Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
VĨNH PHÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9487/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN DỒN THỬA ĐỔI RUỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sng nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015;

Căn cứ Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ và Quyết định số 450/QĐ-UB ngày 19/5/1992 và Quyết định số 159/QĐ-UB ngày 08/02/1994 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

Căn cứ Chthị số 11-CT/TU ngày 11/11/2016 của Ban Thường vụ Tnh ủy về tiếp tục thực hiện công tác dồn thửa đổi ruộng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo công tác dồn thửa đổi ruộng và giải quyết đất dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 175-QĐ/TU ngày 11/7/2016 và Quyết định số 03-QĐ/BCĐ ngày 03/11/2016 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện dồn tha đổi ruộng trong nông nghiệp trên địa bàn tnh Vĩnh Phúc như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1- Mục đích:

1- Tạo ra các cánh đồng lớn, thửa ruộng lớn bằng phẳng, đồng nhất, có hệ thống bờ vùng, bờ thửa, hệ thống tưới, tiêu khoa học, hợp lý, thuận tiện cho các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.

2- Dồn thửa đổi ruộng (DTĐR) nhằm đưa nhiều thửa đất của một hộ gia đình, cá nhân được giao trước đây và nhận quyền sử dụng hợp pháp về còn 1-2 thửa, thửa nào cũng liền bờ lớn, mương để đưa cơ giới hoá, tưới tiêu thuận lợi vào đồng ruộng giải phóng sức lao động, giảm chi phí, sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi và tăng thu nhập cho người nông dân trên 1 đơn vị diện tích; góp phần tích cực vào chuyn dch, tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu trong lao động nông nghiệp.

3- Kết hợp dồn thửa đổi ruộng với sắp xếp lại quđất để đảm bảo giữ tiêu chuẩn đất được giao, nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của các hộ gia đình, cá nhân; đồng thời, giải quyết đất dịch vụ, bố trí đất khu sản xuất chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, chuyển mục đích sử dụng theo quy hoạch.

4- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần đy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tnh giai đoạn 2016-2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015.

5- Đảm bảo quản lý nhà nước về đất đai trong nông nghiệp tránh lấn, chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích. Xử lý đúng diện tích đất được giao, đất nhận chuyển quyền chưa đảm bảo thủ tục,. ... lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

2- Yêu cầu:

1. DTĐR phải được gắn liền với việc quy hoạch lại đồng ruộng, quy hoạch vùng sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng khoa học, hợp lý và phù hp với các quy hoạch khác đặc biệt là quy hoạch hệ thống bờ vùng, bờ thửa, hệ thống tưới, tiêu, quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, khu đất dịch vụ.

2. Công khai, dân chủ, công bằng, mọi công việc liên quan đến DTĐR người dân đều được biết và tham gia bàn bạc, thng nhất. UBND các cấp chủ yếu đóng vai trò kiến tạo, phục vụ và hỗ trợ người dân thực hiện.

3. Các cấp ủy Đng, chính quyền, đoàn thể tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân thấy rõ lợi ích, hiệu quả và sự cần thiết phải dồn thừa đổi ruộng để tự giác thực hiện với phương châm kiên quyết, kiên trì, chặt chẽ, từng bước, nhất quán đảm bảo lợi ích chung của đa số người dân, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường đoàn kết trong nông thôn.

4. Việc DTĐR, không được làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất của nông dân, không làm mất quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

5. Sau khi DTĐR xong phải thực hiện ngay việc đo đạc chnh lý bản đồ, cập nhật hồ sơ địa chính và cấp đổi Giấy chứng nhận cho các hộ theo quy định của Luật đất đai.

6. Trong quá trình thực hiện từng nhiệm vụ phải kịp thời xử lý, giải quyết triệt để các vướng mắc phát sinh thông qua việc thương lượng, hòa giải. Không để phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về sau.

II. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

1. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được giao theo Nghị định 64/CP của Chính phủ và Quyết định số 450/QĐ-UB ngày 19/5/1992, Quyết định số 159/QĐ-UB ngày 08/02/1994 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) và người nhận quyền sử dụng hợp pháp, đồng thời không để xảy ra các sai phạm trong việc qun lý và sử dụng đất đai tại địa phương khi thực hiện DTĐR.

