ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2581/KH-UBND |
Cao Bằng, ngày 24 tháng 9 năm 2021 |
Nhằm cụ thể hóa Chiến lược Phát triển thủy sản Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021, với định hướng vùng miền núi phát triển nuôi thủy sản trên hồ chứa, các thủy vực nội đồng, nuôi các loài thủy sản truyền thống và thủy đặc sản có giá trị kinh tế nhằm tạo sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cung cấp thực phẩm cho người dân; khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các đối tượng thủy sản nước lạnh cung cấp cho thị trường nội địa; thực hiện quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực; phục hồi các hệ sinh thái, các loài thủy sản bản địa, đặc hữu.
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục tiêu đến năm 2030
Phát triển thủy sản theo hướng cơ cấu lại sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, có thương hiệu và có lợi thế cạnh tranh; đời sống người dân nuôi thủy sản được cải thiện và nâng cao, đảm bảo an sinh xã hội.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản 3,5 - 5,0%/năm. Tỷ trọng thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp 0,8 - 1%.
- Tổng sản lượng thủy sản trên 935 tấn, trong đó sản lượng khai thác 135 tấn, sản lượng nuôi trồng 800 tấn. Diện tích nuôi thủy sản 438ha, trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh 24ha, thể tích lồng nuôi cá trên 20.000m3.
- Xây dựng 02 vùng nuôi thủy sản lồng bè, áp dụng các biện pháp đảm bảo vệ sinh, phòng bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- 100% các hộ nuôi thủy sản trong lồng thực hiện đầy đủ thủ tục hành chính về cấp, cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
- Cung ứng trung bình trên 2,5 triệu con giống/năm cho người nuôi trồng thủy sản trong tỉnh. Chủ động sản xuất, dịch vụ cung ứng 100% giống đến các đối tượng nuôi thủy sản truyền thống là giống sạch bệnh, đảm bảo đáp ứng được 80% nhu cầu giống thủy sản trong tỉnh.
- Đảm bảo hoạt động của lực lượng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện các nhiệm vụ thực thi pháp luật về thủy sản.
- Hằng năm, tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát dịch bệnh và quan trắc môi trường phục vụ cho công tác phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi.
(chi tiết như phụ lục 1)
2. Mục tiêu đến năm 2045
- Thủy sản tỉnh Cao Bằng phát triển theo hướng bán thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư đồng bộ theo hướng sử dụng các vật liệu bền vững thân thiện với môi trường. Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với nòng cốt là doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Đưa phát triển thủy sản lồng bè là một trong những ngành sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân sinh sống gần các thủy vực sông, hồ.
- Phát triển thủy sản nuôi lòng hồ thủy lợi, thủy điện gắn với du lịch sinh thái tại các thủy vực phù hợp.
- Tăng cường năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý thủy sản từ tỉnh, đến huyện.
- Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thủy sản thông qua các hình thức phát tài liệu, tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ làm công tác quản lý thủy sản và các đối tượng nuôi thủy sản.
2. Xây dựng các Chương trình, dự án ưu tiên để thúc đẩy phát triển thủy sản: Thông qua việc phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng các đề án, chương trình, dự án hỗ trợ thúc đẩy phát triển thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (chi tiết như phụ lục 2)
3. Tổ chức sản xuất phát triển theo lĩnh vực
3.1. Lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Tập trung điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản.
- Quan tâm bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của loài thủy sản. Gắn khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản với du lịch sinh thái và xây dựng nông thôi mới.
- Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nước tự nhiên, hồ chứa. Hoạt động thả cá giống bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản được coi trọng thực hiện thường xuyên.
- Tăng cường thực hiện đồng quản lý và giao quyền quản lý cho tổ chức, cá nhân trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Huy động các nguồn lực tài chính cho bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
3.2. Khai thác thủy sản
- Giảm thiểu và tiến tới chấm dứt các hoạt động khai thác thủy sản có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản.
- Tăng cường công tác quản lý khai thác đối với các vùng, thủy vực có thông báo cấm đánh bắt có thời hạn, đánh bắt có điều kiện theo quy định của pháp luật.
3.3. Nuôi trồng thủy sản
- Tiếp tục phát triển nuôi hiệu quả đối với các đối tượng nuôi truyền thống và các loài thủy sản có giá trị kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tận dụng tiềm năng mặt nước, phát triển nuôi thủy sản trên các hồ chứa, khuyến khích các đối tượng có ít đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang phát triển nuôi thủy sản lồng, bè để gia tăng giá trị kinh tế cho gia đình.
