ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 11 năm 2023 |
DIỆT CHUỘT BẢO VỆ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2023-2024
Thực hiện Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4811/TTr-SNNPTNT ngày 17/11/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2023 - 2024, cụ thể như sau:
I. Tính cấp thiết của việc xây dựng kế hoạch
Chuột là loài gặm nhấm không chỉ phá hại trên nhiêu loài cây trồng ngoài đồng ruộng, sản phẩm cây trồng bảo quản sau thu hoạch trong nhà, trong kho, mà còn là nguồn lây bệnh rất nguy hiểm cho người và động vật. Ngoài ra, chuột còn phá hoại nhiều công trình có giá trị như đê điều, các tác phẩm văn hóa nghệ thuật, tài liệu, cả các đồ dùng thông thường hàng ngày... Thiệt hại do chúng gây ra là rất lớn đối với con người.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh tình hình chuột gây hại có chiều hướng ngày càng tăng, phá hại trên tất cả các loại cây trồng như: lúa, ngô, lạc... Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích chuột gây hại chỉ tính riêng trên cây lúa gieo sạ ngoài đồng, từ năm 2019 - 2023 dao động từ 2.715,5 - 4.625 ha/năm. Trong đó, diện tích hại lớn (thiệt hại > 20%) từ 160,5 - 632 ha (Riêng năm 2023 diện tích lúa bị chuột gây hại trên địa bàn tỉnh gia tăng đột biến với tổng diện tích 4.625 ha). Do đó, dự báo chuột sẽ có điều kiện tích lũy nguồn gây hại trong vụ Đông Xuân 2023-2024 và cả năm 2024, nếu không chủ động xây dựng kế hoạch diệt chuột ngay từ đầu vụ, nguy cơ chuột sẽ gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất trồng trọt.
Bảng 1: Diện tích chuột gây hại trên cây lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2019-2023
TT |
Năm |
Diện tích chuột hại (ha) |
Trong đó (ha) |
||
Nhẹ (5-10%) |
TB (11-20%) |
Lớn (>20%) |
|||
1 |
2019 |
2.715,5 |
1.919,5 |
619,0 |
177,0 |
2 |
2020 |
3.895,0 |
2.435,0 |
1.089,0 |
371,0 |
3 |
2021 |
2.838,0 |
2.011,0 |
666,5 |
160,5 |
4 |
2022 |
3.108,2 |
2.174,5 |
736,7 |
197,0 |
5 |
2023 |
4.625,0 |
2.809,5 |
1.183,5 |
632,0 |
Tổng cộng |
17.181,7 |
11.349,5 |
4.294,7 |
1.537,5 |
Mặc dù trong thời gian qua, nhiều địa phương đã quan tâm phát động phong trào diệt chuột bảo vệ sản xuất. Tuy nhiên, công tác tổ chức chưa đồng bộ, số đợt ra quân còn ít, thiếu sự đầu tư về kinh phí nên công tác phòng trừ chưa triệt để; người nông dân chưa nắm bắt được đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại, thời điểm diệt chuột mang lại hiệu quả cao. Do vậy, nông dân chỉ thường sử dụng bả diệt chuột khi cây trồng vào giai đoạn xung yếu, chuột đã gây hại nhiều trên đồng ruộng hoặc dùng các biện pháp dân gian xua đuổi, thậm chí dùng bẫy điện gây mất an toàn... dẫn tới tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả phòng trừ chưa cao, chuột có điều kiện phát sinh gây hại rất lớn cho cây trồng.
Do đó, để chủ động trong công tác phòng chống tác hại do chuột gây ra, việc xây dựng Kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất trên địa bàn tỉnh vụ Đông Xuân 2023 - 2024 là hết sức cần thiết.
1. Mục đích
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn cho các lãnh đạo UBND, Hội, Đoàn thể cấp xã, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và người nông dân hiểu rõ đặc tính sinh học, mức độ gây hại của chuột và các biện pháp diệt chuột mang lại hiệu quả cao để áp dụng vào điều kiện thực tế tại địa phương.
- Phát huy tinh thần trách nhiệm cộng đồng của người nông dân trong việc tổ chức phòng chống chuột nhằm bảo vệ được sản xuất trồng trọt, ổn định thu nhập cho người dân.
- Hỗ trợ thuốc diệt chuột để các địa phương tổ chức diệt chuột đồng loạt tập trung vào thời điểm thích hợp để mang lại hiệu quả cao và bảo vệ được năng suất, chất lượng cây trồng.
2. Yêu cầu
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn dân tham gia diệt chuột. Diệt chuột thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, chú trọng tổ chức các đợt ra quân diệt chuột sớm trước khi gieo sạ và ngay từ đầu mỗi vụ sản xuất, diệt chuột đồng loạt mang tính cộng đồng.
- Tổ chức diệt chuột đúng kỹ thuật, đúng lúc, an toàn cho người và vật nuôi.
- Thực hiện tổng hợp các biện pháp diệt chuột như đào, bắt, sử dụng các loại bẫy, bã diệt chuột...
- Hướng dẫn cho lãnh đạo UBND, Hội, Đoàn thể cấp xã, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và người nông dân hiểu rõ đặc tính sinh học, mức độ gây hại của chuột, các biện pháp diệt chuột mang lại hiệu quả cao và biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả.