2. Ly số khẩu và diện tích giao cho mỗi khẩu ở thời điểm 15/10/1993 khi thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ và các Quyết định số 450/QĐ-UB ngày 19/5/1992, Quyết định số 159/QĐ-UB ngày 08/02/1994 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) và diện tích nhận quyền sử dụng đất hợp pháp làm tiêu chuẩn, không chia thêm và cũng không rút bớt. Phần diện tích các hộ đã được Nhà nước thu hồi hoặc đã chuyển nhượng thì không được tính DTĐR, chỉ thực hiện DTĐR với diện tích hiện trạng còn lại.

3. Lấy thôn (làng, khu hành chính, bản) làm đơn vị dồn tha đổi ruộng. Người sử dụng đất ở thôn nào thì nhận dồn thửa đổi ruộng ở thôn đó.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có thỏa thuận khác của nhng người sử dụng liên quan mà không ảnh hưởng đến lợi ích chung thì tạo điều kiện để thực hiện thỏa thuận đó. Nhân dân bàn và quyết định tập thể về các nội dung: quy hoạch đồng ruộng, phương pháp thực hiện, khu đất nào dồn đổi và những khu đất không dồn đi, hệ số K dồn đổi,...

III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Họp, tuyên truyền, vận động để nhân dân thấy rõ lợi ích chung của việc dồn thửa đổi ruộng và tự nguyện tham gia. Sau khi nhân dân đã thống nhất thực hiện (có Nghị quyết, Biên bản) mới tổ chức thực hiện theo trình tự các bước đã được nhân dân bàn, thống nhất.

2. Lấy quy hoạch chi tiết đồng ruộng được nhân dân thống nhất tiến hành khoanh định các vùng, khu đất làm quđất bố trí dồn đổi.

3. Tự kê khai và thống kê, rà soát tiêu chuẩn, diện tích đất được giao, nhận và chuyển quyền sử dụng hợp pháp.

4. Xác định hệ số K phù hợp cho từng khu đất đảm bảo sự công bng, thực hiện việc gắp thăm, nhúp phiếu ngẫu nhiên hoặc thỏa thuận nhận đất của người dân.

5. Các vấn đề kỹ thuật do tổ công tác chuyên môn của tỉnh, huyện, xã hỗ trợ thực hiện toàn bộ các vn đề điều tra số liệu, định hướng quy hoạch, các giải pháp kỹ thuật, hoàn thiện hồ sơ pháp lý, xác định ranh giới, diện tích thực địa ...trên cơ sở thống nhất của người dân. Tuyên truyền giải thích và tiếp thu các ý kiến đngười dân hiểu đảm bảo sự chính xác và công bằng.

6. Trong quá trình thực hiện có thể lồng ghép thời gian để thực hiện các bước công việc nêu trong kế hoạch đảm bảo tính thống nht và hiệu quả

7. Thực hiện đến đâu chắc chắn đến đó không làm phát sinh tranh chấp, khiếu kiện, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

IV. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Bước 1: Công tác chuẩn bị

a) Chuẩn bị hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành đng bộ từ tnh, huyện, xã:

- Trích dẫn, sao gửi các nội dung văn bản của Đảng và Nhà nước về chủ trương tích tụ, dồn ghép ruộng đất để thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện.

- Các văn bản lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy;

- Kế hoạch của UBND tỉnh (Kế hoạch này khi được ban hành);

- Chỉ thị, kế hoạch (đề án) của cấp huyện (Ban hành đồng bộ);

- Nghị quyết, Quyết định, kế hoạch của Đảng ủy, UBND cấp xã;

b) Chuẩn bị về nhân lực:

- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác của tỉnh, huyện, xã.

- Việc phân công, phối hợp thực hiện từng nhiệm vụ của các Ban chỉ đạo và Tổ công tác để làm rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người tránh chồng chéo.

c) Chuẩn bị về trang thiết bị, vật tư, bản đ, sổ sách các loại và kinh phí:

- Về trang thiết bị, vật tư, bản đồ, sổ sách, biểu, mẫu biên bản các loại: Do Tổ giúp việc Ban chỉ đạo các cấp và UBND cấp xã thực hiện.

