ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 243/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 12 tháng 07 năm 2023 |
PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG HOA KIỂNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Kết luận số 250-KL/TU ngày 09/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI về tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025; Quyết định số 888/QĐ-UBND-HC ngày 09/8/2022 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển ngành hàng hoa kiểng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng ngành sản xuất hoa, kiểng tỉnh Đồng Tháp từng bước phát triển bền vững, tiến tới trở thành ngành đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng; góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể
- Giá trị sản xuất ngành hàng hoa, kiểng đạt 7.000 tỷ đồng.
- Diện tích trồng hoa kiểng toàn tỉnh đạt trên 3.500 ha, chủ yếu tập trung thành phố Sa Đéc đạt trên 1.100 ha; huyện Lai Vung đạt trên 1.500 ha, huyện Lấp Vò đạt trên 450 ha, thành phố Cao Lãnh 50 ha.
- Thực hiện khảo nghiệm, chọn lọc và chuyển giao cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu từ 2 - 3 giống hoa, kiểng mới phù hợp điều kiện tự nhiên, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Thực hiện chỉ dẫn địa lý cho một sản phẩm hoa, kiểng đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG HOA KIỂNG
1.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
- Đầu tư, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển hoa kiểng về diện tích và điều kiện canh tác, vận chuyển, hệ thống bến bãi tập kết và thương mại sản phẩm.
- Hỗ trợ đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa kiểng phù hợp với nhu cầu thực tế địa phương, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Lồng ghép thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng phục phát triển hoa kiểng từ các nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới.
- Kêu gọi đầu vào lĩnh vực hoa kiểng từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước; thu hút nguồn vốn đầu tư ODA, các doanh nghiệp FDI.
1.2. Về giống hoa, kiểng
- Nghiên cứu, tổ chức nhân giống in-vitro hoa kiểng theo hướng sạch bệnh, chất lượng đáp ứng yêu cầu người sản xuất và thị trường tiêu thụ.
- Tiếp nhận và chuyển giao các giống hoa kiểng mới, giống hoa kiểng có giá trị kinh tế cao phù hợp điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ.
- Nhập khẩu, khảo nghiệm, chọn lọc các giống hoa kiểng mới phù hợp điều kiện sản xuất địa phương, thị trường tiêu thụ.
- Định hướng cơ cấu giống hoa kiểng phù hợp cho từng vùng sản xuất đảm bảo phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tăng cường phối hợp các Viện, Trường, tổ chức nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về chọn tạo giống hoa kiểng mới, chất lượng và phù hợp; sưu tập, bảo tồn các giống hoa kiểng đặc hữu của địa phương; bảo tồn, khai thác nguồn gen hoa kiểng nhằm chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.
- Liên kết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng vùng sản xuất và cung giống hoa kiểng chất lượng, hiệu quả phù hợp điều kiện sản xuất địa phương, tăng chuỗi giá trị ngành hàng hoa kiểng.
1.3. Chuyển giao kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến
- Tập huấn, mô hình chuyển giao kỹ thuật sản xuất hoa kiểng tiên tiến theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), hữu cơ gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường thử nghiệm, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm phân bón vi sinh, thuốc sinh học phục vụ sản xuất hoa kiểng an toàn và hiệu quả.
- Nghiên cứu và chuyển giao giá thể trồng hoa kiểng đạt hiệu quả, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Xây dựng, công nhận, chuyển giao quy trình sản xuất các loại hoa kiểng mới, đặc trưng trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào thực hành sản xuất và bảo quản hoa kiểng, chế biến các sản phẩm từ hoa.
2. Thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ
- Xây dựng và nhân rộng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất hoa kiểng gắn kết tiêu thụ tại các hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất - tiêu thụ hoa kiểng theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến sơ chế, bảo quản tiêu thụ sản phẩm nhằm ổn định đầu ra, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất; phát triển các hình thức hợp tác liên kết đa dạng, phù hợp, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng.
