Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 262/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 01 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN DỰ ÁN VÙNG SẢN XUẤT LÚA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Quyết định 2125/QĐ-UBND ngày 08/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt Dự án “Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025”; qua xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện trong vùng triển khai dự án. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện dự án với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1. Mục tiêu chung

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và tăng thu nhập cho nông dân so với sản xuất truyền thống; nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo; thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo.

2. Mục tiêu cụ thể

- Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa tăng thu nhập ít nhất 30% cho nông dân so với sản xuất truyền thống.

- Xây dựng 04 điểm ứng dụng công nghệ cao tại 04 huyện trồng lúa trọng điểm của tỉnh với qui mô 36 ha.

- Nhân rộng với quy mô 15.320 ha.

Tổng diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 là: 15.356 ha (tương đương 46.068 ha gieo trồng).

II. THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

- Thời gian: Giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Đối tượng tham gia: tổ chức nông dân, nông dân, doanh nghiệp (bao gồm cả các cơ sở sản xuất lúa giống).

III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN

Dự án thực hiện tại 13 xã/4 huyện sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh, gồm:

- Huyện Cái Bè: xã Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B và Hậu Mỹ Trinh.

- Huyện Cai Lậy: xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc và Mỹ Thành Nam.

- Huyện Gò Công Tây: xã Vĩnh Hựu, Long Vĩnh, Long Bình và Bình Tân.

- Huyện Gò Công Đông: xã Phước Trung, Bình Nghị và Tăng Hòa.

IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN.

1. Nội dung thực hiện

a) Xây dựng điểm trình diễn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa:

- Quy mô: 04 điểm trình diễn/36 ha.

- Địa điểm:

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tăng Hòa, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông.

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mỹ Quới, xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mỹ Thành Bắc, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy

Hợp tác xã Tổng hợp nông nghiệp Hòa Thạnh, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây

- Nội dung đầu tư:

+ Đầu tư công nghệ cao:

Thiết bị cảm biến đo mực nước trên kênh, cập nhật dữ liệu liên tục và tương tác với trạm bơm tự động.

Bộ cảm biến canh tác ướt khô xen kẽ (A WD TUBE).

Hệ thống điều khiển 2 bơm tự động.

Hệ thống điều phối nước vào/ra giữa kênh và ruộng.

Phần mềm quản lý trung tâm cho cơ quan quản lý, Hợp tác xã.

+ Đầu tư máy cấy lúa 3 trong 1 gồm: máy cấy lúa 3 trong 1, máy gieo hạt, khay làm mạ hoặc máy sạ hàng kết hợp vùi phân bón (mức đầu tư không vượt dự toán đã được duyệt).

+ Đầu tư lúa giống, phân bón thông minh, vi sinh vật phân hủy rơm rạ và thuốc bảo vệ thực vật

+ Thuê cấy và mua mạ, phân bón thông minh thực hiện trình diễn cấy lúa bằng máy cấy lúa 3 trong 1 vụ Thu Đông năm 2018 (thời điểm cấy lúa 10-11/9/2018) tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tăng Hòa, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, qui mô 7,5 ha (nội dung được bổ sung so với dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt).

b) Nhân rộng điểm trình diễn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa:

- Quy mô: 15.320 ha, trong đó:

Huyện Cái Bè: 4.380 ha

Huyện Cai Lậy: 3.500 ha

Huyện Gò Công Tây: 3.900 ha

Huyện Gò Công Đông: 3.540 ha.

- Địa điểm: 13 xã trong vùng dự án.

- Nội dung đầu tư:

+ Đầu tư công nghệ cao:

Thiết bị cảm biến đo mực nước trên kênh, cập nhật dữ liệu liên tục và tương tác với trạm bơm tự động.

Bộ cảm biến canh tác ướt khô xen kẽ (A WD TUBE).

Hệ thống điều khiển 2 bơm tự động.

Hệ thống điều phối nước vào/ra giữa kênh và ruộng.

Phần mềm quản lý trung tâm cho cơ quan quản lý, Hợp tác xã.

+ Đầu tư máy cấy lúa 3 trong 1 (gồm: máy cấy lúa 3 trong 1, máy gieo hạt, khay làm mạ) hoặc máy sạ hàng kết hợp vùi phân bón (mức đầu tư không vượt dự toán đã được UBND tỉnh phê duyệt).

+ Đầu tư lúa giống, phân bón thông minh, vi sinh vật phân hủy rơm rạ.

2. Hình thức đầu tư

a) Đối với điểm trình diễn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa:

- Mua máy móc, thiết bị công nghệ cao để thực hiện điểm trình diễn từ nguồn ngân sách tỉnh và quản lý tài sản trong quá trình thực hiện dự án.

