Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4436/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 03 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 84/TTr-SNN ngày 27/5/2024; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung: Phát triển bền vững các đối tượng cây công nghiệp chủ lực (cà phê, chè, điều, hồ tiêu, cao su, dâu tằm) theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp toàn diện bền vững hiện đại.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2030, diện tích cây công nghiệp cây chủ lực toàn tỉnh khoảng 211.700 ha, sản lượng 1.125.000 tấn; trong đó: cây cà phê 165.000 ha, sản lượng 576.000 tấn; cây điều 13.000 ha, sản lượng 20.800 tấn; cây chè 8.000 ha, sản lượng trên 121.300 tấn; cây hồ tiêu 2.000 ha, sản lượng 7.000 tấn; cây cao su 8.500 ha, sản lượng 14.830 tấn; cây dâu tằm 15.000 ha, sản lượng 385.000 tấn.

b) Diện tích sản xuất cây công nghiệp chủ lực ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đạt trên 21%; giá trị sản xuất bình quân đạt trên 200 triệu đồng/ha.

c) Sản lượng cây công nghiệp chủ lực tiêu thụ qua chuỗi đạt khoảng 40% tổng sản lượng với trên 70 chuỗi liên kết hoạt động bền vững. Giá trị xuất khẩu đạt trên 350 triệu USD.

II. Nội dung thực hiện

1. Phát triển cây công nghiệp chủ lực thông qua đầu tư các vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm:

Sản xuất các loại cây công nghiệp chủ lực theo hướng bền vững, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, phát huy tiềm năng lợi thế và phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng gắn với công tác bảo vệ phát triển rừng, cụ thể:

a) Cây cà phê: Diện tích toàn tỉnh ổn định khoảng 165.000 ha, trong đó diện tích cà phê vối 150.000 ha, cà phê chè 15.000; năng suất bình quân 36 tạ/ha, sản lượng 576.000 tấn. Tỷ lệ cà phê được trồng cây che bóng đạt trên 50%; vùng trồng cà phê vối tập trung tại các huyện: Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm; Đức Trọng; Đam Rông, Bảo Lộc; vùng trồng cà phê chè chủ yếu tại: thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.

b) Cây điều: Diện tích khoảng 13.000 ha; năng suất bình quân 14 tạ/ha; sản lượng 20.800 tấn; vùng sản xuất tập trung tại các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

c) Cây chè: Diện tích duy trì khoảng 8.000 ha; năng suất 154 tạ/ha; sản lượng 121.300 tấn; vùng trồng chủ yếu tại thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm Di Linh và thành phố Đà Lạt.

d) Cây hồ tiêu: Diện tích hồ tiêu toàn tỉnh 2.000 ha; năng suất 35 tạ/ha; sản lượng khoảng 7.000 tấn; vùng sản xuất tập trung chủ yếu tại Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm.

đ) Cây cao su: Diện tích toàn tỉnh khoảng 8.500 ha (cao su đại điền 5.500 ha, cao su tiểu điền 3.000 ha); năng suất 28 tạ/ha; sản lượng 14.900 tấn; vùng sản xuất tập trung chủ yếu tại: huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

e) Cây dâu tằm: diện tích trồng cây dâu tằm toàn tỉnh 15.000 ha (13.200 ha diện tích kinh doanh); năng suất bình quân 292 tạ/ha, sản lượng 385.000 tấn; vùng sản xuất tập trung chủ yếu tại thành phố Bảo Lộc, các huyện: Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Đam Rông.

(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm).

2. Nhu cầu giống thực hiện Kế hoạch:

a) Nhu cầu cây giống phục vụ sản xuất giai đoạn 2024 - 2030 là 100 triệu cây giống các loại và 79 triệu chồi ghép. Trong đó, cà phê 20,5 triệu cây giống và 79 triệu chồi ghép; cây điều 0,3 triệu cây giống; cây chè 21 triệu cây giống; cây hồ tiêu 0,2 triệu cây giống; cây dâu tằm 58 triệu hom giống.

b) Phát triển và nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây công nghiệp; đến năm 2030 toàn tỉnh có khoảng 300 cơ sở sản xuất, kinh doanh và ươm giống cây công nghiệp dài ngày; phấn đấu đáp ứng được nhu cầu cây giống phục vụ sản xuất trong tỉnh.

