Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/KH-UBND

Trà Vinh, ngày 06 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI GẮN VỚI LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 78/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi nhanh từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, trong đó hợp tác xã làm nòng cốt nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khó khăn. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và huy động nguồn lực đầu tư, đổi mới kỹ thuật và công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người sản xuất.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt khoảng 3%/năm; cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành: Trồng trọt, chăn nuôi chiếm 58,79%, thủy sản chiếm 40,23%, lâm nghiệp chiếm khoảng 1%; tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân 5 - 6%/năm, cụ thể:

- Nâng giá trị sản xuất bình quân đất trồng trọt đạt 145 triệu đồng/ha; duy trì mức tăng trưởng ngành trồng trọt trên 2,5%/năm; tống diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 259,75 ngàn ha, sản lượng đạt 2,73 triệu tấn (trong đó lúa 1,17 triệu tấn) và sản lượng cây lâu năm đạt khoảng 647 ngàn tấn (cây ăn trái 296 ngàn tấn, cây dừa 351 ngàn tấn).

- Thúc đẩy phát triển chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng trên 5%/năm; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung đạt khoảng 20%; tổng sản lượng thịt hơi đạt khoảng 100 ngàn tấn.

- Nâng giá trị sản xuất bình quân mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 380 triệu đồng/ha; mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản bình quân từ 5%/năm trở lên; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 58 ngàn ha trở lên, sản lượng 298,53 ngàn tấn (nuôi trồng 199,74 ngàn tấn, khai thác 98,79 ngàn tấn).

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt từ 30% trở lên; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt đạt từ 15 - 20%; tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 10%; tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 10%/năm; diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt từ 3 - 5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống còn khoảng 35%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt từ 50 - 60%; trên 80% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu cấp, thoát nước hiện đại, thân thiện môi trường đạt khoảng 20%; tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch trên 90%; tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt khoảng 20%.

Xây dựng được 105 mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp cho các ngành hàng nông sản chủ lực như: Lúa gạo, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác (bắp, rau ăn lá, rau ăn củ - quả, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa, cây kiểng), cây ăn trái, cây dừa, chăn nuôi, thủy sản... với tổng diện tích là 11.790 ha và 6.200 - 7.100 con vật nuôi tham gia theo các hình thức liên kết với doanh nghiệp, tập đoàn để củng cố, phát triển hợp tác xã theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao.

b) Đến năm 2030

Duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành: Trồng trọt, chăn nuôi chiếm 54%, thủy sản chiếm 45%, lâm nghiệp chiếm khoảng 1%; tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân 5%/năm, cụ thể:

- Nâng giá trị sản xuất bình quân đất trồng trọt đạt 160 triệu đồng/ha; tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ngành trồng trọt trên 2,5%/năm; tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 260,4 ngàn ha, sản lượng đạt 2,94 triệu tấn (trong đó lúa 1,18 triệu tấn) và sản lượng cây lâu năm đạt khoảng 705 ngàn tấn (cây ăn trái 330 ngàn tấn, cây dừa 375 ngàn tấn).

- Thúc đẩy phát triển chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng trên 3%/năm; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung đạt khoảng 30%; tổng sản lượng thịt hơi đạt khoảng 120 ngàn tấn.

- Nâng giá trị sản xuất bình quân mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 450 triệu đồng/ha; Đưa mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản bình quân từ 4%/năm trở lên; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt từ 60 ngàn ha trở lên, sản lượng 390 ngàn tấn (nuôi trồng 265,5 ngàn tấn, khai thác 124,5 ngàn tấn).

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt từ 30% trở lên; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt đạt từ 25 - 30%; tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 20%; tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 10%/năm; diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt từ 7 - 10% tông diện tích nhóm đất nông nghiệp.

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống còn khoảng 30%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 70%; trên 90% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu hiện đại, thân thiện môi trường đạt từ 30 - 35%; tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch trên 95%; tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt khoảng 30%.

Xây dựng được 160 mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp cho các ngành hàng nông sản chủ lực như: Lúa gạo, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác (bắp, rau ăn lá, rau ăn củ - quả, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa, cây kiểng), cây ăn trái, cây dừa, chăn nuôi, thủy sản... với tổng diện tích là 19.820 ha và 12.400 con vật nuôi tham gia theo các hình thức liên kết với doanh nghiệp, tập đoàn để củng cố, phát triển hợp tác xã theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Lĩnh vực trồng trọt

Phấn đấu đến năm 2025 và năm 2030 tốc độ tăng giá trị sản xuất trên 2,5%/năm, chiếm từ 68 - 72% trong giá trị sản xuất nông nghiệp; đến năm 2025 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 259,75 ngàn ha, sản lượng đạt 2,73 triệu tấn (trong đó lúa 1,17 triệu tấn) và diện tích cây lâu năm 44,2 ngàn ha, sản lượng đạt khoảng 647 ngàn tấn (cây ăn trái 296 ngàn tấn, cây dừa 351 ngàn tấn) và đến năm 2030 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 260,4 ngàn ha, sản lượng đạt 2,94 triệu tấn (trong đó lúa 1,18 triệu tấn) và diện tích cây lâu năm 47 ngàn ha, sản lượng đạt khoảng 705 ngàn tấn (cây ăn trái 330 ngàn tấn, cây dừa 375 ngàn tấn).

Cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, tăng tỷ trọng cây công nghiệp dài ngày (cây dừa), cây ăn trái, màu thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới.

Triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, trên cơ sở hình thành các loại hình kinh tế hợp tác giữa các nông hộ để sản xuất sản phẩm đủ lớn về số lượng và đồng nhất về chất lượng gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ theo chuỗi giá trị nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của các loại nông sản phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng sinh thái (mặn, lợ, ngọt) và tiểu vùng sinh thái có vị trí địa lý đặc biệt (giồng cát, cù lao trên sông và đô thị). Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống năng suất và chất lượng cao, giảm giá thành, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững; giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sâu bệnh. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, đặc biệt là công nghiệp chế biến sâu và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch theo hướng đồng bộ với công nghệ hiện đại góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm hàng hóa. Đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng chính, gồm:

a) Cây lúa

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; cơ cấu lại thời vụ và mùa vụ sản xuất phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu; phấn đấu đến năm 2025 và 2030 diện tích gieo trồng đạt khoảng 200 ngàn ha, sản lượng từ 1 - 1,2 triệu tấn phát triển sản xuất trên địa bàn các huyện, trong đó: Sản xuất lúa hữu cơ từ 2.000 - 3.500 ha, tập trung ở các huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú và Duyên Hải; lúa sạch dự kiến từ 20.000 - 30.000 ha, tập trung phát triển trên địa bàn các huyện: Châu Thành, cầu Ngang, Trà Cú, Càng Long và Cầu Kè.

Khuyến khích áp dụng các quy trình sản xuất bền vững theo thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) theo hướng tiết kiệm nước, tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm phát thải, bảo vệ môi trường. Tiếp tục du nhập, khảo nghiệm các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao để khuyến cáo sản xuất đại trà.

Chuyển đổi cơ cấu giống: Đến năm 2025, tăng diện tích sử dụng giống xác nhận 90% và tăng 100% vào năm 2030, 70% diện tích sản xuất giống lúa chất lượng cao, chống chịu tốt với hạn, mặn và tăng lên 80% vào năm 2030; phát triển các loại giống theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu để từng bước chuyển sang canh tác lúa có chất lượng cao, đặc sản phục vụ tiêu dùng trong nước và các thị trường có tiêu chuẩn cao; đồng thời duy trì một phần diện tích lúa chất lượng trung bình để chế biến, xuất khẩu. Cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ giảm tối đa chi phí sản xuất, vật tư nông nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Về tổ chức sản xuất, gắn kết với doanh nghiệp theo phương thức cánh đồng lớn. Khuyến khích doanh nghiệp và người dân đầu tư vào nông nghiệp, tập trung đầu tư vào chế biến sâu, chế biến phụ phẩm để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao từ gạo. Phát triển cụm các cơ sở kho chứa, bảo quản, sơ chế và các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho các vùng sản xuất. Nâng cao công nghệ chế biến, bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường cao cấp. Tại các khu vực gần vùng chuyên canh, hình thành khu, cụm công nghiệp chế biến công nghệ cao và trung tâm dịch vụ hậu cần để kết nối ra thị trường. Củng cố lại hoạt động xuất khẩu lúa gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hình thành các chuỗi bán lẻ tại vùng chuyên canh, đô thị lớn, khu công nghiệp.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chính sách về quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND ngày 20/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các vùng chuyên canh, bao gồm giao thông, điện, thủy lợi nội đồng, trạm bơm điện; hệ thống phơi sấy và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư cơ giới hóa để giảm tổn thất trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh xuống còn dưới 7% đến năm 2030.

Thu gom, tái sử dụng các phụ phẩm từ lúa gạo (rơm rạ, cám, vỏ trấu,...) để làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác, như: Trồng nấm, sản xuất phân bón, chất đốt sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt, chế biến, bảo quản nông sản, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích các cơ sở xay xát cải tạo nâng cấp, đổi mới máy móc, thiết bị và đầu tư chiều sâu cho các dây chuyền chế biến để nâng cao chất lượng gạo, tăng tỷ trọng sản phẩm, gạo cao cấp; mở rộng năng lực thu mua và dự trữ nguyên liệu. Đồng thời, khuyến cáo các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm cải tiến, đổi mới máy móc, thiết bị để nâng cao công suất, chất lượng các sản phẩm chế biến từ lúa gạo.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2021 - 2025 là 8.084,6 ha (gồm: Chuyển sang cây hàng năm khác 4.258,9 ha, sang cây lâu năm 2.315,2 ha, sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản 1.510,5 ha) và đến năm 2030 là 4.304,7 ha (gồm: Chuyển sang cây hàng năm khác 2.652,3 ha, sang cây lâu năm 1.064,4 ha, sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản 588 ha) theo Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 23/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Số lượng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Giai đoạn 2021 - 2025 là 24- mô hình với tổng diện tích 4.850 ha và giai đoạn 2026 - 2030 là 33 mô hình với tổng diện tích 8.600 ha, cụ thể giao cho các huyện có sản xuất lúa trọng điểm như Bảng 01 dưới đây.

Bảng 01: Số lượng mô hình và diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giao cho các huyện qua 02 giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.

STT

Huyện/TX/TP

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Số lượng mô hình

Diện tích (ha)

Số lượng mô hình

Diện tích (ha)

1

Huyện Càng Long

4

800

6

1.500

2

Huyện Cầu Kè

5

1.000

7

1.600

3

Huyện Tiểu Cần

5

1.000

7

1.500

4

Huyện Châu Thành

3

600

4

1.000

5

Huyện Trà Cú

3

650

4

1.000

6

Huyện Cầu Ngang

4

800

5

2.000

 

Tổng cộng

24

4.850

33

8.600

Nội dung xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:

- Xây dựng và triển khai thực hiện các hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Tùy theo điều kiện cụ thể để xác định các nội dung hợp tác, liên kết của 01 trong 07 hình thức liên kết theo quy định tại Điều 4, Chương II Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ, cụ thể: (1) Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; (2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; (3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; (4) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; (5) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; (6) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; (7) Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Lập và triển khai thực hiện dự án hoặc kế hoạch liên kết theo quy định tại Điều 6 Chương II và điểm b, khoản 1, Điều 12 Chương III Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ; lập hồ sơ và trình tự thủ tục hỗ trợ liên kết theo quy định tại Điều 12 Chương III Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ.

- Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thí điểm.

- Xây dựng mới hoặc hỗ trợ củng cố năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các quy trình sản xuất an toàn (GAP) cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia thí điểm mô hình liên kết.

- Hỗ trợ xác nhận, chứng nhận sản phẩm an toàn, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Theo dõi, tổng kết đánh giá, trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.

- Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn từ nguồn tín dụng của ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư phát triển khác.

b) Cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác

Mở rộng diện tích trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, tập trung mạnh việc đưa cây màu luân canh trên đất trồng lúa; đẩy mạnh phát triển các loại màu chủ lực (bắp, đậu phộng, rau ăn lá, rau ăn củ - quả,...) thành các vùng sản xuất tập trung, áp dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình sản xuất tốt, hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với việc tổ chức lại sản xuất các cơ sở sơ chế, bảo quản và chế biến để đáp ứng thị trường tiêu thụ. Tập trung chuyến đồi khoảng 1.500 ha đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và nuôi trong thủy sản để nâng cao thu nhập cho nông dân; đẩy mạnh phát triển nuôi, trồng các loại dược liệu và hoa, cây kiểng có khả năng thương mại hóa cao. Phấn đấu năm 2025, diện tích gieo trồng 61 ngàn ha, sản lượng 1,56 triệu tấn và đến năm 2030, diện tích gieo trồng 65,4 ngàn ha, sản lượng 1,75 triệu tấn, tập trung phát triển ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh phát triển một số cây trồng chính sau:

- Cây bắp: Tiếp tục mở rộng diện tích bắp ở các vùng có điều kiện, nhất là vùng đất cát giồng, đồng thời thực hiện luân canh trên đất lúa, đất màu. Đẩy mạnh chuyển giao khoa học - kỹ thuật, sử dụng giống có năng suất, chất lượng cao, gắn với thu hút đầu tư các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại địa phương để gia tăng giá trị. Phấn đấu đến năm 2025, phát triển khoảng 5,3 ngàn ha bắp, cho sản lượng khoảng 30 ngàn tấn, đến năm 2030, tăng lên 6,5 ngàn ha, sản lượng khoảng 40,3 ngàn tấn, để đạt được chỉ tiêu này, cần bố trí thêm một phần diện tích lúa 2 vụ (Hè Thu và Thu Đông) có nước tưới để trồng bắp vào vụ Đông Xuân tại các huyện Trà Cú, cầu Ngang và Duyên Hải. Những biện pháp quan trọng cần thực hiện là:

+ Xây dựng và ổn định vùng sản xuất bắp giống ký kết hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam, diện tích sản xuất hàng năm khoảng 200 ha/năm, sản lượng 1.000 tấn, tập trung ở các huyện Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải.

+ Phát triển mạnh cây bắp lai thương phẩm trồng luân canh trên đất lúa từ 2 - 3 ngàn ha, sản lượng 15-22 ngàn tấn để đáp ứng nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, tận dụng phụ phẩm (thân, lá, cùi bắp) cho ăn tươi hoặc ủ chua làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò. Tập trung trên địa bàn các huyện: Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành, cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải.

+ Ổn định diện tích bắp ăn tươi từ 3,1 - 3,3 ngàn ha, sản lượng 14 -17,3 ngàn tấn để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng tại chỗ và một số khu vực lân cận.

+ Về tổ chức lại sản xuất, kêu gọi doanh nghiệp liên kết sản xuất theo phương thức cánh đồng mẫu lớn. Đồng thời, hình thành các loại hình kinh tế hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ bắp ở các địa bàn trọng điểm sản xuất.

+ Về cơ cấu giống, sử dụng chủ yếu là các nhóm giống bắp lai, từng bước đưa giống bắp biến đổi gen vào sản xuất để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, cần tập trung đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, sử dụng giống có năng suất, chất lượng cao gắn với thu hút đầu tư các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại địa phương.

+ Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 và các chính sách khác có liên quan.

- Rau ăn lá, rau ăn củ - quả: Phát triển mạnh diện tích gieo trồng rau, đậu, củ, quả thực phẩm (dưa hấu, bí đỏ, dưa leo, bí xanh, cà chua, ớt, rau muống, rau cải các loại và đậu, đỗ các loại...) ở các vùng đất chuyên canh, luân canh trên đất trồng lúa hoặc xen canh trong vườn cây lâu năm và phát triển theo hình thức nông nghiệp đô thị. Phấn đấu năm 2025, diện tích gieo trồng khoảng 36,6 ngàn ha, sản lượng khoảng 865 ngàn tấn (Rau các loại khoảng 36 ngàn ha, đậu các loại khoảng 600 ha) và đến năm 2030, diện tích gieo trồng đạt 38,2 ngàn ha, sản lượng 976,33 ngàn tấn (Rau các loại khoảng 975 ngàn ha, đậu các loại khoảng 1,33 ngàn ha). Những biện pháp quan trọng cần thực hiện là:

+ Trong định hướng phát triển rau, đậu, chú trọng phát triển các giống mới thích hợp cho chế biến đông lạnh để cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố cần Thơ làm nguyên liệu cho các nhà máy hiện có và dự kiến phát triển.

+ Xây dựng và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm rau an toàn để chủ động cung ứng cho các khu đô thị, khu du lịch, siêu thị, nhà hàng...

+ Vùng sản xuất chuyên canh rau, đậu, thực phẩm chất lượng cao từ 600 - 700 ha, sản lượng từ 1,14 - 1,33 ngàn tấn, tập trung tại các vùng ven thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và vùng ven các thị trấn lớn của các huyện để cung cấp nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và xuất bán sang các tỉnh lân cận và các thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ).

+ Vùng sản xuất rau, củ, quả thực phẩm theo hướng an toàn, diện tích sản xuất từ 36 - 37,5 ha, sản lượng từ 864 - 975 ngàn tấn, phát triển ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGAP).

+ Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đối với sản xuất rau, củ, quả thực phẩm.

+ Sản xuất rau, đậu theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ.

+ Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 và các chính sách khác có liên quan.

- Đậu phộng: Mở rộng diện tích gieo trồng đến năm 2025 khoảng 5,4 ngàn ha, sản lượng khoảng 29,16 tấn, trong đó dự kiến chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất đậu phộng khoảng 2,5 ngàn ha; đến năm 2030 tăng lên 6,5 ngàn ha, sản lượng khoảng 35,75 ngàn tấn. Những biện pháp quan trọng cần thực hiện là:

+ Xây dựng và ổn định vùng chuyên canh sản xuất đậu phộng giống để cung ứng cho sản xuất đậu phộng hàng hóa trong tỉnh, một số tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền trung với quy mô khoảng 1 ngàn ha, bố trí sản xuất 2 vụ/năm (vụ Đông Xuân và Hè Thu), diện tích gieo trồng khoảng 2 ngàn ha/năm, sản lượng 11 ngàn tấn, tập trung ở các huyện: Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú và thị xã Duyên Hải.

+ Đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất đậu phộng hàng hóa, diện tích gieo trồng từ 3,4 - 4,5 ngàn ha, sản lượng từ 18,16 - 24,75 ngàn tấn, trong đó có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ theo phương thức cánh đồng lớn khoảng 500 ha, tập trung ở các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú và Cầu Ngang.

+ Xây dựng cánh đồng lớn gắn kết với doanh nghiệp, hộ tư thương để bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất. Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ đậu phộng.

+ Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình canh tác phù hợp, đưa các giống đậu phộng mới vào sản xuất đế nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Xây dựng hệ thống giao thông, điện, thủy lợi nội đồng, trạm bơm điện và hệ thống tưới tự động để đảm bảo chủ động tưới tiêu làm cơ sở mở rộng 2 đến 3 vụ sản xuất đậu phộng/năm ở những vùng chuyên canh.

+ Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 và các chính sách khác có liên quan.

- Cây lác: Ổn định diện tích sản xuất đến năm 2025 và năm 2030 phấn đấu từ 2,9 - 3 ngàn ha, sản lượng từ 33 - 37 ngàn tấn, tập trung ở các huyện: Càng Long, Châu Thành, Trà Cú và thành phố Trà Vinh. Một số nhiệm vụ cần tập trung:

+ Tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình, cải tạo lại các giống lác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng.

+ Tổ chức lại sản xuất, nâng các tổ hợp tác sản xuất thành các HTX, hình thành các cơ sở thu mua tập trung để làm đầu mối bán cho các tư thương ngoài tỉnh.

+ Xây dựng một số chương trình, dự án đầu tư cho sản xuất các mặt hàng thủ công từ cây lác, tăng cường cải tiến mẫu mã nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư nâng cấp các cơ sở hiện có, đồng thời mở ra các cơ sở mới để tiêu thụ hết lượng lác sản xuất trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Hoa, cây kiểng: Hoa (bông giấy, vạn thọ, cúc..); cây kiểng (mai vàng và một số loại cây kiểng bon sai), quy mô dự kiến đến năm 2025 và năm 2030 diện tích từ 250 - 300 ha, tập trung phát triển trên địa bàn thành phố Trà Vinh và thị trấn của các huyện.

- Số lượng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Giai đoạn 2021 - 2025 là 21 mô hình, với tổng diện tích 620 ha và giai đoạn 2026 - 2030 là 39 mô hình, với tổng diện tích 1.070 ha, cụ thể giao cho các huyện, thị xã, thành phố có sản xuất cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và hoa, cây kiểng trọng điểm như Bảng 02 dưới đây.

Bảng 02: Số lượng mô hình và diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giao cho các huyện, thị xã, thành phố qua 02 giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030

STT

Huyện/TX/TP

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Số lượng mô hình

Diện tích (ha)

Số lượng mô hình

Diện tích (ha)

1

Thành phố Trà Vinh

2

50

4

100

2

Huyện Càng Long

2

70

4

120

3

Huyện Cầu Kè

2

50

4

100

4

Huyện Tiểu Cần

2

50

4

100

5

Huyện Châu Thành

2

50

4

100

6

Huyện Trà Cú

2

50

4

100

7

Huyện Cầu Ngang

3

100

5

150

8

Huyện Duyên Hải

3

100

5

150

9

Thị xã Duyên Hải

3

100

5

150

 

Tổng cộng

21

620

39

1.070

- Nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tương tự như nội dung đã trình bày trong định hướng cây lúa.

c) Cây ăn trái

Tập trung phát triển một số loại cây ăn trái có lợi thế; duy trì và phát triển các loại cây ăn trái đạt chứng nhận VietGAP hoặc GlobalGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn; khuyến cáo nông dân trồng mới, nâng cấp, cải tạo vườn kém hiệu quả để trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế và thị trường tiêu thụ. Phấn đấu đến năm 2025 diện tích đạt 20 ngàn ha, sản lượng 296 ngàn tấn và đến 2030 diện tích trái đạt 22 ngàn ha, sản lượng 330 ngàn tấn, chủ yếu chuyển đổi từ các vùng đất trồng lúa kém hiệu quả, cải tạo đất giồng tạp, vườn tạp tập trung ở các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú và thành phố Trà Vinh. Một số nhiệm vụ cần tập trung:

- Xây dựng vùng cây ăn trái đặc sản tập trung ở các huyện: Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long và thành phố Trà Vinh với các loại cây như: Bưởi da xanh, bưởi năm roi, măng cụt, xoài (cát hòa lộc, cát chu), quýt đường, thanh long ruột đỏ... và phát triển cây ăn trái phân tán trong vườn nhà, với các loại cây dễ trồng như chuối, đu đủ,... tại các huyện còn lại và thị xã Duyên Hải để cung cấp một phần cho nhu cầu nội vùng, góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nhất là cho người nghèo.

