện kỹ thuật của các ngành, địa phương và các tổ chức được giữ lại để duy trì hoạt động trong chiến tranh.

Tỷ lệ phương tiện kỹ thuật được giữ lại để duy trì hoạt động trong chiến tranh do Chính phủ quy định.

Điều 13.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên của địa phương và phối hợp với các đơn vị chủ lực trong việc tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên của bộ đội chủ lực.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với đơn vị thường trực của quân đội trong việc tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên.

Chế độ phối hợp trong việc tổ chức, biên chế, quản lý, huấn luyện đơn vị dự bị động viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Việc bổ nhiệm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị giữ chức vụ trong đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 14.-

1. Chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Việc gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra thực hiện theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Việc điều động có thời hạn phương tiện kỹ thuật đã xếp trong đơn vị dự bị động viên thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng để tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan đó quyết định theo kế hoạch đã được phê chuẩn.

4. Việc điều dộng có thời hạn, trưng dụng số lượng phương tiện kỹ thuật đã xếp trong đơn vị dự bị động viên thuộc địa phương xây dựng để tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; việc điều động có thời hạn, trưng dụng từng phương tiện kỹ thuật do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định theo kế hoạch đã được phê chuẩn.

5. Để bảo đảm cho việc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên trong kế hoạch đã được phê chuẩn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp được quyền huy động nhân lực và phương tiện không xếp trong các đơn vị dự bị động viên có trên địa phương mình.

Điều 15.-

1. Quân nhân dự bị đã xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm chấp hành:

a) Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khoẻ;

b) Lệnh tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

c) Chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên;

d) Những quy định khác của pháp lệnh về trách nhiệm của quân nhân dự bị.

2. Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy trong đơn vị dự bị động viên ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, còn có trách nhiệm:

a) Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;

b) Quản lý, chỉ huy đơn vị khi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

Điều 16.- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ sinh hoạt của các đơn vị dự bị động viên, chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên, quy định trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho việc huy động lực lượng dự bị động viên.

Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam hướng dẫn thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị trong xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

Chương 3

HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 17.- Huy động lực lượng dự bị động viên gồm:

1. Thông báo lệnh huy động lực lượng dự bị động viên;

2. Tập trung quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật; 3. Vận chuyển và giao nhận lực lượng dự bị động viên;

4. Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị;

5. Thực hiện công tác bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật và tài chính.

Điều 18.- Lực lượng dự bị động viên được huy động trong các trường hợp sau:

1. Bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh;

2. Tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội khi có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ.

Điều 19

1. Thẩm quyền huy động lực lượng dự bị động viên khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh:

a) Chính phủ quyết định huy động số lượng quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật và quyết định chuyển giao số lượng phương tiện kỹ thuật thuộc dự trữ quốc gia cho Bộ Quốc phòng;

b) Căn cứ quyết định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh huy động các đơn vị dự bị động viên ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

c) Quyền gọi quân nhân dự bị nhập ngũ thực hiện theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

d) Căn cứ quyết định của Chính phủ, lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động phương tiện kỹ thuật trong đơn vị dự bị động viên do cơ quan mình xây dựng;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh điều động số lượng phương tiện kỹ thuật trong đơn vị dự bị động viên do địa phương mình xây dựng; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định điều động từng phương tiện kỹ thuật;

đ) Thẩm quyền trưng mua, trưng dụng phương tiện kỹ thuật thực hiện theo quy định của pháp luật.

2- Việc huy động nhân lực và phương tiện để triển khai kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 14 của Pháp lệnh này.

Điều 20 Chính phủ quy định các trường hợp cụ thể được huy động lực lượng dự bị động viên để tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội; quy định thẩm quyền, thời hạn, số lượng đơn vị dự bị động viên được huy động làm nhiệm vụ nói tại khoản 2 Điều 18 của Pháp lệnh này.

Điều 21 Việc thông báo lệnh huy động lực lượng dự bị động viên tới công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị quân đội có nhiệm vụ giao nhận lực lượng dự bị động viên do Chính phủ quy định.

Điều 22 Việc tập trung, vận chuyển, giao nhận lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:

1. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc tập trung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật, vận chuyển và bàn giao cho các đơn vị thường trực của quân đội;

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo cấp dưới thuộc quyền thực hiện việc tập trung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật, vận chuyển và bàn giao cho các đơn vị thường trực của quân đội;

3. Các đơn vị thường trực của quân đội triển khai tiếp nhận lực lượng dự bị động viên và ổn định tổ chức biên chế, trang bị của đơn vị mình;

4. Quân nhân dự bị có trách nhiệm chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, cá nhân, tổ chức có phương tiện kỹ thuật phải chấp hành lệnh điều động, trưng mua, trưng dụng;

5. Địa điểm giao nhận lực lượng dự bị động viên thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bên giao có trách nhiệm bảo đảm ăn, ở cho quân nhân dự bị đến khi bàn giao xong. Qua trình tập trung, vận chuyển và giao nhận lực lượng dự bị động viên phải đảm bảo an toàn.

