ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 02 tháng 4 năm 2024 |
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2024
Căn cứ Quyết định số 467/QĐ-BNN-TT ngày 31/01/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2024.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2024, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.
- Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số vùng, khu vực nhằm khai thác, phát huy những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với khối lượng sản phẩm lớn, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa hiệu quả cao.
2. Yêu cầu
- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đảm bảo khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương, không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại như không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác phải lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để việc chuyển đổi đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững.
Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác năm 2024 trên địa bàn tỉnh là 763,6 ha, trong đó:
- Chuyển đổi sang trồng cây hằng năm là 442 ha.
- Chuyển đổi sang trồng cây lâu năm là 129,5 ha x 2 (lần) = 259 ha
- Chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là 62,6 ha.
(Có biểu chi tiết kèm theo)
1. Công tác tuyên truyền
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn thực hiện chủ trương việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy, phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất; sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch và yêu cầu của thị trường để tăng hiệu quả sản xuất.
2. Ứng dụng khoa học kỹ thuật
Tăng cường ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án khoa học và công nghệ vào sản xuất. Đẩy mạnh áp dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá hiệu quả và bền vững.
- Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng chuyển đổi, từng chất đất, tập quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường; tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.
3. Quản lý, tổ chức sản xuất
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, đảm bảo chất lượng cây giống và các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; tổ chức liên kết trong sản xuất, khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư hỗ trợ nông dân hướng dẫn sản xuất, hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa.
- Tăng cường công tác bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm,... để nâng cao chất lượng nông sản; tăng tỷ trọng hàng hóa nông sản chế biến bằng công nghệ mới.
4. Giải pháp về nguồn lực
- Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh; lồng ghép sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác như: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: số 11/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; số 06/2020/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; số 02/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; số 10/2023/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 Quy định về mức hỗ trợ thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2025.
Lồng ghép các nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh, huyện, thành phố, nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ… để hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ, cá nhân tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành vùng sản xuất hàng hóa; đồng thời huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả; hướng dẫn về cơ cấu loại cây trồng chuyển đổi, các biện pháp kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm,...
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành theo dõi, đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo hiệu quả; hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 và đăng ký Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2025 trước ngày 31/12/2024 theo đúng quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch, nguồn vốn đầu tư thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vào kỳ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ để chuyển giao cây trồng mới phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của cấp huyện trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích sử dụng đất và định hướng lựa chọn cây trồng phù hợp vào sản xuất.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên nguyên tắc không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại, phù hợp với cơ cấu cây trồng tại địa phương; hướng dẫn các hộ dân chuyển đổi những diện tích trồng lúa nước không đảm bảo nước tưới, hiệu quả thấp sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Công khai thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác tại địa phương để người dân có nhu cầu chuyển đổi dễ thực hiện.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa bàn huyện, thành phố theo quy định.
- Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích.
- Báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 và đề xuất kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2025 về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30/10/2024 để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
ĐVT: Ha
STT |
Tên huyện, thành phố |
Tổng |
Trong đó |
||
Cây hàng năm |
Cây lâu năm |
Nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa |
|||
1 |
Sơn Dương |
62,1 |
34,9 |
5,1 |
17,0 |
2 |
Yên Sơn |
88,9 |
52,1 |
15,6 |
5,6 |
3 |
Thành phố Tuyên Quang |
62,6 |
8,0 |
26,6 |
1,4 |
4 |
Hàm Yên |
138,6 |
36,0 |
50,5 |
1,6 |
5 |
Chiêm Hóa |
264,7 |
208,5 |
27,3 |
1,6 |
6 |
Na Hang |
23,0 |
10,6 |
1,2 |
10,0 |
7 |
Lâm Bình |
123,7 |
91,9 |
3,2 |
25,4 |
|
Tổng số |
763,6 |
442,0 |
129,5 |
62,6 |
Ghi chú:
- Tổng số = Cây hàng năm + Cây lâu năm x 2 (lần), (để quy ra diện tích gieo trồng lúa) + Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.
- Cây hàng năm: Tính theo diện tích gieo trồng;
- Trồng lúa kết hợp NTTS: Tính theo diện tích gieo trồng;
- Cây lâu năm: Tính theo diện tích canh tác.
Kế hoạch 67/KH-UBND chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2024
Số hiệu: | 67/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Nguyễn Thế Giang |
Ngày ban hành: | 02/04/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 67/KH-UBND chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2024
Chưa có Video