- Tập trung cải tạo vườn cây ăn trái, vườn dừa kém hiệu quả và cải tạo 9.000 ha giồng tạp, vườn tạp để trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, kết hợp ao nuôi thủy sản và trồng xen với một số loại cây màu để lấy ngắn nuôi dài. Nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ vững thị trường trong nước. Xây dựng vùng trồng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đáp ứng các yêu cầu mới của các thị trường nhập khẩu, đồng thời thúc đẩy đàm phán mở cửa thị trường mới để tăng cường xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường.

- Đẩy mạnh sử dụng các loại giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, biến đổi khí hậu, áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, giảm chi phí, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vật tư đầu vào. Mở rộng liên kết vùng, rải vụ thu hoạch và phát triển mạnh các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển các nhà máy chế biến nông sản.

- Tăng cường liên kết nông dân, tổ chức nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ; nâng cao công nghệ chế biến, bảo quản, hình thành các khu, cụm công nghiệp chế biến công nghệ cao gắn với vùng chuyên canh và các trung tâm dịch vụ hậu cần để kết nối ra thị trường. Phát triển mạnh các vùng sản xuất cây ăn trái tập trung gắn với phát triển các nhà máy chế biến.

- Ứng dụng các phương pháp tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân đáp ứng đủ nhu cầu nước theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng; Áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), sản xuất có chứng nhận đối với các loại cây ăn trái có thế mạnh bảo đảm an toàn, ngon, có thời gian bảo quản lâu dài tiến đến xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá bán, khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để rải vụ của các loại cây ăn trái, các biện pháp bảo quản tiên tiến, các phương pháp chiếu xạ, khử trùng bằng nước nóng để xuất khẩu tươi các loại trái cây chủ lực.

- Về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích sản xuất theo hướng trang trại, gia trại có liên kết sản xuất theo các loại hình kinh tế hợp tác để sản xuất quy mô tập trung tạo sản phẩm lớn, có chất lượng cung ứng cho thị trường. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư, tổ chức chế biến, xây dựng hệ thống tiếp thị hiệu quả để phát triển thị trường cây ăn quả trong và ngoài tỉnh. Hình thành hệ thống chợ đầu mối buôn bán để gắn kết sản xuất với thị trường; đưa các sản phẩm cây ăn trái vào các siêu thị và xuất khẩu sang nước ngoài.

- Số lượng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Giai đoạn 2021 - 2025 là 9 mô hình, với tổng diện tích 600 ha và giai đoạn 2026 -2030 là 15 mô hình, với tổng diện tích 800 ha, cụ thể giao cho các huyện, thành phố có sản xuất cây ăn trái trọng điểm như Bảng 03 dưới đây.

Bảng 03: số lượng mô hình và diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giao cho các huyện, thành phố qua 02 giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.

STT

Huyện/TX/TP

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Số lượng mô hình

Diện tích (ha)

Số lượng mô hình

Diện tích (ha)

1

Thành phố Trà Vinh

1

100

2

150

2

Huyện Càng Long

2

150

3

200

3

Huyện Cầu Kè

2

150

3

100

4

Huyện Tiểu Cần

1

50

2

100

5

Huyện Châu Thành

2

100

3

150

6

Huyện Trà Cú

1

50

2

100

 

Tổng cộng

9

600

15

800

- Nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tương tự như nội dung đã trình bày trong định hướng cây lúa

d) Cây dừa

Giữ ổn định diện tích từ 24 - 25 ngàn ha, sản lượng khoảng 350 - 375 ngàn tấn, tập trung trồng mới, cải tạo vườn dừa đã bị lão hóa với các giống có năng suất, chất lượng cao như: Dâu xanh, dâu vàng, xiêm xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ tập trung phát triển ở các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Kè, Cầu Ngang và thành phố Trà Vinh. Đồng thời, phát triển Dừa sáp đặc sản với quy mô vừa phải với diện tích khoảng 400 - 500 ha, tập trung phát triển trên địa bàn các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần và Châu Thành. Một số nhiệm vụ cần thực hiện:

- Cải tạo dần các vườn dừa năng suất thấp và bị lão hóa bằng các giống năng suất cao thích nghi với điều kiện sản xuất của từng địa phương, cụ thể: Giống ta xanh, ta vàng, dâu xanh, dâu vàng đây là những giống dừa được đánh giá cao về năng suất, chất lượng, phù hợp thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

- Xây dựng và phát triển các mô hình trồng xen, nuôi xen thích hợp với dừa như mô hình dừa xen ca cao, dừa xen cây ăn trái, dừa xen chuối, nuôi tôm càng xanh dưới tán dừa,... nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, góp phần canh tác dừa bền vững.

- Áp dụng các biện pháp canh tác tiến bộ để cải tiến quy trình canh tác hiện đại, cụ thể: Khuyến cáo người dân sử dụng bón phân và chăm sóc hợp lý cho cây dừa không ngừng bồi dưỡng nâng cao độ phì của đất qua việc chú trọng sử dụng các nguồn phân hữu cơ, vi sinh vật hữu ích, bồi bùn... hạn chế sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, trừ cỏ trong vườn dừa.

- Tổ chức liên kết nông dân trong sản xuất nhằm tăng cường năng lực tiếp cận thông tin thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm. Xây dựng và phát huy hiệu quả “liên kết 4 nhà ” theo mô hình cánh đồng lớn nhằm nâng cao chuỗi giá trị, giúp ổn định sản xuất, nông dân an tâm đầu tư thâm canh.

- Số lượng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Giai đoạn 2021 - 2025 là 12 mô hình, với tổng diện tích 1.800 ha và giai đoạn 2026 - 2030 là 17 mô hình, với tổng diện tích 3.100 ha, cụ thể giao cho các huyện, thành phố có sản xuất dừa như Bảng 04 dưới đây.

Bảng 04: Số lượng mô hình và diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giao cho các huyện, thành phố qua 02 giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.

STT

Huyện/TX/TP

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Số lượng mô hình

Diện tích liên kết (ha)

Số lượng mô hình

Diện tích liên kết (ha)

1

Thành phố Trà Vinh

1

50

1

100

2

Huyện Càng Long

2

300

4

800

3

Huyện Cầu Kè

2

400

3

600

4

Huyện Tiểu Cần

3

600

4

800

5

Huyện Châu Thành

2

250

3

500

6

Huyện Trà Cú

1

100

1

150

7

Huyện Cầu Ngang

1

100

1

150

 

Tổng cộng

12

1.800

17

3.100

- Nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tương tự như nội dung đã trình bày trong định hướng cây lúa.

2. Lĩnh vực chăn nuôi

Chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi, hướng tới giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn gia cầm và gia súc ăn cỏ. Đen năm 2025, tổng đàn gia súc đạt 663 ngàn con và đàn gia cầm khoảng 8 triệu con, tổng sản lượng thịt hơi đạt 99 ngàn tấn và đến năm 2030, tổng đàn gia súc đạt 830 ngàn con và đàn gia cầm khoảng 9 triệu con, tổng sản lượng thịt hơi đạt 120 ngàn tấn. Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; phát triển giống chất lượng cao, phù hợp với từng địa phương để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi. Phát triển các giống đặc sản, chăn nuôi hữu cơ tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng thị hiếu, thị trường. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 3 - 5%/năm, tỷ trọng chăn nuôi chiếm từ 20 - 25% trong giá trị nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn ở cả quy mô trang trại và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường. Một số nhiệm vụ cần tập trung:

- Tổ chức sản xuất các ngành hàng sản phẩm chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại và hiệu quả gắn với các chuỗi liên kết, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, trong đó phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã; chuyển mạnh từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán kém hiệu quả sang chăn nuôi trang trại, gia trại; tổ chức lại chăn nuôi nông hộ sử dụng các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, tạo khối lượng hàng hóa lớn, đồng nhất phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương, đáp ứng được với nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại giá trị kinh tế cao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, kết hợp với phát triển chăn nuôi an toàn sinh học và công nghệ mới trong xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo đúng quy định về bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ khả năng đầu tư vào ngành chăn nuôi theo chuỗi khép kín và hỗ trợ, hướng dẫn người chăn nuôi sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, chú trọng củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực chăn nuôi làm cầu nối giữa các nông hộ, trang trại với các doanh nghiệp lớn và thị trường; du nhập các giống chăn nuôi cao sản, giống chất lượng, đồng thời phục tráng, nhân thuần các giống bản địa có nguồn gen tốt để lai tạo giống phù hợp với nhu cầu sản xuất cho tiêu dùng.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống, chủ động phòng chống, giám sát, kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tình hình phát triển chăn nuôi, nhất là bệnh Dịch tả heo Châu Phi, Lở mồm long móng đàn gia súc và Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật; các điều kiện theo quy định của pháp luật về môi trường, an toàn sinh học và đối xử nhân đạo với vật nuôi; quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn để nâng cao chất lượng và hạ giá thành, kịp thời ngăn chặn không để xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh và các chất tăng trọng để tạo ra sản phẩm chăn nuôi sạch.

- Tổ chức lại hệ thống các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp tập trung, có kiểm soát, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường; khuyến khích các cơ sở sơ chế, chế biến, chế biến sâu các sản phẩm từ chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.

- Kiện toàn, tăng cường năng lực tổ chức bộ máy và cơ chế, chính sách quản lý ngành chăn nuôi, thú y, nhất là lực lượng thú y cấp xã theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công về chăn nuôi, thú y để mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện có thể tham gia nhằm cung cấp cho người chăn nuôi các dịch vụ có chất lượng tốt nhất.

- Định hướng phát triển các loài vật nuôi chính:

+ Đàn bò: Tiếp tục phát triển đàn bò thịt đa dạng sử dụng giống bò cái nền địa phương tốt gieo tinh hoặc phối giống với bò đực ngoại chất lượng cao (Brahman, Charolais, Limousine, BBB...) để lai cải tạo nâng cao chất lượng, tầm vóc bò địa phương. Phấn đấu giai đoạn 2021 - 2030, 100% đàn bò thịt của tỉnh được lai nhóm máu Zêbu hoặc lai giống chuyên thịt chất lượng cao tập trung ở các huyện trong tỉnh, ước tổng đàn bò của tỉnh năm 2025 khoảng 250 ngàn con và đến năm 2030 khoảng 300 ngàn con, tập trung ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố.

+ Đàn heo: Tập trung các nguồn lực để khống chế triệt để dịch tả heo Châu Phi, khuyến khích tái đàn ở những địa phương đảm bảo an toàn sinh học, đáp ứng đủ điều kiện; phát triển chăn nuôi heo ngoại, heo lai hướng nạc bằng các giống Yorkshire, Landrace, Duroc và heo lai nhiều nhóm máu,...Phát triển chăn nuôi heo theo trang trại chăn nuôi công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kiểm soát dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, ứng dụng VietGAHP vào chăn nuôi, hạn chế chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ. Phấn đấu đến cuối năm 2025, đàn heo khoảng 390 ngàn con và đến năm 2030, khoảng 500 ngàn con, tập trung ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố.

