ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 301/KH-UBND |
Quảng Ninh, ngày 22 tháng 12 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1090) và Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 (gọi tắt là Quyết định số 1077);
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5620/TTr-SNN&PTNT-CCTS ngày 30/11/2022, tổng hợp ý kiến tham gia các thành viên UBND tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 gắn với phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Cụ thể hoá Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 tại Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án Phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 tại Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ trong điều kiện của tỉnh Quảng Ninh.
- Triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật thủy sản; tập trung triển khai các quy định về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Khai thác IUU); ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC); quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái biển, phát triển nghề cá tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao đời sống, sinh kế của người dân vùng ven biển, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ thực hiện và trách nhiệm của các sở, ngành, chính quyền địa phương có liên quan để có sự phối hợp đồng bộ trong tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra.
- Các nội dung của Kế hoạch đảm bảo bám sát quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với nhiệm vụ, kinh phí được phân bổ cho các Sở, ngành, địa phương lồng ghép với các nội dung được phê duyệt tại Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 04/01/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
1. Đến năm 2025
- Quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái biển, phát triển nghề cá tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao đời sống, sinh kế của người dân vùng ven biển, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU trên địa bàn tỉnh góp phần gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC:
+ Đảm bảo 100% tàu cá của tỉnh phải đánh dấu, đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản theo phân cấp và được cập nhật, đầy đủ, đồng bộ trên phần mềm Vnfishbase. Trong đó, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên phải thực hiện lắp đặt, duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình (gọi tắt là VMS); thực hiện đầy đủ các quy định khi xuất nhập cảng, điểm kiểm soát và quy định khi hoạt động trên biển; được cung cấp bản tin dự báo ngư trường phục vụ khai thác thủy sản hiệu quả1.
+ 100% sản lượng thủy sản khai thác từ tàu cá tỉnh Quảng Ninh khi bốc dỡ qua cảng cá chỉ định được kiểm tra, giám sát theo quy định2.
- Cắt giảm 30% tàu cá của tỉnh so với năm 20203, cụ thể: Tàu cá vùng khơi điều chỉnh hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi giảm 45% còn 255 tàu phù hợp với hạn ngạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao; tàu cá vùng lộng, vùng ven bờ giảm 30% còn 5.300 tàu, trong đó hỗ trợ giảm 250 tàu cá chuyển đổi nghề; 250 tàu cá tự giải bản do hoạt động không hiệu quả và đã cũ nát... công bố, xác định hạn ngạch tàu cá khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi quản lý.
- Đầu tư, xây dựng 03 cụm cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão, phục vụ kiểm tra, kiểm soát tàu cá và sản lượng khai thác thủy sản gồm:
+ Cụm Miền Đông liên vùng Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên lấy Hải Hà làm trung tâm gồm: Cảng cá loại II tại xã Vĩnh Trung, cảng cá loại III tại Mũi Ngọc, thành phố Móng Cái; khu neo đậu tránh trú bão tại xã Phú Hải và cảng cá loại II kết hợp khu neo đậu tránh trú gió bão tại xã Tiến Tới, huyện Hải Hà; Vụng sú Thoi Dây và cảng cá loại III tại thôn Xóm Giáo, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà; Cái Mắt, huyện Tiến Yên. Ưu tiên hoàn thành, công bố và đưa vào khai thác, sử dụng cảng cá loại III tại Mũi Ngọc và cảng cá loại II tại xã Tiến Tới, huyện Hải Hà.
+ Cụm Trung tâm vùng Vân Đồn - Cô Tô lấy Vân Đồn làm trung tâm gồm: Vụng Ổ Lợn và Cảng cá loại I Cái Rồng, huyện Vân Đồn; cảng cá loại II tại thị trấn Cô Tô. Ưu tiên hoàn thành, công bố và đưa vào khai thác, sử dụng cảng cá loại I tại Cái Rồng, huyện Vân Đồn; cảng cá loại II tại huyện Cô Tô.
+ Cụm Miền Tây liên vùng Cẩm Phả, Hạ Long, Quảng Yên lấy Hạ Long làm trung tâm gồm: Cảng cá loại II tại Hà Phong thành phố Hạ Long; cảng cá loại III tại Bến Xưởng Tiền An, thị xã Quảng Yên; cảng cá loại III phường Cẩm Phú, Cẩm Phả. Ưu tiên hoàn thành, công bố đưa vào khai thác và sử dụng cảng cá loại II tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, cảng cá loại III tại Bến Xưởng Tiền An, thị xã Quảng Yên.
+ Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các khu neo đậu đã và đang được đầu tư xây dựng đảm bảo đủ tiêu chí công bố theo quy định.
- Có ít nhất 07 cơ sở đóng tàu cá trên địa bàn tỉnh được công bố đủ điều kiện đóng tàu cá bằng các loại vật liệu vỏ gỗ, thép, composite theo quy định.
2. Đến năm 2030
- Cơ cấu đội tàu, nghề khai thác và tổng sản lượng thủy sản khai thác phát triển phù hợp với Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị khai thác thủy sản bình quân đạt 1,5%/năm, thu nhập trung bình của lao động khai thác thủy sản tăng gấp 2,5 lần so với năm 20204.
- Tàu cá trong tỉnh sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác và bảo quản sản phẩm đạt 50%; tổn thất sau thu hoạch trung bình giảm xuống dưới 10%5.
- 100% thuyền trưởng tàu cá vùng khơi được tập huấn định kỳ các quy định trong nước và quốc tế về khai thác thủy sản; 60% lao động khai thác thủy sản được hướng dẫn các kỹ năng, quy trình kỹ thuật khai thác, đảm bảo an toàn trên biển6.
- Xây dựng và đưa vào hoạt động ít nhất 02 chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của vùng, khu vực tại Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái hoặc mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản/mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển7.
- Chấm dứt nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi, ảnh hưởng môi trường sinh thái biển, hoạt động khai thác bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành đầu tư và công bố mở toàn bộ cảng cá loại I, loại II và loại III tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các chương trình thông tin truyền thông về: Luật thủy sản, quy định về khai thác thủy sản bền vững, tác hại của khai thác IUU đối với sự phát triển bền vững của hoạt động khai thác hải sản; tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các chính sách, quy định pháp luật của Việt Nam, Quốc tế và các nước có liên quan về phòng, chống khai thác IUU cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm về công tác quản lý cảng cá, kiểm soát tàu cá và sản lượng khai thác; quản lý hoạt động của chợ đầu mối hải sản tại các tỉnh Miền Trung, Miền Nam và các nước Đông Bắc Á.
- Xây dựng kế hoạch để đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, trình độ cho thuyền trưởng, thuyền viên, máy trưởng, thợ máy. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn ngư dân về chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại trong khai thác và bảo quản sản phẩm hải sản; vận hành, sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại trên tàu cá.
- Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với các quy định của Trung ương và thực tiễn quản lý trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững: Các quy định về phân cấp tàu cá, quản lý vùng bờ; Quy định quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quy định phân cấp quản lý, đăng ký, đăng kiểm tàu cá và phát triển tàu cá theo chiều dài lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quy định tạm thời xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh; Quy định về việc cấm khai thác có thời hạn trong năm, chính sách hỗ trợ trong thời gian cấm; chính sách chuyển đổi nghề trong khai thác thủy sản....
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung việc giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3. Tập trung đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá
Ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư, nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá tại các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão theo quy hoạch, trước mắt tập trung:
- Giai đoạn 2023-2024 xây dựng hoàn thiện, công bố và đưa vào sử dụng: Cảng cá loại I Cái Rồng Vân Đồn; các cảng cá loại II gồm: Tiến Tới, huyện Hải Hà; Cô Tô, huyện Cô Tô; cảng cá loại III tại Mũi Ngọc, phường thành phố Móng Cái.
- Giai đoạn 2024-2025 tập trung xây dựng hoàn thiện, công bố và đưa vào sử dụng cảng cá loại II tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long; cảng cá loại III tại Bến xưởng Tiền An, Quảng Yên; cảng cá loại III tại phường cẩm Phú, Cẩm Phả.
- Giai đoạn 2026-2030 tập trung xây dựng hoàn thiện và công bố các dự án cảng cá, khu neo đậu còn lại: Vụng Ổ Lợn, huyện Vân Đồn; Cái Mắt, Tiên Yên; xã Vĩnh Trung, thành phố Móng Cái; đầu tư xây dựng mới và công bố cảng cá loại III tại thôn Xóm Giáo, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, an toàn thực phẩm đối với toàn bộ tàu cá trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của UBND tỉnh.