- Đẩy mạnh liên kết sản xuất hoa kiểng tập trung, số lượng lớn và chất lượng đồng đều gắn liên kết tiêu thụ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tăng cường gắn kết, phát triển làng nghề hoa kiểng với hoạt động du lịch (dã ngoại, sinh thái, trải nghiệm…) cùng nông dân làng hoa.
- Củng cố, phát triển hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; xây dựng, nâng tầm phát triển các hội quán, tổ hợp tác thành những hợp tác xã tiêu biểu, kiểu mới đại điện cho người sản xuất gắn tiêu thụ hoa kiểng.
- Nâng cao năng lực hoạt động của hợp tác xã, hội quán, tổ hợp tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới; tạo điều kiện để các HTX thay thế được các trung gian của thương lái, doanh nghiệp trong việc cung cấp vật tư đầu vào và nông sản đầu ra cho nông dân, hình thành được niềm tin với khách hàng.
- Xây dựng mô hình gắn kết cộng đồng, hợp tác xã với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị hoa, kiểng.
- Xây dựng và đăng ký 3 - 4 sản phẩm OCOP hoa, kiểng; 01 điểm du lịch cộng đồng OCOP đạt 3 sao trở lên.
- Thành lập Hiệp hội ngành hàng hoa, kiểng.
4. Ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số
- Nâng cấp, xây dựng Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp trở thành đầu tàu của Tỉnh trong việc nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp nói chung, ngành hoa kiểng nói riêng cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
- Ứng dụng công nghệ nhà lưới, nhà màng, nhà kính, tưới nước thông minh, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, hệ thống cảm biến điều chỉnh ánh sáng, ẩm độ, nhiệt độ; công nghệ tưới phun,... kết hợp bón phân tự động theo nhu cầu dinh dưỡng của cây.
- Xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu hệ sinh thái nông nghiệp số đối với cây hoa kiểng phục vụ công tác quản lý tình hình sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm.
- Ứng dụng công nghệ số trong đăng ký, cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm hoa kiểng.
- Từng bước xây dựng sàn giao dịch điện tử phục vụ thương mại sản phẩm hoa kiểng.
5. Truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hoa kiểng
- Tổ chức rà soát, tập huấn, hướng dẫn đăng ký và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói hoa kiểng đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Triển khai hướng dẫn các quy định xuất khẩu hoa kiểng sang các thị trường New Zealand, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
- Tổ chức thực hiện chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hoa, kiểng đặc trưng trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức, tham gia hội chợ, lễ hội, festival xúc tiến thương mại hoa kiểng trong và ngoài nước.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo thị trường tiêu thụ hoa kiểng; tổ chức hội thảo, hội nghị phổ biến các yêu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, kết nối liên kết sản xuất - tiêu thụ hoa kiểng tại vùng trồng hoa kiểng trọng điểm và các vùng lân cận.
- Hỗ trợ thiết lập các văn phòng giới thiệu, quảng bá nhãn hiệu hoa kiểng, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hoa kiểng và hình ảnh giá trị hoa kiểng Đồng Tháp ở các thị trường trọng điểm.
- Khôi phục, phát triển Trung tâm thương mại hoa kiểng đầu mối của tỉnh Đồng Tháp.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước thông qua công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành giống; tổ chức chứng nhận chât lượng giống cây trồng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát giống từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông nhằm đảm bảo chất lượng giống, kể cả kiểm soát tốt dịch bệnh trên giống, nhất là giống sau nhập khẩu.
- Chú trọng đào tạo người dân thông qua các hoạt động khuyến nông về công nghệ mới trong sản xuất hoa, kiểng và các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và thị trường. Hỗ trợ các chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo về ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất,…
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ khoa học chuyên sâu về hoa, kiểng trong và ngoài nước. Đồng thời, sử dụng hiệu quả nguồn cán bộ đã đào tạo ở các đơn vị công lập với những chính sách thu hút nhân tài.
- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia chương trình đào tạo, huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
- Nâng cao năng lực quản lý của Ban Giám đốc hợp tác xã (HTX) và trình độ cho thành viên nòng cốt của các HTX, hội quán (HQ), các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoa kiểng.
