ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 643/KH-UBND |
Đắk Nông, ngày 08 tháng 11 năm 2022 |
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 45-CTr/TU ngày 07/9/2022 của Tỉnh ủy về việc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với nội dung cụ thể như sau:
1. Quán triệt sâu rộng nội dung của Chươmg trình số 45-CTr/TU ngày 07/9/2022 của Tỉnh ủy về việc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tới các cấp, ngành để triển khai thực hiện có hiệu quả.
2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Chương trình của Tỉnh ủy thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch thực hiện đảm bảo thắng lợi, tạo ra kết quả cụ thể theo từng giai đoạn.
3. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, thời gian hoàn thành từng nội dung cụ thể. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đánh giá việc thực hiện Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp chủ lực được triển khai đều có sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ hợp tác.
- Phấn đấu đến năm 2030:
+ Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh được quản lý bằng bộ công cụ chuyển đổi số, đáp ứng với yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh, được đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ.
+ Có ít nhất 03 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp huyện/tiềm năng được áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ ở tất cả các khâu trong tạo giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ và trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh.
+ Triển khai được 03 đến 05 mô hình do doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác chủ trì ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao, tham gia sản xuất 03 sản phẩm nông nghiệp chủ lực với quy mô đủ lớn, ứng dụng công nghệ số hoặc mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đáp ứng được mục tiêu Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) của tỉnh.
- Hình thành được từ 01 đến 02 “Trung tâm sản xuất một số giống cây trồng chủ lực chất lượng cao” thuộc doanh nghiệp đạt chuẩn ở quy mô cấp Vùng và 01 đến 02 nhà máy/cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp chủ lực với công nghệ tiên tiến, hiện đại có được nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế.
a) Nghiên cứu, chọn tạo và lưu giữ một số nguồn gen giống cây trồng bản địa phù hợp với điều kiện của tỉnh, nhập nội các giống có tiềm năng di truyền cao, tiên tiến nhằm phục vụ việc nghiên cứu sản xuất cây giống chủ lực; nghiên cứu đưa vào sản xuất những giống mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu cao với sâu và bệnh hại, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; hỗ trợ tổ chức sản xuất một số giống cây trồng tập trung theo hướng xã hội hóa với phương thức công nghiệp; nghiên cứu, trang bị công cụ kiểm soát chất lượng và quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, đảm bảo mọi diện tích trồng mới đều được trồng bằng cây giống có năng suất, chất lượng cao, thích hợp với từng tiểu vùng sinh thái.
b) Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc các cây trồng chủ lực chuyển đổi theo hướng canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn; triển khai từng bước việc quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất tiên tiến của Việt Nam và quốc tế bằng Công nghệ thực hành quản lý điện tử nông nghiệp tốt và Cổng thông tin quản lý, giám sát, truy xuất minh bạch và kết nối thị trường nông sản Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thực hiện tiêu chuẩn, quy trình sản xuất an toàn, chống trà trộn, gian lận mã số vùng trồng, nguồn gốc xuất xứ, sử dụng vật tư, giảm chi phí lao động và giá thành sản xuất; đẩy mạnh việc triển khai áp dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác, tự động hóa các mô hình canh tác nông nghiệp thông minh, công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ giữ ẩm, kết hợp dinh dưỡng trong canh tác cây trồng có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động; ứng dụng công nghệ cảm biến, công nghệ thông tin để điều khiển tự động, điều khiển từ xa quá trình trồng trọt, sản xuất; nghiên cứu sử dụng thiên địch, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc có nguồn gốc thảo mộc, phân vi sinh. Tổ chức điều tra khảo sát thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật trong sản xuất cây ăn quả để có biện pháp quản lý thực hành tốt.
c) Ưu tiên triển khai các nghiên cứu làm giảm tổn thất bằng công nghệ thu hái, bảo quản sau thu hoạch chuyển giao cho doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh các nghiên cứu ứng dụng, hợp tác với các doanh nghiệp chế biến nông sản hiện thực hiện đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại hướng dẫn đến chế biến sâu nhằm tạo các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao.
d) Nghiên cứu, triển khai giải pháp khoa học và công nghệ áp dụng cho kết nối thị trường, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
a) Rà soát, nghiên cứu thiết lập công cụ quản lý nguồn lực doanh nghiệp, khai thác sử dụng dữ liệu công nghệ, dữ liệu chuyên gia; hỗ trợ doanh nghiệp khai thác cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp phục vụ cho người dân, doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh.