- Tổ chức rà soát, sắp xếp cơ cấu lại đội tàu khai thác thủy sản phù hợp với nguồn lợi thủy sản, sản lượng cho phép khai thác trên từng ngư trường; xác định nhóm nghề cần cắt giảm, lộ trình cắt giảm và chỉ tiêu cắt giảm cho từng địa phương thực hiện.
- Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh định kỳ đến năm 2025 và năm 2030.
- Kiểm tra, kiểm soát điều kiện tàu cá khi rời cảng, đặc biệt các tàu có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU; kiên quyết ngăn chặn, xử lý tàu cá không đủ điều kiện theo quy định tham gia khai thác hải sản. Từ chối cho cập cảng và xử lý theo quy định tàu cá không khai báo trước khi cập cảng, không nộp Báo cáo, Nhật ký khai thác theo quy định; kiểm soát toàn bộ sản lượng thủy sản bốc dở qua cảng cá theo quy định về khai thác IUU: Nâng tỷ lệ kiểm soát, kê khai, thống kê sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh phấn đấu năm 2022 đạt trên 30% tổng sản lượng; đến năm 2023 đạt 50-70%; năm 2024 đạt 80%- 90%; năm 2025 đạt trên 90%...
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc, đảm bảo số hóa quy trình nghiệp vụ theo dõi, giám sát sản phẩm hải sản khai thác theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
- Tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tham gia tích cực, phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm xã hội, cùng chia sẻ lợi ích với ngư dân trong chuỗi giá trị sản xuất khai thác thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác. Khuyến khích, vận động thành lập hội, hiệp hội thương lái tại địa phương.
- Tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác tại thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
- Thực hiện chuyển đổi nghề, phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng nghề cá ven biển phù hợp với đặc thù của địa phương góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, nhất là bản sắc văn hóa của các vùng miền ven biển, tạo sinh kế thay thế cho các nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường từng bước tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống của cộng đồng ngư dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh, đổi mới công tác khuyến ngư theo hướng xã hội hóa, tăng cường sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp khoa học công nghệ để đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới đối với ngư cụ, kỹ thuật khai thác, hầm bảo quản, trang thiết bị bảo quản sản phẩm trên tàu cá.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý tàu cá theo hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển theo Luật Thủy sản 2017.
- Tổ chức khai thác, vận hành, sử dụng hệ thống giám sát tàu cá có hiệu quả để theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển. Tổ chức trực 24giờ/24giờ để theo dõi giám sát tàu cá của tỉnh trên biển, xử lý nghiêm những chủ tàu không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hoặc đã lắp đặt nhưng mất kết nối khi hoạt động trên biển theo Quyết định số 44/2021/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 và Quyết định số 2840/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh; ghi chép, lưu trữ cụ thể thông tin tàu cá vi phạm.
- Hàng tuần lập danh sách, khoanh vùng đối tượng, nắm chắc địa bàn để theo dõi, quản lý chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá có biểu hiện nghi vấn tổ chức đi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, răn đe, giáo dục.
- Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương ven biển đảm bảo thực hiện triệt để, đồng bộ, thống nhất trong công tác điều tra, xử lý các hành vi khai thác IUU theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các nghề tận diệt, hủy diệt nguồn lợi thủy sản.
- Tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh, dứt điểm các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối, cố tình đưa tàu cá, ngư dân Quảng Ninh khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung nguồn lực và thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan quản lý thủy sản địa phương, đặc biệt tại các cảng cá đảm bảo thống nhất, đồng bộ về mô hình tổ chức quản lý cảng cá, mô hình thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm khai thác IUU tại cảng cá.
- Tổ chức sắp xếp kiện toàn các lực lượng như: Thành lập phòng Thanh tra Kiểm ngư và Trạm kiểm ngư ở các cảng cá tại Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bố trí cán bộ có chuyên môn thủy sản tại các địa phương ven biển phụ trách lĩnh vực thủy sản; thành lập các ban Quản lý cảng cá trực thuộc UBND các địa phương.