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, chuyển đổi giống và sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận gắn với phát triển bền vững thích ứng biến đổi khí hậu:

a) Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp công nghệ phù hợp với từng đối tượng cây trồng và từng khu vực. Ưu tiên áp dụng các hệ thống theo dõi, cảnh báo thời tiết, thiên tai tại các vùng sản xuất công nghệ cao, phát triển công nghệ giống, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, kết hợp bón phân phân tự động và các quy trình canh tác hiện đại, thí điểm một số mô hình ứng dụng công nghệ IoT tại các khu vực sản xuất trọng điểm; nghiên cứu, phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình vườn mẫu gắn với cảnh quan nông thôn.

b) Tiếp thực thực hiện tái canh, cải tạo, thay thế những diện tích cây công nghiệp già cỗi, năng suất thấp bằng các giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

c) Đến năm 2030 có khoảng 42.500 ha cây công nghiệp chủ lực sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ cao, chiếm trên 21% tổng diện tích. Diện tích sản xuất được cấp các chứng nhận an toàn, bền vững (4C, Utz, Rainforest, GAP, hữu cơ...) đạt trên 100.000 ha.

4. Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực, xây dựng thương hiệu, quảng bá xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm:

Thực hiện theo Kế hoạch số 3941/KH-UBND ngày 17/5/2024 của UBND tỉnh về triển khai Chiến lược phát triển trồng trọt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1065/QĐ-UBND ngày 15/6/2022 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

III. Kinh phí thực hiện Kế hoạch

1. Kinh phí lồng ghép theo Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2021 - 2025.

2. Lồng ghép các chương trình, dự án khác của ngành nông nghiệp để hỗ trợ triển khai thực hiện kế hoạch.

3. Vốn xã hội hóa (các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác, cộng đồng dân cư...) và vốn huy động hợp pháp khác.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện.

b) Tăng cường công tác quản lý sản xuất giống và phối hợp với các địa phương quản lý đảm bảo chất lượng, nguồn cung giống cây công nghiệp trong kế hoạch sản xuất hàng năm.

c) Lồng ghép các chương trình, kế hoạch để tổ chức xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ của tỉnh; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ sơ chế, chế biến hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

d) Tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan tới hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ và tiến bộ kỹ thuật.

b) Hướng dẫn việc đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý) cho sản phẩm cây công nghiệp chủ lực và quản lý, phát triển thương hiệu đối với sản phẩm đã được cấp nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Tổ chức xác định, tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến phát triển cây công nghiệp chủ lực của tỉnh.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan đến sản xuất giống và các giải pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây công nghiệp có hiệu quả.

3. Sở Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thu mua nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu.

b) Chủ trì, tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện chương trình khuyến công đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chế sản phẩm cây công nghiệp theo quy định.

4. UBND các huyện, thành phố:

a) Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch thực hiện hoặc tích hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12) và báo cáo đột xuất khi cần thiết kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương theo quy định.

c) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng cây giống; thực hiện quản lý chất lượng cây giống trên địa bàn theo quy định, chuẩn bị nguồn giống đảm bảo số lượng và chất lượng phục vụ Kế hoạch; hướng dẫn người sản xuất áp dụng các giải pháp kỹ thuật hiện đại; thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ bền vững.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương báo cáo về Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN & PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, KHCN, CT;
- UBND các huyện, Tp;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Phúc

 

PHỤ LỤC:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 4436/KH-UBND ngày 03/06/2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Đơn vị tính: Diện tích: ha; năng suất: tạ/ha; sản lượng: tấn.

TT

Cây trồng

Tổng

Đà Lạt

Bảo Lộc

Đam Rông

Lạc Dương

Lâm Hà

Đơn Dương

Đức Trọng

Di Linh

Bảo Lâm

Đạ Huoai

Đạ Tẻh

Cát Tiên

1

Cây cà phê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích

165.000

5.600

12.000

12.555

6.750

35.180

1.050

12.725

43.500

34.690

140

360

450

 

Diện tích kinh doanh

160.000

5.138

12.000

12.050

4.563

34.120

900

12.800

43.200

34.314

136

356

423

 

Năng suất

36

26,5

38,3

29,8

23,0

36,8

26,2

33,7

38,4

38,0

29,0

29,0

28,1

 

Sản lượng

576.000

13.602

45.960

35.870

10.508

125.724

2.360

43.080

165.888

130.393

394

1.032

1.189

 

Cà phê vối

150.000

200

12.000

12.175

10

34.700

50

11.725

43.500

34.690

140

360

450

 

Diện tích kinh doanh

145.982

270

12.000

11.700

13

33.720

50

9.800

43.200

34.314

136

356

423

 