Điều 23.- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thời hạn hoàn thành việc huy động và tổ chức chỉ đạo quá trình huy động lực lượng dự bị động viên.

Chương 4

CHẾ DỘ CHÍNH SÁCH, KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 24.- Quân nhân dự bị khi tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu được hưởng quyền lợi theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự và Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quyền lợi của quân nhân dự bị được huy động đi làm nhiệm vụ nói tại khoản 2 Điều 18, quyền lợi của chủ phương tiện và của người được huy động phục vụ các nhiệm vụ nói tại khoản 5 Điều 14, khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này do Chính phủ quy định.

Điều 25.- Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có quy mô tổ chức từ tiểu đội hoặc tương đương Trở lên, hàng quý được hưởng khoản phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị bằng hệ số so với lương tối thiểu như sau:

- Tiểu đội trưởng: 0,25;

- Trung đội trưởng: 0,30;

- Phó đại đội trưởng: 0,35;

- Đại đội trưởng: 0,40;

- Phó tiểu đoàn trưởng: 0,45;

- Tiểu đoàn trưởng: 0,50;

- Phó trung đoàn trưởng: 0,55;

- Trung doàn trưởng: 0,60;

Điều 26.- Kinh phí xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên được bảo đảm bằng nguồn sau đây:

1. Ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành ở trung ương chi cho công tác quốc phòng;

2. Ngân sách nhà nước do trung ương phân cấp cho địa phương chi cho công tác quốc phòng.

Điều 27.- Kinh phí cho xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên được chi cho những công việc sau đây:

1. Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật, quản lý đơn vị dự bị động viên;

2. Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra lực lượng dự bị động viên;

3. Điều động, trưng mua và trưng dụng phương tiện kỹ thuật;

4. Huy động, bàn giao các đơn vị dự bị động viên cho lực lượng thường trực của quân đội và huy động đơn vị dự bị động viên theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Pháp lệnh này;

5. Xây dựng, trang bị phương tiện cho sở chỉ huy động viên, trạm tập trung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật và doanh trại bảo đảm cho đơn vị dự bị động viên khi tập trung huấn luyện;

6. Dự trữ phương tiện kỹ thuật, hậu cần vật chất bảo đảm cho lực lượng dự bị động viên khi huy động;

7. Những công việc khác theo quy định của pháp luật

Chương 5

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG VÀ HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 28 Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:

1- Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;

2- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;

3- Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;

4- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;

5- Tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;

6- Sơ kết, tổng kết công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 29

1- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên trong phạm vi cả nước.

2- Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên. Tư lệnh quân khu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn quân khu.

3- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng bị động viên và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên được Chính phủ giao.

Điều 30 Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên trong phạm vi địa phương.

Cơ quan quân sự địa phương phối hợp với cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 31 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội ở các cấp có trách nhiệm giáo dục, động viên hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và vận động nhân dân thực hiện những quy định về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên theo quy định của Pháp lệnh này.

Điều 32 Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm trong công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên. Cơ quan được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chương 6

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 33 Tổ chức, cá nhân có thành tích trong xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên được khen thưởng theo chế độ của nhà nước.

Điều 34 Người có hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 35 Người thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại trong xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định hoặc bao che cho người vi phạm Pháp lệnh nay hoặc vi phạm những quy định khác của pháp luật về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 7

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36

Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày công bố.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 37

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

 

 

 T.M. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nông Đức Mạnh

 

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 51-L/CTN

Hanoi ,August 27, 1996

 

ORDINANCE

ON THE RESERVE FORCE

To ensure that the strength of the army meets the requirement of firmly defending the Socialist Republic of Vietnam Fatherland;
To increase the effect of State management, to raise the sense of responsibility of the State agencies, political organizations, economic organizations, social organizations, people
s armed forces units and all citizens in the building and mobilization of the reserve force;
Pursuant to Article 46 and Article 91 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Law on Military Service and the Law on Officers of the Vietnam People
s Army;
Pursuant to the Resolution of the IXth National Assembly, 8th session, on the legislation program;
This Ordinance provides for the building and mobilization of the reserve force.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The State builds a strong reserve force as a supplement to and reinforcement of the stand-by force of the army when there is a combat requirement.