- Tổ chức trang sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại 10 điểm kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại các bến, cảng, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 27/5/2022 của UBND tỉnh về việc thiết lập tạm thời 10 điểm kiểm soát tàu các và sản lượng khai thác thủy sản.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm ngư và các lực lượng thực thi pháp luật khác hoạt động trên biển như Công an tỉnh, BCH bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân; tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chung giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển.
IV. CÁC NHÓM NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN
1- Nhóm nhiệm vụ, dự án về truyền thông, nâng cao năng lực: Số hóa thống kê sản lượng khai thác thủy sản; thông tin, giới thiệu các mô hình chuyển đổi nghề hiệu quả; các mô hình liên kết, xây dựng sổ tay hướng dẫn, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cấp trang thiết bị, tàu kiểm ngư.
2- Đầu tư xây dựng hoàn thiện cảng cá tại Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Cô Tô, Cẩm Phả, Hạ Long, Quảng Yên và thực hiện công bố mở cảng cá theo quy định để đưa vào quản lý, khai thác, sử dụng.
3- Dự án xây dựng hệ thống quản lý thống nhất đảm bảo tích hợp đồng bộ các cơ sở dữ liệu nghề cá phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, truy xuất hoạt động của tàu cá và sản lượng khai thác.
4- Dự án thí điểm thiết lập chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá tại Vân Đồn, Hạ Long, Hải Hà.
5- Dự án thí điểm dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển tại các huyện, thị xã, thành phố như Vân Đồn, Hạ Long, Quảng Yên.
6- Xây dựng chính sách chuyển đổi nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả.
(Chi tiết nhiệm vụ, dự án ưu tiên tại Phụ lục kèm theo)
- Thực hiện đa dạng nguồn vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2023 - 2025 và Kế hoạch 227/KH-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) gắn với thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 01/9/2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 đến năm 2025 và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan đầu mối chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nội dung công việc tại Kế hoạch này;
- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê, phân loại số lượng tàu cá trên toàn tỉnh, đồng thời tổ chức thực hiện đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m trở lên đã hoạt động nhiều năm nhưng chưa đăng ký, hướng dẫn đăng ký chính thức đối với các tàu cá đã đăng ký tạm. Tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên, tổ chức ký cam kết an toàn thực phẩm cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m theo phân cấp.
- Chủ trì hướng dẫn nghiệp vụ cho các tổ kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại các điểm kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại các bến, cảng, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đôn đốc kiểm tra giám sát các địa phương trong việc kiểm soát tàu cá, sản lượng, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kiểm soát sản lượng trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phối hợp với UBND dân các địa phương đôn đốc các chủ tàu cá bật và duy trì kết nối 24 giờ/24 giờ thiết bị giám sát hành trình tàu cá, chủ động gia hạn thuê bao thiết bị theo quy định của nhà cung cấp; đồng bộ dữ liệu giám sát hành trình trên hệ thông giám sát tàu cá đảm bảo chính xác số lượng tàu cá thực tế đã lắp thiết bị giám sát hành trình của tỉnh. Tổ chức trực để theo dõi giám sát tàu cá, phát hiện vi phạm chuyển văn bản thông tin cho Bộ đội Biên phòng tỉnh để xử lý theo quy định. Vận hành Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh, đảm bảo 100% tin báo được kiểm tra, xác minh thông tin, báo cáo kết quả xử lý theo quy định.
- Bố trí lực lượng Thanh tra chuyên ngành (kiểm ngư), phương tiện tăng cường tuần tra 24giờ/24giờ trên biển, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại vùng biển lộng của tỉnh.
- Tổng hợp danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch của các cơ quan, đơn vị từ nguồn vốn chi sự nghiệp ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương (nếu có) gửi Sở Tài chính để làm cơ sở bố trí dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
- Chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng kiểm soát chặt chẽ tàu cá tại các bến, cảng trên địa bàn tỉnh, yêu cầu Thuyền trưởng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên của tỉnh phải đưa tàu cá cập cảng có tên trong danh sách cảng cá chỉ định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố để thực hiện kiểm tra, kiểm soát tàu cá cập cảng, rời cảng; kiên quyết không cho tàu cá cập cảng, rời cảng nếu tàu cá chưa thực hiện thủ tục kiểm soát tàu cá tại cảng.