8. Công tác thông tin, tuyên truyền
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, tổ hợp tác (THT), HQ, vận động hội viên và nhân dân nâng cao nhận thức về chuyển đổi sang tư duy sản xuất kinh tế nông nghiệp, thực hành sản xuất nông nghiệp an toàn (GAP), hữu cơ, tăng cường liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.
- Tập huấn và hướng dẫn sản xuất theo quy trình, ứng dụng khoa học và công nghệ, khắc phục được các hạn chế như sản xuất lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm; phát huy sức mạnh của nông hộ trong chuỗi liên kết hình thành vùng nguyên liệu; phổ biến kiến thức về kỹ năng số cho nông dân, HTX,…
- Thường xuyên thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa kiểng để các địa phương, các HTX, THT, người sản xuất quyết định hướng đầu tư, quy mô, chủng loại đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tiết kiệm, an toàn và hiệu quả; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc sinh học tại các vùng trồng hoa kiểng nhằm đảm bảo sức khỏe người sản xuất, môi trường sinh thái.
- Xây dựng tài liệu tuyên truyền, tổ chức các hội nghị phổ biến về các cơ chế chính sách phát triển hoa kiểng trên địa bàn; ý nghĩa và tầm quan trọng của sử dụng giống hoa có bản quyền, chất lượng cao, truy xuất được nguồn gốc.
- Đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền như báo, đài, hệ thống truyền thanh cơ sở, hệ thống màn hình, bảng điện tử, website, mạng xã hội.
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho nông dân, HTX, THT và doanh nghiệp tham gia phát triển chuỗi giá trị hoa, kiểng đạt hiệu quả cao. Trong đó ưu tiên tháo gỡ các nút thắt về tích tụ đất đai, liên kết sản xuất - thụ, ứng dụng khoa học công nghệ; ứng dụng công nghệ số; …
- Định hướng và huy động nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, hiện đại về hoa, kiểng; đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng kiến, chọn tạo giống hoa, kiểng mới phục vụ cho phát triển ngành hàng.
- Quản lý chặt chẽ nguồn gốc và chất lượng vật tư đầu vào trong sản xuất hoa kiểng như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… và có những biện pháp xử lý mạnh đối với việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trên không đạt tiêu chuẩn chất lượng, giả mạo. Quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm hoa kiểng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Rà soát các chính sách hiện hành có liên quan ngành nông nghiệp từ Trung ương đến Tỉnh, từ đó đề xuất sửa đổi, điều chỉnh, thay thế, bổ sung các chính sách mới của Tỉnh để hỗ trợ phát triển ngành hàng hoa, kiểng nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.
III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN (Phụ lục I)
Tổng dự kiến kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2023 - 2025 là 198 tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện được lồng ghép từ các nguồn vốn:
- Vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua các đề án, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội,… từ nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn sự nghiệp của Trung ương và của Tỉnh (như kinh phí thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được phân bổ hàng năm, kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, kinh phí khuyến công, khuyến nông,…).
- Các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Phụ lục II)
1. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh, Hội Nông dân Tỉnh, Hội Cựu Chính binh Tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh
Thông tin, tuyên truyền phổ biến Kế hoạch Phát triển ngành hàng hoa kiểng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 đến người dân.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; là đầu mối theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ ngày 15/12 hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh; ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch.
3. Các sở, ngành, đơn vị liên quan; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
- Căn cứ nội dung công việc được phân công tại Kế hoạch, các sở, ngành, đơn vị liên quan; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể hoặc lồng ghép vào chương trình công tác của đơn vị, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực thực hiện.
- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/5) và hàng năm (trước ngày 20/11) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh. Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, cuối giai đoạn tổ chức tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện.