- Chủ động sản xuất giống thủy sản chất lượng cao, loài có giá trị kinh tế và các loài mới có tiềm năng phát triển tại địa phương.
- Phát triển các mô hình nuôi cá nước lạnh ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp; phát triển thủy sản gắn với du lịch sinh thái tự nhiên trên các thủy vực phù hợp nhằm chủ động nguồn cung cấp thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
- Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi thủy sản áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hành nuôi thủy sản tốt (GAP) để nâng cao giá trị bền vững.
3.4. Chế biến và thương mại thủy sản
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nuôi thủy sản theo hướng liên kết chuỗi giá trị thực phẩm.
- Phát huy thế mạnh từng vùng có thể xây dựng các sản phẩm thủy sản theo hướng OCOP.
4. Tổ chức sản xuất phát triển theo vùng
4.1. Vùng phát triển nuôi thủy sản theo hướng thâm canh, bán thâm canh, tại các huyện có diện tích nuôi ao lớn, gồm: Thạch An, Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh và thành phố Cao Bằng
- Khuyến khích các mô hình nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới năng suất cao, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, thăm quan, du lịch... ở vùng ven thành phố Cao Bằng, các khu, điểm du lịch...
- Huy động nguồn lực xã hội để nâng cấp, đầu tư, hoàn thiện cơ sở sản xuất giống thủy sản chất lượng cao, hạ giá thành, hỗ trợ hiệu quả người dân phát triển kinh tế hộ gia đình từ nuôi thủy sản.
4.2. Vùng phát triển nuôi cá lồng tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hòa An, Thạch An
- Thành lập vùng nuôi thủy sản lồng bè áp dụng các biện pháp đảm bảo vệ sinh, phòng bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật kiên cố cho thủy sản nuôi lồng tại các hồ chứa, thủy vực ổn định.
- Phát triển nuôi thủy sản truyền thống và thủy đặc sản có giá trị kinh tế nhằm tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo và cung cấp thực phẩm cho người dân.
4.3. Phát triển nuôi cá nước lạnh tại huyện Nguyên Bình, Hà Quảng
- Thu hút, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nuôi các loại thủy sản nước lạnh có giá trị kinh tế cao (cá Hồi, cá Tầm...).
- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thủy đặc sản tại địa phương. Xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản nước lạnh Cao Bằng.
(chi tiết như phụ lục 3, 4)
5.1. Quan trắc môi trường, giám sát và cảnh báo môi trường nuôi.
- Rà soát các vùng nuôi tập trung (>1.000m3 đối với nuôi lồng và >2ha đối với nuôi ao), xác định các điểm lấy mẫu để giám sát, phân tích và đưa ra cảnh báo về môi trường nuôi.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi thủy sản hằng năm, cả giai đoạn 2021 - 2030.
5.2. Công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi
- Căn cứ kế hoạch phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể hóa những mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021 - 2030.
- Kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản lưu hành trong nước và từ nước ngoài nhập vào Việt Nam qua tỉnh Cao Bằng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá lưu hành các loại dịch bệnh trên địa bàn tỉnh để kịp thời cảnh báo và có phương án phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
(chi tiết như phụ lục 5)
1. Về đổi mới tổ chức sản xuất thủy sản
- Phát triển kết cấu hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ. Đầu tư hệ thống ao nuôi kết hợp các giải pháp xử lý môi trường tiên tiến, hiện đại.
- Khuyến khích các tổ chức cá nhân mạnh dạn đầu tư hệ thống lồng, lưới quây bằng các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường.
- Chuyển đổi dần phương thức nuôi thủy sản truyền thống (hiệu quả thấp) sang chăn nuôi thủy sản theo hướng bán thâm canh, bổ sung các loại thức ăn công nghiệp để gia tăng sản lượng nuôi.
- Duy trì và mở rộng mô hình kết hợp cá - lúa để nâng cao giá trị trên một đơn vị đất sản xuất nông nghiệp cũng như tăng thêm thu nhập cho người dân.
- Quy hoạch vùng nuôi, gắn kết các sản phẩm thủy sản, đặc biệt thủy đặc sản theo hướng chứng nhận OCOP để tăng cơ hội quảng bá và bảo hộ sản phẩm.
2. Về phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ
- Bố trí nguồn lực, kinh phí để thực hiện các mô hình chuyển giao về nuôi thủy sản nước lạnh.
- Ứng dụng các công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Kêu gọi, khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư vào nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào nuôi thủy sản.