- Chủ trì xác minh tàu mất kết nối, tàu vi phạm vùng biển nước ngoài, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý nghiêm theo Quyết định số 2840/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 về Quy chế phối hợp giữa các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong trao đổi, xử lý thông tin ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá tỉnh Quảng Ninh vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở vùng biển nước ngoài; Quyết định số 44/2021/QĐ-UBND ngày 08/9/2021 ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh Quảng Ninh.
- Phối hợp với Công an tỉnh điều tra, xác minh các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Quảng Ninh đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh và các địa phương ven biển mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trong giai đoạn 2022 - 2030 tại các vùng biển giáp ranh, chồng lấn giữa Việt Nam và các nước để ngăn chặn, xử lý các vụ việc tàu cá Việt Nam có hành vi vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Tăng cường chủ động nắm tình hình, thu thập thông tin, hồ sơ bằng chứng tại các nước bắt giữ, xử lý tàu cá vi phạm của Quảng Ninh; kịp thời trao đổi với cơ quan chức năng trong nước để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác bảo hộ công dân đối với các ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.
- Tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng tổ chức, môi giới đưa tàu cá, ngư dân ra nước ngoài khai thác hải sản trái phép, sử dụng các phương thức ngụy trang (số đăng ký giả, sơn tàu cá giống tàu cá các nước...) để khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép; giả mạo trong chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; các hành vi lợi dụng tàu cá, khai thác hải sản để buôn lậu.
- Phối hợp với cơ quan chức năng truy tìm, xử lý đối với những tàu cá không đăng ký, đăng kiểm theo quy định, không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; không ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản; không chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát khi tàu cập cảng, rời cảng theo quy định.
- Phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (neo đậu phương tiện gây cản trở giao thông, không sử dụng tín hiệu trên phương tiện theo quy định...) và lĩnh vực thủy sản (tàng trữ, sử dụng ngư cụ cấm, khai thác thủy sản vùng cấm...).
- Phối hợp các sở, ban, ngành bảo đảm an ninh, trật tự khi đoàn công tác có người nước ngoài đến Quảng Ninh làm việc về các nội dung liên quan công tác phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành có liên quan và địa phương định hướng thông tin tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng thời lượng, chất lượng thông tin, tuyên truyền nội dung Kế hoạch, chú trọng tuyên truyền về nỗ lực phòng, chống khai thác lưu của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung; thông tin, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân điển hình trong phòng, chống khai thác IUU.
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông của tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở về các quy định của pháp luật liên quan đến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Báo cáo cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí, phân bổ đủ nguồn vốn đầu tư công cho các ban, sở, ngành có liên quan và địa phương đê thực hiện Kế hoạch, gõ cảnh báo “Thẻ vàng”, đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng nghề cá, các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, hệ thống thông tin quản lý nghề cá hiện đại, đảm bảo số hóa để phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.
Căn cứ khả năng cân đối nguồn chi thường xuyên của ngân sách tỉnh, trên cơ sở tổng hợp đề xuất kinh phí thực hiện của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tham mưu cân đối, bố trí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí sự nghiệp hàng năm từ nguồn ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương (nếu có) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện Kế hoạch.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện thị xã, thành phố tổ chức các lớp đào tạo nghề theo quy định Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật lao động phù hợp với đặc thù lao động nghề cá.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch
- Phối hợp các địa phương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Dự án thí điểm thiết lập một số điểm du lịch cộng đồng nghề cá ven biển tại các huyện.
- Nghiên cứu quy hoạch hoặc đưa du lịch cộng đồng nghề cá tại các tỉnh, thành phố ven biển vào quy hoạch phát triển hệ thống du lịch quốc gia, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan xây dựng triển khai tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực khai thác thủy sản.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và áp dụng truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực khai thác thủy sản theo quan điểm, mục tiêu của Kế hoạch.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp triển khai Chương trình, dự án ưu tiên theo Kế hoạch số 252/KH-UBND ngày 26/10/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh định kỳ 05 năm đến năm 2030.
12. Trung tâm truyền thông tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành và địa phương có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về nỗ lực lực phòng, chống khai thác IUU của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung, giới thiệu, biểu dương những điển hình tiên tiến trong hoạt động phòng, chống khai thác IUU”.
13. Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố ven biển
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại địa phương.