- Về kinh phí: Theo mục VI tại Kế hoạch này.

2. Bước 2. Tchức họp triển khai ở cấp xã có đại diện các chi bộ, trưởng thôn, các đoàn thể thông báo chủ trương, kế hoạch, phương pháp triển khai dồn thửa đổi ruộng.

a) Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, xã chuẩn bị các tài liệu để phổ biến, triển khai.

b) Thảo luận, nghe, tiếp thu và giải trình các ý kiến.

3. Bước 3. Tổ chức cho cán bộ và nhân dân tham quan thực tế

UBND các xã, huyện tổ chức cho cán bộ và nhân dân tham quan, học tập kinh nghiệm ở các nơi đã triển khai đạt kết quả cao trong và ngoài tnh.

4. Bước 4: Họp từng thôn tuyên truyền, vận động, giải thích thuyết phục về li ích, hiệu quả, phương pháp thực hiện để nhân dân hiểu, tham gia

a) Tổ công tác giúp việc của tỉnh, huyện, xã tổ chức họp với từng thôn, khu dân cư để tuyên truyền qua các văn bản của nhà nước và hiệu quả thực tế qua tham quan học tập kinh nghiệm ở các địa phương.

b) Tổ công tác của tỉnh, huyện, xã xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh để công khai cho dân biết, bàn và thực hiện.

c) Tổ chức ký cam kết quyết tâm thực hiện theo chủ trương, chính sách dồn thửa đi ruộng.

d) Phát đơn, biểu mẫu để người sử dụng đất tự kê khai từng thửa đất nông nghiệp trước đây được giao, nhận quyền sử dụng theo thỏa thuận hợp pháp để xác định tiêu chuẩn, diện tích dồn thửa đổi ruộng.

Công tác tuyên truyền, vận động, giải thích, hướng dẫn cần thực hiện liên tục, thường xuyên cấp xã, cấp thôn và trên các phương tin thông tin đại chúng ở cấp huyện, cấp tỉnh.

5. Bước 5. Điều tra, thu thập thông tin, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn từng thôn và toàn xã để lập quy hoạch và thiết kế đồng ruộng

a) Điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới để dự thảo quy hoạch đồng ruộng đảm bảo khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện địa phương cho từng khu đất, đặc biệt về giao thông nội đồng (5-6 m), hệ thống bờ vùng, bờ thửa, hệ thống tưới, tiêu, các khu chăn nuôi tập trung, các khu đất dịch vụ, đất nghĩa trang, nghĩa địa ....để nhân dân bàn và quyết định.

b) Họp lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch đồng ruộng. Khu, vùng đất nào thực hiện dồn đổi và khu nào để lại không dồn đổi (do đã xây dựng, sử dụng theo mô hình trang trại ổn định, hiệu quả hoặc đất có quy hoạch chi tiết chuẩn bị thu hồi đất ...), hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, bờ vùng, bờ thửa, bờ bao, các khu chăn nuôi tập trung, khu nuôi trng thủy sản, khu đất dịch vụ, đất tái định cư.

c) Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch theo ý kiến tham gia của người dân.

d) Họp dân thống nhất lại thiết kế quy hoạch đồng ruộng đã tiếp thu, chỉnh sửa.

e) Niêm yết công khai bản đồ quy hoạch, thiết kế đồng ruộng trong suốt quá trình dồn thửa đổi ruộng, tiếp tục bsung, chỉnh sửa hoàn thiện theo ý kiến của đa snhân dân đảm bảo khoa học, hợp lý, hiệu quả sử dụng.

6. Bước 6. Điều tra, rà soát đối tượng đang sử dụng đất được giao theo Quyết định số 450/QĐ-UB ngày 19/5/1992, Quyết định số 159/QĐ-UB ngày 08/02/1994 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) và nhận quyền sử dụng hợp pháp để xác định tiêu chuẩn diện tích dồn thửa đổi ruộng

a) Thu thập các loại đơn, biểu mẫu, tờ khai để người dân kê khai đất đang sử dụng, sao gửi những giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính (nếu có).

b) Tổ công tác và Ban chỉ đạo cấp xã đổi chiếu đơn, biểu mẫu tự kê khai của hộ gia đình, cá nhân với bản đồ, sổ sách các loại và hiện trạng đt đai để thống nhất xác định tiêu chuẩn, diện tích DTĐR.

