ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 180/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 7 năm 2021 |
PHÒNG, CHỐNG BỆNH KHẢM LÁ VIRUS HẠI SẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Thực hiện Chỉ thị số 5957/CT-BNN-BVTV ngày 06/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng,chống bệnh khảm lá virus hại sắn; căn cứ tình hình thực tế,Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh khảm lá sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, với các nội dung sau:
- Chủ động kiểm soát, phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm ra diện rộng, đảm bảo sản xuất sắn phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân, ổn định vùng nguyên liệu và sản lượng cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn hoạt động.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác tác phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, huy động được người dân vùng sản xuất sắn, các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn và các tổ chức cá nhân có liên quan tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
1. Công tác thông tin tuyên truyền
- Nội dung thông tin, tuyên truyền:nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn, bọ phấn trắng; vận động, hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm các quy định về vận chuyển, không sử dụng các giống đã nhiễm bệnh, lựa chọn giống mới kháng bệnh, có năng suất cao đưa vào gieo trồng, chuyển đổi linh hoạt cây trồng trên diện tích đã nhiễm bệnh vụ trước.
- Hình thức thông tin, tuyên truyền: In ấn và phát tờ rơi cho các hộ sản xuất sắn, xây dựng các chuyên mục phát thanh, truyền hình, tin bài để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh khảm lá virus hại sắn.
- Thực hiện thông tin tuyên truyền:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng các tài liệu hướng dẫn phòng trừ bệnh khảm lá sắn và cấp phát cho các địa phương; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa xây dựng các bản tin phát thanh, truyền hình đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các hệ thống thông tin đại chúng của huyện; UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng các bản tin phát thanh thường xuyên trên hệ thống phát thanh của huyện, xã, thôn (bản); tổ chức các hội nghị, hội thảo về các biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn; huy động, đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia, vận động hội viên thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh khảm lá sắn.
2. Công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật thâm canh sắn và phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn
- Nội dung đào tạo, tập huấn:
+ Đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông, cán bộ chuyên môn cơ sở các biện pháp, quy trình phòng, chống bệnh khảm lá sắn; công tác quản lý nhà nước trong phòng trừ sâu bệnh; nâng cao năng lực trong tổ chức khuyến cáo, tuyên truyền và thực hiện các dịch vụ công.
+ Tập huấn kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn, quy trình canh tác, sản xuất giống sạch bệnh và quy trình tự để giống sạch bệnh cho nông dân sản xuất để áp dụng trực tiếp trên đồng ruộng trước khi bước vào vụ sản xuất.
- Thực hiện nội dung đào tạo, tập huấn:
+ Sở Nông nghiệp và PTNT: xây dựng bộ tài liệu tập huấn; tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật của các huyện, thị xã; đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức một số lớp điển hình về phòng trừ bệnh khảm lá sắn, kỹ thuật thâm canh sắn, quy trình chọn, tự để giống sạch bệnh cho nông dân áp dụng trực tiếp trên đồng ruộng trước khi bước vào vụ sản xuất.
+ UBND các huyện, thị xã có diện tích trồng sắn: trên cơ sở tài liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tập huấn cho nông dân về quy trình canh tác sắn, quy trình tự để giống sạch bệnh, cách nhận biết bọ phấn trắng, triệu chứng của bệnh khảm lá sắn và các biện pháp phòng trừ.
3. Tổ chức các biện pháp phòng bệnh khảm lá sắn
a) Ngăn chặn sự xâm nhiễm virus khảm lá sắn từ bên ngoài
- Thực hiện nghiêm, triệt để công tác kiểm dịch giống sắn, sản phẩm từ sắn nhập khẩu chính ngạch sạch bệnh khảm lá sắn theo quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật.