- Tăng cường tuyên truyền các quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn, các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định cho các chủ tàu, ngư dân trên địa bàn. Phát thanh trên các phương tiện loa phóng thanh của xã, phường, thị trấn ven biển; tại các bến, cảng, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được công bố.
- Thường xuyên rà soát, thống kê chính xác số lượng tàu cá trên địa bàn, phân rõ từng loại tàu cá theo chiều dài lớn nhất, vật liệu vỏ, nghề, năm và nơi đóng, tàu đã đăng ký, chưa đăng ký...; phân tách thống kê số tàu hư hỏng, chìm đắm, tàu làm dịch vụ nuôi trồng thủy sản. Lập danh sách số lượng tàu cá của địa phương gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Tổ chức đăng ký tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m đã hoạt động nhiều năm nhưng chưa đăng ký; thực hiện cấp giấy phép khai thác thủy sản, kẻ vẽ số đăng ký, đánh dấu tàu cá cho 100% tàu cá đã đăng ký của địa phương theo phân cấp. Tổ chức ký cam kết an toàn thực phẩm cho 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12m đã đăng ký.
- Đôn đốc tổ chức được giao quản lý, khai thác sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình, báo cáo trình UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt cấp kinh phí; hoàn thiện hồ sơ đề nghị công bố đủ điều kiện hoạt động theo quy định đối với các khu neo đậu đã xây dựng xong. Chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng, kịp thời tháo gỡ dứt điểm khó khăn, vướng mắc, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các hạng mục công trình đối với các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đang thi công xây dựng. Rà soát, đề xuất các bến, cảng cá cho các tàu cá đỗ, cập, xuất bến gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để để tổng hợp chung.
- Lập danh sách, khoanh vùng đối tượng, nắm chắc địa bàn để theo dõi, quản lý chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá có biểu hiện nghi vấn tổ chức đi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để răn đe, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để tuyên truyền, giáo dục.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá loại III, khu neo đậu tránh trú bão tại địa phương đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ phòng, chống khai thác IUU. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào đầu tư, quản lý hạ tầng nghề cá tại địa phương.
14. Tổ chức Quản lý cảng cá trên địa bàn tỉnh
Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trong cảng, tổ chức thực hiện các dịch vụ nghề cá, phục vụ cho ngư dân, có biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố xảy ra trong cảng.
Thực hiện quản lý các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động kinh tế tại cảng theo quy định. Thông tin tình hình thời tiết, mùa vụ sản xuất trên biển, giá cả thị trường; các quy định của ngành, địa phương có liên quan đến hoạt động nghề cá.
Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước, ngành thủy sản trong việc phát triển thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, cứu nạng cứu sinh và trật tự an toàn giao thông thủy bộ thuộc khu vực cảng cá.
Yêu cầu các Sở, ban ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện có quản lý tàu cá căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện đảm bảo nội dung và tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch trước ngày 05/12 hàng năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY
SẢN HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030 GẮN VỚI PHÒNG CHỐNG
KHAI THÁC HẢI SẢN BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH ĐẾN NĂM
2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Kèm theo Kế hoạch số 301/KH-UBND
ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh)
TT |
Tên nhiệm vụ, dự án |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Dự kiến khái toán kinh phí (Triệu đồng) |
Nguồn kinh phí |
1 |
Nhóm nhiệm vụ, dự án về truyền thông, nâng cao năng lực: Số hóa thống kê sản lượng khai thác thủy sản; thông tin, giới thiệu các mô hình chuyển đổi nghề hiệu quả; các mô hình liên kết, xây dựng sổ tay hướng dẫn, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cấp trang thiết bị, tàu kiểm ngư, tham quan học tập... |