Article 2.- The reserve force is composed of reserve armymen and technical facilities already planned for the supplement to the stand-by force of the army.

Reserve armymen include officers, professional armymen, non-commissioned officers and soldiers in reserve.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The building and mobilization of the reserve force shall be placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam, the command of the State President and the management and direction of the Government.

The reserve force must be strong politically, ideologically, and organizationally, have high combat capability and be closely controlled.

The building and mobilization of the reserve force must meet the requirements in norms, criteria and time, ensuring the secret and safety in accordance with the prescriptions of law.

Article 4.- In case of urgent necessity, for defense and security and national interests, the State shall mobilize technical facilities under the entire-people ownership and buy or requisition technical facilities owned by Vietnamese individuals and organizations for the supplement to and reinforcement of the stand-by force of the army as well as for the deployment of the plan on the building and mobilization of the reserve force. The purchase and requisition of technical facilities must comply with the prescriptions of law.

Article 5.- The State agencies, the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, economic organizations, social organizations, people’s armed forces units and all citizens have the responsibility to observe provisions on the building and mobilization of the reserve force in this Ordinance and other related legal documents.

Article 6.- The establishment and use of the reserve units contrary to the provisions of this Ordinance are strictly forbidden.

Chapter II

BUILDING THE RESERVE FORCE

Article 7.- The building of the reserve force includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Organization of the reserve units;

3. Management, training, maneuvers and inspection of the reserve units;

4. Carrying out the Party and political work;

5. Ensuring logistics, technical equipment and finance;

6. Preparing other necessary conditions to ready the reserve force mobilization.

Article 8.- The registration and management of reserve armymen shall be carried out in accordance with the provisions of the Law on Military Service and the Law on Officers of the Vietnam Peoples Army.

Article 9.- The modalities and procedures for the registration and management of technical facilities to be mobilized for the stand-by force of the army shall be provided for by the Government.

Article 10.- The Government shall assign quotas for the building of the reserve force and tasks of ensuring logistics, technical equipment and finance for the building and mobilization of the reserve force to the Ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter referred to as the provincial Peoples Committees).

The Minister of Defense shall determine the size, forms of organization and number of reserve units to be built by the Ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the provincial People’s Committees and assign them as reinforcements to units of the stand-by army.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Reserve armymen and technical facilities planned to be mobilized for the stand-by force of the army shall be organized into reserve units. Each of the reserve units must be maintained at full strength and with the required technical facilities.

The assignment of reserve armymen and technical facilities to the reserve units shall be stipulated by the Government.

Article 12.- The provincial Peoples Committees and the Peoples Committees of the districts, towns and provincial cities (hereafter referred to as the district Peoples Committees) within the ambit of their tasks and powers, shall assign reserve armymen and technical facilities in their own localities into the reserve units, except those already included in the reserve units of the Ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government and those technical facilities of branches, localities and organizations retained to maintain activities in war time.

The amount of technical facilities to be kept for maintaining activities in war time shall be stipulated by the Government.

Article 13.- The provincial and district People’s Committees shall direct the military commands of the same level to organize, staff, manage and train the local reserve units and coordinate with stand-by army units in organizing, staffing, managing and training the reserve units of the stand-by army.

The Ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government which have received quotas for the building of the reserve force shall direct the attached units to coordinate with the stand-by army units in organizing, staffing, managing and training the reserve units.

The regime of coordination in organizing, staffing, managing and training reserve units shall be defined by the Minister of Defense.

The appointment of reserve officers, professional armymen, non-commissioned officers and soldiers to the posts in the reserve units shall comply with the provisions of the Law on Officers of the Vietnam People’s Army and other relevant legal documents.

Article 14.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The call-up of the reserve armymen for concentrated training, maneuvers and inspection shall comply with the provisions of the Law on Military Service and the Law on Officers of the Vietnam People’s Army.

3. The mobilization of technical facilities already assigned to the reserve units of the Ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government for training, maneuvers and inspection for a fixed period of time shall be decided by the Minister or the Head of the related agency according to the ratified plan.

4. The mobilization or requisition of technical facilities already assigned to the local reserve units for training, maneuvers and inspection for a fixed period of time shall be decided by the President of the provincial People’s Committee; the mobilization or requisition of each type of technical facilities for a fixed period of time shall be decided by the President of the district People’s Committee according to the ratified plan.

5. In order to ensure compliance of training, maneuvers and inspection of the reserve units with the ratified plan, the Presidents of the People’s Committees of different levels shall be entitled to mobilize human resources and facilities other than those already assigned to their local reserve units.