- Tiếp nhận các tiến bộ khoa học tiên tiến mới được công nhận để ứng dụng vào phát triển thủy sản địa phương:
+ Đối với giống thủy sản: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất con giống cấp ông, bà, bố, mẹ để chủ động sản xuất con giống chất lượng cao tại chỗ, hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan; cụ thể như cá Chép lai 2, 3 máu, cá Trắm cỏ, Rô phi đơn tính, cá Bỗng...
+ Đối với thức ăn thủy sản: Khuyến khích người nuôi cá trồng và thâm canh các giống cây thức ăn xanh có năng suất, chất lượng dinh dưỡng cao; bổ sung các loại thức ăn công nghiệp để đáp ứng nhu cầu cân bằng dinh dưỡng cho thủy sản, đảm bảo tăng trưởng và phát triển nhanh.
- Đối với xử lý môi trường nuôi: Ứng dụng đồng bộ các giải pháp về công nghệ xử lý môi trường nước đạt hiệu quả, thông qua sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc và chất lượng đảm bảo. Đến năm 2030, 100% các hộ nuôi lồng trên lòng hồ thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đạt hiệu quả và đạt yêu cầu về vệ sinh môi trường.
- Về phòng chống dịch bệnh: Đẩy mạnh hoạt động quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản, ứng dụng công nghệ trong chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh thủy sản.
3. Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo cán bộ làm công tác quản lý thủy sản đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, có khả năng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý điều hành, định hướng, tư vấn phát triển thủy sản.
- Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực thủy sản có khả năng đáp ứng nhiệm vụ tư vấn, chuyển giao kỹ thuật (nuôi trồng thủy sản, chọn giống, dịch bệnh, dinh dưỡng, môi trường...) cho người dân khi cần.
- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho các tổ hợp tác, hợp tác xã thủy sản về các kiến thức quản lý, quản trị, thương mại và phát triển...
- Đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản cho lao động nông thôn tại các khu vực có tiềm năng, thế mạnh về thủy sản, có diện tích nuôi thủy sản lồng, bè lớn.
4. Về tăng cường công tác quản lý Nhà nước
4.1. Đối với công tác tham mưu chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện các quy định, kế hoạch
- Tập trung rà soát, tham mưu ban hành các quy định, kế hoạch phát triển thủy sản phù hợp với tình hình của từng vùng làm cơ sở cho việc chỉ đạo điều hành và phân bổ nguồn lực góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở. Huy động và tranh thủ sự hỗ trợ của các đơn vị trong nước và quốc tế.
4.2. Đối với quản lý chuyên ngành
* Quản lý hoạt động sản xuất thủy sản
- Tổ chức thực hiện kê khai hoạt động sản xuất thủy sản hằng năm. Quản lý chặt chẽ diện tích nuôi và số lượng lồng nuôi trên các sông, hồ chứa. Cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
- Tăng cường áp dụng quy trình sản xuất thủy sản tốt (GAP). Triển khai thực hiện các chuỗi sản xuất cung ứng sản phẩm thủy sản an toàn, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm. Hướng tới quản lý cơ sở, vùng sản xuất theo mã số, gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
* Quản lý giống thủy sản
- Triển khai các hoạt động quản lý giống thủy sản; khuyến khích các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhập các loài giống có nguồn gốc, được kiểm dịch và có năng suất, chất lượng cao.
- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống ngay từ đầu vào. Kiểm tra các cơ sở sản xuất con giống về tiêu chuẩn chất lượng con giống, các điều kiện sản xuất, cung ứng giống thủy sản.
- Kiểm tra, rà soát cấp, cấp lại giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản (trừ giống thủy sản bố, mẹ).
* Quản lý môi trường nuôi thủy sản
- Rà soát, thống kê các diện tích ao nuôi, mật độ lồng nuôi trên các thủy vực, lập danh sách các vùng, cơ sở thuộc diện phải lấy mẫu quan trắc, môi trường nuôi được quy định tại thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
- Hằng năm, xây dựng kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường đối với các vùng nuôi trồng thủy sản treo quy định.
- Trên cơ sở kết quả phân tích, đưa ra cảnh báo, và hướng khắc phục môi trường nuôi đối với những vùng có mật độ nuôi cao, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường lớn.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường theo Quyết định được phê duyệt.
* Quản lý chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường, thuốc thú y thủy sản
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các điều kiện trong sản xuất, kinh doanh; định kỳ kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường, thuốc thú y thủy sản lưu thông trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi thủy sản tuân thủ các quy định trong sử dụng thức ăn thủy sản và dùng thuốc thú y thủy sản trong điều trị bệnh.