b) Xây dựng công cụ quản lý vận hành và đầu tư hạ tầng để hình thành đầu mối đóng vai trò trung tâm điều hành và phát triển giải pháp công nghệ để thực hiện công tác quản lý, giám sát và hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đến phát triển sản xuất cho người dân, doanh nghiệp.
c) Thiết lập bộ công cụ nhận diện, truy xuất nguồn gốc thông qua việc số hóa toàn bộ quy trình, từ sản xuất và thu hoạch đến nhập kho và phân phối sản phẩm áp dụng cho cả người dân và doanh nghiệp
- Hoàn thiện quy trình sản xuất đối với sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, sản phẩm sản xuất ở quy mô lớn; triển khai, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình kỹ thuật canh tác các cây trồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Triển khai nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại và đồng bộ trong tạo lập, kiểm soát, truy xuất nguồn gốc đối với từng sản phẩm; xây dựng, thiết kế phần mềm quản lý dữ liệu sản phẩm nông nghiệp phục vụ công tác quản lý; triển khai đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm các sản phẩm bơ, chanh dây và mắc ca của tỉnh Đắk Nông.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ giữ ẩm, kết hợp dinh dưỡng trong canh tác cây trồng chủ lực gắn với công nghệ cảm biến, công nghệ thông tin để điều khiển tự động, điều khiển từ xa trong canh tác; sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sinh vật hại; công nghệ sản xuất, sử dụng phân vi sinh phù hợp cho phát triển cây chanh dây, bơ và mắc ca đạt năng suất cao.
- Nghiên cứu, áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để phân tích chất lượng trái chanh dây, bơ và mắc ca dựa trên các chỉ tiêu sinh, hóa nhằm tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch phù hợp, hiệu quả.
- Nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm chanh dây, bơ và mắc ca trong nước và quốc tế để định hướng phát triển sản xuất, điều tiết kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả kinh tế. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh, hệ thống phân phối, giá cả các sản phẩm được chế biến; áp dụng thương mại điện tử trong giao dịch mua, bán sản phẩm trong nước và quốc tế.
a) Đối với cây chanh dây
- Nghiên cứu, tuyển chọn bộ giống chanh dây cho năng suất cao, sạch bệnh, chất lượng cao, mẫu mã phù hợp theo hướng sử dụng cho ăn tươi, chế biến. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, chiếu xạ gây đột biến và lai hữu tính để chọn tạo những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và thích nghi với điều kiện khí hậu. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật để sản xuất giống chanh dây ở quy mô lớn. Nghiên cứu, phát triển công cụ kiểm soát nguồn gốc và chất lượng các giống chanh dây bằng công nghệ sinh học phân tử.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa các mô hình canh tác nông nghiệp thông minh, áp dụng kỹ thuật canh tác, trồng trọt và kiểm soát dịch bệnh ở quy mô lớn.
- Nghiên cứu, chế tạo công cụ phù hợp cho cơ giới hóa quá trình trồng trọt ở quy mô lớn; chế tạo công cụ thu hoạch, phân loại trái chanh dây dựa trên công nghệ cảm biến màu sắc nhằm thu được trái có màu sắc đồng đều.
- Nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng các công nghệ chế biến sâu từ chanh dây như: nước ép quả, bột quả đông lạnh, thịt quả đóng gói vô trùng, cắt lát say detox, mứt vỏ chanh dây, dịch quả muối ớt, sốt chanh dây, các sản phẩm bánh, kẹo từ chanh dây và bột chanh dây, rượu, nước trái cây lên men không cồn, trà lá chanh dây, dầu từ hạt chanh dây.
- Nghiên cứu, chế biến phụ phẩm của quá trình sản xuất công nghiệp như sản xuất pectin từ vỏ, sản xuất dầu từ hạt chanh dây.
b) Đối với cây bơ
- Nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống bơ Hass chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô lớn phục vụ cho xuất khẩu. Tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất các giống bơ cho năng suất cao, sạch bệnh, chất lượng cao, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái. Nghiên cứu, phát triển công cụ kiểm soát nguồn gốc và chất lượng các giống bơ bằng công nghệ sinh học phân tử.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa các mô hình canh tác; áp dụng kỹ thuật canh tác, trồng trọt và kiểm soát dịch bệnh ở quy mô lớn.