+ Đàn gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn thả, hướng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; chú ý phát triển các giống gà địa phương, vịt thịt chất lượng cao. Phấn đấu đến cuối năm 2025 đàn gia cầm đạt 8 triệu con và đến năm 2030 là 9 triệu con, sản lượng trứng các loại dao động từ 100 - 120 triệu quả/năm tập trung phát triển ở các huyện, thị xã, thành phố.

+ Đàn dê: Phát triển trên cả 07 huyện, tập trung chủ yếu ở huyện Cầu Ngang, Trà Cú và Duyên Hải, sử dụng các giống dê Bách Thảo, dê lai giữa dê Bách Thảo, dê cỏ và dê Boer,... tùy theo điều kiện sinh thái mà bố trí giống cho phù hợp. Phấn đấu đến cuối năm 2025 đàn dê đạt 23 ngàn con và đến năm 2025 là 30 ngàn con.

+ Vật nuôi khác: Sản lượng tổ yến đạt khoảng 3,7 tấn vào năm 2025 và khoảng 5,2 tấn vào năm 2030; Đàn thỏ đạt khoảng 4 ngàn con vào năm 2025 và khoảng 5,8 ngàn con vào năm 2030.

- Số lượng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Giai đoạn 2021 - 2025 là 15 mô hình, với quy mô từ 6.200 - 7.100 con vật nuôi và giai đoạn 2026 - 2030 là 26 mô hình, với với quy mô khoảng 12.400 con vật nuôi, cụ thể giao cho các huyện, thị xã có chăn nuôi quy mô lớn như Bảng 05 dưới đây.

Bảng 05: Số lượng mô hình và diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giao cho các huyện, thị xã qua 02 giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.

STT

Huyện/TX/TP

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Số lượng mô hình

Số con (con)

Số lượng mô hình

Số con (con)

1

Huyện Càng Long

2

1.000

4

2.000

2

Huyện Cầu Kè

2

800- 1.000

4

2.000

3

Huyện Tiểu Cần

2

800- 1.000

4

2.000

4

Huyện Châu Thành

3

1.000- 1.500

5

2.500

5

Huyện Trà Cú

2

800

3

1.200

6

Huyện Cầu Ngang

2

800

3

1.200

7

Huyện Duyên Hải

1

500

2

1.000

8

Thị xã Duyên Hải

1

500

1

500

 

Tổng cộng

15

6.200 - 7.100

26

12.400

- Nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tương tự như nội dung đã trình bày trong định hướng cây lúa.

3. Lĩnh vực thủy sản

Tiếp tục phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá tra, cá lóc, cua biển, nghêu,...) và các loài thủy sản có giá trị kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Tận dụng tiềm năng mặt nước, phát triển nuôi trồng thủy sản trên các tiểu vùng xâm nhập mặn mới hình thành do biến đổi khí hậu không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 đạt từ 4 - 5%/năm, chiếm từ 40 - 45% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Dự kiến đến năm 2025, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 58 ngàn ha trở lên, sản lượng 298,53 ngàn tấn (nuôi trồng 199,74 ngàn tấn, khai thác 98,79 ngàn tấn) và đến năm 2030, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt từ 60 ngàn ha trở lên, sản lượng 390 ngàn tấn (nuôi trồng 265,5 ngàn tấn, khai thác 124,5 ngàn tấn). Cơ cấu lại sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi trồng, giảm tỷ trọng sản lượng khai thác. Một số nhiệm vụ cần tập trung thực hiện:

- Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững; đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế của địa phương theo 03 vùng sinh thái (mặn, lợ, ngọt); tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi; phát triển mạnh nuôi thâm canh mật độ cao ở một số đối tượng như: tôm thẻ chân trắng và tôm sú, quy trình thực hành nuôi tốt, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Nuôi trồng thủy sản có chứng nhận với các sản phẩm chủ lực; phát triển một số sản phẩm nuôi có tiềm năng.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp ở các huyện ven biển để tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Phát triển nuôi các loài cá truyền thống, cá bản địa,... ở vùng có điều kiện sinh thái phù hợp nhằm chủ động nguồn cung thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, góp phần giảm nghèo bền vững. Phát triển nuôi trồng thủy sinh vật làm cảnh, giải trí, đồ mỹ nghệ, dược phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng.

- Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; các mô hình nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

- Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, sản xuất giống, vật tư thủy sản, phòng trừ dịch bệnh, nuôi trồng thủy sản.

- Chủ động phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản chất lượng cao. Ưu tiên phát triển giống các đối tượng nuôi chủ lực, giá trị kinh tế cao, các loài mới có tiềm năng.

- Giảm khai thác thủy sản nội đồng, vùng cửa sông và hải sản gần bờ, phát triển mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ, nhằm nâng cao khả năng tự phục hồi và tính bền vững của nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh khai thác xa bờ; đầu tư cải hoán và đóng mới tàu công suất lớn, hiện đại hóa trang thiết bị chế biến, bảo quản trên tàu nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch để tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình hợp tác, liên kết chuỗi giữa khai thác - cung ứng dịch vụ hậu cần và thu mua trên biển - chế biến thủy sản, gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Đầu tư phát triển đồng bộ các dịch vụ hậu cần nghề cá để phát triển bền vững ngành khai thác hải sản. Sớm hoàn thành Đề án Điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản tỉnh Trà Vinh làm cơ sở khoa học cho việc phân bố hạn ngạch, cấp giấy phép khai thác thủy sản để tháo gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu.

- Khuyến khích các cơ sở chế biến thủy sản áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP, SSOP. Nghiên cứu và đầu tư ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch để giảm tỷ lệ tổn thất và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khấu.

- Định hướng phát triển các đối tượng nuôi chính:

+ Tôm thẻ chân trắng: Phát triển sản xuất theo hình thức thâm canh sử dụng chế phẩm sinh học, áp dụng quy trình thực hành nuôi tốt (VietGAP), dự kiến năm 2025, diện tích nuôi khoảng 12 ngàn ha, sản lượng khoảng 74,24 ngàn tân và đến năm 2030, diện tích nuôi khoảng 14 ngàn ha, sản lượng khoảng 100 ngàn tấn, tập trung ở các huyện và thị xã ven biển, trong đó: Nuôi thâm canh mật độ cao quy mô từ 1.500 - 2.500 ha tập trung phát triển trên địa bàn các huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú và thị xã Duyên Hải.

+ Tôm sú: Dự kiến giai đoạn 2021 - 2030 diện tích nuôi theo các hình thức dao động từ 17 - 17,5 ngàn ha, sản lượng đạt từ 11,5 - 12 ngàn tấn, trong đó: Nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh giữ ổn định từ 6 - 6,5 ngàn ha, tập trung ở các huyện: Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, như: Mô hình tôm - lúa khoảng 5,5 ngàn ha ở các huyện: Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải; tôm - rừng (tôm đạt chứng nhận sinh thái xuất khẩu) khoảng 5,7 ngàn ha ở các huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải.

+ Cua biển: Dự kiến đến năm 2025 và năm 2030, diện tích nuôi theo các hình thức khoảng 22 ngàn ha, sản lượng dao động từ 7,5 - 9 ngàn tấn, chủ yếu là nuôi kết hợp với nuôi tôm nước lợ, cá và các đối tượng khác theo hình thức quảng canh cải tiến, tập trung ở các huyện và thị xã ven biển.

+ Nghêu nuôi chuyên canh: Sử dụng con giống có chất lượng và tăng mật độ thả nuôi, dự kiến đến năm 2025 và năm 2030, diện tích nuôi từ 3 - 3,3 ngàn ha, sản lượng từ 5,5 - 9,5 ngàn tấn đạt chứng nhận ASC, tập trung phát triển ở các bãi bồi ven biển trên địa bàn các huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải.

+ Cá tra: Dự kiến đến cuối năm 2025 và năm 2030, diện tích nuôi từ 70 - 100 ha, sản lượng đạt từ 25 - 40 ngàn tấn, thâm canh phát triển ở các huyện: Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành và thành phố Trà Vinh. Tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm chế biến từ cá tra để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

+ Nuôi thủy sản nước ngọt: Dự kiến đến cuối năm 2025 và đến năm 2030, diện tích nuôi từ 3,43 - 3,6 ngàn ha (trong đó: Cá lóc từ 400 - 500 ha, tôm càng xanh từ 2 - 2,5 ngàn ha) và 65 - 75 ngàn tấn, tập trung phát triển ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố, trong đó: Tôm càng xanh chủ yếu là nuôi xen, ghép trong các hệ thống canh tác phù hợp với từng vùng sinh thái, tập trung ở các huyện: Duyên Hải, Châu Thành, Trà Cú và thị xã Duyên Hải; nuôi cá lóc thâm canh phát triển ở các huyện: Càng Long, Tiểu cần, Châu Thành và Trà Cú. Tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm chế biến, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ cá lóc.

- Số lượng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Giai đoạn 2021 - 2025 là 24 mô hình, với tổng diện tích khoảng 3.920 ha và giai đoạn 2026 - 2030 là 30 mô hình với tổng diện tích khoảng 6.250 ha, cụ thể giao cho các huyện, thị xã, thành phố có nuôi trồng thủy sản như Bảng 06 dưới đây.

Bảng 06: Số lượng mô hình và diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giao cho các huyện, thị xã, thành phố qua 02 giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.

STT

Huyện/TX/TP

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Số lượng mô hình

Diện tích liên kết (ha)

Số lượng mô hình

Diện tích liên kết (ha)

1

Thành phố Trà Vinh

1

30

1

50

2

Huyện Càng Long

1

30

1

50

3

Huyện Cầu Kè

2

60

2

100

4

Huyện Tiểu Cần

2

100

3

150

5

Huyện Châu Thành

3

600

5

1.000

6

Huyện Trà Cú

3

300

3

400

7

Huyện Cầu Ngang

4

800

5

1.500

8

Huyện Duyên Hải

4

1.000

5

1.500

9

Thị xã Duyên Hải

4

1.000

5

1.500

 

Tổng cộng

24

3.920

30

6.250

- Nội dung xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tương tự như nội dung đã trình bày trong định hướng cây lúa.

4. Chương trình OCOP: Căn cứ Đề án “Phát triển mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030” được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1905/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 2158/QĐ-UBND ngày 06/5/2020, các địa phương vận động các hộ gia đình, các tổ nhóm tại các ấp, khóm, thành lập các hợp tác xã nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc sản theo 06 nhóm đã được phê duyệt như: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, sản phẩm may mặc, đồ lưu niệm, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Phấn đấu đến năm 2030 có trên 10 hợp tác xã được củng cố, thành lập để tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đặc thù có giá trị kinh tế cao ở địa phương.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy về phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất về sự cần thiết, tính tất yếu và tầm quan trọng của việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với tổ chức lại sản xuất theo chuỗi ngành hàng, mà vai trò nòng cốt là hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để thay đổi tư duy về phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm ở các ngành, các cấp, địa phương, doanh nghiệp và người dân; tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp, địa phương, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.

