ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 321/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 04 tháng 10 năm 2023 |
Căn cứ Chương trình phối hợp số 01/CTPH-BNNPTNT-UBND ngày 23/02/2023 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản bền vững giao thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố giai đoạn 2022 - 2025; Công văn số 326/UBND-KT ngày 28/3/2023 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản bền vững giao thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025;
Ủy ban nhân dân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình phối hợp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản bền vững giao thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp năm 2023, nội dung cụ thể như sau:
- Từng bước nâng thị phần, sản lượng nông sản, thực phẩm Đồng Tháp tiêu thụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng, tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn được ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng1:
+ Thực hiện tập huấn 06 lớp kiến thức an toàn thực phẩm cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (cơ sở) trên địa bàn Tỉnh.
+ Tổ chức 01 lớp bồi dưỡng về nông nghiệp hữu cơ cho người làm công tác tập huấn (ToT) cho cán bộ chuyên môn trên địa bàn Tỉnh.
+ Xây dựng, phát triển, xác nhận 02 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn (theo Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL2).
+ Thực hiện kiểm tra, hậu kiểm 60 cơ sở hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, thực phẩm.
+ Thu 20 mẫu nông sản tại các vùng sản xuất cây ăn trái, rau màu tập trung, cơ sở chế biến mẫu thực phẩm nông sản giám sát các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm (theo Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT3).
- Tổ chức được 02 lớp đào tạo tư vấn viên của VietGAP cho cán bộ chuyên môn trên địa bàn Tỉnh. Phấn đấu diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đạt 21.822 ha (lúa 16.692 ha, cây ăn trái 4.678 ha, rau màu 452 ha); diện tích thực hiện chứng nhận đủ điều kiện ATTP hoặc ký cam kết sản xuất an toàn đạt 83.343 ha (lúa 66.385 ha, cây ăn trái 14.399 ha, rau màu 2.559 ha).4
- Xây dựng, phát triển, xác nhận chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn theo Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; phục vụ giao thương thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp.
- Tăng cường thẩm định, chứng nhận đầy đủ cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tăng cường vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết và kiểm tra ký cam kết theo theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thực hiện tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (cơ sở) trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm ToT về tư vấn, đánh giá nội bộ tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ (xây dựng bộ tài liệu đào tạo, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn).
- Thực hiện công tác giới thiệu và hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản tham gia Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” theo Quy chế cấp và thu hồi giấy chứng nhận do UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành cho các cơ sở sản xuất của tỉnh Đồng Tháp tham gia; phối hợp Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” thẩm định thực tế các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng đã được chứng nhận tham gia Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại tỉnh Đồng Tháp tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Triển khai hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống báo cáo định kỳ về số lượng, chủng loại được tiêu thụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và công tác tự kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất, chất lượng của cơ sở.
Nhằm tạo điều kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối tiêu thụ, xúc tiến và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, định kỳ hàng tháng, cung cấp thông tin đăng công khai trên trang thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Rà soát, thông tin đến các tổ chức, cá nhân, vùng sản xuất có nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và hướng dẫn hồ sơ trình tự thủ tục để được hỗ trợ chính sách theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh và cấp mã số vùng trồng.
- Thông tin về sản phẩm nông sản đạt chứng nhận GAP, an toàn thực phẩm (ATTP), được cấp mã số vùng trồng (MSVT), tự công bố sản phẩm.
- Cung cấp thông tin, danh sách các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn có khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Công khai, cung cấp thông tin vùng trồng và cơ sở đóng gói đủ điều kiện sản xuất an toàn, cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói phục vụ liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Công khai các cơ sở sản xuất trồng trọt ban đầu, các cơ sở chế biến nông sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm để các cơ sở có nhu cầu nắm bắt thông tin, tạo liên kết sản xuất, tiêu thụ bền vững.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, giám sát, thanh kiểm tra, tuy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh Đồng Tháp tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.
3. Kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
- Thực hiện kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật đối với các hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh, thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
- Thực hiện thu mẫu thực phẩm nông sản giám sát các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm (theo Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT) tại các vùng sản xuất cây ăn trái, rau màu tập trung, cơ sở chế biến gửi Phòng kiểm nghiệm phân tích các chỉ tiêu quy định về an toan thực phẩm.
- Chủ động giám sát, cảnh báo, thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch (hoặc đột xuất) nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiệm cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng an toàn thực phẩm.
- Định kỳ cung cấp thông tin kết quả giám sát an toàn thực phẩm tại tỉnh Đồng Tháp tiêu thụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và thông báo các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm để phối hợp điều tra, truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân, tăng cường công tác giám sát và xử lý theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, triển khai thực hiện kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản; tăng cường công tác giám sát, hậu kiểm chất lượng vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt nội dung Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2023 theo phân công, phân cấp quản lý.
- Đôn đốc, theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hoặc đột xuất gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân Tỉnh theo quy định.
- Cung cấp danh sách các chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP và tiềm năng OCOP, sản phẩm chủ lực, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở SXKD nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ, kết nối, tiêu thụ sản phẩm.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường thanh tra, quản lý, kiểm soát ngăn chặn việc sản phẩm nông lâm thủy sản chưa đảm bảo an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường.
3. Cục Quản lý thị trường Tỉnh
Tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát thị trường; kịp thời bắt giữ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, tập trung đấu tranh với hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng thực phẩm nông lâm thủy sản kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa bảo đảm an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường theo đúng quy định của pháp luật.
4. Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư
Hỗ trợ doanh nghiệp trong Tỉnh tham dự các hội chợ, triển lãm, các diễn đàn thương mại, du lịch, đầu tư nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của Tỉnh đến doanh nghiệp, người tiêu dùng trong và ngoài nước.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; chủ động phối hợp với các ngành chức năng thành lập đoàn kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩn nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý.
Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, ngành chuyên môn phối hợp triển khai tuyền đến người sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán và nông dân quan tâm thực hiện, tuân thủ các quy trình kỹ thuật đã được phổ biến vào sản xuất của mình, thực hiện ghi chép nhật ký hoặc ứng dụng phần mềm nhật ký điện tử để theo dõi nhằm minh bạch hóa thông tin sản xuất, là cơ sở truy xuất nguồn gốc nguyên liệu cung ứng cho thị trường.
Đề nghị các cơ quan có liên quan báo cáo kết quả cả năm thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/12/2023 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định (qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, điện thoại: 02773.856969; hộp thư điện tử: phong.qlcl.attp@gmail.com)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
1 Kế hoạch số 1152/KHBQLATTP-SNNPTNT ngày 16/6/2021 về phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm bảo đảm an toàn thực thẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp và Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025
2 Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/20216 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
3 Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
4 Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 25/8/2022 về Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) gắn với truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 – 2025.
Kế hoạch 321/KH-UBND triển khai Chương trình phối hợp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản bền vững giao thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Số hiệu: | 321/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký: | Nguyễn Phước Thiện |
Ngày ban hành: | 04/10/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 321/KH-UBND triển khai Chương trình phối hợp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản bền vững giao thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Chưa có Video