- Nghiên cứu, chế tạo công cụ thu hoạch, phân loại trái bơ theo kích thước, trọng lượng; nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng các công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch trái bơ để tăng thời gian bảo quản.
- Nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng các công nghệ chế biến sâu từ trái bơ như: purê trái bơ, bột bơ, dầu bơ, kem bơ, bột nhuyễn đông lạnh, bột đông khô, bã bơ, tinh bột hạt bơ.
- Nghiên cứu, chế biến các phụ phẩm từ sản phẩm cây bơ.
c) Đối với cây mắc ca
- Nghiên cứu tuyển chọn bộ giống mắc ca phù hợp theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, chống chịu sâu bệnh hại, thích nghi với các tiểu vùng sinh thái. Xây dựng vườn cây đầu dòng, vườn ươm cây giống Mắc ca ưu tú với quy mô phù hợp nhu cầu trồng, đảm bảo chủ động và cung ứng đủ cây giống chất lượng tốt cho trồng mới trên địa bàn. Nghiên cứu, chọn tạo những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và thích nghi với điều kiện khí hậu. Nghiên cứu, phát triển công cụ kiểm soát nguồn gốc và chất lượng các giống mắc ca bằng công nghệ sinh học phân tử.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng kỹ thuật canh tác, trồng trọt và kiểm soát dịch bệnh bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở quy mô lớn.
- Nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng các công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch hạt mắc ca để chống mốc, biến màu, ôi hóa dầu.
- Ứng dụng công nghệ cao, chế biến sâu với những sản phẩm cao cấp, như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; Nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng các công nghệ chế biến sâu từ hạt mắc ca như: hạt nguyên, sữa, dầu, bột nghiền, hạt hỗn hợp nhằm đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng đạt theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu.
a) Rà soát, đơn giản hóa quy trình triển khai các đề tài, dự án theo hướng lấy kết quả ứng dụng vào thực tiễn là trọng tâm; khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp/hợp tác xã tham gia thực hiện các đề tài, dự án có quy mô hàng hóa nhằm huy động nguồn lực; đơn giản hóa hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết đối với việc công nhận và tái công nhận vùng sản xuất nông nghiệp an toàn và chứng nhận VietGAP cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt đối với các hộ sản xuất quy mô nhỏ.
b) Nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp theo hình thức nhà nước đặt hàng trực tiếp doanh nghiệp triển khai một số nội dung phục vụ công ích, cung ứng sản phẩm chất lượng cao. Trước mắt ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp được nhà nước đặt hàng thực hiện lưu giữ nguồn gen, sản xuất một số giống cây chất lượng cao; đầu tư phòng thí nghiệm phân tích giám định bệnh cây trồng, kiểm soát chất lượng giống cây trồng chất lượng cao.
c) Nghiên cứu, bổ sung chính sách triển khai các mô hình ứng dụng, hỗ trợ người dân tham gia trồng trọt các cây trồng mới, cây trồng chất lượng cao từ kết quả tạo ra từ doanh nghiệp thực hiện đặt hàng của nhà nước.
d) Rà soát, sửa đổi bổ sung ban hành chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất triển khai xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; tạo lập phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu; phần mềm quản lý trong hoạt động liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
đ) Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung chính sách kích cầu đầu tư thông qua việc hỗ trợ giảm lãi suất ngân hàng giúp các chủ đầu tư trang bị các kho bảo quản và sản phẩm chế biến; hỗ trợ chi phí thuê mặt bằng kinh doanh sản phẩm nông nghiệp cho năm đầu tiên thực hiện theo chuỗi liên kết chứng nhận VietGAP theo quy định; hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến nông sản, phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho ngành nông nghiệp.
e) Nghiên cứu đề xuất triển khai thí điểm kích thích doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp theo chuỗi sản xuất nhằm chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Mời gọi các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, tham gia đầu tư, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ và xuất khẩu. Khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới, tích hợp các xu hướng và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0.
5. Định hướng các nội dung cần ưu tiên triển khai nghiên cứu
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
1. Kịp thời nghiên cứu điều chỉnh, ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ theo hướng nhà nước đặt hàng trực tiếp với doanh nghiệp để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào một số lĩnh vực:
- Đầu tư xây dựng “Trung tâm sản xuất một số giống cây trồng chủ lực” đạt chuẩn ở quy mô cấp vùng, có khả năng lưu giữ nguồn gen, nguồn giống gốc và sản xuất cây giống chất lượng cao ở quy mô công nghiệp.