Yêu cầu các sở, ban, ngành Tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
TIẾN ĐỘ, KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH HÀNG HOA KIỂNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch
số
/KH-UBND ngày /
/2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Phân kỳ hàng năm |
Đơn vị chủ trì |
||
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
|
|||
Số lượng |
Số lượng |
Số lượng |
||||
|
TỔNG CỘNG A + B |
|
|
|
|
|
A |
DỰ TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC, CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ |
|
|
|
|
|
1 |
Giá trị sản xuất ngành hàng hoa, kiểng |
Triệu đồng |
≥ 6.000.000 |
≥ 6.500.000 |
≥ 7.000.000 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
2 |
Diện tích trồng hoa kiểng toàn Tỉnh |
ha |
≥ 2.500 |
≥ 3.000 |
≥ 3.500 |
UBND huyện, thành phố |
3 |
Phát triển giống hoa, kiểng: |
|
|
|
|
|
|
Sưu tầm, bảo tồn, phát triển các giống hoa bản địa, giống hoa mới |
Giống |
2 |
4 |
4 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Nhập nội, khảo nghiệm, tuyển chọn và chuyển giao các giống hoa, kiểng phù hợp điều kiện địa phương |
Giống |
2 |
1 |
|
||
Tham quan học tập các nước có nền sản xuất hoa tiên tiến: Thái Lan, Đài Loan, Hà Lan |
Lần |
|
1 |
1 |
||
Xây dựng quy trình sản xuất, tự công bố lưu hành các giống hoa kiểng |
Quy trình |
1 |
2 |
2 |
||
Xây dựng các mô hình sản xuất hoa kiểng ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến gắn liên kết tiêu thụ |
Mô hình |
|
2 |
2 |
||
4 |
Đào tạo nguồn nhân lực: |
|
|
|
|
|
|
Tiếp nhận chuyển giao quy trình nhân giống, canh tác hoa kiểng mới và có tiềm năng phát triển tại Đồng Tháp |
Quy trình |
1 |
1 |
1 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Chuyển giao quy trình sản xuất hoa kiểng mới cho Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hội quán |
Quy trình |
1 |
2 |
2 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hội quán về giống mới, kỹ thuật sản xuất hoa kiểng an toàn và thị trường tiêu thụ |
Lớp |
1 |
3 |
3 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
5 |
Thực hiện chỉ dẫn địa lý cho một sản phẩm hoa, kiểng đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp |
Sản phẩm |
|
|
1 |
Sở Khoa học và Công nghệ |
6 |
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số cho hoa kiểng Đồng Tháp phục vụ quản lý, xúc tiến thương mại điện tử (đến năm 2025) |
Hệ thống |
|
|
1 |
Sở Thông tin và truyền thông |
7 |
Tổ chức các buổi tọa đàm/hội thảo phổ biến quy định, kết nối liên kết sản xuất - tiêu thụ các vùng trồng, cơ sở/vựa, doanh nghiệp thương mại sản phẩm hoa kiểng |
Cuộc |
1 |
1 |
1 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
8 |
Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết ngành hàng |
Cuộc |
1 |
1 |
1 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
B |
DỰ TOÁN DANH MỤC ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG, NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN HOA KIỂNG ĐẾN NĂM 2025 |
|
|
|
|
|
I |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
|
|
|
|
1 |
Đầu tư nâng cấp Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (đến năm 2025) |
Trung tâm |
|
|
|
|
II |
Thành phố Sa Đéc |
|
|
|
|
|
1 |
Đường cặp Sông Tiền (đoạn 2), xã Tân Khánh Đông |
|
|
|
|
|
2 |
Đường Lòng Lai nhỏ, xã Tân Khánh Đông |
|
|
|
|
|
3 |
Đường Mương Chài, xã Tân Khánh Đông |
|
|
|
|
|
4 |
Nâng cấp đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Tân Quy Đông |
|
|
|
|
|
5 |
Nâng cấp đường Nguyễn Khuyến, phường Tân Quy Đông |
|
|
|
|
|
6 |
Nâng cấp đường Thủ Khoa Huân (Tứ Quí - Ông Quế phải), phường Tân Quy Đông |
|
|
|
|
|
7 |
Nâng cấp đường Thiên Hộ Dương (Tứ Quí - Ông Quế trái), phường Tân Quy Đông |
|
|
|
|
|
8 |
Nâng cấp đường Đoàn Thị Điểm (cặp sông Sa Đéc), phường Tân Quy Đông |
|
|
|
|
|
9 |
