ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 264/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 29 tháng 12 năm 2021 |
Để đảm bảo việc tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ và hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030” được phê duyệt tại Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm chủ động phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò phát sinh và lây lan trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành “Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2022 - 2030”, với nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
Kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò trên địa bàn thành phố Cần Thơ; góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tiêm phòng vắc xin VDNC cho tổng đàn trâu, bò, bê, nghé (gọi chung là trâu, bò) tại thời điểm tiêm phòng đạt tỷ lệ trên 80%.
- Chủ động giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm ngăn ngừa dịch bệnh VDNC trên trâu, bò phát sinh trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Phòng bệnh chủ động, có hiệu quả bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và tiêu diệt các véc tơ truyền bệnh; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
- Kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán trâu, bò và sản phẩm trâu, bò, ngăn chặn không để mầm bệnh VDNC trên trâu, bò xâm nhiễm vào thành phố Cần Thơ.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Phòng bệnh bằng vắc xin VDNC
a) Nguyên tắc chung: sử dụng vắc xin VDNC để tiêm phòng cho đàn trâu, bò là giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
b) Đối tượng tiêm vắc xin: trâu, bò chưa được tiêm vắc xin hoặc đã tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin); không có biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh VDNC và các bệnh truyền nhiễm khác.
c) Phạm vi tiêm vắc xin:
- Hằng năm, tổ chức tiêm vắc xin VDNC đồng loạt cho trâu, bò trên địa bàn, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng.
- Khi có dịch bệnh xảy ra, tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò (chưa được tiêm vắc xin hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ) tại ổ dịch, hoặc các quận, huyện xảy ra dịch bệnh VDNC và quận, huyện liền kề xung quanh địa phương có dịch bệnh VDNC.
d) Thời điểm tiêm vắc xin
- Hàng năm, tổ chức 02 đợt tiêm phòng: tiêm trước thời điểm dịch bệnh VDNC thường xảy ra tại địa phương, trước mùa phát triển của các véc tơ truyền bệnh VDNC (như ruồi, muỗi, ve, mòng,...) và tiêm vào thời điểm 1-2 tháng trước khi hết thời gian miễn dịch bảo hộ đối với trâu, bò đã được tiêm vắc xin VDNC hoặc lồng ghép vào các kế hoạch tiêm phòng gia súc định kỳ hàng năm.
- Ngoài các đợt tiêm chính, thường xuyên rà soát, tổ chức tiêm vắc xin VDNC bổ sung cho đàn trâu, bò chưa được tiêm phòng, phát sinh, nhập đàn trước và sau đợt tiêm chính.
đ) Sử dụng và bảo quản vắc xin: sử dụng và bảo quản vắc xin VDNC theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn vị cung ứng vắc xin, theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y.
- Chủ cơ sở chăn nuôi trâu, bò áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm không để gia súc mắc bệnh, làm lây lan dịch bệnh theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y, cơ quan chuyên môn tại địa phương.
- Chính quyền cơ sở, các cơ quan chuyên môn tổ chức vệ sinh, tiêu độc định kỳ tại khu vực chợ, điểm buôn bán, giết mổ trâu, bò và các sản phẩm của trâu, bò; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.
- Sử dụng hóa chất được phép lưu hành tại Việt Nam và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của nhà sản xuất, đơn vị cung ứng hóa chất tiêu độc khử trùng và tiêu diệt véc tơ truyền bệnh.
a) Giám sát chủ động
- Chủ vật nuôi, Trạm Chăn nuôi và Thú y quận, huyện, nhân viên thú y cơ sở chủ động theo dõi, giám sát đàn trâu, bò. Trường hợp phát hiện trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC, chết không rõ nguyên nhân hoặc trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, chính quyền địa phương để xử lý theo quy định; Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện việc lấy mẫu để xét nghiệm bệnh VDNC trước khi xử lý gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh theo quy định.