- Đối với dự án đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống Cảng cá sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đầu tư các hạng mục công trình thiết yếu. - Đối với các hạng mục dịch vụ hậu cần tại cảng huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp, xã hội hóa. - Đối với các nhiệm vụ, dự án khác sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2023 -2030 và lồng ghép Kế hoạch 227/KH- UBND ngày 30/12/2020 thực hiện công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) gắn với thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 01/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 đến năm 2025. |
||||
1.1 |
Hàng năm xây dựng và tổ chức thực hiện, cụ thể: Từ 02-03 chuyến tham quan học tập, 08- 10 bản tin, 02-03 phóng sự về chống khai thác bất hợp pháp IUU, 20-30 lớp lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác IUU cấp tình và địa phương, cán bộ làm công tác quản lý tàu cá, kiểm soát sản lượng, ngư dân... In cấp phát 10.000 tờ rơi, sổ tay quy định IUU và các quy định liên quan |
Sở NN&PTNT, Ủy ban nhân dân các địa phương, Trung tâm Truyền thông tỉnh |
Sở Ngoại vụ |
2023 - 2025 |
1.800 (600 triệu đồng/ năm) |
|
1.2 |
Kiện toàn tổ chức bộ máy của Chi cục Thủy sản để thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật thủy sản (thành lập Phòng Thanh tra Kiểm ngư; Trạm Kiểm ngư tại các cảng cá thuộc Chi cục Thủy sản). |
Sở NN& PTNT, UBND các địa phương ven biển |
Các Sở, ngành có liên quan |
2023 - 2025 |
1.500 |
|
1.3 |
Đại tu 02 tàu kiểm ngư KN-888-QN và KN-868-QN của Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Sở NN&PTNT |
Các Sở, ngành có liên quan |
2023 - 2025 |
2.400 |
|
1.4 |
Nâng cấp Trạm thủy sản vùng I, II, III |
Sở NN&PTNT |
Các Sở, ngành có liên quan |
2023 - 2025 |
6.000 |
|
2 |
Đầu tư xây dựng hoàn thiện cảng cá tại Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Cô Tô, Cẩm Phả, Hạ Long, Quảng Yên và thực hiện công bố mở cảng cá theo quy định để đưa vào quản lý, khai thác, sử dụng. |
|||||
2.1 |
- Giai đoạn 2023-2024 xây dựng hoàn thiện, công bố và đưa vào sử dụng: Cảng cá Cái Rồng loại I, cảng cá loại II tại Tiến Tới Hải Hà, cảng cá loại I tại thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô (theo quy hoạch Quyết định số 1976/QĐ-TTg là loại I, đang đề xuất quy hoạch loại II); cảng cá loại III tại Mũi Ngọc, xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái. - Giai đoạn 2024-2025 tập trung xây dựng loàn thiện, công bố và đưa vào sử dụng cảng cá loại II tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long; cảng cá loại III tại Bến xưởng Tiền An, Quảng Yên;... |
Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, Hạ Long, Cô Tô, Hải Hà; Ủy ban nhân dân huyện Móng Cái, Cẩm Phả, Quảng Yên, Đầm Hà |
Sở NN&PTNT, BQL các trình NN và PTNT; UBND các địa phương ven biển và các Sở ngành có liên quan |
2023 - 2025 |
1.800.000 (Cô Tô khoảng 600 tỷ; Vân Đồn khoảng 200 tỷ; Hải Hà khoảng 250 tỷ; Hạ Long khoảng 350 tỷ, Móng Cái khoảng 200 tỷ; Quảng Yên khoảng 200 tỷ) |
|
2.2 |
Vùng Ổ Lợn, Cái Mắt, Tiên Yên, xã Vĩnh Trung, thành phố Móng Cái, cảng cá loại III tại phường Cẩm Phú, Cẩm Phả, đầu tư xây dựng mới và công bố cảng cá loại III tại thôn Xóm Giáo, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà |
UBND huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Móng Cái, Cẩm Phả, Đầm Hà |
Sở Nông nghiệp và PTNT, BQL các trình nông nghiệp và PTNT; UBND các địa phương ven biển và các Sở ngành có liên |
2026-2030 |
800.000 (Vân Đồn khoảng 200 tỷ; Móng Cái 200 tỷ; Cẩm Phả 200 tỷ; Đầm Hà 200 tỷ) |
|
3 |
Xây dựng, đồng bộ cơ sở dữ liệu quản lý tàu cá và khai thác thủy sản phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động khai thác thủy sản, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác |
|||||
3.1 |
Thuê dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý tàu cá và khai thác hải sản tại tỉnh Quảng Ninh |
Sở NN&PTNT, UBND các địa phương ven biển |