Đường Rạch Xếp Mương Đào (bờ trái), xã Tân Khánh Đông |
|
|
|
|
|
10 |
Đầu tư trình diễn các mô hình sản xuất hoa kiểng chất lượng cao |
|
|
|
|
|
11 |
Triển khai đưa vào sử dụng logo nhãn hiệu Làng hoa kiểng Sa Đéc |
|
|
|
|
|
12 |
Xây dựng bảng giới thiệu Làng hoa tại cổng chào và trang Website |
|
|
|
|
|
13 |
Quảng bá giới thiệu hình ảnh Sa Đéc |
|
|
|
|
|
14 |
Xây dựng mô hình trình diễn nhà màng, nhà lưới; hệ thống tưới phun tự động phục vụ xây dựng OCOP làng nghề cho các loại: hoa Hồng, hoa mai |
|
|
|
|
|
III |
Huyện Lai Vung |
|
|
|
|
|
1 |
Nhà trưng bày, bán sản phẩm hoa giấy |
|
|
|
|
|
2 |
Nhà sơ chế, đóng gói hoa huệ |
|
|
|
|
|
3 |
Máy bay phun thuốc BVTV, rải phân bón |
|
|
|
|
|
4 |
Chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm |
|
|
|
|
|
IV |
Huyện Lấp Vò |
|
|
|
|
|
1 |
Mở rộng tuyến đường dal bờ phải rạch Lồng Ống (Từ Đường ĐH.70 - cầu Mù U) |
|
|
|
|
|
2 |
Nạo vét kết hợp làm đường đal tuyến kênh 1/6 (2 bên) từ Cống 1/6 đến tuyến đường đal Đường Cầm |
|
|
|
|
|
3 |
Nạo vét kết hợp làm đường đal tuyến kênh Thống nhất (02 bên) từ Cống hở thống nhất (Rạch sâu) đến cống hở thống nhất (Mù u) |
|
|
|
|
|
4 |
Nạo vét kết hợp làm đường đal tuyến kênh Sân Lúa (02 bên) từ Rạch Thủ Củ đến Rạch Xưởng kết hợp đầu tư 02 cống gồm 01 cống hở và 01 cống ngầm D1000 |
|
|
|
|
|
5 |
Nạo vét kênh Thủy lợi 1,2,3,4 |
|
|
|
|
|
6 |
Nạo vét kết hợp làm đường đal tuyến kênh ngọn Rạch Múc (kênh Hai Đạt 02 bên) từ Rạch Xẻo Sung đến Chùa Am Đạo Thảo kết hợp đầu tư 02 cống ngầm D1000 |
|
|
|
|
|
7 |
Nạo vét rạch Ông Từ - Xẻo Nẩy và Nạo vét kênh 7 Vích |
|
|
|
|
|
8 |
Công trình ô bao số 07: Xây dựng 4 cống ngầm phi 100 (dọc đường đale Nước Xoáy bờ phụ) |
|
|
|
|
|
9 |
Nạo vét kênh Thủy lợi Hai Bạch kết hợp rải đá chống lầy - Nạo vét kênh 7 Phích, Cống hở cầu BTCT Rạch Chùa Cạn tại vị trí hộ ông Phạm Hùng Dũng, Cống ngầm Mương Sáu Hòa tiếp giáp Mương lộ 849) |
|
|
|
|
|
10 |
Nạo vét kênh Thủy lợi Hai Đức + Nạo vét kênh Thủy lợi Ba Sự - Vành Đai và kênh Mười Lộc kết hợp rải đá chống lầy |
|
|
|
|
|
11 |
Nạo vét đắp bờ bao rải đá chống lầy kênh Sân Lúa, xây dựng cống hở giáp Thủ Củ và cống ngầm giáp Rạch Xưởng |
|
|
|
|
|
12 |
Nạo vét kết hợp đắp bờ bao kênh Lung Cái (02 bờ), rải đá chống lầy bờ chính và Nạo vét kênh Thanh Bình (Thầy Lâm - Ông Thắng) + Bà két |
|
|
|
|
|
13 |
Sửa chữa cống 02 cống ngầm phi 100cm Ba Quằn thay thế cống hở đã xuống cấp, sụp lún (thay cầu BTCT) |
|
|
|
|
|
14 |
Nạo vét Rạch Mương Trâu - Tám Thưa và Nạo vét kết hợp đắp bờ bao Rạch Múc - Xeo Sung (bờ phụ), rải đá chống lầy |
|
|
|
|
|
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP, PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch
số
/KH-UBND ngày / /2023
của UBND tỉnh Đồng Tháp)
TT |
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP |
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN |
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP |
1 |
Tổ chức sản xuất |
|
|
|
Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính |
Phát triển diện tích trồng hoa kiểng |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
Phát triển giống hoa, kiểng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện, thành phố; Các đơn vị liên quan. |
|
Chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Khoa học và Công nghệ UBND huyện, thành phố Các đơn vị liên quan |
|
2 |
Thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Công Thương UBND huyện, thành phố Các đơn vị liên quan |
3 |
Phát triển kinh tế tập thể |
|
|
|
Nâng cao năng lực hoạt động của HTX, Hội quán, Tổ hợp tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển ngành hàng hoa kiểng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện, thành phố |
Tiếp tục củng cố, phát triển HTX/THT/HQ, thành lập HTX/THT/HQ |
UBND huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