Đảm bảo thông tin xuyên suốt giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân và chính quyền nhằm phổ biến thông tin, cũng như tiếp nhận các ý kiến phản ánh nhanh chóng để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Triển khai thực hiện đẩy mạnh các phong trào thi đua rộng khắp trong tất cả các khâu từ tổ chức sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật cho đến tiếp cận thị trường; thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm các mô hình hiệu quả để phổ biến nhân rộng.

2. Đổi mới việc tổ chức lại sản xuất và dịch vụ nông sản hàng hóa

Đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Nghị quyết số 78/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021- 2025; Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tạo mọi điều kiện tiếp cận vốn vay tín dụng, đào tạo, đất đai, liên kết liên doanh trong sản xuất gắn với thị trường.

Nâng cao năng lực cho hợp tác xã và doanh nghiệp để thực hiện liên kết có hiệu quả; củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đặc biệt là hợp tác xã để huy động nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng các tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp; khuyến khích và tạo thuận lợi phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác và trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu.

Tăng cường thực hiện liên kết vùng theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ và Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng và của từng địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn theo chuỗi giá trị; tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế; nâng cao sinh kế, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nông dân, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.

3. Thực hiện tốt các chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Kịp thời cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Trung ương và của tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015, Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019, Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018, Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 và Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 78/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018, Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các chính sách khác để thực hiện Kế hoạch này.

4. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các Chương trình khuyến nông giai đoạn 2020 - 2022 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1913/QĐ-UBND ngày 23/9/2019; Chương trình Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, thủy sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2903/QĐ-UBND ngày 07/8/2020; Chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 09/02/2021; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; Tiểu dự án Kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Măng Thít, tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long thuộc Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đông băng sông Cửu Long (ICRSL); Dự án SME Trà Vinh; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu hỗ trợ chuyển đổi nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Trà Vinh; Đề án “Phát triển mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030” được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1905/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 2158/QĐ-UBND ngày 06/5/2020 và các chương trình, đề án của các địa phương để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

5. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông nghiệp

Nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tập trung giải quyết các vấn đề then chốt trong chuỗi giá trị ngành hàng nông, thủy sản chủ lực của tỉnh, nhất là công nghệ giống, quy) trình sản xuất và chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tạo giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.

Tạo điều kiện và hỗ trợ các hộ sản xuất, các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn trên diện rộng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh để đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đủ sức cạnh tranh với nông, thủy sản cùng loại của các vùng miền khác sản xuất hoặc nhập khẩu, ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện thời tiết bất lợi, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật (GlobalGAP, VietGAP và Organic), quy trình kỹ thuật sản xuất sạch; đẩy mạnh đăng ký bảo hộ sản phẩm, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Khuyến khích xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường. Nâng cao năng lực hệ thống quản lý, nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt và giá trị thương mại cao, tạo đột phá mới về năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của ngành.

Nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp; tăng cường áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm; phát triển hạ tầng thủy lợi hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp. Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và thúc đẩy công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ để tập trung dồn sức cho thực hiện cơ giới hóa đồng bộ phục vụ sản xuất và chế biến nông sản. Phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp.

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, theo nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao thân thiện với môi trường và hệ thống quản lý chất lượng hiện đại trong bảo quản, chế biến nông sản. Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến công nghệ cao; tăng chế biến từ các phụ phẩm của sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng; đảm bảo kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường.

6. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Chủ động và tích cực thực hiện liên kết, hợp tác và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, kỹ thuật đầu tư. Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong nông dân, đặc biệt giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, gắn với chế biến tiêu thụ, tạo sản xuất ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo thị trường tiêu thụ, làm cơ sở để xây dựng các thương hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trường.

Tạo điều kiện thuận lợi để thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chủ lực của tỉnh theo hướng đa dạng về quy mô, loại hình tổ chức, chuyển mạnh từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư chiều sâu, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng.

Tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội, thúc đẩy hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới.

7. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm

Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 và Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 và Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác thông tin, dự báo và phân tích thị trường nông sản trong nước và quốc tế; phát triển mạnh thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Kết nối thị trường nông sản của tỉnh với chuỗi cung ứng nông sản của quốc gia; triển khai các Hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết.

Tăng cường hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh và đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, hạ giá thành và đạt các tiêu chuẩn hoá xuất khẩu.

Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, kết nối giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối, kết nối thị trường trong và ngoài nước.

Đổi mới công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường. Tập trung phát triển mạng lưới hợp tác xã nông nghiệp hoặc liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng liên kết, liên doanh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bên ngoài vào kinh doanh hàng xuất khẩu. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường và nâng cao trách nhiệm tiêu thụ nông sản hàng hóa của các doanh nghiệp. Đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng và đổi mới hoạt động các chợ nông sản và mạng lưới chợ nông thôn.

8. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn ngày càng hiện đại, đảm bảo tăng cường liên kết tiểu vùng, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 14/02/2019 và xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết phân cấp quản lý tài sản hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nội đồng và củng cố các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở; từng bước chuyển đổi cơ chế quản lý vận hành các công trình và dịch vụ thủy lợi theo cơ chế thị trường, gắn lợi ích với quyền, trách nhiệm của người sử dụng nước.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hiện đại hóa hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 3511/QĐ-UBND ngày 20/10/2020. Tập trung đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và vừa phục vụ cho đời sống dân sinh; ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ vùng khó khăn về nguồn nước, đảm bảo chủ động cấp nước cho diện tích trồng lúa 02 vụ, diện tích các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và hoàn chỉnh các hệ thống công trình thủy lợi đã có nhưng chưa được đồng bộ; khuyến khích áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Xây dựng, nâng cấp và mở rộng hệ thống các tuyến đường giao thông nông thông thiết yếu quan trọng, ưu tiên các tuyến đường tỉnh và đường huyện mới kéo dài, đường huyện liên xã, giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông nội đồng, gắn với nâng cấp tải trọng các cầu, nạo vét các tuyến đường thủy nội địa.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai đồng bộ, hiện đại, đảm bảo đủ khả năng chống chịu trước thiên tai và giảm thiểu thiệt hại về người và sản xuất do thiên tai gây ra; trong đó, ưu tiên củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển và kè sông, kè biển để phòng chống sạt lở. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thương mại ở khu vực nông thôn.

9. Đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: Tổ chức rà soát, cập nhật, chỉnh sửa bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp; tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn làm việc trong các khâu sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ thuộc các chuỗi ngành hàng nông thủy sản chủ lực của tỉnh phù hợp theo nhu cầu của địa phương. Tổ chức cho các cơ sở đào tạo nghề tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới của các tỉnh bạn để áp dụng vào quá trình thực hiện đào tạo nhân lực phục vụ cho tái cơ cấu ngành hàng nông, thủy sản của tỉnh.

10. Giải pháp về vốn đầu tư: Theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn ngân sách tỉnh theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh và nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác.

(Phụ lục I, II, III chi tiết kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này và chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu nêu tại các Phụ lục kèm theo; phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, đề án, dự án đầu tư khác có liên quan. Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng thuộc ngành xây dựng mô hình liên kết cụ thể đối với sản phẩm đã chọn. Có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức xây dựng và triển khai các chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực của tỉnh và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện và hàng năm, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ thực hiện Kế hoạch này.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách của tỉnh trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Kế hoạch này; tổ chức lựa chọn các doanh nghiệp có nhu cầu, uy tín và năng lực tham gia mô hình thí điểm liên kết để cung cấp các dịch vụ về vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm. Xây dựng mô hình thí điểm chuỗi liên kết một số ngành hàng chủ lực.

Xây dựng kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các hợp tác xã theo đề xuất của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; trước mắt ưu tiên đào tạo cho các hợp tác xã có tham gia liên kết. Xây dựng mô hình khuyến nông về chuỗi liên kết để đánh giá, nhân rộng.

Tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ chứng nhận ngành hàng nông sản áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Đồng thời xây dựng và phát triển hệ thống truy xuất điện tử sử dụng mã QR cho các chuỗi sản xuất ngành hàng nông lâm thủy sản chủ lực, đặc trưng có chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP, hữu cơ.

2. Sở Tài chính

Phối hợp và hướng dẫn về cơ chế hỗ trợ tài chính quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018, Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 và Nghị định số 62/2019/NĐ-CP 11/7/2019 của Chính phủ; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 78/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018, Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các chính sách hỗ trợ chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ,...và các chính sách khác có liên quan để thực hiện Kế hoạch này.

3. Sở Công Thương

Chủ trì tham mưu đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt dự báo, định hướng, kết nối thị trường đầu ra cho các hợp tác xã tham gia mô hình liên kết và các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp tham gia Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hội chợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện chính sách thương mại hàng nông, lâm, thủy sản. Tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách và hoạt động thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia chuỗi cung ứng thương mại điện tử.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp để các địa phương nối kết với các hợp tác xã nông nghiệp thực hiện dự án liên kết.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai hiệu quả Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ và Nghị quyết 77/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững và Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lồng ghép nội dung xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vào Chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm của tỉnh để triển khai thực hiện; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phát triển các hình thức đầu lư có sự tham gia của Nhà nước và tư nhân; tổng hợp, cân đối, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và sau năm 2025 cho ngành nông nghiệp thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng, triển khai các chương trình, dự án, xây dựng nông thôn mới và tăng cường năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ hữu cơ; ưu tiên nguồn lực khoa học, công nghệ cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ hợp tác xã có tham gia mô hình, chuỗi liên kết ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu sản phẩm tập thể, chỉ dẫn địa lý sản phẩm. Đồng thời, chủ trì, phối hợp trong việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện chính sách của Trung ương khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư áp dụng hoặc chuyển đổi công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch thân thiện với môi trường.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường phổ biến các hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với nông sản xuất khẩu.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Quản lý, kiểm soát chặt chẽ Kế hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học phát triển bền vững; chỉ đạo hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; tham mưu tháo gỡ khó khăn trong chính sách đất đai, chuyển đổi đất trồng lúa sang đất sản xuất nông nghiệp khác, xây dựng hạ tầng sản xuất...tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, khắc phục ô nhiễm môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi; đào tạo nghề gắn với địa chỉ sử dụng lao động (doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác...).

8. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn và tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; rà soát, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng; tăng cường kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, doanh nghiệp đầu mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị.

9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã thực hiện chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ và thành viên hợp tác xã, ưu tiên cho các hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết.

Đề xuất giải pháp với cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp cho hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trong liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, hội, đoàn thể cấp tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giám sát, phản biện xã hội và phát huy vai trò của mọi tầng lớp nhân dân trong công cuộc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ vào nội dung Kế hoạch này xây dựng kế hoạch của địa phương một cách cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện nhằm đạt các mục tiêu đề ra.

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương kết hợp với các viện, trường nghiên cứu theo chức năng hỗ trợ xây dựng mô hình, phối hợp với các doanh nghiệp, các hợp tác xã và liên hiệp hội ngành hàng để triển khai thực hiện.

Lựa chọn các doanh nghiệp, công ty có nhu cầu và uy tín tham gia mô hình thí điểm liên kết để thực hiện cung cấp các dịch vụ về vốn, khoa học kỹ thuật, vật tư đầu vào và đặc biệt là bao tiêu sản phẩm các hợp tác xã.

Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn lựa chọn các hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động có hiệu quả chủ động tìm doanh nghiệp hoặc phối, kết hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan giới thiệu các doanh nghiệp có uy tín để xây dựng các dự án liên kết và ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp theo hướng dẫn của Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 78/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có đầu tư trên địa bàn.

Chỉ đạo củng cố hoạt động các hợp tác xã hiện có, thành lập mới các hợp tác xã tại các vùng sản xuất tập trung, sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù; chủ động bố trí nguồn lực của địa phương để hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Ngoài ra, phối hợp với ngành chuyên môn và các doanh nghiệp xây dựng mô hình thí điểm liên kết; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết.

Định kỳ từng quý, 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

Trên đây là Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, giao các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành tinh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Bình

 

PHỤ LỤC I

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 06/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

NĂM GỐC 2020

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN QUA TỪNG GIAI ĐOẠN

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2030

1

Trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích gieo sạ

Ha

255.403

265.600

262.750

261.750

260.800

259.750

260.400

 

Tổng diện tích thu hoạch

Ha

238.681

265.600

262.750

261.750

260.800

259.750

260.400

 

Sản lượng

Tấn

2.268.044

2.593.095

2.615.605

2.646.933

2.693.705

2.729.460

2.938.780

a)

Lúa cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích gieo sạ

Ha

205.114

208.700

205.000

203.000

201.000

199.000

195.000

-

Diện tích thu hoạch

Ha

188.392

208.700

205.000

203.000

201.000

199.000

195.000

-

Năng suất

Tạ/ha

50,06

56,17

57,13

57,62

58,20

58,78

60,75

-

Sản lượng

Tấn

943.154

1.172.327

1.171.200

1.169.765

1.169.810

1.169.650

1.184.600

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vụ mùa

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích gieo sạ

Ha

2.263

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích thu hoạch

Ha

2.214

 

 

 

 

 

 

-

Năng suất

Tạ/ha

39,40

 

 

 

 

 

 

-

Sản lượng

Tấn

8.722

 

 

 

 

 

 

 

Vụ Đông Xuân

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích gieo sạ

Ha

60.457

59.700

55.000

55.000

54.000

53.500

52.000

-

Diện tích thu hoạch

Ha

43.919

59.700

55.000

55.000

54.000

53.500

52.000

-

Năng suất

Tạ/ha

48,80

64,10

66,00

67,50

68,80

69,50

70.00

-

Sản lượng

Tấn

214.319

382.677

363.000

371.250

371.520

371.825

364.000

 

Vụ Hè thu

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích gieo sạ

Ha

73.738

74.000

75.000

74.500

74.000

73.500

73.000

-

Diện tích thu hoạch

Ha

73.603

74.000

75.000

74.500

74.000

73.500

73.000

-

Năng suất

Tạ/ha

49,42

53,50

54,50

54,50

55,10

55,50

57,50

-

Sản lượng

Tấn

363.781

395.900

408.750

406.025

407.740

407.925

419.750

 

Vụ Thu Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích gieo sạ

Ha

68.656

75.000

75.000

73.500

73.000

72.000

70.000

-

Diện tích thu hoạch

Ha

68.656

75.000

75.000

73.500

73.000

72.000

70.000

-

Năng suất

Tạ/ha

51,90

52,50

53,26

53,40

53,50

54,15

57,26

-

Sản lượng

Tấn

356.333

393.750

399.450

392.490

390.550

389.900

400.850

b)

Cây màu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích gieo trồng

Ha

50.289

56.900

57.750

58.750

59.800

60.750

65.400

 

Sản lượng

Tấn

1.324.889

1.420.768

1.444.405

1.477.168

1.523.895

1.559.810

1.754.180

 

Màu lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích gieo trồng

Ha

5.971

7.650

7.800

8.000

8.200

8.350

9.700

-

Diện tích thu hoạch

Ha

5.971

7.650

7.800

8.000

8.200

8.350

9.700

-

Năng suất

Tạ/ha

96,04

95,82

96,03

96,00

96,08

96,00

98,04

-

Sản lượng

Tấn

57.349

73.300

74.900

76.798

78.785

80.160

95.100

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Bắp:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

Ha

3.718

4.650

4.800

4.950

5.150

5.300

6.500

 

- Diện tích thu hoạch

Ha

3.718

4.650

4.800

4.950

5.150

5.300

6.500

 

- Năng suất

Tạ/ha

54,98

56,00

56,50

56,50

57,00

57,00

62,00

 

- Sản lượng

Tấn

20.445

26.040

27.120

27.968

29.355

30.210

40.300

 

+ Khoai lang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

Ha

1.202

1.400

1.400

1.400

1.400

1.400

1.500

 

- Diện tích thu hoạch

Ha

1.202

1.400

1.400

1.400

1.400

1.400

1.500

 

- Năng suất

Tạ/ha

161,76

155,07

157,86

160,64

163,43

167,14

175,00

 

- Sản lượng

Tấn

19.438

21.710

22.100

22.490

22.880

23.400

26.250

 

+ Khoai mì

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

Ha

654

950

950

950

950

950

950

 

- Diện tích thu hoạch

Ha

654

950

950

950

950

950

950

 

- Năng suất

Tạ/ha

173,43

180,00

180,00

180,00

180,00

180,00

190,00

 

- Sản lượng

Tấn

11.346

17.100

17.100

17.100

17.100

17.100

18.050

 

+ Cây có củ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

Ha

397

650

650

700

700

700

750

 

- Diện tích thu hoạch

Ha

397

650

650

700

700

700

750

 

- Năng suất

Tạ/ha

154,28

130,00

132,00

132,00

135,00

135,00

140,00

 

- Sản lượng

Tấn

6.120

8.450

8.580

9.240

9.450

9.450

10.500

 

Màu thực phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích gieo trồng

Ha

30.610

34.550

35.050

35.600

36.100

36.600

38.200

-

Diện tích thu hoạch

Ha

30.610

34.550

35.050

35.600

36.100

36.600

38.200

-

Năng suất

Tạ/ha

221,79

226,63

228,66

231,36

234,36

236,38

255,58

-

Sản lượng

Tấn

678.881

783.018

801.445

823.640

846.040

865.140

976.330

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Rau màu các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

Ha

30.144

34.000

34.500

35.000

35.500

36.000

37.500

 

- Diện tích thu hoạch

Ha

30.144

34.000

34.500

35.000

35.500

36.000

37.500

 

- Năng suất

Tạ/ha

224,89

230,00

232,00

235,00

238,00

240,00

260,00

 

- Sản lượng

Tấn

677.930

782.000

800.400

822.500

844.900

864.000

975.000

 

+ Đậu các loại

 

-

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

Ha

465

550

550

600

600

600

700

 

- Diện tích thu hoạch

Ha

465

550

550

600

600

600

700

 

- Năng suất

Tạ/ha

20,43

18,50

19,00

19,00

19,00

19,00

19,00

 

- Sản lượng

Tấn

951

1017,5

1045

1140

1140

1140

1330

 

Cây CNNN và HN khác

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích gieo trồng

Ha

13.708

14.700

14.900

15.150

15.500

15.800

17.500

-

Diện tích thu hoạch

Ha

13.708

14.700

14.900

15.150

15.500

15.800

17.500

-

Năng suất

Tạ/ha

429.42

383.98

381.25

380,68

386,50

388,93

390,14

-

Sản lượng

Tấn

588.659

564.450

568.060

576.730

599.070

614.510

682.750

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đậu phộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

Ha

4.234

5.000

5.100

5.200

5.300

5.400

6.500

 

- Diện tích thu hoạch

Ha

4.234

5.000

5.100

5.200

5.300

5.400

6.500

 

- Năng suất

Tạ/ha

50,83

53,50

53,50

54,00

54,00

54,00

55,00

 

- Sản lượng

Tấn

21.520

26.750

27.285

28.080

28.620

29.160

35.750

 

+ Mía

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

Ha

1.689

1.500

1.300

1.200

1.100

1.000

1.000

 

- Diện tích thu hoạch

Ha

1.689

1.500

1.300

1.200

1.100

1.000

1.000

 

- Năng suất

Tạ/ha

970,15

950,00

970,00

1.000,00

1.050,00

1.100,00

1.200,00

 

- Sản lượng

Tấn

163.850

142.500

126.100

120.000

115.500

110.000

120.000

 

+ Cây lác (cói)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

Ha

2.463

2.700

2.800

2.850

2.900

2.900

3.000

 

- Diện tích thu hoạch

Ha

2.463

2.700

2.800

2.850

2.900

2.900

3.000

 

- Năng suất

Tạ/ha

120,47

119,26

117,05

117,02

115,00

115,00

123,33

 

- Sản lượng

Tấn

29.673

32.200

32.775

33.350

33.350

33.350

37.000

 

+ Cây khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

Ha

5.322

5.500

5.700

5.900

6.200

6.500

7.000

 

- Diện tích thu hoạch

Ha

5.322

5.500

5.700

5.900

6.200

6.500

7.000

 

- Năng suất

Tạ/ha

701,98

660,00

670,00

670,00

680,00

680,00

700,00

 

- Sản lượng

Tấn

373.616

363.000

381.900

395.300

421.600

442.000

490.000

c)

Cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Cây ăn trái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Diện tích

Ha

18.500

18.900

19.200

19.400

19.700

20.000

22.000

 

+ Sản lượng

Tấn

268.555

273.767

282.240

287.120

292.506

296.000

330.000

-

Cây dừa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Diện tích

Ha

23.738

23.938

24.038

24.098

24.150

24.200

25.000

 

+ Sản lượng

Tấn

309.200

323.163

331.724

337.372

345.345

350.900

375.000

2

Chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đàn heo

Con

201.917

340.000

360.000

370.000

380.000

390.000

500.000

-

Đàn trâu bò

Con

225.242

235.000

240.000

244.000

247.000

250.000

300.000

-

Đàn dê

Con

20.928

21.500

22.000

22.500

23.000

23.000

30.000

-

Đàn gia cầm

1000 Con

7.387

7.700

7.900

8.100

8.000

8.000

9.000

3

Thủy sản

Tấn

229.162

252.260

263.465

274.490

286.865

298.530

390.000

a)

Sản lượng khai thác

Tấn

75.949

89.520

90.210

92.970

95.480

98.790

124.500

-

Khai thác hải sản

Tấn

67.997

80.320

81.010

84.170

87.080

90.790

116.700

+

Tôm các loại

Tấn

5.289

8.450

9.160

9.870

10.580

11.290

15.000

+

Cá các loại

Tấn

38.980

38.850

38.850

40.800

42.500

44.500

55.000

+

Hải sản khác

Tấn

23.728

33.020

33.000

33.500

34.000

35.000

46.700

-

Khai thác nội đồng

Tấn

7.952

9.200

9.200

8.800

8.400

8.000

7.800

+

Tôm các loại

Tấn

635

1.700

1.700

1.600

1.500

1.400

1.200

+

Cá các loại

Tấn

1.844

2.300

2.300

2.200

2.100

2.000

2.000

+

Thủy sản khác

Tấn

5.473

5.200

5.200

5.000

4.800

4.600

4.600

b)

