HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
*******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
20-CP
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 02 năm 1965
|
NGHỊ ĐỊNH
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ KHEN THƯỞNG SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT, HỢP
LÝ HÓA SẢN XUẤT, CẢI TIẾN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để khuyến khích mọi người lao
động tích cực phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến
nghiệp vụ công tác, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong Hội nghị thường vụ của Hội đồng
Chính phủ ngày 26 tháng 12 năm 1963,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay
ban hành, kèm theo nghị định này, điều lệ khen thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hóa sản xuất, cải tiến nghiệp vụ công tác.
Điều 2. Các
ông Bộ trưởng, các ông thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Hội
đồng Chính phủ, các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
|
KT.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Thanh Nghị
|
ĐIỀU LỆ
KHEN THƯỞNG SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT, HỢP LÝ HÓA SẢN XUẤT,
CẢI TIẾN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC
(Ban hành kèm theo nghị định số 20-CP ngày 08-02-1965 của Hội đồng Chính phủ)
Chương 1:
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1. Hội
đồng Chính phủ ban hành điều lệ này nhằm khuyến khích mọi người lao động tích cực
phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến nghiệp vụ
công tác, đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế quốc dân.
Điều 2. Tất
cả những biện pháp cải tiến trên cơ sở kỹ thuật, nghiệp vụ và tổ chức hiện tại,
sau khi áp dụng vào thực tế, đem lại lợi ích cho sản xuất, công tác và sự phát
triển khoa học, kỹ thuật đều gọi là sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản
xuất, cải tiến nghiệp vụ công tác và được khen thưởng theo điều lệ này.
Điều 3. Việc
xác định sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến nghiệp vụ
công tác để xét khen thưởng quy định như sau:
A. Cải tiến
kỹ thuật là:
a) Những cải tiến kết cấu máy
móc, thiết bị, công cụ thô sơ, dụng cụ; cải tiến phương án thiết kế sản phẩm
công nghiệp, công trình kiến trúc; cải tiến và phát triển giống sinh vật.
b) Những cải tiến phương pháp
công nghệ, phương pháp thí nghiệm, kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật nuôi dưỡng
sinh vật, kỹ thuật bảo quản kho tàng, vật liệu, kỹ thuật vận tải, bốc dở, kỹ
thuật an toàn và bảo hộ lao động, kỹ thuật chữa bệnh và phòng bệnh.
Những biện pháp kỹ thuật mới để
sử dụng tốt hơn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị hoặc nhằm
phục hồi giá trị sử dụng các loại trên đã bị hư và xấu; những biện pháp kỹ thuật
sản xuất ra nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị thay thế cho những loại hiếm,
quý hoặc phải mua ở nước ngoài cũng coi là sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
B. Hợp lý
hóa sản xuất hoặc cải tiến nghiệp vụ công tác là:
a) Những cải tiến tổ chức sản xuất
như cải tiến tổ chức thiết kế và chế thử sản phẩm, cải tiến tổ chức lao động và
cung cấp vật tư kỹ thuật; những cải tiến tổ chức nơi làm việc và bố trí máy
móc, thiết bị, dụng cụ; những cải tiến trình tự và phương pháp thao tác…
b) Những cải tiến quản lý kinh tế;
những cải tiến lưu thông, phân phối, cân đo, giao nhận, khai thác nguồn hàng;
những cải tiến nghiệp vụ công tác.
Những cải tiến đem lại kết quả
là tận dụng được công suất máy móc và thiết bị, tận dụng được nguyên liệu;
nhiên liệu và vật liệu; phục hồi máy móc và thiết bị cũ cũng coi là sáng kiến hợp
lý hóa sản xuất, nếu quá trình cải tiến không phải là sự đổi mới về kỹ thuật sản
xuất, không làm thay đổi kết cấu máy móc, thiết bị…
Điều 4. Thủ
trưởng các ngành, các cấp phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức công đoàn,
đoàn thanh niên lao động để tích cực động viên cán bộ, công nhân, viên chức ra
sức phát huy sáng kiến và tổ chức sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật,
nghiệp vụ với công nhân viên chức để làm tốt việc xác minh phổ biến và áp dụng
các sáng kiến.