Các Sở, ngành có liên quan |
2023 - 2025 |
10.500 |
|
4 |
Dự án thí điểm thiết lập chợ đầu mối thủy sản, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá |
|||||
4.1 |
Tại các địa phương: Vân Đồn, Hạ Long, Hải Hà |
UBND các huyện, thị xã, thành phố Vân Đồn, Hạ Long, Sở NN&PTNT |
Các Sở ban ngành liên quan |
2023-2025 đến năm 2030 |
30.000 (10.000/năm) |
|
5 |
Dự án thí điểm gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển |
|||||
5.1 |
Tại các huyện, thị xã, thành phố như Vân Đồn, Hạ Long, Quảng Yên. |
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch |
UBND các địa phương: Vân Đồn, Hạ Long, Quảng Yên, Sở NN&PTNT |
2023 - 2025 đến năm 2030 |
30.000 (10.000/năm) |
|
6 |
Thực hiện tuần tra chung giữa các lực lượng thực thi pháp luật thủy sản để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU |
|||||
6.1 |
2-3 chuyến/năm |
Sở NN&PTNT; BCH bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh |
UBND các địa phương ven biển |
2023 - 2025 |
900 (300 triệu/ năm) |
|
7 |
Chính sách chuyển đổi nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả |
|||||
7.1 |
Hỗ trợ chuyển đổi 500 tàu |
Sở NN&PTNT, UBND các địa phương ven biển |
Các Sở, ngành có liên quan |
2023 - 2025 |
25.000 (trong đó ngân sách nhà nước chiếm 30% và xã hội hóa 70%) Hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng /01 tàu |
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
2.697.600 |
|
1 Hiện tại: Tỷ lệ cấp giấy phép đạt 82,5% (3.738/4.531 tàu cá thuộc diện cấp phép), tàu cá được cập nhật trên hệ thống VNFISBASE đạt 100% (4.531/4.531 tàu cá), 100% tàu cá 15m trở lên đã lắp thiết bị giám sát hành trình, 100% tàu cá được cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm; theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg và Quyết định số 1090/QĐ-TTg đến năm 2025 các chỉ tiêu trên đạt 100%.
2 Đã tổ chức kiểm soát 34% sản lượng trên địa bàn toàn tỉnh (Riêng tại 09 điểm kiểm soát thiết lập tạm thời theo Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 27/5/2022 kiểm soát được 10%); theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg đến năm 2025 đạt 100% sản lượng thủy sản từ khai thác trong nước khi bốc dỡ qua cảng cá được kiểm tra, giám sát theo quy định.
3 Hiện tỉnh có 6.012 tàu cá đã giảm 26% so với năm 2020 (Năm 2020, tổng số lượng tàu cá là 8.114 tàu trong đó: Tàu cá vùng khơi có chiều dài từ 15m ưở lên là 266 tàu; tàu cá vùng lộng từ 12m đến dưới 15m là 1.038 tàu; tàu cá hoạt động vùng ven bờ vùng lộng có chiều dài dưới 12m là 6.810 tàu); theo Quyết định số 1090/QĐ-TTg đến năm 2025 cắt giảm 10% hạn ngạch so với năm 2020.
4 Giá trị khai thác thủy sản bình quân năm 2020, 2021 là 1,61%, theo Quyết định số 1090/QĐ-TTg đến năm 2030 duy trì tốc độ tăng trường giả trị khai thác thủy sản bình quân đạt 1,5%/năm.
5 Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch hiện nay từ 15-20%, theo Quyết định số 1090/QĐ-TTg đến năm 2030 tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch giảm xuống dưới 10% .
6 Hiện nay khoảng 76% thuyền trưởng tàu cá vùng khơi được tập huấn định; 45% lao động khai thác thủy sản được hướng dẫn các kỹ năng, quy trình kỹ thuật khai thác, đảm bảo an toàn trên biển; theo Quyết định số 1090/QĐ-TTg đến năm 2030, 100% thuyền trưởng tàu cá vùng khơi được tập huấn định kỳ; 60% lao động khai thác thủy sản được hướng dẫn các kỹ năng, quy trình kỹ thuật khai thác, đảm bảo an toàn trên biển
7 Hiện tỉnh chưa có chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản; theo Quyết định số 1090/QĐ-TTg đến năm 2030 phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất 01 chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản.
Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 gắn với phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Số hiệu: | 301/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký: | Bùi Văn Khắng |
Ngày ban hành: | 22/12/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 301/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030 gắn với phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chưa có Video