III. Nội dung, quy mô, địa điểm và thời gian thực hiện
1. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức cấp xã, hợp tác xã và nông dân chủ chốt:
a) Đối tượng: Lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn, cán bộ Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân xã, phường, thị trấn, thành viên Ban quản trị Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và nông dân chủ chốt.
b) Quy mô: 12 lớp, mỗi huyện 01 lớp, 01 ngày/lớp, số người tham dự: 35 người/lớp.
c) Thời gian: Triển khai hoàn thành trước ngày 15/12/2023.
d) Địa điểm: Tổ chức tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lý Sơn).
e) Nội dung tập huấn:
- Đặc tính gây hại, tác hại của chuột và các biện pháp phòng trừ.
- Cách sử dụng thuốc diệt chuột và các mô hình diệt chuột, hiệu quả đang sử dụng tại Việt Nam.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả để tránh tác hại của thuốc đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
2. Mua thuốc diệt chuột hỗ trợ cho các địa phương
a) Quy mô và địa điểm: Mua thuốc diệt chuột cấp phát cho các huyện, thị xã, thành phố có diện tích chuột gây hại lớn trong năm 2023 gồm các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi.
Tổng lượng thuốc mua và hỗ trợ cho các địa phương khoảng 10.220 kg.
Ưu tiên cấp phát thuốc cho các địa phương có diện tích lúa bị chuột gây hại lớn trong năm 2023.
b) Thời gian: Mua thuốc diệt chuột cấp phát trong tháng 11/2023 để các địa phương tổ chức diệt chuột đầu vụ sản xuất Đông xuân 2023-2024.
c) Nội dung: Mua thuốc diệt chuột là các thuốc nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, cấp phát cho các địa phương để đánh thuốc trên những đồng lúa thường xuyên bị chuột gây hại.
Các địa phương sử dụng thuốc diệt chuột theo phương thức cộng đồng có sự tham gia của người dân, tổ chức đánh thuốc đồng loạt trên cùng cánh đồng để tăng hiệu quả sử dụng thuốc (Tuyệt đối không cấp phát thuốc riêng lẻ cho hộ dân tự sử dụng).
1. Tổng kinh phí: 1.075.200.000 đồng. Bằng chữ: Một tỷ không trăm bảy mươi lăm triệu hai trăm ngàn đồng chẵn. Trong đó:
a) Chi tổ chức 12 lớp tập huấn cho cán bộ, công chức cấp xã, hợp tác xã và nông dân chủ chốt: 102.400.000 đồng.
b) Chi mua thuốc diệt chuột hỗ trợ các địa phương: 972.800.000 đồng.
2. Nguồn kinh phí
Sử dụng nguồn kinh phí UBND tỉnh phân bổ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 773/QĐ-UBND ngày 09/8/2023 về việc điều chỉnh nội dung chi mua giống sắn kháng bệnh tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 13/10/2023 của UBND tỉnh về việc phân bổ nguồn Trung ương thưởng vượt thu năm 2021.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Đông xuân 2023-2024.
- Phối hợp với Sở Tài chính quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định.
- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật:
+ Tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ theo Quyết định 773/QĐ-UBND ngày 09/8/2023 của UBND tỉnh, triển khai lựa chọn nhà thầu (đấu thầu công khai) gói thầu mua thuốc diệt chuột tập trung năm 2023 và phân bổ thuốc diệt chuột cho UBND các huyện, thị xã, thành phố có tên trong Kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 để cấp phát cho các địa phương diệt chuột. Thực hiện đầy đủ các thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
+ Hướng dẫn các địa phương về kỹ thuật diệt chuột hiệu quả.
+ Tổ chức triển khai các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức, Hội, Đoàn thể cấp xã, thành viên Ban quản trị Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và nông dân chủ chốt.
+ Tổng hợp và tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Chủ động cân đối nguồn kinh phí của UBND huyện, thị xã, thành phố để bố trí kinh phí cho các xã, phường, thị trấn tổ chức các đợt ra quân diệt chuột trước vụ sản xuất Đông Xuân 2023-2024 theo đúng quy định.
b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn:
- Tiếp nhận lượng thuốc diệt chuột hỗ trợ từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức phân bổ thuốc kịp thời cho từng đơn vị cấp xã/phường/thị trấn có diện tích lúa bị chuột gây hại lớn trong năm 2023. Đảm bảo sử dụng thuốc đúng mục đích, an toàn đối với người, vật nuôi và môi trường.
- Lập phương án tổ chức đánh thuốc diệt chuột theo phương thức cộng đồng, có sự tham gia của người dân (không cấp phát thuốc riêng lẻ cho từng hộ dân sử dụng).
- Lập và lưu trữ đầy đủ các hồ sơ thủ tục liên quan theo quy định: có biên bản tổ chức đánh thuốc (ghi đầy đủ thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, lượng thuốc sử dụng).
- Tham gia tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát UBND cấp xã trong việc sử dụng thuốc và ra quân diệt chuột bảo vệ sản xuất.
- Báo cáo kết quả tiếp nhận, cấp phát thuốc và đánh giá kết quả thực hiện cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh trong công tác tổ chức tập huấn và hướng dẫn các địa phương công tác phòng chống chuột sây hại bảo vệ sản xuất trồng trọt.
c) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
- Tiếp nhận thuốc và tổ chức đánh thuốc diệt chuột theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp huyện.
- Tổ chức các đợt ra quân diệt chuột trên các cánh đồng trước vụ gieo sạ.
3. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên đưa tin, bài, tuyên truyền nguy cơ của chuột hại và hướng dẫn các biện pháp diệt chuột, vận động nhân dân ý thức được vai trò trách nhiệm và tích cực tham gia các đọt ra quân diệt chuột do địa phương phát động để công tác phòng chống chuột mang lại hiệu quả cao.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2023 về diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Số hiệu: | 198/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký: | Trần Phước Hiền |
Ngày ban hành: | 15/11/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2023 về diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Chưa có Video