Điều 5. Tất
cả những kiến nghị cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất, cải tiến nghiệp vụ
công tác trước khi áp dụng đều cần được đăng ký và có sự thẩm tra xác minh của
cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước.
Điều 6. Đối
với các kiến nghị đã được xác minh là có giá trị thực tiễn, thì thủ trưởng đơn
vị (xí nghiệp, công trường,…) có trách nhiệm đưa các kiến nghị đó vào kế hoạch
thí nghiệm hoặc áp dụng thử.
Điều 7. Những
người có sáng kiến có nhiệm vụ tham gia tích cực vào việc thí nghiệm, áp dụng
và phổ biến sáng kiến của mình theo kế hoạch chung của đơn vị.
Chương 2:
KHEN THƯỞNG
Điều 8. Những
người hoặc tập thể có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến
nghiệp vụ công tác (kể cả người nước ngoài làm ăn sinh sống trên đất nước Việt
Nam) được áp dụng vào sản xuất hoặc công tác đều được khen thưởng theo điều lệ
này.
Điều 9. Người
có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến nghiệp vụ công
tác được khen thưởng một lần về mỗi sáng kiến của họ.
Mức khen thưởng quy định như
sau:
a) Mức thưởng:
Bậc
|
Tiền làm lợi thực tế trong sáu
tháng tính trong đơn vị áp dụng đầu tiên
|
MỨC THƯỞNG
|
Cải tiến kỹ thuật
|
Hợp lý hóa sản xuất, cải tiến
nghiệp vụ công tác
|
1
2
3
4
5
6
|
50đ – 100đ
101đ – 300đ
301đ – 1.000đ
1.001đ – 10.000đ
10.001đ – 100.000đ
100.001đ trở lên
|
10đ – 25đ
25đ – 70đ
70đ – 200đ
200đ – 600đ
600đ – 1.200đ
1.200đ – 2.000đ
|
5đ – 15đ
15đ – 50đ
50đ – 100đ
100đ – 300đ
300đ – 600đ
600đ – 1.200đ
|
Khi tính toán mức thưởng, ngoài
việc xét giá trị làm lợi thực tế trong sáu tháng, còn phải xét đến giá trị khoa
học và kỹ thuật, đến tác dụng phổ biến rộng hay hẹp và giải quyết khó khăn nhiều
hay ít của sáng kiến đó, đến điều kiện và trình độ của người có sáng kiến để
quyết định tiền thưởng cho thích hợp.
b) Mức khen:
- Đối với những sáng kiến mà tiền
thưởng từ 200đ trở xuống thì thủ trưởng đơn vị (xí nghiệp, cơ quan) biểu dương
hoặc cấp giấy khen;
- Đối với những sáng kiến mà tiền
thưởng trên 200đ thì Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc
Hội đồng Chính phủ hoặc Ủy ban hành chính tỉnh, thành, khu cấp giấy khen hoặc bằng
khen.
Điều 10. Đối
với mức khen thưởng những sáng kiến cải tiến kỹ thuật sản xuất có giá trị lớn về
khoa học, kỹ thuật nhưng tiền làm lợi tính trong đơn vị áp dụng đầu tiên quá ít
mà cần nâng cấp bậc khen thưởng và đối với mức khen thưởng những cải tiến kỹ
thuật sản xuất có ít giá trị về khoa học, kỹ thuật nhưng tiền làm lợi tính
trong đơn vị áp dụng đầu tiên quá lớn nên cần hạ thấp bậc khen thưởng, thì phải
đề nghị lên cơ quan trên một cấp quyết định.