- Hàng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức thực hiện chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút VDNC tại địa bàn có nguy cơ cao, địa phương đã từng có dịch bệnh VDNC theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y.
b) Giám sát bị động, điều tra ô dịch
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm vi rút VDNC đối với trâu, bò có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh VDNC; trâu, bò nghi có tiếp xúc với đàn trâu, bò mắc bệnh VDNC; điều tra xác định nguyên nhân nếu nghi đàn trâu, bò mắc bệnh VDNC.
- Chính quyền địa phương chỉ đạo, phối hợp cùng Trạm Chăn nuôi và Thú y tiến hành điều tra ổ dịch (hộ, cơ sở chăn nuôi có trâu, bò bị nhiễm VDNC). Thông tin điều tra ổ dịch cần bao gồm các thông tin liên quan trong khoảng thời gian tối thiểu từ thời điểm 14 ngày trước khi xuất hiện dấu hiệu lâm sàng của ca bệnh đầu tiên đến thời điểm áp dụng các biện pháp kiểm soát ổ dịch.
c) Giám sát sau tiêm phòng
- Chủ cơ sở chăn nuôi, Trạm Chăn nuôi và Thú y quận, huyện, nhân viên thú y cơ sở theo dõi lâm sàng trâu, bò sau tiêm phòng, nếu phát hiện trâu, bò có biếu hiện bệnh VDNC thì tổ chức lấy mẫu xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh.
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các quận, huyện trong việc tổ chức giám sát sau tiêm phòng; trường hợp cần thiết, tổ chức lấy mẫu để đánh giá hiệu quả tiêm phòng vắc xin VDNC của địa phương theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y.
4. Kiểm dịch động vật, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y
a) Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển ngăn chặn sự xâm nhiễm vi rút VDNC từ ngoài vào thành phố: kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, nếu phát hiện trâu, bò và sản phẩm của trâu, bò không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch thú y tại nơi gốc hoặc nhập lậu, nghi nhập lậu vào địa bàn thành phố Cần Thơ.
b) Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển trong thành phố
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan để thực hiện kiểm dịch tại gốc đối với trâu, bò, sản phẩm trâu, bò xuất tỉnh và cách ly, theo dõi, quản lý trâu, bò nhập thành phố theo quy định.
- Các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, tổ kiểm dịch lưu động thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trâu, bò, sản phẩm trâu, bò vận chuyển ra vào địa bàn thành phố; tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; lấy mẫu xét nghiệm trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh; kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ trâu, bò và sản phẩm của trâu, bò mắc bệnh, không rõ nguồn gốc.
- Ủy ban nhân dân quận, huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trâu, bò, sản phẩm trâu, bò trên địa bàn quản lý.
- Trâu, bò được phép vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh đang có dịch VDNC sau khi được tiêm vắc xin VDNC tối thiểu 21 ngày, có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh VDNC và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch theo quy định.
c) Kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y
- Thực hiện quy trình kiểm soát giết mổ động vật theo quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Trong trường hợp phát hiện động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh VDNC tại cơ sở giết mổ, thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.
- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng ngay sau mỗi ca giết mổ và cuối buổi chợ, cuối ngày đối với khu vực buôn bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò tại các chợ, đặc biệt là khu vực bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò.
- Các địa phương tăng cường quản lý các cơ sở giết mổ gia súc tập trung, kiểm tra, xử lý cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trái phép và định kỳ kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ.
5. Ứng phó, xử lý ổ dịch, chống dịch, quản lý, chăm sóc gia súc bệnh
a) Chủ gia súc
- Cách ly ngay gia súc mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh VDNC.
- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, bỏ xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường.
- Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, xử lý, chăm sóc gia súc mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm Chăn nuôi và Thú y quận, huyện.
- Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh theo yêu cầu của Trạm Chăn nuôi và Thú y quận, huyện, nhân viên thú y cơ sở và chính quyền địa phương.
- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
b) Chi cục Chăn nuôi và Thú y
- Tiến hành xác minh và lấy mẫu chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh.
