HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2022/NQ-HĐND |
Quảng Nam, ngày 09 tháng 12 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ MƯỜI HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Xét Tờ trình số 7801/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị ban hành Nghị quyết quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025; Báo cáo thẩm tra số 177/BC-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề nông thôn (gọi chung là cơ sở ngành nghề nông thôn), bao gồm: Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình hoạt động theo quy định của pháp luật đóng trên địa bàn các xã, phường, thị trấn của tỉnh.
b) Các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận hoặc ủy quyền công nhận.
c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện Nghị quyết.
Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nghề truyền thống là nghề hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
2. Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, làng hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
3. Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.
Điều 3. Nguyên tắc, phương thức hỗ trợ
1. Nguyên tắc hỗ trợ: Trong trường hợp cùng đối tượng, cùng một nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ được hưởng mức hỗ trợ cao nhất.
2. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư (trừ nội dung hỗ trợ tại các Điều 6, 7 của Nghị quyết này).
1. Các cơ sở ngành nghề nông thôn được hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
b) Có hồ sơ, thủ tục đề nghị hỗ trợ được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
c) Cam kết chưa nhận hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của Nhà nước cho cùng một nội dung hỗ trợ.
d) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
2. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận hoặc ủy quyền công nhận.
1. Hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất: Các cơ sở ngành nghề nông thôn đang hoạt động trong hoặc ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản di dời; khi thực hiện di dời đến các khu, cụm công nghiệp, cụm làng nghề hoặc đến địa điểm quy hoạch được hỗ trợ các chi phí tháo dỡ, bốc xếp, vận chuyển, lắp đặt trang thiết bị, nhà xưởng. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở ngành nghề nông thôn là tổ hợp tác, hộ gia đình và không quá 250 triệu đồng/cơ sở ngành nghề nông thôn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã.
2. Hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý môi trường tại cơ sở ngành nghề nông thôn: Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 240 triệu đồng/cơ sở ngành nghề nông thôn.
3. Hỗ trợ lãi suất vốn vay để mua nguyên vật liệu; đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ: Mức hỗ trợ tối đa 50% lãi suất cho các khoản vay trong thời hạn 02 năm đầu nhưng không quá 400 triệu đồng/cơ sở ngành nghề nông thôn. Việc hỗ trợ lãi suất áp dụng đối với các khoản vay trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam trả nợ trước hoặc trong hạn, không áp dụng đối với các khoản vay đã quá thời hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất hỗ trợ là mức lãi suất cho vay thấp nhất trong khung lãi suất áp dụng cho các khoản vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ của Ngân hàng phát triển Việt Nam.
Khi Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành theo thời gian, trường hợp cơ sở ngành nghề nông thôn đã được cấp có thẩm quyền thống nhất hỗ trợ lãi suất tiền vay trước thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2026 thì được áp dụng đủ thời gian hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết này.
4. Hỗ trợ mở lớp truyền nghề: Các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề được hỗ trợ chi phí lớp học. Mức hỗ trợ bằng 100% định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 03 tháng theo quy định hiện hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú đang hoạt động ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống: Thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Mức hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định. Thời gian hỗ trợ tối đa là 03 năm, kể từ ngày thụ hưởng chính sách.
Điều 6. Nội dung, mức hỗ trợ phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
Hỗ trợ tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận và xây dựng cổng chào hoặc biển quảng bá sản phẩm nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận hoặc ủy quyền công nhận.
1. Mức hỗ trợ
a) Nghề truyền thống: Mức hỗ trợ 45 triệu đồng/nghề. b) Làng nghề: Mức hỗ trợ 75 triệu đồng/làng nghề.
c) Làng nghề truyền thống: Mức hỗ trợ 90 triệu đồng/làng nghề.
2. Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí trực tiếp tại Quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Điều 7. Nội dung, mức chi hỗ trợ quản lý Chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề
Cơ quan quản lý kinh phí Chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề cấp huyện được phân bổ, sử dụng tối đa 1,5% kinh phí Nghị quyết do cấp có thẩm quyền giao hằng năm để hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, chi khác (nếu có). Nội dung, mức chi cụ thể thực hiện theo quy định hiện hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh: 36.804.140.000 đồng (bố trí tối thiểu 12 tỷ đồng/năm).
2. Vốn ngân sách cấp huyện: 11.902.250.000 đồng
3. Vốn lồng ghép từ các Chương trình, đề án, dự án khác; vốn huy động từ các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề và các nguồn vốn hợp pháp khác: 28.559.610.000 đồng.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết.
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ, nhất là hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý môi trường đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời, hằng năm đánh giá cụ thể hiệu quả chính sách; nghiên cứu quy hoạch chi tiết các làng nghề có tiềm năng phát triển khai thác, phát huy lợi thế từng vùng, từng địa phương để định hướng phát triển và đầu tư hiệu quả.
c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, chính sách pháp luật về phát triển ngành nghề nông thôn, khuyến khích, vận động các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường di dời đến các khu, cụm công nghiệp; hướng dẫn các cơ sở ngành nghề nông thôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời, xử lý nghiêm những cơ sở ngành nghề nông thôn gây ô nhiễm môi trường.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Những nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
4. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
5. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, phát sinh Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, tổng hợp trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa X, kỳ họp thứ mười hai thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2022./.
|
CHỦ
TỊCH |
Nghị quyết 38/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025
Số hiệu: | 38/2022/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Phan Việt Cường |
Ngày ban hành: | 09/12/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 38/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025
Chưa có Video