Article 15.-

1. Reserve armymen already assigned to the reserve units shall have to observe:

a/ The regulations on the registration for military service and health examination;

b/ The order for concentrated training, maneuvers and the order for examination of call-up and combat readiness;

c/ The regime of activities of the reserve units;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Other prescriptions of law on responsibilities of the reserve armymen.

2. Reserve armymen holding posts of commanders in the reserve units, beside observing the provisions of Item 1 of this Article, shall also:

a/ Have a full grasp of the strength and quality of their units; maintain activities of the units according to the set regime and observe the reporting regime;

b/ Manage and command the units during the period of training, maneuvers and check the state of call-up and combat readiness and combat activities.

Article 16.- The Minister of Defense shall stipulate the regime of activities of the reserve units, the reporting and checking regime for the building of the reserve force; define the responsibilities in the preparation of other necessary conditions for the mobilization of the reserve force.

The General Political Department of the Vietnam Peoples Army shall provide guidance for the implementation of the Party and political work in the building and mobilization of the reserve force.

Chapter III

MOBILIZING THE RESERVE FORCE

Article 17.- The mobilization of the reserve force includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Concentrating the reserve armymen and technical facilities;

3. Transporting, delivering and receiving the reserve force;

4. Carrying out the Party and political work;

5. Ensuring logistics, technical equipment and finance.

Article 18.- The reserve force shall be mobilized in the following cases:

1. To supplement the stand-by force of the army when an order has been issued for a general or partial mobilization and in war time;

2. To reinforce the stand-by force of the army when the need arises to fight to defend the locality and the territorial sovereignty but which is not so urgent enough to warrant a partial mobilization.

Article 19.-

1. Competence for the mobilization of the reserve force when an order has been issued for a general or partial mobilization and in war time:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Basing him/herself on the Governments decision, the Minister of Defense shall order the mobilization of the reserve units from each province and city directly under the Central Government, each Ministry, ministerial level agency and agency attached to the Government;

c/ The competence for calling up reserve armymen shall be exercised in accordance with the provisions of the Law on Military Service and the Law on Officers of the Vietnam Peoples Army;

d/ Basing themselves on the decision of the Government and the order of the Minister of Defense:

- The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall decide the mobilization of technical facilities built up by themselves for their respective reserve units;

- The Presidents of the provincial People’s Committees shall mobilize the technical facilities in their local reserve units; the Presidents of the district Peoples Committees shall decide the mobilization of each type of technical facilities;

e/ The competence for the purchase and requisition of technical facilities shall be exercised in accordance with the prescriptions of law.

2. The mobilization of human resources and facilities for the deployment of the plan on the mobilization of the reserve force shall comply with provisions of Item 5, Article 14 of this Ordinance.

Article 20.- The Government shall determine specific cases in which the reserve force shall be mobilized to reinforce the stand-by force of the army; the mobilization competence and time limit and the number of reserve units to be mobilized to perform tasks mentioned in Item 2, Article 18 of this Ordinance.

Article 21.- The announcement of the order for the mobilization of the reserve force to citizens, State agencies, political organizations, economic organizations, social organizations and the army units tasked with the assignment and reception of the reserve force shall be provided for by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The People’s Committees of different levels shall, within the ambit of their tasks and powers, gather the reserve armymen and technical facilities, transport and assign them to units of the stand-by army;

2. The Ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall direct their subordinate agencies to carry out the concentration, transportation and assignment of reserve armymen and technical facilities to units of the stand-by army.

3. The stand-by units of the army shall receive the reserve force and stabilize the organization, staff and equipment of their own units;

4. The reserve armymen shall have the responsibility to respond to the call-up; individuals and organizations having technical facilities shall have to obey the order for their mobilization, purchase or requisition;

5. The place of the assignment and reception of the reserve force shall be determined by the Minister of Defense. The assignor has the responsibility to ensure accommodation and feeding of the reserve armymen until the assignment is completed. The process of concentrating, transporting, assigning and receiving the reserve force must be done in safety.

Article 23.- The Minister of Defense shall determine the time limit for the completion of the mobilization and organize and direct the whole process of mobilization of the reserve force.