Sản lượng nuôi trồng

Tấn

153.213

162.740

173.255

181.520

191.385

199.740

265.500

-

Tôm càng xanh

Tấn

1.912

2.400

2.800

3.100

3.500

4.000

5.000

-

Tôm sú

Tấn

13.639

12.100

12.000

11.800

11.600

11.500

12.000

-

Tôm chân trắng

Tấn

55.964

57.000

59.500

64.000

69.000

74.240

100.000

-

Cá lóc

Tấn

49.237

43.000

44.000

44.000

45.000

45.000

60.000

-

Cá tra

Tấn

4.694

15.000

20.000

22.000

24.000

25.000

40.000

-

Cá các loại

Tấn

18.822

23.000

24.000

25.000

26.000

27.000

30.000

-

Cua biển

Tấn

7.037

7.000

7.150

7.250

7.350

7.500

9.000

-

Thủy sản khác

Tấn

1.908

3.240

3.805

4.370

4.935

5.500

9.500

c)

Diện tích nuôi thủy sản

Ha

62.500

58.600

58.500

58.200

57.900

58.000

60.000

-

Diện tích mặn, lợ (lượt nuôi)

Ha

59.200

54.400

54.500

54.400

54.300

54.500

56.300

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Nuôi tôm sú

Ha

25.000

19.300

19.000

18.500

18.000

17.500

17.000

+

Tôm chân trắng

Ha

9.000

10.000

10.500

11.000

11.500

12.000

14.000

+

Nuôi cua biển

Ha

23.500

23.200

22.900

22.600

22.300

22.000

22.000

+

Thủy sản khác

Ha

1.700

1.900

2.100

2.300

2.500

3.000

3.300

-

Diện tích nước ngọt

Ha

3.300

4.200

4.000

3.800

3.600

3.500

5.700

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, THỦY SẢN PHÂN THEO ĐƠN VỊ CẤP HUYỆN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 06/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Toàn tỉnh

TP. Trà Vinh

Huyện Càng Long

Huyện Cầu kè

Huyện Tiểu Cần

Huyện Châu Thành

Huyện Cầu Ngang

Huyện Trà Cú

Huyện Duyên Hải

TX. Duyên Hải

I

CÂY HÀNG NĂM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích gieo trồng

Ha

259.750

2.792

42.210

29.635

38.550

48.480

38.820

48.638

7.495

3.130

 

Tổng sản lượng

tấn

2.729.460

43.147

420.295

268.853

325.787

498.251

419.227

578.420

93.568

81.912

 

* Cây lương thực có hạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

204.300

1.775

34.225

25.100

34.675

40.255

24.080

39.040

5.120

30

 

- Sản lượng

Tấn

1.199.860

9.763

211.063

154.381

210.787

233.306

130.904

224.356

25.110

191

1

Lúa cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

199.000

1.700

34.100

24.500

34.500

39.950

21.850

37.400

5.000

 

 

- Năng suất

Ta/ha

58,78

55,76

61,75

61,68

60,85

58,11

54,47

56,97

48,67

 

 

- Sản lượng

Tấn

1.169.650

9.480

210.580

151.120

209.930

232.130

119.025

213.050

24.335

 

a

Lúa Đông Xuân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

53.500

500

11.200

8.500

11.500

11.500

 

10.300

 

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

69,50

66,00

73,00

72,00

70,00

67,00

 

66,03

 

 

 

- Sản lượng

Tấn

371.825

3.300

81.760

61.200

80.500

77.055

 

68.010

 

 

b

Lúa Hè Thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

73.500

600

11.500

8.000

12.000

14.450

10.350

14.100

2.500

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

55,50

50,00

57,00

57,00

57,00

55,00

55,00

54,00

49,74

 

 

- Sản lượng

Tấn

407.925

3.000

65.550

45.600

68.800

79.475

56.925

76.140

12.435

 

c

Lúa Thu Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

72.000

600

11.400

8.000

11.000

14.000

11.500

13.000

2.500

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

54,15

53,00

55,50

55,40

55,12

54,00

54,00

53,00

47,60

 

 

- Sản lượng

Tấn

389.900

3.180

63.270

44.320

60.630

75.600

62.100

68.900

11.900

 

2

Cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

60.750

1.092

8.110

5.135

4.050

8.530

16.970

11.238

2.495

3.130

 

- Sản lượng

Tấn

1.559.810

33.667

209.715

117.733

115.857

266.121

300.202

365.370

69.233

81.912

a

Màu lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

8.350

140

750

660

280

590

2.935

2.440

280

275

 

- Sản lượng

Tấn

80.160

1.155

10.874

4.146

2.463

5.020

23.874

26.028

3.140

3.459

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Bắp:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

5.300

75

125

600

175

305

2.230

1.640

120

30

 

- Năng suất

Tạ/ha

57,00

37,73

38,61

54,35

48,98

38,57

53,27

69,05

64,55

63,53

 

- Sản lượng

Tấn

30.210

283

483

3.261

857

1.176

11.879

11.306

775

191

 

+ Khoai lang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

1.400

10

25

 

 

100

535

420

110

200

 

- Năng suất

Tạ/ha

167,14

129,71

114,76

 

 

113,61

174,55

195,30

155,73

129.66

 

- Sản lượng

Tấn

23.400

130

287

 

 

1.136

9.338

8.203

1.713

2.593

 

+ Khoai mì

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

950

35

400

5

45

110

90

200

30

35

 

- Năng suất

Tạ/ha

180,0

165,30

173,71

142,25

176,20

187,73

185,10

195,80

163,67

163,57

 

- Sản lượng

Tấn

17.100

579

6.948

70

793

2.065

1.666

3.916

491

572

 

+ Cây có bột khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

700

20

200

55

60

75

80

180

20

10

 

- Năng suất

Tạ/ha

135,0

81,77

157,81

148,25

135,53

85,72

123,77

144,63

80,82

103,20

 

- Sản lượng

Tấn

9.450

164

3.156

815

813

643

990

2.603

162

103

b

Màu thực phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

36.600

655

3.220

4.230

3.150

5.680

9.425

6.155

1.665

2.420

 

- Sản lượng

Tấn

865.140

14.329

75.051

96.948

70.502

137.690

231.937

145.569

37.109

56.006

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Rau màu các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

36.000

640

3.210

4.130

3.000

5.670

9.390

5.940

1.600

2.420

 

- Năng suất

Tạ/ha

240,00

223,45

233,71

234,30

234,15

242,81

246,94

244,31

231,17

231,43

 

- Sản lượng

Tấn

864.000

14.301

75.032

96.766

70.245

137.673

231.870

145.120

36.988

56.006

 

+ Đậu các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

600

15

10

100

150

10

35

215

65

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

19,00

18,56

19.12

18,24

17,10

16,70

19,30

20,87

18,66

 

 

- Sản lượng

Tấn

1.140

28

19

182

257

17

68

449

121

 

c

Cây công nghiệp ngắn ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

15.800

297

4.140

245

620

2.260

4.610

2.643

550

435

 

- Sản lượng

Tấn

614.510

18.184

123.790

16.639

42.892

123.410

44.391

193.774

28.984

22.446

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Mía cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

1.000

 

 

 

20

30

20

930

 

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

1.100,00

 

 

 

1.072,13

1.070,16

1.073,13

1.102,17

 

 

 

- Sản lượng

Tấn

110.000

 

 

 

2.144

3.210

2.143

102.502

 

 

 

+ Đậu phộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

5.400

20

80

 

 

370

4.310

370

135

115

 

- Năng suất

Tạ/ha

54,00

43,41

43,11

 

 

52,10

53,90

55,53

59,24

62,11

 

- Sản lượng

Tấn

29.160

87

345

 

 

1.928

23.232

2.055

800

714

 

+ Cây lác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

2.900

12

2.720

 

 

135

 

33

 

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

117,0

84,22

119,27

 

 

83,14

 

76,12

 

 

 

- Sản lượng

Tấn

33.916

101

32.441

 

 

1.122

0

251

 

 

 

+ Cây hàng năm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

 

6.500

265

1.340

245

600

1.725

280

1.310

415

320

 

- Sản lượng

Tấn

441.434

17.996

91.003

16.639

40.748

117.150

19.016

88.966

28.184

21.732

II

CÂY LÂU NĂM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cây dừa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

24.200

1.090

7.770

2.540

5.415

3.755

755

2.735

100

40

 

- Sản lượng

Tấn

350.900

15.707

114.918

37.922

79.925

52.532

9.596

38.798

1.000

500

2

Cây ăn trái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

20.000

520

4.935

7.965

2.650

1.405

1.075

1.000

300

150

 

- Sản lượng

Tấn

296.000

6.833

75.160

126.237

36.116

18.729

12.158

16.300

2.760

1.707

III

CHĂN NUÔI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đàn heo

Con

390.000

5.000

85.000

92.500

85.200

41.370

42.600

27.400

8 930

2.000

2

Đàn trâu, bò

Con

250.000

5.050

27.995

24.500

29.420

45.165

52.350

44.110

12.130

9.280

3

Đàn gia cầm

1000 con

8.000

160

2.120

850

1.040

1.100

1.010

1.000

480

240

4

Đàn dê

Con

23.000

370

795

815

710

1.860

750

650

12.300

4.750

IV

THỦY SẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng sản lượng

Tấn

298.530

8.320

13.087

10.063

11.530

31.267

56.273

79.301

44.598

44.091

 

Trong đó : Tôm các loại

72.800

420

190

130

25

8.560

29.114

3.192

14.400

16.769

a

Khai thác

98.790

4.860

1.507

1.208

570

6.478

20.747

31.720

18.260

13.440

 

- Khai thác hải sản

Tấn

90.790

4.765

242

528

 

5.558

19.412

31.260

16.625

12.400

 

Trong đó: - Tôm các loại

11.290

410

40

195

 

1.925

2.460

2.250

1.940

2.070

 

- Cá các loại

44.500

3.670

97

183

 

2.368

8.167

20.595

4.875

4.545

 

- Hải sản khác

35.000

685

105

150

 

1.265

8.785

8.415

9.810

5.785

 

- Khai thác nội đồng

Tấn

8.000

95

1.265

680

570

920

1.335

460

1.635

1.040

 

Trong đó: - Tôm các loại

1.400

25

120

45

40

115

380

35

465

175

 

- Cá các loại

2.000

60

340

175

135

150

260

240

325

315

 

- Thủy sản khác

4.600

10

805

460

395

655

695

185

845

550

b

Nuôi trồng thủy sản

Tấn

199.740

3.460

11.580

8.855

10.960

24.789

35.526

47.581

26.338

30.651

 

- Tôm càng xanh

4.000

 

55

 

 

2.430

 

50

645

820

 

- Tôm sú

11.500

 

 

 

 

120

6.855

 

2.550

1.975

 

- Tôm chân trắng

74.240

 

 

 

 

9.584

25.841

3.381

14.688

20.746

 

- Cá lóc

45.000

 

950

 

1.350

3.900

 

38.450

350

 

 

- Cá tra

25.000

2.710

4.930

4.915

6.215

6.230

 

 

 

 

 

- Cá các loại

27.000

750

5.500

3.940

3.350

1.600

2.510

5.630

1.735

1.985

 

- Cua biển

7.500

 

 

 

 

560

 

20

4.770

2.150

 

- Thủy sản khác

5.500

 

145

 