* Quản lý dịch bệnh
- Tập trung, huy động các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản được ưu tiên kiểm soát (danh mục các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nước ngọt được ban hành theo phụ lục tại quyết định 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
- Áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y.
- Tổ chức phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm và phát dịch trên đối tượng thủy sản nuôi.
- Hằng năm, thực hiện công tác giám sát bị động tại các vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung có nguy cơ cao; thực hiện giám sát chủ động tại các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm, xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm các tác nhân gây bệnh.
- Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của pháp luật. Các loài thủy sản sử dụng làm giống lưu thông trong tỉnh cần có nguồn gốc rõ ràng, được xét nghiệm âm tính với các bệnh nguy hiểm.
5. Đối với xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách
- Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND, Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018, Nghị quyết số 48/2020/NQ- HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để có biện pháp tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.
- Triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; lồng ghép, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn thực hiện các chính sách theo hướng đơn giản, linh hoạt phù hợp với tình hình sản xuất để người dân được thụ hưởng chính sách tốt hơn.
6. Đối với thông tin tuyên truyền
- Tuyên truyền nâng cao, thay đổi nhận thức và ý thức chấp hành các điều kiện nuôi thủy sản lồng bè; sản xuất, ương dưỡng, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường, thuốc thú y theo quy định của Luật Thủy sản, Luật Thú y, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật An toàn thực phẩm... đến các hộ sản xuất, kinh doanh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
- Thông tin đầy đủ nội dung hoạt động của các chương trình, kế hoạch, các cơ chế, chính sách hỗ trợ; các quy định cấm, quy định xử lý vi phạm hành chính đến các đối tượng quản lý.
- Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, thủy sản nuôi lồng trên các hồ chứa có hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức giới thiệu các mô hình nuôi trong và ngoài tỉnh đạt hiệu quả; phối hợp với các doanh nghiệp giới thiệu, triển khai các tiến bộ kỹ thuật mới vào nuôi thủy sản, phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
1. Nguồn ngân sách nhà nước bố trí để thực hiện chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển thủy sản theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nguồn kinh phí lồng ghép từ các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế; huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; định kỳ hằng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch này, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh theo quy định.
- Hằng năm, căn cứ vào thực tiễn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, chủ động xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch này, gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét theo quy định.
- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, tập huấn về phòng chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi theo kế hoạch quốc gia và theo yêu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc huy động các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để thực hiện các mục tiêu kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định.
3. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất các nhiệm vụ về khoa học công nghệ, nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản; mô hình phòng chống dịch bệnh thủy sản nhằm phục vụ phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn xây dựng thương hiệu và quản trị thương hiệu thủy sản của tỉnh.
4. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã qua chế biến và thủy sản tươi sống, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu (sau khi có sản phẩm).
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, thông tin kịp thời, chính xác cho Nhân dân về nguy cơ, tác hại và diễn biến dịch bệnh thủy sản; đổi mới các hoạt động thông tin, truyền thông, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân về kế hoạch thực hiện Chiến lược, Luật thủy sản, Luật Thú y và các văn bản có liên quan nhằm nâng cao nhận thức và sự vào cuộc của Nhân dân trong triển khai chiến lược phát triển thủy sản nói chung và các hoạt động liên quan đến thủy sản nói riêng.
6. Công An tỉnh: Chỉ đạo lực lượng trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng các ngư cụ khai thác thủy sản; đồng thời xử lý nghiêm các hoạt động khai thác thủy sản mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản theo đúng quy định.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, Thành phố: Xây dựng kế hoạch cụ thể về phát triển thủy sản phù hợp với điều kiện tiềm năng lợi thế trên địa bàn. Chủ động huy động các nguồn lực hợp pháp và thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để thực hiện hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra. Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ về đất đai, mặt nước để khuyến khích phát triển sản xuất thủy sản kịp thời và hiệu quả. Tuyên truyền, vận động, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào phát triển thủy sản theo hướng bán thâm canh, thâm canh và phát triển nuôi cá lồng đặc sản.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị chủ động gửi đề xuất, kiến nghị về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh giải pháp tháo gỡ./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 2581/KH-UBND năm 2021 về hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Số hiệu: | 2581/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cao Bằng |
Người ký: | Nguyễn Trung Thảo |
Ngày ban hành: | 24/09/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 2581/KH-UBND năm 2021 về hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Chưa có Video