Điều 11. Đối
với những cải tiến kỹ thuật chữa bệnh và phòng bệnh, cải tiến kỹ thuật an toàn
sản xuất và an toàn lao động, những cải tiến làm lợi cho nền kinh tế quốc dân
hoặc cải thiện đời sống nhân dân, v.v… mà giá trị làm lợi bằng tiền khó tính
toán, thì cần căn cứ vào tác dụng về nhiều mặt và trình độ khoa học, kỹ thuật của
sáng kiến đó mà quyết định khen thưởng.
Điều 12. Đối
với những sáng kiến có giá trị lớn cả về khoa học, kỹ thuật và kinh tế cần đặc
biệt khuyến khích, thì mức khen thưởng không phụ thuộc vào điều 9 trên đây mà
do các ngành chủ quản ở trung ương hoặc Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và Ủy ban Khoa học Nhà nước cùng đề nghị lên Hội đồng
Chính phủ quyết định.
Điều 13. Những
kỹ thuật tiên tiến đã được thực hiện ở nước ngoài hay ở xí nghiệp khác trong nước,
nhưng chưa được in thành tài liệu phổ biến hoặc chưa được cơ quan chủ quản phổ
biến mà nay có người nghiên cứu thành công thì sau khi áp dụng có kết quả cũng
được xét thưởng theo quy định ở điều 9 trên đây.
Điều 14. Những
người áp dụng thành công những kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài và của trong
nước đã được phổ biến cũng được xét thưởng. Mức thưởng cho những người này cao
nhất không quá 50% so với mức thưởng sáng kiến có cùng giá trị tiết kiệm theo
quy định ở điều 9.
Điều 15. Những
thành công có giá trị về khoa học kỹ thuật của những người được giao nhiệm vụ
nghiên cứu như một công tác chuyên môn hàng ngày theo chương trình cải tiến kỹ
thuật của xí nghiệp hoặc cơ quan cũng được xét thưởng. Mức thưởng cao hay thấp
tùy theo giá trị khoa học, kỹ thuật của công trình nghiên cứu đó, nhưng cao nhất
không quá 1.000 đồng.
Điều 16. Những
sáng kiến hợp lý hóa sản xuất của cán bộ quản lý kỹ thuật hoặc nghiệp vụ từ phó
phân xưởng trưởng, phó phòng nghiệp vụ hoặc kỹ thuật và những cán bộ quản lý
khác có mức lương tương đương trở lên cũng được xét thưởng, nếu sáng kiến ấy có
giá trị phổ biến rộng rãi hoặc có tính chất sáng tạo. Việc khen thưởng này phải
được thủ trưởng ngành chủ quản ở trung ương hoặc Ủy ban hành chính tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương xét và quyết định.
Điều 17. Quyền
hạn thẩm tra và quyết định tiền thưởng quy định như sau:
a) Giám đốc xí nghiệp, cơ quan
có quyền quyết định số tiền thưởng từ bậc 1 tới mức cao nhất là bậc 3, theo sự
phân cấp của ngành chủ quản hoặc các Ủy ban hành chính địa phương.
b) Ủy ban hành chính khu, tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định số tiền thưởng từ bậc 2 tới
bậc 4, thủ trưởng các ngành ở trung ương có quyền quyết định số tiền thưởng từ
bậc 3 tới bậc 5.
c) Ủy ban Khoa học Nhà nước có
quyền quyết định số tiền thưởng từ bậc 5 tới bậc 6 đối với các sáng kiến của
các xí nghiệp thuộc Ủy ban hành chính địa phương quản lý và quyết định số tiền
thưởng bậc 6 đối với các sáng kiến của các xí nghiệp thuộc các ngành ở trung
ương quản lý.
Điều 18. Tiền
thưởng sáng kiến do đơn vị thu lợi phát. Thể lệ lập dự trù và thanh toán tiền
thưởng do Bộ Tài chính quy định.