c) Xử lý, giải quyết các mâu thuẫn số liệu tự kê khai và hồ sơ sổ sách, hiện trạng đang sử dụng đất.

d) Chốt tiêu chuẩn, diện tích, mục đích sử dụng đất của từng hộ gia đình, cá nhân tham gia DTĐR.

e) Niêm yết công khai kết quả đối chiếu, rà soát để người sử dụng đất biết, tham gia ý kiến và tiếp thu, giải trình ý kiến trong suốt quá trình DTĐR.

7. Bước 7. Họp từng thôn để người dân bàn, thống nhất các nội dung trong dồn thửa, đổi ruộng

a) Về hệ số K cho các khu đất, vùng đất đảm bảo sự công bằng. Đối với các khu đất xấu, đất xa thì K lớn hơn các khu đất tt, đất gn, đất thuận tiện sản xuất.

b) Thống nhất tỷ lệ % diện tích đất góp xây dựng đường giao thông, thủy lợi nội đồng dùng chung trong trường hợp thiếu diện tích do việc mở rộng bờ vùng, bờ mương (trước đây 1-2 m nay mrộng 5-6 m) để đảm bảo cơ giới hóa sản xuất và thuận tiện tưới, tiêu đến ruộng.

c) Bàn, thống nhất về tháo dỡ lều tạm, cây cối, vật cản, san, gạt mặt bng tạo sự đồng nhất cho từng khu đất, vùng đất dồn đổi.

d) Bàn, thng nhất hỗ trợ di chuyển mồ mả nằm trong khu, vùng đất dồn thửa đổi ruộng.

e) Bàn, thống nhất phương pháp thương thảo nhóm người có quan hệ gia đình, cùng xóm nhận về từng khu, vùng và sau đó tổ chức gắp thăm ngẫu nhiên để xác định vị trí đất theo tiêu chuẩn được dồn đổi.

f) Thống nhất thỏa thuận xử lý đất cho thuê, cho mượn, chuyển đi, chuyển nhượng .. để giải quyết triệt để trong quá trình dồn thửa đổi ruộng.

g) Bàn, thống nhất các nội dung về quđất công ích của xã, phường, thị trấn.

h) Xử lý các vấn đề khác phát sinh theo ý kiến của người dân.

8. Bước 8. Xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa theo Điều 78 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ

a) Hộ gia đình, cá nhân xác nhận tiêu chuẩn, diện tích, mục đích sử dụng đất để thỏa thuận, cam kết để thực hiện khoản 1 Điều 78 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

b) UBND cấp xã lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung của toàn xã thực hiện khoản 2 Điều 78 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

c) Phòng Tài nguyên và Môi trường thm định phương án trình UBND cấp huyện phê duyệt thực hiện khoản 3 Điều 78 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

d) Niêm yết công khai phương án dồn tha đổi ruộng đồng bộ với hồ sơ thiết kế quy hoạch đồng ruộng, tiêu chuẩn đất dồn đổi của hộ gia đình, cá nhân.

9. Bước 9. Xác định mặt bằng các khu đất, vùng đất và đưa quy hoạch đồng ruộng ra thực địa

a) Xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa theo thiết kế quy hoạch thống nhất cho từng khu đất, vùng đất.

b) San gạt, tháo dỡ lều, nhà tạm, vật dng, cây cối tạo mặt bằng để chuẩn bị bàn giao ruộng cho người nhận được thông qua hình thức bốc thăm và thỏa thuận.

c) Thuê máy múc, máy gạt để san, đắp hình thành ranh giới các vùng, khu đất theo hệ thống bờ vùng, bờ bao, hệ thống kênh, mương.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài thực địa.