- Hỗ trợ nông dân thực hiện điểm trình diễn về lúa giống, vật tư (phân bón thông minh, vi sinh vật phân hủy rơm rạ và thuốc bảo vệ thực vật).

b) Đối với nhân rộng điểm trình diễn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa:

- Mua máy móc, thiết bị công nghệ cao để thực hiện điểm trình diễn (Hỗ trợ các hợp tác xã trong vùng dự án các bộ máy móc, thiết bị công nghệ cao; thực hiện mỗi xã 1 điểm).

- Mua lúa giống, vật tư (phân bón thông minh, vi sinh vật phân hủy rơm rạ) hỗ trợ nông dân các xã trong vùng dự án thực hiện nhân rộng.

3. Lộ trình thực hiện trình diễn và nhân rộng điểm trình diễn từ năm 2018 đến năm 2025

Dự án triển khai thực hiện 04 điểm trình diễn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa vụ Thu Đông năm 2018, vụ Đông Xuân năm 2018 - 2019 và 02 vụ tiếp theo trong năm 2019; thực hiện nhân rộng điểm trình diễn từ năm 2019 - 2025. Tổng diện tích trình diễn là 36 ha, nhân rộng là 15.320 ha. Qui mô, địa điểm thực hiện trình diễn và nhân rộng trình diễn:

Stt

Huyện

2018

2019

2020

2021 - 2025

Tổng cộng

Trình diễn

Trình diễn

Nhân rộng

Nhân rộng

Nhân rộng

1

Cái Bè

 

10

160

420

3.800

4.390

2

Cai Lậy

 

10

160

340

3.000

3.510

3

Gò Công Tây

 

8,5

160

820

2.920

3.908,5

4

Gò Công Đông

7,5

 

300

720

2.520

3.547,5

Tng cộng

7,5

28,5

780

2.300

12.240

15.356

4. Lộ trình thực hiện mua sắm, hỗ trợ đầu tư và chuyển giao công nghệ

Dự án được thực hiện từ năm 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2025 với lộ trình thực hiện như sau:

Stt

Thời gian

Nội dung

Qui mô

Địa điểm (huyện)

Ghi chú

Năm 2018: Thực hiện 04 điểm trình diễn

1

Tháng 9-10

Triển khai dự án

04 cuộc

04 huyện

 

2

Tháng 9

Trình diễn máy cấy lúa kết hợp với vùi phân bón thông minh

7,5 ha

HTX dịch vụ nông nghiệp Tăng Hòa, xã Tăng Hòa, Gò Công Đông

 

3

Tháng 9 - 11

Mua sắm máy móc, thiết bị công nghệ cao:

- Máy cấy lúa 3 trong 1 gồm: máy cấy lúa 3 trong 1, máy gieo hạt, khay làm mạ hoặc máy sạ hàng kết hợp vùi phân bón.

- Thiết bị công nghệ cao: thiết bị cảm biến đo mực nước; bộ cảm biến canh tác ướt khô xen kẽ; Hệ thống điều khiển 2 bơm tự động, điều phối nước; phần mềm quản lý trung tâm.

04 bộ

04 huyện

 

4

Tháng 9-11

Hỗ trợ kinh phí mua lúa giống và kinh phí mua vật tư

36 ha

04 huyện

 

5

Tháng 11-12

Thực hiện trình diễn cấy lúa và vùi phân bón thông minh hoặc sạ hàng bằng máy

28,5 ha

03 huyện

 

6

Tháng 11-12

Chỉ đạo kỹ thuật các diện tích nhân rộng

36 ha

04 huyện

 

7

Tháng 10-11

Chuyển giao công nghệ, đào tạo TOT, lấy và phân tích mẫu đất

 

 

 

8

Tháng 12

Sơ kết đánh giá kết quả của dự án

01 cuộc

SNN và PTNT

 

Năm 2019:

 

9

Tháng 01-3

- Hỗ trợ kinh phí mua lúa giống và kinh phí mua vật tự (02 vụ) năm 2019 thực hiện 04 điểm trình diễn

- Tiếp tục chỉ đạo kỹ thuật 04 điểm trình diễn

36 ha

04 huyện

 

10

Tháng 2-4

- Hỗ trợ kinh phí mua lúa giống và vật tư.

- Chỉ đạo kỹ thuật các diện tích nhân rộng

780 ha

04 huyện

 

11

Tháng 3-7

Tập huấn, đào tạo nghề, thành lập 02 HTX

 

04 huyện

 

12

Tháng 8-12

Xúc tiến thương mại sản phẩm lúa gạo thuộc dự án

 

01 cuộc

 

13

Tháng 12

Sơ kết đánh giá kết quả của dự án

01 cuộc

Sở NN và PTNT

 

Năm 2020: Nhân rộng điểm trình diễn 2.300 ha

 

14

Tháng 01-3

Hỗ trợ kinh phí mua lúa giống và vật tư

2.300 ha

04 huyện

 

15

Tháng 02-3

Hỗ trợ kinh phí:

- Mua máy cấy 3 trong 1 hoặc máy sạ hàng.