- Đầu tư nhà máy chế biến hoa quả với quy mô phù hợp, công nghệ tiên tiến, hiện đại có khả năng thu mua, chế biến, chế biến sâu các loại hoa quả chủ lực.
- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai lưu giữ nguồn gen, nguồn giống gốc; hỗ trợ kinh phí thông qua việc triển khai ứng dụng các nghiên cứu về sản xuất một số giống cây trồng chủ lực chất lượng cao; hỗ trợ đổi mới công nghệ chế biến sâu sản phẩm; hỗ trợ một phần kinh phí (Đầu tư phát triển) đầu tư thiết bị phục vụ phân tích kiểm định chất lượng sản phẩm, kiểm soát giống tạo ra; hỗ trợ doanh nghiệp/HTX và người dân một phần kinh phí sử dụng cây giống được tạo ra từ doanh nghiệp do nhà nước đặt hàng.
2. Ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai bộ công cụ quản lý đảm bảo giám sát đồng bộ các khâu theo chuỗi giá trị nhằm truy xuất nguồn gốc, phát hiện kịp thời các biến động trong toàn bộ quá trình sản xuất đối với các sản phẩm nông sản thực hiện trong Chương trình 45-CTr/TU. Đảm bảo dự đoán được năng suất, chất lượng và sản lượng dự kiến thu được theo vụ hoặc hàng năm.
3. Rà soát, bổ sung xây dựng Kế hoạch triển khai đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm được triển khai trong Chương trình 45-CTr/TU.
4. Tổ chức làm việc với các bộ, ngành để đề xuất hợp tác, hỗ trợ triển khai thông qua các Chương trình mục tiêu, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề thiết yếu ngoài khả năng của địa phương; bố trí, cân đối nguồn lực từ ngân sách tỉnh theo đúng tiến độ triển khai các nội dung của Kế hoạch; lồng ghép các nguồn lực của tỉnh cân đối cho chương trình mục tiêu và các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
5. Xây dựng Kế hoạch quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm được tạo ra từ người dân và doanh nghiệp chế biến. Duy trì tổ chức các hội chợ, triển lãm xúc tiến đầu tư về nông nghiệp, sản phẩm chế biến.
V. NGUỒN VỐN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
a) Ngân sách Trung ương: Thông qua việc triển khai các Chương trình mục tiêu; chương trình OCOP và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia tại địa phương.
b) Ngân sách địa phương: Bổ trí nguồn lực ngân sách trên cơ sở lồng ghép các chương trình mục tiêu, nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và nguồn sự nghiệp kinh tế khác.
c) Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, các tổ chức hợp tác nông nghiệp và các nguồn hợp pháp khác.
- Là cơ quan thường trực: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; là đầu mối hướng dẫn, tổng hợp các đề xuất của các sở, ngành địa phương về các nhiệm vụ (đề tài/dự án) cần triển khai; tổ chức các Hội đồng tư vấn chuyên ngành đánh giá lựa chọn trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định.
- Chủ trì rà soát đơn giản hóa các thủ tục quy trình triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ; rà soát cơ chế chính sách liên quan đến khoa học và công nghệ để tham mưu đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung. Phối hợp với các sở, ngành theo chức năng được giao rà soát điều chỉnh, sửa đổi bổ sung ban hành mới các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan lựa chọn đơn vị chủ trì triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất nội dung, xác định tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp được nhà nước đặt hàng triển khai một số nội dung phục vụ công ích, cung ứng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh”; trong đó, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện việc lưu giữ nguồn gen, phân tích, giám định và kiểm soát chất lượng cây giống chất lượng cao nhằm phát triển 03 sản phẩm mắc ca, bơ và chanh dây trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì triển khai việc nghiên cứu, tuyển chọn, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ mới vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; đặc biệt là công nghệ trong bảo quản, chế biến sản phẩm, chuyển đổi số quản lý, giám sát, truy xuất minh bạch và kết nối thị trường sản phẩm. Chủ trì tổ chức triển khai xây dựng đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm chủ lực của tỉnh Đắk Nông; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản, thực phẩm chủ lực theo quy định của tỉnh.
- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh phân công trách nhiệm cho các ngành, địa phương tham gia phát triển thị trường khoa học và công nghệ, hình thành và phát triển mạng lưới trung gian thực hiện các dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.
- Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và định kỳ hằng năm báo cáo đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Nghiên cứu tham mưu cấp có thẩm quyền xây dựng chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực ngành nghề khác có liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan thẩm định, tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư công để thực hiện các chương trình/dự án tại Kế hoạch đúng quy định của Luật Đầu tư công.
- Hỗ trợ các nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu, thu hút đầu tư về hoạt động nghiên cứu khoa học, nhà máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp, phân bón hữu cơ vi sinh... trên địa bàn theo quy định của pháp luật và chính sách của tỉnh.
Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện cho các đơn vị, địa phương dự toán chi ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch được phê duyệt.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông định hướng đến năm 2030; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện theo từng nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và địa phương xác định các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện thực tế ở các huyện và thành phố Gia Nghĩa; tham mưu các giải pháp xây dựng, hình thành, phát triển vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh trên cơ sở điều kiện, thế mạnh sẵn có của từng địa phương; chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực.
- Triển khai hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình kỹ thuật canh tác các cây trồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tổ chức nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi từ sản xuất, bảo quản và chế biến đối với cây trồng chủ lực có thế mạnh của tỉnh. Điều tra nhu cầu đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh khi cần thiết; đề xuất các giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Chủ trì triển khai tạo lập hệ thống quản lý, lưu trữ dữ liệu số theo lĩnh vực ngành và sản phẩm đối với cả hệ thống quản lý và các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh; thiết lập bộ công cụ nhận diện, truy xuất nguồn gốc thông qua việc số hóa toàn bộ quy trình, từ sản xuất và thu hoạch đến nhập kho và phân phối sản phẩm áp dụng cho cả người dân và doanh nghiệp.
- Triển khai phân tích sâu chất lượng trái chanh dây, bơ và mắc ca dựa trên các chỉ tiêu sinh, hóa nhằm phục vụ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch và chế biến sâu phù hợp, hiệu quả.
- Chủ trì nghiên cứu, phân tích dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm chanh dây, bơ và mắc ca trong nước và quốc tế theo hàng năm và giai đoạn phục vụ định hướng phát triển sản xuất, điều tiết kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả kinh tế; thiết lập và duy trì hệ thống thông tin tới doanh nghiệp và người dân về môi trường kinh doanh, hệ thống phân phối, giá cả các sản phẩm được chế biến; áp dụng thương mại điện tử trong giao dịch mua, bán sản phẩm trong nước và quốc tế
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ cùng các ngành liên quan tham mưu đề xuất ban hành và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo, tọa đàm chuyên sâu theo nhóm ngành nghề hoặc sản phẩm, từng thị trường trọng điểm hoặc các vấn đề quan trọng khác phục vụ nhu cầu cụ thể của các doanh nghiệp và các đối tượng khác; tập huấn về kỹ năng, công cụ cho doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lồng ghép các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để làm căn cứ thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất theo quy định.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn, xây dựng phương pháp ủ rác hữu cơ quy mô phù hợp với doanh nghiệp để xử lý các phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp hướng hữu cơ.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai tạo lập hệ thống quản lý, lưu giữ dữ liệu số theo lĩnh vực ngành và sản phẩm đối với cả hệ thống quản lý và các doanh nghiệp, tổ chức tham gia sản xuất tiêu thụ sản phẩm đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo, định hướng việc truyền thông nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh...
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Rà soát, điều chỉnh lại việc mở rộng và phát triển diện tích đất nông nghiệp phục vụ sản xuất sản phẩm chủ lực theo quy hoạch được duyệt.
- Đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất danh mục sản phẩm chủ lực phù hợp với từng huyện và xây dựng kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp của địa phương. Phát hiện, đánh giá các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; đề xuất chính sách hỗ trợ để nhân rộng đối với các mô hình hiệu quả.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ RÀ SOÁT CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ CHỦ TRÌ NỘI
DUNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẦN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI
(Kèm theo Kế hoạch số 643/KH-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Nông)
I. Rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách và nâng cao năng lực quản lý |
|||||
Stt |
Nội dung |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
|
1 |
Đơn giản hóa các thủ tục về quy trình triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ; cơ chế chính sách liên quan đến khoa học và công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các Sở, ngành |
Quý IV/2022 |
|
2 |
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các Sở, ngành |
Quý I/2023 |
|
3 |
Chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở, ngành |
Quý II/2023 |
|
4 |
Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ngành |
Năm 2023 |
|
5 |
Chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành |
Quý II/2023 |
|
6 |
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở, ngành |
Quý II/2023 |
|
7 |
Bổ sung chức năng cho đơn vị trực thuộc giữ vai trò “Trung tâm điều hành và phát triển giải pháp công nghệ” thực thi công tác quản lý, giám sát và hỗ trợ cung cấp thông tin về phát triển sản xuất nông nghiệp cho người dân, doanh nghiệp. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Nội vụ |
Năm 2023 |
|
II. Nội dung nghiên cứu khoa học và công nghệ ưu tiên triển khai |
|||||
Stt |
Tên nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Cơ quan tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng kết quả |
1 |
Nghiên cứu, xác định tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp được nhà nước đặt hàng, đề xuất chính sách hỗ trợ triển khai một số nội dung phục vụ công ích, cung ứng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, doanh nghiệp |
Năm 2023 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Doanh nghiệp; Hợp tác xã |
2 |
Xây dựng, thiết kế phần mềm quản lý dữ liệu sản phẩm nông nghiệp phục vụ công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, doanh nghiệp |
Năm 2023 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp |
3 |
Nghiên cứu, tạo lập hệ thống quản lý, lưu giữ dữ liệu số theo lĩnh vực ngành và sản phẩm; thiết lập bộ công cụ nhận diện, truy xuất nguồn gốc thông qua việc số hóa toàn bộ quy trình đối với các sản phẩm chủ lực trên địa bàn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân |
Năm 2023-2024 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố |
4 |
Nghiên cứu mô hình, hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp hình thành “Trung tâm sản xuất một số giống cây trồng chủ lực chất lượng cao” trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Doanh nghiệp |
Năm 2023-2024 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp |
5 |
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ giữ ẩm, kết hợp dinh dưỡng trong canh tác gắn với công nghệ cảm biến, công nghệ thông tin để điều khiển tự động, điều khiển từ xa trong canh tác đối với cây trồng chủ lực |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã |
Năm 2023-2028 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp; Hợp tác xã |
6 |
Nghiên cứu, chế tạo công cụ phục vụ cơ giới hóa trong canh tác; công cụ thu hoạch; công cụ sơ chế bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho sản phẩm chủ lực |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Viện nghiên cứu, Trường Đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã |
Năm 2025-2030 |
UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp; Hợp tác xã |
7 |
Xây dựng đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chanh dây, bơ và mắc ca của tỉnh Đắk Nông |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở, ngành, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân |
Năm 2023-2030 |
Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp; Hợp tác xã |
8 |
Nghiên cứu, tuyển chọn bộ giống chanh dây sạch bệnh, cho năng suất, chất lượng cao; hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống chanh dây ở quy mô lớn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Viện nghiên cứu, Trường Đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã |
Năm 2022-2025 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Doanh nghiệp; Hợp tác xã |
9 |
Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng các công nghệ chế biến sâu từ chanh dây |
Sở Công Thương |
Viện nghiên cứu, Trường Đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã |
Năm 2023-2025 |
Sở Công Thương; UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp |
10 |
Nghiên cứu, sản xuất giống bơ Hass chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô lớn phục vụ cho xuất khẩu |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Viện nghiên cứu, Trường Đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã |
Năm 2023-2025 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp |
11 |
Nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng các công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch trái bơ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Công Thương, Viện nghiên cứu, Trường Đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã |
Năm 2025-2030 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương; UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp; Hợp tác xã |
12 |
Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ chế biến sâu từ trái bơ |
Sở Công Thương |
Sở Khoa học và Công nghệ, Viện nghiên cứu, Trường Đại học, doanh nghiệp |
2025-2028 |
Sở Công Thương; UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp |
13 |
Nghiên cứu tuyển chọn bộ giống mắc ca theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, chống chịu sâu bệnh, thích nghi với các tiểu vùng sinh thái |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Viện nghiên cứu, Trường Đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã |
2025-2030 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp |
14 |
Nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng các công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch hạt mắc ca |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Công Thương, Viện nghiên cứu, Trường Đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã |
2025-2030 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương; UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp; Hợp tác xã |
15 |
Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ chế biến sâu từ mắc ca |
Sở Công Thương |
Sở Khoa học và Công nghệ, Viện nghiên cứu, Doanh nghiệp |
2025-2030 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương; UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp |
Kế hoạch 643/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 643/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký: | Lê Trọng Yên |
Ngày ban hành: | 08/11/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 643/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Chưa có Video