Xây dựng mô hình gắn kết cộng đồng, HTX với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị hoa kiểng |
UBND huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Công Thương |
|
Thành lập Hiệp hội hoa kiểng |
Sở Công Thương |
Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thành phố |
|
4 |
Ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số |
|
|
|
Nâng cấp, xây dựng Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính |
Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất, truy xuất nguồn gốc (mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói) hoa kiểng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện, thành phố Các đơn vị liên quan |
|
Tổ chức các buổi tọa đàm/hội thảo phổ biến quy định xuất khẩu hoa kiểng, kết nối liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm hoa kiểng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Công Thương UBND huyện, thành phố Các đơn vị liên quan |
|
Tổ chức thực hiện chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hoa, kiểng đặc trưng trên địa bàn tỉnh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thành phố Các đơn vị liên quan |
|
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số cho hoa kiểng Đồng Tháp phục vụ quản lý, xúc tiến thương mại điện tử (đến năm 2025) |
Sở Thông tin và truyền thông |
Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Công Thương UBND huyện, thành phố |
|
Xây dựng sàn giao dịch điện tử phục vụ thương mại sản phẩm hoa kiểng |
Sở Công thương |
Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thành phố Các đơn vị liên quan |
|
5 |
Xúc tiến thương mại |
Sở Công thương |
Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thành phố |
6 |
Phát triển nguồn lực |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện, thành phố |
7 |
Công tác thông tin, tuyên truyền |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBMTTQ Việt Nam Tỉnh; Đoàn TNCSHCM Tỉnh; Hội Nông dân Tỉnh; Hội Cựu Chính binh Tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh |
Các địa phương, các doanh nghiệp, HTX, Hội quán, cơ sở sản xuất |
8 |
Công tác quản lý nhà nước Đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chính sách hỗ trợ phát triển ngành hàng hoa, kiểng (chính sách hỗ trợ chung ngành nông nghiệp) |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện, thành phố; |
|
9 |
Xây dựng và đăng ký 3-4 sản phẩm OCOP hoa, kiểng; hỗ trợ nâng cấp sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng từ 3 sao lên 4 sao |
UBND huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
10 |
Hội nghị triển khai, tổng kết ngành hàng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các đơn vị liên quan |
11 |
Kinh phí, thủ tục quyết toán |
|
|
|
Trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đề xuất lồng ghép từ các nguồn vốn, thẩm định trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch. |
Sở Tài chính |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện, thành phố; |
Hướng dẫn việc thực hiện thanh, quyết toán theo quy định hiện hành. |
|||
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh phân bổ vốn đầu tư công hàng năm nguồn ngân sách nhà nước theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
||
Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển nông nghiệ công nghệ cao thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh theo quy định pháp luật về đầu tư. |
Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2023 về Phát triển ngành hàng hoa kiểng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
Số hiệu: | 243/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký: | Nguyễn Phước Thiện |
Ngày ban hành: | 12/07/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2023 về Phát triển ngành hàng hoa kiểng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
Chưa có Video