45

365

320

50

1.600

2.975

2

Diện tích trồng thủy sản

Ha

58.000

60

780

300

350

2.940

7.880

1.195

35.505

8.990

 

- Diện tích mặn, lợ (lượt)

Ha

54.500

 

 

 

 

2.490

7.480

515

35.135

8.880

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nuôi tôm sú

17.500

 

 

 

 

50

1.450

5

12.495

3.500

 

+ Tóm chân trắng

12.000

 

 

 

 

1.470

5.350

510

2.000

2.670

 

+ Nuôi của biên

22.000

 

 

 

 

250

 

 

19.850

1.900

 

+ Nghêu - sò huyết và thủy sản khác

3.000

 

 

 

 

720

680

 

790

810

 

- Diện tích nước ngọt

Ha

3.500

60

780

300

350

450

400

680

370

110

 

PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, THỦY SẢN PHÂN THEO ĐƠN VỊ CẤP HUYỆN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 06/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Toàn tỉnh

TP. Trà Vinh

Huyện Càng Long

Huyện Cầu Kè

Huyện Tiểu Cần

Huyện Châu Thành

Huyện Cầu Ngang

Huyện Trà Cú

Huyện Duyên Hải

TX. Duyên Hải

I

CÂY HÀNG NĂM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích gieo trồng

Ha

260.400

2.170

41.140

29.220

38.410

47.690

40.440

51.000

7.045

3.285

 

Tổng sản lượng

tấn

2.938.780

44.002

445.828

288.405

350.621

525.421

450.259

638.780

103.263

92.200

 

* Cây lương thực có hạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

201.500

1.100

32.660

24.350

34.090

39.210

24.830

40.740

4.450

70

 

- Sản lượng

Tấn

1.224.900

6.614

205.474

152.559

213.170

236.777

141.949

244.304

23.532

521

1

Lúa cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

195.000

1.000

32.510

23.600

33.780

38.760

22.200

38.850

4.300

 

 

- Năng suất

Ta/ha

60,75

61,00

62,95

62,75

62,54

60,48

57,00

59,48

52,28

 

 

- Sản lượng

Tấn

1.184.600

6.100

204.644

148.080

211.272

234.420

126.540

231.065

22.480

 

a

Lúa Đông Xuân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

52.000

500

11.000

8.000

11.000

11.000

 

10.500

 

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

70,00

66,00

72,00

72,00

72,00

68,00

 

66,57

 

 

 

- Sản lượng

Tấn

364.000

3.300

79.200

57.600

79.200

74.800

 

69.900

 

 

b

Lúa Hè thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

73.000

500

11.510

7.800

11.780

14.560

10.200

14.350

2.300

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

57,50

56,00

58,50

58,00

57,96

57,50

57,00

56.70

56,00

 

 

- Sản lượng

Tấn

419.750

2.800

67.334

45.240

68.272

83.720

58.140

81.365

12.880

 

c

Lúa Than đông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

70.000

 

10.000

7.800

11.000

13.200

12.000

14.000

2.000

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

57,26

 

58,11

58,00

58,00

57,50

57,00

57,00

48.00

 

 

- Sản lượng

Tấn

400.850

 

58.110

45.240

63.800

75.900

68.400

79.800

9.600

 

2

Cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

65.400

1.170

8.630

5.620

4.630

8.930

18.240

12.150

2.745

3.285

 

- Sản lượng

Tấn

1.754.180

37.902

241.184

140.325

139.349

291.000

323.719

407.716

80.783

92.200

a

Màu lương thực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

9.700

165

785

820

425

750

3.370

2.715

325

345

 

- Sản lượng

Tấn

95.100

1.502

12.163

5.528

3.624

7.084

28.183

28.472

3.913

4.631

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Bắp:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

6.500

100

150

750

310

450

2.630

1.890

150

70

 

- Năng suất

Tạ/ha

62,00

51,43

55,34

59,72

61,21

52,36

58,59

70,15

70,15

74,48

 

- Sản lượng

Tấn

40.300

514

830

4.479

1.898

2.356

15.409

13.240

1.052

521

 

+ Khoai lang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

1.500

10

30

 

 

110

565

435

120

230

 

- Năng suất

Tạ/ha

175,00

147,61

145,16

 

 

155,31

176,50

195,30

175,53

147,16

 

- Sản lượng

Tấn

26.250

148

435

 

 

1.708

9.972

8.496

2.106

3.385

 

+ Khoai mì

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

950

35

400

5

45

110

90

200

30

35

 

- Năng suất

Tạ/ha

190,0

169,30

191,29

173,65

177,49

191.73

189,63

199,38

171,67

172,57

 

- Sản lượng

Tấn

18.050

593

7.652

85

799

2.109

1.707

3.988

515

604

 

+ Cây có bột khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

750

20

205

65

70

80

85

190

25

10

 

- Năng suất

Tạ/ha

140,0

123,77

158,31

148,25

132,57

113,83

128,77

144,69

95,82

121,20

 

- Sản lượng

Tấn

10.500

248

3.245

964

928

911

1.095

2.749

240

121

b

Màu thực phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

38.200

680

3.440

4.540

3.535

5.755

9.470

6.540

1.790

2.450

 

- Sản lượng

Tấn

976.330

16.503

88.770

116.598

88.041

150.631

244.567

164.736

44.297

62.188

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Rau màu các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

37.500

660

3.430

4.420

3.360

5.740

9.420

6.310

1.710

2.450

 

- Năng suất

Tạ/ha

260,00

249,45

258,71

263,30

261,15

262,38

259,53

260,31

258,17

253,83

 

- Sản lượng

Tấn

975.000

16.464

88.749

116.379

87.741

150.606

244.470

164.256

44.147

62.188

 

+ Đậu các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

700

20

10

120

175

15

50

230

80

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

19,00

19,66

21,12

18,26

17.10

16.70

19,30

20,87

18,66

 

 

- Sản lượng

Tấn

1.330

39

21

219

299

25

97

480

149

 

c

Cây công nghiệp ngắn ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

17.500

325

4.405

260

670

2.425

5.400

2.895

630

490

 

- Sản lượng

Tấn

682.751

19.897

140.252

18.200

47.684

133.285

50.970

214.508

32.574

25.380

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Mía cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

1.000

 

 

 

20

30

20

930

 

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

1.200,00

 

 

 

1.092,1

1.080,2

1.029,1

1.210,9

 

 

 

- Sản lượng

Tấn

120.000

 

 

 

2.184

3.240

2.055

112.520

 

 

 

+ Đậu phộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

6.500

30

100

 

 

450

5.080

520

180

140

 

- Năng suất

Tạ/ha

55,00

45,51

47,31

 

 

52,72

54,95

55,77

59,64

62,86

 

- Sản lượng

Tấn

35.751

137

473

 

 

2.372

27.915

2.900

1.074

880

 

+ Cây lác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

3.000

15

2.805

 

 

145

 

35

 

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

123,3

107,22

123,99

 

 

115,32

 

110,82

 

 

 

- Sản lượng

Tấn

37.000

161

34.779

0

0

1.672

0

388

 

 

 

+ Cây hàng năm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

 

7.000

280

1.500

260

650

1.800

300

1.410

450

350

 

- Sản lượng

Tấn

490.000

19.600

105.000

18.200

45.500

126.000

21.000

98.700

31.500

24.500

II

CÂY LÂU NĂM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cây dừa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

25.000

1.100

7.910

2.830

5.595

3.815

785

2.845

90

30

 

- Sản lượng

Tấn

375.000

16.995

120.944

43.044

83.533

55.783

11.045

42.305

950

400

2

Cây ăn trái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

22.000

550

5.320

8.455

2.950

1.750

1.255

1.300

300

120

 

- Sản lượng

Tấn

330.000

7.502

83.418

134.604

40.802

23.678

14.294

21.385

2.940

1.378

III

CHĂN NUÔI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đàn heo

Con

500.000

6.500

97.700

89.900

95.800

62.700

65.000

64.500

13.900

4.000

2

Đàn trâu, bò

Con

300.000

5.800

30.500

26.800

31.800

55.500

59.300

67.300

13.000

10.000

3

Đàn gia cầm

1000 con

9.000

200

2.400

1.000

1.150

1.300

1.010

1.100

500

340

4

Đàn dê

Con

30.000

400

780

850

830

2.000

900

700

17.100

6.440

IV

THỦY SẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng sản lượng

Tấn

390.000

12.235

18.185

12.005

16.265

45.544

79.235

99.323

54.525

52.683

 

Trong đó: Tôm các loại

72.800

420

190

130

25

8.560

29.114

3.192

14.400

16.769

a

Khai thác

124.500

5.235

1.565

1.305

555

10.885

27.355

39.740

20.535

17.325

 

- Khai thác hải sản

Tấn

116.700

5.150

310

640

0

9.980

26.050

39.295

18.950

16.325

 

Trong đó: - Tôm các loại

15.000

450

50

220

 

2.430

2.930

3.050

2.980

2.890

 

- Cá các loại

55.000

3.900

110

220

 

3.880

10.270

25.230

5.860

5.530

 

- Hải sản khác

46.700

800

150

200

 

3.670

12.850

11.015

10.110

7.905

 

- Khai thác nội đồng

Tấn

7.800

85

1.255

665

555

905

1.305

445

1.585

1.000

 

Trong đó: - Tôm các loại

1.200

15

110

30

25

100

350

20

415

135

 

- Cá các loại

2.000

60

340

175

135

150

260

240

325

315

 

- Thủy sản khác

4.600

10

805

460

395

655

695

185

845

550

b

Nuôi trồng thủy sản

Tấn

265.500

7.000

16.620

10.700

15.710

34.659

51.880

59.583

33.990

35.358

 

- Tôm càng xanh

5.000

 

70

 

 

3.140

 

60

750

980

 

- Tôm sú

12.000

 

 

 

 

140

6.980

 

2.880

2.000

 

- Tôm chân trắng

100.000

 

 

 

 

12.729

41.340

4.323

19.075

22.533

 

- Cá lóc

60.000

 

1.300

 

2.200

7.000

 

48.800

700

 

 

- Cá tra

40.000

6.000

9.000

6.500

10.000

8.500

 

 

 

 

 

- Cá các loại

30.000

1.000

5.900

4.200

3.450

2.000

2.710

6.250

1.985

2.505

 

- Cua biển

9.000

 

 

 

 

650

 

50

5.250

3.050

 

- Thủy sản khác

9.500

 

350

 

60

500

850

100

3.350

4.290

2

Diện tích trồng thủy sản

Ha

60.000

60

800

320

350

3.550

8.410

1.410

35.950

9.150

 

- Diện tích mặn, lợ (lượt)

Ha

56.300

 

 

 

 

3.040

7.990

650

35.570

9.050

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nuôi tôm sú

17.000

 

 

 

 

20

1.200

 

12.370

3.410

 

+ Tôm chân trắng

14.000

 

 

 

 

1.950

6.000

650

2.500

2.900

 

+ Nuôi cua biển

22.000

 

 

 

 

250

 

 

19.850

1.900

 

+ Nghêu - sò huyết và thủy sản khác

3.300

 

 

 

 

820

790

 

850

840

 

- Diện tích nước ngọt

Ha

3.700

60

800

320

350

510

420

760

380

100

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2021 chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 69/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
Người ký: Lê Thanh Bình
Ngày ban hành: 06/08/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [24]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2021 chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…