CHƯƠNG 3:
CÁCH TÍNH VÀ PHÁT TIỀN
THƯỞNG
Điều 19. Giá
trị làm lợi của sáng kiến là mức chênh lệch tính bằng tiền giữa kết quả áp dụng
sáng kiến với định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền đã quy định.
Sau khi xí nghiệp đã phổ biến
sáng kiến và đã chuẩn bị đủ diều kiện cho quần chúng áp dụng sáng kiến, thì xí
nghiệp phải điều chỉnh lại định mức kinh tế, kỹ thuật cho hợp lý.
Điều 20. Đối
với những sáng kiến có tác dụng tiết kiệm ở bộ phận này nhưng khi thực hiện lại
tăng những khoản chi phí ở bộ phận khác hoặc tiết kiệm được mặt này nhưng lại
phải chi phí thêm mặt khác, thì phải khấu trừ những chi phí đó trước khi tính
giá trị làm lợi thực tế để thưởng. Những chi phí về thí nghiệm không khấu trừ
vào giá trị làm lợi của sáng kiến.
Điều 21. Đối
với những cải tiến thiết kế làm giảm bớt phí tổn của công trình kiến trúc thì
tiền làm lợi để tính thưởng theo quy định ở điều 9 trên đây tối đa không quá
20% tổng số tiền tiết kiệm được so với kế hoạch.
Điều 22. Tiền
thưởng sáng kiến của tập thể được thanh toán như sau:
a) Đối với những sáng kiến của
hai hoặc nhiều người, thì tiền thưởng sẽ phát chung; những người này sẽ thỏa
thuận với nhau trong việc sử dụng số tiền thưởng đó;
b) Đối với sáng kiến của một người
đề xuất chưa đầy đủ, sau có người khác bổ sung, hoàn thiện, áp dụng có kết quả,
thì tiền thưởng sẽ phát chung; những người này sẽ thỏa thuận với nhau việc sử dụng
số tiền thưởng đó;
Điều 23. Những
người được cử đến giúp đỡ người khác giải quyết một số khó khăn về kỹ thuật để
mau chóng áp dụng sáng kiến vào sản xuất, thì sau khi áp dụng có kết quả, cũng
được xét thưởng.
Số tiền thưởng những người đến
giúp đỡ này nhiều nhất không quá 25% số tiền thưởng người có sáng kiến và không
lấy trong số tiền thưởng của người có sáng kiến mà lấy trong số tiền làm lợi được
do sáng kiến đem lại.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Các
ông thủ trưởng các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Hội đồng
Chính phủ, các Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
căn cứ vào bản điều lệ này và căn cứ vào đặc điểm của ngành, của địa phương
mình mà có những quy định cụ thể và đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành điều lệ
này.
Điều 25. Điều
lệ này áp dụng trong tất cả các xí nghiệp, cơ quan của Nhà nước (kể cả xí nghiệp
công tư hợp doanh). Đối với các đơn vị thuộc khu vực sở hữu tập thể, các ngành
có quản lý hợp tác xã căn cứ vào bản điều lệ này mà quy định thể lệ thi hành
cho thích hợp sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Lao động, Bộ Tài chính và Ban
Thi đua trung ương.
Điều 26. Điều
lệ này thi hành kể từ ngày ký. Các quy định về thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hóa sản xuất trước đây đều bãi bỏ.
Điều 27. Ban
Thi đua trung ương và Bộ Lao động có trách nhiệm giải thích và hướng dẫn các
ngành, các cấp thi hành điều lệ này. Ủy ban Khoa học Nhà nước có trách nhiệm tổ
chức tốt việc đăng ký, xác minh, phổ biến và áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hóa sản xuất, cải tiến nghiệp vụ công tác trong phạm vi cả nước. Ủy ban
Kiến thiết cơ bản Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn việc xác minh và thưởng
sáng kiến cải tiến thiết kế xây dựng cơ bản.