- Phối hợp với chính quyền các cấp, lập chốt kiểm soát tạm thời trên các trục đường giao thông ra, vào vùng dịch, vùng khống chế nhằm ngăn chặn, không để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm ra, vào vùng dịch, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Luật Thú y và có hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y có thẩm quyền; có giải pháp quản lý, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nội tỉnh để hạn chế lây lan dịch bệnh.
- Đặt biển báo khu vực có dịch, hướng dẫn vận chuyển trâu, bò tránh đi qua vùng dịch.
- Tổ chức phun khử trùng phương tiện vận chuyển từ vùng dịch đi ra ngoài.
- Hướng dẫn thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi và khu vực xung quanh bằng vôi bột, hóa chất dặc hiệu để tiêu diệt mầm bệnh, véc tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng,...).
- Hướng dẫn xử lý, chăm sóc, quản lý gia súc trong vùng dịch.
- Tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc công bố dịch bệnh VDNC, công bố hết dịch và tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
6. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm
- Thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm và phân cấp trong công tác chẩn đoán, xét nghiệm bệnh VDNC theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Rà soát, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc cần thiết, quy trình nhằm bảo đảm các quy định về quản lý các nguy cơ sinh học.
- Tham gia tổ chức hội thảo, đào tạo tập huấn nâng cao kỹ thuật chẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh nguy hiểm cho cán bộ kỹ thuật của phòng xét nghiệm.
7. Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh
Hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định.
8. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi
a) Nội dung thông tin, tuyên truyền
- Đặc điểm và tính chất nguy hiểm của bệnh VDNC, cách nhận biết gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC và biện pháp xử lý, phòng, chống dịch bệnh.
- Vai trò, tầm quan trọng của việc phòng bệnh bằng vắc xin VDNC; các đặc điểm, hiệu quả và kế hoạch tiêm vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò.
- Nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi, thương mại quốc tế do các hoạt động trái phép trong buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò.
- Phổ biến chủ trương, chính sách và quy định về phòng, chống bệnh VDNC, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh VDNC; xử phạt các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về phòng, chống bệnh VDNC.
- Các nội dung và tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh VDNC giai đoạn 2022 - 2030.
b) Phương thức thông tin, tuyên truyền
- Truyền thông qua các chương trình truyền hình, Đài phát thanh địa phương; báo giấy, báo mạng, trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có liên quan; nhắn tin trên mạng viễn thông; truyền thông trên các nền tảng công nghệ.
- Thông tin trên bảng tin công cộng tại nơi đông người, các điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân; thông tin trên các bản tin, tài liệu không kinh doanh, các tài liệu tuyên truyền đặt tại tủ sách pháp luật của xã, phường, thị trấn, điểm bưu điện - văn hóa xã.
- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở; tuyên truyền, vận động thông qua các báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.
- Xây dựng, in ấn, phát miễn phí các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, pa nô, sách mỏng, sách sổ tay,...) về phòng, chống bệnh VDNC.
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn chuyên đề, phối hợp thực hiện các buổi tọa đàm, nói chuyện, giao lưu trực tuyến, tổ chức sự kiện về phòng, chống bệnh VDNC; tập huấn về kỹ năng truyền thông nguy cơ trong phòng, chống bệnh VDNC.
c) Thời điểm và tần suất tuyên truyền: thông tin, tuyên truyền về các nội dung phòng, chống bệnh VDNC phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt trước thời điểm dịch bệnh VDNC thường xảy ra tại địa phương, trước mùa phát triển của các véc tơ truyền bệnh VDNC, trước khi triển khai kế hoạch tiêm vắc xin VDNC.
Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi có gia súc phải tiêu hủy do mắc bệnh VDNC, gia súc chết do tiêm vắc xin VDNC; chính sách hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Ngân sách nhà nước
Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của địa phương, bao gồm những nội dung chính: hỗ trợ cho người chăn nuôi có trâu, bò buộc tiêu hủy, khôi phục sản xuất chăn nuôi và các lực lượng tham gia chống dịch; hỗ trợ mua vắc xin VDNC (hàng năm tùy theo khả năng ngân sách nhà nước) và tổ chức tiêm phòng; mua dụng cụ, trang bị, bảo hộ dùng trong phòng, chống dịch bệnh; chủ động giám sát lưu hành vi rút VDNC; xây dựng các cơ sở chăn nuôi trâu, bò, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; điều tra ổ dịch, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu; các hoạt động chống dịch, bảo hộ cá nhân, tiêu hủy trâu, bò, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác thú y; thông tin, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn chuyên môn; các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị tổng kết về phòng, chống VDNC của địa phương ở cấp thành phố, cấp huyện; thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng; kinh phí mua hóa chất dự phòng, chống dịch; kinh phí xây dựng các mô hình áp dụng các biện pháp chăn nuôi trâu, bò hiệu quả; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò phát triển bền vững phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Hàng năm, căn cứ chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nội dung Kế hoạch này, Sở Nông nghiệp và Pháp triển nông thôn, UBND quận, huyện xây dựng kế hoạch lồng ghép vào Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản và dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện thẩm định và trình UBND cùng cấp phê duyệt.
2. Kinh phí do người dân, doanh nghiệp chăn nuôi tự bảo đảm
- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trâu, bò có trách nhiệm chi trả kinh phí tiêm phòng vắc xin phòng bệnh VDNC (trong trường hợp ngân sách nhà nước không hỗ trợ); lấy mẫu, xét nghiệm mẫu khi thực hiện kiểm dịch vận chuyển hoặc khi có nhu cầu giết mổ tiêu thụ; phí, lệ phí kiểm dịch vận chuyển trâu, bò, sản phẩm trâu, bò vận chuyển ra ngoài thành phố; vôi bột, hóa chất khử trùng tại cơ sở chăn nuôi, chuồng trại của mình; xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC phải chi trả toàn bộ chi phí lấy mẫu, vận chuyển mẫu, gửi mẫu, xét nghiệm mẫu, tổ chức tiêu hủy và các chi phí phục vụ công tác vệ sinh, sát trùng, tiêu độc phương tiện, hố chôn động vật.
3. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác
Kinh phí do các tổ chức hợp tác, nhà tài trợ, xã hội hóa và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Căn cứ Kế hoạch này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời, căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tham mưu. đề xuất với UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh bổ sung cho phù hợp.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò trên địa bàn thành phố; hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch; thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tham mưu UBND thành phố kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống thú y đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
+ Xây dựng dự thảo Kế hoạch chi tiết và dự toán kinh phí thực hiện nhằm đạt các chỉ tiêu Kế hoạch đề ra và phòng, chống dịch bệnh VDNC trên trâu, bò trên địa bàn thành phố Cần Thơ đạt hiệu quả cao.
+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc các Sở, ban, ngành, thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị liên quan huy động lực lượng tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC theo quy định.
+ Đề xuất các kế hoạch, nhiệm vụ khoa học nghiên cứu về các giải pháp khoa học kỹ thuật chẩn đoán, xét nghiệm, biện pháp phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò.
+ Tổ chức hướng dẫn xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi trâu, bò an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi; hướng dẫn thực hiện việc duy trì an toàn dịch bệnh VDNC đối với các cơ sở đã được chứng nhận.
+ Quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn.
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong phòng, chống dịch bệnh VDNC; thông báo lưu hành vi rút VDNC và khuyến cáo sử dụng vắc xin VDNC theo khuyến cáo Cục Thú y.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống thú y trực thuộc tham mưu cho chính quyền các cấp thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương; tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này tại các địa phương và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y.
- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp
+ Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các phòng chuyên môn quận, huyện triển khai nội dung kế hoạch này đến người chăn nuôi; tổ chức các lớp tập huấn và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi trâu, bò.
+ Phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ các hoạt động khuyến nông; xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi.