10. Bước 10 Tchức họp thỏa thun nhận đất (do quan hệ gia đình, cùng xóm) hoặc tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên

a) Chuẩn bị các quy định, phương án bốc thăm, sơ họa thiết kế ruộng để bốc thăm, cọc mốc, hộp sơn đánh dấu ....

b) Tổ chức bốc thăm (có thể 1-3 vòng).

c) Xác nhận kết quả bốc thăm.

d) Xử lý thỏa thuận khác sau bốc thăm (nếu có) tạo thuận lợi cho người dân.

e) Khoanh vẽ đất nhận thỏa thuận hoặc bốc thăm trên bản đồ địa chính VN2000 tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000.

f) Tổ chức lực lượng có cán bộ kỹ thuật bn đồ, tổ công tác và người dân theo tiêu chuẩn, diện tích dồn đi và kết quả xác định vị trí đất thỏa thuận, bốc thăm được để cắm mốc giao đất dồn đổi tại thực địa.

g) Xử lý các vn đề khác phát sinh.

11. Bước 11. Thực hiện việc hoàn công, hoàn thiện Hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

a) Hướng dẫn kê khai, đăng ký sử dụng đất sau dồn thửa, đổi ruộng.

b) Phát đơn, mẫu biểu kê khai đăng ký.

c) Thu và tiếp nhận đơn, hồ sơ giấy tờ về quyền sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận QSD đất.

d) Chỉnh sửa bản đồ địa chính.

e) Vào sổ mục kê.

f) Vào sổ theo dõi biến động.

g) Vào sổ địa chính.

h) Kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSD đất.

i) Chỉnh lý, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trước đây nay cấp đổi lại theo kết quả dồn thửa đổi ruộng.

k) In, viết và trình các cơ quan, cấp có thẩm quyền ký, vào sổ cấp GCN và trả Giấy chứng nhận.

l) Hoàn tất thủ tục và xử lý giải quyết các vấn đề vướng mắc.

12. Bước 12. Rà soát hoàn thiện (hoàn công) phương án dồn thửa đổi ruộng

a) Về phương án.

b) Về bản đ.

c) Trình duyệt, ký xác nhận hồ sơ, tài liệu.

d) Đóng gói hồ sơ tài liệu để bàn giao, lưu giữ quản lý, sử dụng.

13. Bước 13. Thực hiện công tác thanh, quyết toán kinh phí

Kinh phí thực hiện DTĐR phải có đầy đủ các chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.

14. Bước 14. Tổng kết, rút kinh nghiệm

V. THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Từ tháng 10 năm 2016 đến hết tháng 12 năm 2017: Thực hiện thí điểm tại 02 xã Ngũ Kiên, Cao Đại của huyện Vĩnh Tường.

2. Từ năm 2017 - 2020: Triển khai trên địa bàn tỉnh đối với các đơn vị có nhu cầu đăng ký thực hiện.

3. Tổng kết công tác trên địa bàn tỉnh vào năm 2020.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ (ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cp xã); nguồn do nhân dân đóng góp và các nguồn huy động hợp pháp khác;

Riêng đối với các xã được Ban chỉ đạo đồng ý triển khai thí điểm và các đơn vị tại các huyện, thành, thị đăng ký triển khai thì nguồn kinh phí theo đề án cụ thể của UBND cấp huyện được Sở Tài chính chủ trì phi hợp các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT và Tư pháp thẩm định trình duyệt.

2. Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo định mức đã được quy định tại Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh và được chi những nội dung cụ thể như sau:

a) Htrợ công tác chuẩn bị tài liệu, phô tô, in ấn, khánh tiết hội nghị.

b) Hỗ trợ công thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ t công tác.

c) Hỗ trợ công, vật tư, chi phí điều tra, lấy ý kiến lập và công bố quy hoạch đồng ruộng.

d) Htrợ tổ chức họp, tuyên truyền vận động nhân dân.

e) Htrợ di chuyển lều, cây cối, vật dụng, mồ mả.

f) Hỗ trợ thuê máy móc san, gạt, đắp bờ vùng, bờ bao, kênh mương.

e) Htrợ đo đạc, cắm mốc ngoài thực địa.

h) Hỗ trợ lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận theo định mức, đơn giá cấp Giấy chứng nhận.

i) Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, lưu trữ.

k) Htrợ công tác tổng kết, rút kinh nghiệm và các khoản chi khác.

