HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2024/NQ-HĐND |
Bình Định, ngày 12 tháng 12 năm 2024 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Căn cứ Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Xét Tờ trình số 304/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ vaccine tiêm phòng; phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định; Báo cáo thẩm tra số 163/BC-KTNS ngày 08 tháng 12 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định cơ chế hỗ trợ vaccine tiêm phòng, hao hụt vaccine trong tiêm phòng và rủi ro xảy ra do tiêm phòng; hỗ trợ kinh phí điều tra dịch tể, giám sát lưu hành mầm bệnh, giám sát tiêm phòng trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ tiền công tiêm phòng cho 03 huyện miền núi.
2. Đối tượng và điều kiện để được hỗ trợ
a) Đối tượng hỗ trợ:
- Người chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ.
- Các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ về lĩnh vực thú y trên địa bàn tỉnh Bình Định.
b) Điều kiện hỗ trợ:
Người chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh động vật.
3. Nội dung hỗ trợ và mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ 100% kinh phí mua các loại vaccine (kể cả vaccine hao hụt trong tiêm phòng theo từng loại vaccine) bao gồm:
- Vaccine phòng bệnh Cúm gia cầm;
- Vaccine phòng bệnh Lở mồm long móng trâu bò;
- Vaccine phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò;
- Vaccine Tụ huyết trùng trâu bò cho 03 huyện miền núi.
- Các loại vaccine khác để phòng bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vaccine do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
b) Hỗ trợ đối với gia súc, gia cầm xảy ra rủi ro do tiêm phòng:
- Hỗ trợ gia súc bị sẩy thai: Trâu, bò: 1.000.000 đồng/con; heo: 500.000 đồng/con.
- Hỗ trợ 100% chi phí công theo dõi và thuốc điều trị đối với gia súc, gia cầm bị phản ứng do tiêm phòng.
- Hỗ trợ gia súc, gia cầm chết do phản ứng trong tiêm phòng vaccine: Trâu, bò, dê: 45.000 đồng/kg thịt hơi; heo: 38.000 đồng/kg thịt hơi; gia cầm (gà, vịt, ngan) dưới 1 tháng tuổi: 15.000 đồng/con, từ 01 tháng tuổi đến dưới 03 tháng tuổi: 25.000 đồng/con, từ 03 tháng tuổi trở lên: 35.000 đồng/con.
c) Hỗ trợ kinh phí điều tra dịch tể, giám sát lưu hành mầm bệnh, giám sát tiêm phòng hàng năm trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ 100% kinh phí tiền công tiêm phòng cho 03 huyện miền núi.
4. Cơ chế tài chính:
a) Kinh phí mua vaccine tiêm phòng: Ngân sách nhà nước đảm bảo 100% và thực hiện theo cơ chế như sau:
- Đối với các huyện miền núi: Ngân sách của tỉnh đảm bảo 90% và ngân sách huyện đảm bảo 10% kinh phí còn lại.
- Đối với các huyện trung du: Ngân sách của tỉnh đảm bảo 70% và ngân sách huyện đảm bảo 30% kinh phí còn lại.
- Đối với các huyện còn lại: Ngân sách của tỉnh đảm bảo 50% và ngân sách huyện đảm bảo 50% kinh phí còn lại.
- Đối với các thị xã: Ngân sách của tỉnh đảm bảo 40% và ngân sách thị xã đảm bảo 60% kinh phí còn lại.
- Đối với thành phố Quy Nhơn: Ngân sách của tỉnh đảm bảo 30% và ngân sách thành phố đảm bảo 70% kinh phí còn lại.
b) Kinh phí hỗ trợ đối với gia súc, gia cầm xảy ra rủi ro do tiêm phòng: Do ngân sách các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo. Trường hợp vượt quá nguồn dự phòng chi ngân sách hàng năm của địa phương thì Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ theo quy định hiện hành.
c) Kinh phí hỗ trợ điều tra dịch tể, giám sát lưu hành mầm bệnh; kinh phí giám sát tiêm phòng và tiền công tiêm phòng cho 03 huyện miền núi do ngân sách tỉnh đảm bảo.
5. Nguồn kinh phí thực hiện
a) Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều này và phân cấp ngân sách hiện hành;
b) Các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có)
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XIII Kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 2024./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 33/2024/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ vaccine tiêm phòng; phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định
Số hiệu: | 33/2024/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Hồ Quốc Dũng |
Ngày ban hành: | 12/12/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 33/2024/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ vaccine tiêm phòng; phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định
Chưa có Video