Chapter IV

REGIMES AND POLICIES, FUND FOR THE BUILDING AND MOBILIZATION OF THE RESERVE FORCE

Article 24.- Reserve armymen taking part in training, maneuvers and check of combat readiness shall enjoy benefits provided for in the Law on Military Service and the Law on Officers of the Vietnam Peoples Army.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- The reserve armymen holding commanding posts in reserve units of squad and equivalent or higher level, shall be eligible for a quarterly responsibility allowance for the management of their units based on the following coefficients of the minimum wage:

- Squad leader: 0.25;

- Platoon leader: 0.30;

- Deputy Company Commander: 0.35;

- Company Commander: 0.40;

- Deputy Battalion Commander: 0.45;

- Battalion Commander: 0.50;

- Deputy Regiment Commander: 0.55;

- Regiment Commander: 0.60.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. State budget allocated for defense work to the Ministry of Defense and the other Ministries and branches at the central level;

2. State budget allocated by the central Government to localities for defense work;

Article 27.- The fund for building and mobilizing the reserve force shall be spent on the following tasks:

1. Registration and management of reserve armymen and technical facilities and the management of the reserve units;

2. Training, maneuvers and inspection of the reserve force;

3. Mobilization, purchase and requisition of technical facilities;

4. Mobilization, assignment of reserve units to the stand-by army units and the mobilization of reserve units in accordance with the stipulations of Item 2, Article 18 of this Ordinance;

5. The building and equipment of the mobilization command posts, rallying stations for reserve armymen, technical facilities and camps for the reserve units during their concentrated training;

6. Reserve of technical facilities and logistics to ensure supply for the reserve force when mobilized;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

STATE MANAGEMENT OVER THE BUILDING AND MOBILIZATION OF THE RESERVE FORCE

Article 28.- The State management over the building and mobilization of the reserve force includes the following:

1. Promulgating and guiding the implementation of legal documents on the building and mobilization of the reserve force;

2. Elaborating and directing the implementation of the plan on building and mobilizing the reserve force;

3. Working out and organizing the implementation of regimes and policies on the building and mobilization of the reserve force;

4. Controlling and inspecting the enforcement of the legislation on building and mobilizing the reserve force;

5. Conducting popularization and educational work and encouraging the population to take part in the building and mobilization of the reserve force;

6. Making periodical reviews and final review of the work of building and mobilizing the reserve force.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Government shall exercise unified State management over the building and mobilization of the reserve force in the whole country.

2. The Ministry of Defense shall assist the Government in exercising State management over the building and mobilization of the reserve force; guiding, directing, urging and inspecting the Ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, the Peoples Committees of various levels, political organizations, economic organizations and social organizations in the execution of the work of building and mobilizing the reserve force.

The commander of a military zone shall assist the Minister of Defense in directly providing guidance, directing and inspecting the work of building and mobilizing the reserve force in the provinces and cities directly under the Central Government and within the territory of the military zone.

3. The Ministries, ministerial level agencies, agencies attached to the Government shall, within the ambit of their tasks and powers, have the responsibility to coordinate with the Ministry of Defense in exercising the State management over the building and mobilization of the reserve force as well as in organizing the implementation of the plan on building and mobilizing the reserve force as assigned by the Government.

Article 30.- The People’s Committees of various levels shall exercise State management over the building and mobilization of the reserve force within their own localities.

The local Military Command shall coordinate with the related agencies in assisting the Peoples Committee of the same level to exercise State management over the building and mobilization of the reserve force.

Article 31.- The Vietnam Fatherland Front and its member organizations and the social organizations of different levels have the responsibility to educate and encourage their members as well as the population to observe the regulations on the building and mobilization of the reserve force; supervise the exercise of the State management over the building and mobilization of the reserve force according to the prescriptions of this Ordinance.

Article 32.- Organizations and individuals shall have the right to lodge complaints and denunciations to the competent State authority regarding violations in the building and mobilization the reserve force. The agency receiving such complaints or denunciations shall have to consider and settle them as prescribed by law.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34.- Any person committing acts of evading, obstructing or opposing the task of building and mobilizing the reserve force shall, depending on the nature and extent of his/her violation, be subject to administrative sanctions or examined for penal liability in accordance with the prescriptions of law.

Article 35.- Any person who out of irresponsibility causes damage to the building and mobilization of the reserve force, abuses his/her position and power to act contrarily to laws or cover up the violators of this Ordinance or who him/herself violates other provisions of law on the building and mobilization of the reserve force shall, depending on the character and extent of his/her violation, be subject to discipline, administrative sanctions or examined for penal liability; in case of any material losses, he/she shall have to make compensations as prescribed by law.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 36.- This Ordinance takes effect from the date of its promulgation.

The earlier provisions which are contrary to this Ordinance are now annulled.

Article 37.- The Government shall provide detailed guidance for the implementation of this Ordinance.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



;

Pháp lệnh Lực lượng Dự bị động viên năm 1996

Số hiệu: 51-L/CTN
Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 27/08/1996
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Pháp lệnh Lực lượng Dự bị động viên năm 1996

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [6]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…