VII. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

a) Ở cấp tnh:

- Tổ giúp việc Ban chỉ đạo DTĐR thực hiện theo nhiệm vụ do Ban chỉ đạo giao; các thành viên Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ do Tổ trưởng, Tổ phó và Lãnh đạo các Sở, ngành điều động phân công cụ thể.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện về dồn thửa đổi ruộng trên địa bàn tỉnh; tham mưu, đề xuất các phương án, tháo gỡ, khắc phục; hướng dẫn, phối hợp các địa phương giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong công tác DTĐR trên địa bàn tỉnh;

+ Chỉ đạo, tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân sau khi DTĐR;

- Sở Tài chính:

Tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan đến cơ chế tài chính thuộc trách nhiệm của ngành; trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí thực hiện tác DTĐR trên địa bàn tỉnh theo cơ chế và quy định hiện hành của Nhà nước.

- Sở Xây dựng:

Thực hiện các nội dung liên quan đến quy hoạch, hạ tầng đồng ruộng, kết nối hạ tầng khu vực, các định mc kinh tế - kthuật về xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, di chuyển mồ mả,… trong quá trình DTĐR.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan đến đầu tư, nguồn vốn đầu tư,.. thuộc trách nhiệm của ngành để hỗ trợ trong quá trình thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng đồng ruộng và các nội dung liên quan trong công tác DTĐR.

- Sở Nông nghiệp và PTNT:

+ Chtrì hướng dẫn, theo dõi nội dung về quy hoạch lại đồng ruộng, phân vùng sản xuất nông nghiệp phù hợp cho địa phương trước khi DTĐR;

+ Tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về Nông nghiệp trong công tác DTĐR; tổng hợp các vướng mắc, những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp và cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

- Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng (Đài phát thanh truyền hình Tỉnh, Báo Vĩnh Phúc) có trách nhiệm tuyên truyền, phbiến để nhân dân hiểu và hưởng ứng việc DTĐR. Viết bài động viên, cổ vũ kịp thời những điển hình để các địa phương khác trong tỉnh tham quan và học tập.

- Đề nghị Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với các cấp, ngành tham gia tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ và thực hiện tốt công tác DTĐR.

- Các Sở, ngành liên quan khác: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương thực hiện thí điểm các nội dung liên quan đến chức năng của Sở, ngành mình, đảm bảo thực hiện đúng Kế hoạch, tiến độ DTĐR.

b) Ở cấp huyện

- Huyện ủy, Thành ủy, thị ủy ban hành Nghị quyết của Ban chấp hành chđạo công tác DTĐR trên địa bàn.

- Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo cấp huyện chỉ đạo công tác DTĐR trên địa bàn.

- UBND cấp huyện ban hành Kế hoạch, Hướng dẫn cụ thể và ra quyết định giao kế hoạch thực hiện cụ thể cho cấp xã.

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn có liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện DTĐR trên địa bàn qua Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.

c) Ở cấp xã

- Ban Chấp hành Đảng Ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề thực hiện công tác DTĐR trên địa bàn.

- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã và các Tiểu ban tại mỗi thôn.

- Ban Chđạo cấp xã cần lập kế hoạch thực hiện chi tiết ở địa phương mình đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban Chỉ đạo DTĐR thôn. Có kế hoạch thực hiện hàng tuần, hàng tháng thật cụ thể chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện. Cử cán bộ xã trực tiếp phụ trách từng thôn.

Trên đây là Kế hoạch tiếp tục thực hiện DTĐR trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành, thị, Giám đốc các Sở, ngành, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tập trung chđạo và thực hiện, thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh và Ban chđạo DTĐR tỉnh Vĩnh Phúc. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh nhng khó khăn, vướng mắc bất cập cần phải chỉ đạo, điều chỉnh, bổ sung các cơ quan liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và môi trường (cơ quan Thường trực BCĐ tỉnh) để tổng hợp báo cáo UBND tnh đchỉ đạo giải quyết hoặc điều chỉnh bổ sung kế hoạch./.

 


Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CPCT; CPVP;

- Các Sở, Ngành, Đoàn thể;
- UBND các huyện, thành, thị;
- CVNCTH;
- Lưu VT, NN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trì

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 9487/KH-UBND năm 2016 thực hiện dồn thửa đổi ruộng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu: 9487/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký: Nguyễn Văn Trì
Ngày ban hành: 30/12/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 9487/KH-UBND năm 2016 thực hiện dồn thửa đổi ruộng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…