- Mua sắm thiết bị công nghệ cao.

04 bộ

04 xã trong vùng dự án (01 bộ/xã)

 

16

Tháng 2-12

- Chỉ đạo kỹ thuật diện tích nhân rộng

- Tập huấn, đào tạo nghề, hội nghị kết nối doanh nghiệp, thành lập 02 HTX

 

04 huyện

 

17

Tháng 12

Sơ kết đánh giá kết quả của dự án

 

 

 

Năm 2021 - 2025: Nhân rộng điểm trình diễn 12.240 ha

18

Tháng 01-3

Hỗ trợ kinh phí mua lúa giống và vật tư

12.240 ha

04 huyện

 

19

Tháng 02-3

Hỗ trợ kinh phí:

- Mua máy cấy 3 trong 1 hoặc máy sạ hàng.

- Mua thiết bị công nghệ cao.

05 bộ

05 xã trong vùng dự án (01 bộ/xã)

 

20

Tháng 02-12

- Chỉ đạo kỹ thuật diện tích nhân rộng

- Tập huấn, đào tạo nghề, hội nghị kết nối doanh nghiệp

 

04 huyện

 

21

Tháng 12

Sơ, tổng kết đánh giá kết quả dự án. (01 cuộc/năm)

05 cuộc

Sở NN và PTNT

 

V. TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ DỰ ÁN

ĐVT: Triu đồng

Stt

Nguồn vốn

Năm

Tổng

2018

2019

2020

2021-2025

1

Ngân sách nhà nước

5.964

6.248,9

17.626,6

82.279,2

112.118,7

2

Đối ứng của dân

526,7

53.290,5

213.700

1.952.673,6

2.220.190,8

Tng

6.490,7

59.539,4

231.326,6

2.034.952,8

2.332.309,5

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch này; chủ trì, theo dõi việc triển khai thực hiện các điểm trình diễn, nhân rộng điểm trình diễn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa:

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, tổ chức cho nông dân tham quan học tập kinh nghiệm để nhân rộng kết quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa; Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ và nông dân.

Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về đánh giá kết quả thực hiện.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí vốn ngân sách thực hiện; theo dõi, hướng dẫn trình tự, thủ tục liên quan đến công tác tài chính để thực hiện dự án đúng quy định.

3. Sở Công Thương

Xúc tiến các hoạt động kết nối doanh nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm lúa từ dự án; hỗ trợ thực hiện công tác quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm lúa gạo; tạo điều kiện cho các hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia sự kiện, liên kết xúc tiến nhằm thu hút các đối tác trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản phẩm.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0; nghiên cứu các đề tài về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 làm cơ sở cho ngành nông nghiệp tổ chức nhân rộng trên địa bàn tỉnh; lựa chọn hình thức hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu/ nhãn hiệu tập thể/ nhãn hiệu chứng nhận/ chỉ dẫn địa lý,...) phù hợp.

5. Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Tây và Gò Công Đông

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai và thực hiện Kế hoạch này.

Chỉ đạo các phòng chuyên môn, đoàn thể cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã trong vùng dự án phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thực hiện đúng nội dung kế hoạch này; vận động nhóm nông dân trong vùng dự án tự nguyện hợp tác, liên kết với nhau hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, các câu lạc bộ để hỗ trợ nhau trong áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tạo sự liên kết chặt chẽ trong toàn chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ để tập hợp sản phẩm với sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của doanh nghiệp.

6. Tổ chức nông dân (hợp tác xã/tổ hợp tác)

Chuẩn bị cơ sở vật chất và đảm bảo đủ vốn đối ứng để thực hiện theo yêu cầu của dự án; Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình thực hiện dự án và liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm; tuyên truyền nhân rộng điểm trình diễn; quản lý và sử dụng có hiệu quả các máy móc, thiết công nghệ cao đã được dự án đầu tư.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Dự án vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thôn để hướng dẫn; tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện khi vượt thẩm quyền./.

 


Nơi nhận:
- CT và các PCT;
- Sở: NN&PTNT, TC, CT, KH&CN,;
- UBND huyện CB, CL, GCT, GCĐ;
- CVP và các PCVP, các Phòng NC, Ban TCD;
- Lưu: VT, P.KT (Tâm, Nhã).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Anh Tuấn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 262/KH-UBND năm 2018 thực hiện Dự án Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025 do tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu: 262/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
Người ký: Phạm Anh Tuấn
Ngày ban hành: 01/10/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 262/KH-UBND năm 2018 thực hiện Dự án Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025 do tỉnh Tiền Giang ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…