- Chi cục Phát triển nông thôn: phối hợp với các địa phương triển khai nội dung Kế hoạch này đến các Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, câu lạc bộ chăn nuôi trâu bò trên địa bàn; tổ chức các lớp đào tạo kỹ thuật chăn nuôi cho người lao động nông thôn theo quy định.
2. Sở Tài chính: chủ động tiếp nhận nguồn kinh phí Trung ương phân phối (nếu có) và các nguồn khác kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc bố trí kinh phí phòng, chổng dịch bệnh VDNC trên trâu, bò trên địa bàn thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; hỗ trợ người chăn nuôi có trâu, bò buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố về các giải pháp khoa học kỹ thuật chẩn đoán, xét nghiệm, biện pháp phòng, chống, bệnh VDNC trên trâu, bò.
5. Sở Công Thương: theo dõi tình hình thị trường, giá cả các sản phẩm thịt gia súc và các sản phẩm chế biến từ thịt; tham mưu thực hiện các giải pháp cung cầu thị trường sản phẩm chăn nuôi.
6. Cục Quản lý thị trường Cần Thơ: tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò từ ngoài vào thành phố tiêu thụ.
7. Sở Giao thông vận tải: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra các phương tiện vận tải vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, vận chuyển trái phép tại các Trạm đầu mối giao thông và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
8. Sở Thông tin và Truyền thông: phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các cơ quan thông tin đạo chúng tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC trên trâu, bò để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng phương án thực hiện tiêu hủy gia súc bệnh, chết và kế hoạch kiểm tra giám sát tại các quận, huyện nhằm bảo vệ môi trường và ngăn chặn lây lan dịch bệnh.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể: tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên chấp hành theo quy định của Luật Thú y, Luật Chăn nuôi, đặc biệt là trong việc thực hiện khai báo chăn nuôi và tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn vật nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC trên trâu, bò; đồng thời, tổ chức Giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
11. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này. Chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch VDNC trên trâu, bò của quận, huyện, trong đó có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban, UBND cấp xã và người chăn nuôi để có cơ sở thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bệnh VDNC.
- Chủ động bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh khi có dịch; kinh phí hỗ trợ người chăn nuôi có trâu, bò mắc bệnh, chết buộc tiêu hủy bắt buộc và hỗ trợ người tham gia phòng, chống dịch tại địa phương theo quy định.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt trong công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời không để dịch lây lan diện rộng.
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế quận, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình cơ sở chăn nuôi, chuồi sản xuất, vùng chăn nuôi trâu, bò đảm bảo vệ sinh phòng dịch, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi; tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động chăn nuôi và dịch bệnh động vật trên bàn quận, huyện.
- Quản lý, bố trí địa điểm phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và theo nguyên tắc chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tổ chức thực hiện việc kê khai hoạt động chăn nuôi và thống kê cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi trên địa bàn quản lý; tổng hợp việc kê khai hoạt động chăn nuôi và gửi báo cáo về Phòng Kinh tế/Nông nghiệp và PTNT quận, huyện để tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.
12. Các hiệp hội, doanh nghiệp, người chăn nuôi, người vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu, bò
- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh; căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, đơn vị để tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương được giao chủ trì, tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với cơ quan chức năng, thông báo kịp thời khi phát hiện các hành vi vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh động vật như giấu dịch, bán chạy trâu, bò bệnh, vứt xác động vật mắc bệnh, chết ra môi trường,...
- Áp dụng các quy trình thực hành chăn nuôi tốt, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; thực hiện tiêm phòng các bệnh cho vật nuôi theo quy định và định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y; chủ động xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để công tác phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2022 - 2030 dạt hiệu quả cao, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo Kế hoạch này; đồng thời, thường xuyên báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện và khó khăn, vướng mắc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 264/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2022-2030
Số hiệu: | 264/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Cần Thơ |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Hè |
Ngày ban hành: | 29/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 264/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2022-2030
Chưa có Video