Năng suất

37,1

35,0

38,3

30,0

33,1

37,0

30,0

36,0

38,4

38,0

29,0

29,0

28,1

 

Sản lượng

541.139

945

45.960

35.100

43

124.764

150

35.280

165.888

130.393

394

1032

1189

 

Cà phê chè

15.000

5.400

 

380

6.740

480

1.000

1.000

 

 

 

 

 

 

Diện tích kinh doanh

14.018

4.868

 

350

4.550

400

850

3.000

 

 

 

 

 

 

Năng suất

24,9

26,0

 

22,0

23,0

24,0

26,0

26,0

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

34.862

12.657

 

770

10.465

960

2.210

7.800

 

 

 

 

 

2

Cây điều

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích

13.000

 

 

50

 

 

 

 

 

150

5.500

5.300

2.000

 

Diện tích kinh doanh

14.847

 

 

75

 

 

 

 

 

105

5.940

5.750

2.977

 

Năng suất

14,0

 

 

13,5

 

 

 

 

 

12,0

14,7

13,5

13,7

 

Sản lượng

20.800

 

 

101,25

 

 

 

 

 

126

8.732

7.763

4.078

3

Cây chè

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích

8.000

200

2.100

 

 

180

 

 

300

5.000

190

30

 

 

Diện tích kinh doanh

7.900

200

2.050

 

 

180

 

 

300

4.950

190

30

 

 

Năng suất

154

152,0

154,0

 

 

150,0

 

 

153,0

155,9

102,0

102,0

 

 

Sản lượng

121.302

3.040

31.570

 

 

2.700

 

 

4.590

77.158

1.938

306

 

4

Cây hồ tiêu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích

2.000

 

70

90

 

320

 

410

610

400

22

55

23

 

Diện tích kinh doanh

1.990

 

68

88

 

318

 

414

605

400

22

55

20

 

Năng suất

35

 

33,6

35,0

 

35,2

 

35,0

35,0

36,0

34,0

35,0

35,0

 

Sản lượng

7.000

 

228

308

 

1.119

 

1.449

2.118

1.440

75

193

70

 

Trồng thuần

688

 

10

18

 

260

 

310

70

20

 

 

 

 

Trồng xen

1.330

 

60

72

 

60

 

110

550

380

22

55

21

5

Cây cao su

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích

8.500

 

 

550

 

 

 

 

 

3.800

450

3.150

550

 

Diện tích kinh doanh

5.300

 

 

300

 

 

 

 

 

1.700

380

2.550

370

 

Năng suất

28

 

 

25,5

 

 

 

 

 

30,0

26,9

27,5

27,0

 

Sản lượng

14.900

 

 

765

 

 

 

 

 

5.100

1.023

7.013

999

 

Cao su đại điền

5.500

 

 

0

 

 

 

 

 

3.800

0

1.700

0

 

Cao su tiểu điền

3.000

 

 

550

 

 

 

 

 

0

450

1.450

550

6

Cây dâu tằm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích

15.000

 

1.100

1.200

 

5.700

5

2.400

1.145

1.000

250

2.000

200

 

Diện tích kinh doanh

13.200

 

1.000

1.100

 

5.100

5

2.100

1.000

850

220

1.650

175

 

Năng suất

292

 

320

191

 

303

200

339

293

313

182

260

200

 

Sản lượng

385.000

 

32.000

21.000

 

154.416

100

71.141

29.343

26.600

4.000

42.900

3.500

 

Trồng thuần

14.195

 

1.100

1.200

 

5.340

5

2.350

1.100

650

250

2.000

200

 

Diện tích kinh doanh

12.730

 

1.000

1.050

 

5.000

5

2.150

900

600

200

1.650

175

 

Năng suất

294

 

320

200

 

300

200

330

320

350

200

260

200

 

Sản lượng

374.250

 

32.000

21.000

 

150.000

100

70.950

28.800

21.000

4.000

42.900

3.500

 

Trồng xen

805

 

 

 

 

400

 

10

45

350

 

 

 

 

Diện tích kinh doanh

470

 

 

 

 

230

 

10

30

200

 

 

 

 

Năng suất

229

 

 

 

 

192

 

191

180

280

 

 

 

 

Sản lượng

10.750

 

 

 

 

4.416

 

191

543

5.600

 

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 4436/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030

Số hiệu: 4436/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
Người ký: Nguyễn Ngọc Phúc
Ngày ban hành: 03/06/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 4436/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…