ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 458/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 11 năm 2022 |
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ MUỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH, GIAI ĐOẠN 2022-2030
Thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030, Thông báo kết luận họp UBND tỉnh số 432/TB-UBND ngày 10/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2022-2030 với các nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
Phát triển nghề muối theo hướng hiệu quả, bền vững trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế của các địa phương có truyền thống sản xuất muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm về muối nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người dân làm muối.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025: Cải tạo đồng muối, phấn đấu khôi phục diện tích sản xuất muối 115ha, sản lượng đạt bình quân 12.000 tấn/năm, sản lượng muối đưa vào chế biến đạt 2.400 tấn; nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, nhất là hệ thống thủy lợi; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến muối, tăng năng suất tối thiểu lên 20% và nâng giá trị các sản phẩm muối lên ít nhất 20% so với hiện nay. Bước đầu xây dựng thí điểm mô hình phát triển nghề muối gắn với du lịch nông thôn.
- Đến năm 2030: Tiếp tục duy trì, phát triển, phấn đấu diện tích sản xuất muối đạt 118ha, sản lượng đạt bình quân 14.150 tấn/năm, sản lượng muối đưa vào chế biến đạt 2.800 tấn; Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối, máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến muối gắn với thị trường.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Sửa chữa, nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống đê biển, hệ thống kênh mương, cống đầu mối lấy nước biển vào ruộng; hệ thống kênh mương tiêu thoát nước ngọt ra biển, hệ thống điện để phục vụ sản xuất.
- Hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội đồng tại vùng sản xuất để đảm bảo vận chuyển hàng hóa thông suốt. Xây dựng hệ thống đê bao, thủy lợi kết hợp với giao thông nhằm đảm bảo thuận lợi nhất cho sản xuất và vận chuyển.
- Đầu tư xây dựng, cải tạo chất lọc, ô kết tinh để đảm bảo sản xuất muối chất lượng cao, sản xuất muối sạch.
- Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống kho bảo quản muối, đảm bảo muối dự trữ phục vụ sản xuất kinh doanh, mua tạm trữ muối.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc tham gia xây dựng, sử dụng, sửa chữa, bảo quản nhằm nâng cao tuổi thọ công trình và phát huy hiệu quả cao nhất.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội và bà con diêm dân về vai trò, vị trí tầm quan trọng của bảo tồn và phát triển nghề làm muối truyền thống của địa phương.
- Quy hoạch lại đồng ruộng, duy trì diện tích các vùng sản xuất muối lớn tập trung để hỗ trợ đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, khôi phục sản xuất; thực hiện việc giao đất hoặc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất muối yên tâm đầu tư, cải tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; xây dựng đề án chuyển đổi những đồng muối không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp sang phát triển ngành nghề khác theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao đời sống của người dân vùng muối.
- Đào tạo nghề cho người: dân làm muối trong độ tuổi lao động. Tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật sản xuất, chế biến muối cho cán bộ quản lý nghề muối và diêm dân. Nội dung đào tạo tập trung phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý sản xuất, chế biến kinh doanh muối đảm bảo an toàn thực phẩm; quy trình sản xuất muối theo phương pháp truyền thống, quy trình sản xuất muối sạch chất lượng cao; thiết lập, vận hành hệ thống tự kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm tại cơ sở cùng với sự tham gia giám sát của cộng đồng; kiến thức về thị trường, phát triển hợp tác xã, quản lý thương hiệu, nhãn hiệu tiêu thụ sản phẩm,...Ưu tiên đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ HTX sản xuất muối, để làm đầu tàu cho tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm muối. Hàng năm, tổ chức 01-02 lớp tập huấn để phổ biến khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất muối sạch cho bà con diêm dân và cán bộ quản lý điều hành hợp tác xã muối.
- Tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích các hộ làm muối tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác. Định hướng đến năm 2030 thành lập 03-05 hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất muối. Tăng cường liên kết, thúc đẩy tạo điều kiện cho các HTX, THT tham gia hợp tác, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất với nhà máy chế biến muối trên địa bàn tỉnh.
- Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm muối đa dạng, đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường và tiêu thụ muối ổn định cho diêm dân.
- Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn để người dân có điều kiện tiếp cận học tập kinh nghiệm và áp dụng trong thực tiễn sản xuất.
- Đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến muối theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong các công đoạn bơm nước vào các ô kết tinh, vận chuyển muối từ đồng ruộng đến ô bảo quản và từng bước tiến tới cơ giới hóa trong tất cả các công đoạn sản xuất, thu hoạch và chế biến muối.
- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản và bao bì đóng gói, nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm muối và hiệu quả kinh tế cho diêm dân.
4. Xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại cho các sản phẩm muối
- Xây dựng các ấn phẩm truyền thông, công tác thông tin tuyên truyền, clip, phóng sự, hội nghị, hội thảo, quảng bá giới thiệu kết nối tiêu thụ sản phẩm...
- Hỗ trợ thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói tiến đến xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu thương hiệu cho sản phẩm muối của địa phương; Tham gia chương trình OCOP của tỉnh.
- Hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường cho các cơ sở sản xuất qua các hội chợ, triển lãm trong nước nhằm tạo điều kiện tiếp thị các sản phẩm muối, nắm bắt thị trường, trao đổi kinh nghiệm để định hướng sản xuất các sản phẩm muối có giá trị, phù hợp với điều kiện của tỉnh.
5. Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm muối và vệ sinh môi trường
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất muối đảm bảo thuận tiện cho sản xuất, đồng thời đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm. Nguồn nước sản xuất phải đảm bảo có độ mặn cao và tránh bị ô nhiễm dầu máy của các phương tiện đánh bắt hải sản, ô nhiễm từ các nguồn khác. Hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất muối phải tránh đi qua khu dân cư để hạn chế thấp nhất nhiễm bẩn từ hệ thống nước thải.
- Công tác vệ sinh đồng muối cần được tiến hành thường xuyên; dụng cụ phục vụ công tác thu hoạch sản phẩm cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Sản phẩm sau khi thu hoạch cần được vận chuyển, cất giữ đảm bảo để hạn chế nhiễm bẩn và thất thoát.
- Cơ sở chế biến muối phải chú trọng đến an toàn thực phẩm. Hàng năm, tổ chức phổ biến kiến thức cho người lao động tham gia chế biến; trang bị phương tiện cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ để người trực tiếp chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm.
- Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh, cấp huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ sản xuất đến chế biến.
6. Giải pháp cơ chế, chính sách
- Về khuyến khích phát triển muối: Ưu tiên triển khai công tác khuyến diêm trong Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019) để tăng cường chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông tin và tập huấn nâng cao trình độ cho diêm dân; Hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến đến tiêu thụ muối theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất muối truyền thống gắn với du lịch.
- Về đất đai: Hỗ trợ quy hoạch lại đồng ruộng, đo đạc thửa đất, cấp GCNQSD đất; chuyển đổi đất làm muối sang mục đích khác.
- Về đầu tư: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư, cải tạo công trình nội đồng đồng muối; Thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
- Về tài chính, tín dụng: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối được vay vốn theo quy định của Trung ương và Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày 14/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch đến năm 2030 dự kiến khoảng 37 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách trung ương thuộc các Chương trình khuyến nông, khuyến công, khoa học công nghệ được phân bổ cho địa phương; nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn ngân sách địa phương: 17 tỷ đồng (chiếm 45,95%)
- Các nguồn vốn hợp pháp khác: 20 tỷ đồng (chiếm 54,05%)
(Chi tiết như phụ lục kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan trong việc tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch; là đầu mối tổng hợp đề xuất và giám sát các chương trình, dự án đầu tư phát triển sản xuất muối theo Kế hoạch.
- Hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí ngân sách đầu tư hạ tầng đồng muối; phối hợp với Sở Tài chính đề xuất kinh phí khuyến diêm để xây dựng mô hình trình diễn trong chế biến, bảo quản muối.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các nội dung liên quan đến Kế hoạch này.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng muối nguyên liệu, sản phẩm muối chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Định kỳ hàng năm tổng kết, đánh giá và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí và lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh (nếu có) để thực hiện Kế hoạch này.
3. Sở Tài chính
Tham mưu phương án bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch phù hợp với khả năng cân đối ngân sách.
4. Sở Công thương
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở chế biến muối đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến, nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm trên thị trường.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm muối, đưa muối và sản phẩm chế biến từ muối lên sàn thương mại điện tử.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Căn cứ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 đã được phê duyệt để hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện theo phương án được duyệt. Trường hợp phát sinh khu đất hoặc vùng đất có khả năng làm muối (nếu có) nhưng chưa được phê duyệt quy hoạch trong giai đoạn 2021-2030 mà phát sinh nhu cầu thì hướng dẫn các địa phương lập đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng đề án chuyển đổi đất làm muối trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Tham mưu, hướng dẫn các địa phương có liên quan thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất muối theo đúng quy định.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý) cho sản phẩm muối của địa phương.
7. Các sở, ngành khác có liên quan
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã có sản xuất muối
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về muối tại địa phương; xây dựng các mô hình liên kết sản xuất muối, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh muối nhằm nâng cao giá trị gia tăng theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối.
- Chủ trì rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng sản xuất muối trên địa bàn; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện bảo tồn, phát triển các làng nghề sản xuất muối truyền thống và xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận.
- Chỉ đạo xây dựng và triển khai các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất, chế biến muối.
- Lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án để thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
- Rà soát, xây dựng Đề án chuyển đổi đất sản xuất muối không hiệu quả, hiệu quả thấp sang phát triển ngành nghề khác.
- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn (có đất làm muối) căn cứ quy định tại Điều 138 Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030, hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân kiểm tra, rà soát lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy định.
- Định kỳ hàng năm tổng kết, đánh giá và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kết quả thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2022-2030, các sở, ngành và địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH VỀ DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT
MUỐI ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số
458/KH-UBND ngày 23/11/2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT |
Địa phương |
Diện tích sản xuất thực tế năm 2022 (ha) |
Đến năm 2025 |
Đến năm 2030 |
||
Diện tích (ha) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Sản lượng (tấn) |
|||
1 |
Huyện Lộc Hà |
|
|
|
|
|
- |
Xã Thạch Châu |
13,5 |
13,5 |
1.400 |
13,5 |
1.600 |
- |
Xã Hộ Độ |
1,3 |
30,0 |
3.100 |
30,0 |
3.600 |
2 |
Huyện Thạch Hà |
|
|
|
|
|
- |
Xã Đỉnh Bàn |
1,0 |
20,0 |
2.100 |
45,0 |
5.350 |
3 |
Thị xã Kỳ Anh |
|
|
|
|
|
- |
Xã Kỳ Hà |
15,0 |
40,0 |
4.200 |
30,0 |
3.600 |
4 |
Huyện Cẩm Xuyên |
|
|
|
|
|
- |
Xã Cẩm Nhượng |
3,7 |
3,7 |
380 |
- |
- |
- |
Thị trấn Thiên Cầm |
3,8 |
3,8 |
400 |
- |
- |
- |
Xã Cẩm Lĩnh |
|
4,0 |
420 |
- |
- |
|
TỔNG CỘNG |
38,3 |
115 |
12.000 |
118,5 |
14.150 |
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU
TƯ VÀ KHÁI TOÁN NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 458/KH-UBND ngày 23/11/2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Dự án |
Quy mô |
Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2030 |
Phân kỳ đầu tư |
|||||||
Giai đoạn 2022-2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
||||||||||
Vốn đầu tư |
Nguồn vốn |
Vốn đầu tư |
Nguồn vốn |
||||||||
NSTW |
NSĐP |
Vốn khác |
NSTW |
NSĐP |
Vốn khác |
||||||
1 |
Đầu tư cải tạo, nâng cấp kênh cấp nước, đường giao thông nội đồng, kho bảo quản muối |
118ha |
16.000 |
6.000 |
3.000 |
|
3.000 |
10.000 |
5.000 |
|
5.000 |
- |
Cải tạo xây dựng kênh C1 |
5,0km |
6.500 |
2.000 |
1.500 |
|
500 |
4.500 |
3.500 |
|
1.000 |
- |
Cải tạo xây dựng kênh C2 |
10,0km |
3.500 |
1.500 |
500 |
|
1.000 |
2.000 |
500 |
|
1.500 |
- |
Cải tạo đường giao thông nội đồng |
7km |
3.500 |
1.500 |
500 |
|
1.000 |
2.000 |
500 |
|
1.500 |
- |
Xây dựng kho bảo quản muối |
25 kho (500m2) |
2.500 |
1.000 |
500 |
|
500 |
1.500 |
500 |
|
1.000 |
2 |
Cải tạo, xây dựng nâng cấp đồng muối (chạt lọc, ô kết tinh, thống) |
115-118ha |
12.000 |
5.000 |
|
1.500 |
3.500 |
7.000 |
|
2.500 |
4.500 |
3 |
Thông tin, tuyên truyền, hội nghị, hội thảo, tập huấn, kiểm tra, giám sát |
4 huyện, thị xã |
400 |
160 |
160 |
|
|
240 |
240 |
|
|
4 |
Mô hình liên kết sản xuất, chế biến đến tiêu thụ muối theo chuỗi giá trị |
04 MH |
4.000 |
2.000 |
1.000 |
|
1.000 |
2.000 |
1.000 |
|
1.000 |
5 |
Bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất muối truyền thống |
02 MH |
4.000 |
2.000 |
|
1.000 |
1.000 |
2.000 |
|
1.000 |
1.000 |
6 |
Xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu muối Hà Tĩnh |
|
400 |
200 |
200 |
|
|
200 |
200 |
|
|
7 |
Xúc tiến thương mại |
|
200 |
100 |
|
100 |
|
100 |
|
100 |
|
|
TỔNG CỘNG |
|
37.000 |
15.460 |
4.360 |
2.600 |
8.500 |
21.540 |
6.440 |
3.600 |
11.500 |
Kế hoạch 458/KH-UBND năm 2022 về phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2022-2030
Số hiệu: | 458/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký: | Nguyễn Hồng Lĩnh |
Ngày ban hành: | 23/11/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 458/KH-UBND năm 2022 về phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2022-2030
Chưa có Video