- Cơ quan kiểm dịch thực vật của tỉnh phối hợp với Hải quan tại các cửa khẩu, Công an, Quản lý Thị trường kiểm soát ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp giống sắn, sản phẩm từ cây sắn đã nhiễm bệnh qua biên giới, từ địa bàn tỉnh khác vào trong địa bàn tỉnh.
b) Thực hiện tốt biện pháp kỹ thuật canh tác
- Chọn giống gieo trồng:
+ Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã, các doanh nghiệp đấu mối với các đơn vị nghiên cứu, sản xuất giống sắn để lựa chọn các giống sắn cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương, có khả năng kháng được bệnh khảm lá sắn, giới thiệu cho các địa phương đưa vào gieo trồng.
+ UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các địa phương, các công ty, nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn kiên quyết loại bỏ các giống sắn đã bị nhiễm bệnh ra khỏi cơ cấu, thay thế các giống mới, xây dựng vườn nhân giống tại chỗ để phục vụ cho sản xuất đại trà.
- Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh:
+ Chỉ đạo kiên quyết chuyển đổi cơ cấu cây trồng ít nhất một vụ sản xuất trên những diện tích đã bị nhiễm bệnh. Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp thâm canh sắn: chọn giống tốt, sạch bệnh, trồng đúng thời vụ, tăng cường cải tạo đất bằng vôi bột, cày sâu, không lật đất, bón đủ lượng phân bón, vệ sinh đồng ruộng để tiêu diệt môi giới truyền bệnh.
+ Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành hướng dẫn kỹ thuật thâm canh sắn phù hợp cho từng giống, tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc; UBND các huyện, thị xã chủ trì xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn và tổ chức chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao.
c) Tăng cường công tác quản lý môi giới truyền bệnh
- Nội dung công tác quản lý môi giới truyền bệnh:
+ Tổ chức điều tra thường xuyên các đối tượng môi giới truyền bệnh; dự báo và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, nhất là điều tra quy luật phát sinh, phát triển của bọ phấn trắng và các thời điểm cây trồng mẫn cảm, dễ nhiễm bệnh.
+ Hướng dẫn biện pháp duy trì các đối tượng thiên địch của môi giới truyền bệnh để quản lý tự nhiên thông qua đấu tranh sinh học; giảm chi phí sử dụng thuốc hóa học và bảo vệ môi trường.
+ Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (trạm dự báo tự động, sử dụng máy bay không người lái,...) trong dự tính dự báo và phun trừ bọ phấn trắng.
- Thực hiện công tác quản lý môi giới truyền bệnh:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương tăng cường công tác điều tra trên ruộng sắn và vùng lân cận,xử lý kịp thời, triệt để nếu có đối tượng bọ phấn trắng xuất hiện; không để cho bọ phấn trắng tích lũy gia tăng mật độ và phát triển lây truyền bệnh trên diện rộng; ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác dự tính, dự báo và phòng trừ.
+ UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn (phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, UBND các xã, thị trấn) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác để duy trì, phát huy hiệu quả các loài thiên địch như: bọ rùa, kiến 3 khoang, nhện các loại,… trong khống chế sự phát triển bọ phấn trắng. Sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng diệt bọ phấn trắng; trong trường hợp bọ phấn trắng đến ngưỡng gây hại cần hướng dẫn sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phun trừ đồng bộ, hiệu quả.
4. Xử lý hiệu quả khi ruộng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá virus
a) Nội dung thực hiện
- Thường xuyên kiểm tra diện tích sắn đã trồng để phát hiện kịp thời những diện tích bị nhiễm bệnh và có giải pháp phòng trừ hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm các quy định về xử lý ruộng sắn bị nhiễm bệnh theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Nhổ bỏ, tiêu hủy nguồn bệnh triệt để 100%, phun trừ bọ phấn trắng (môi giới truyền bệnh) trên những diện tích sắn đã nhiễm bệnh theo đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành.
b)Tổ chức thực hiện
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và tăng cường công tác kiểm tra, điều tra phát hiện bệnh khảm lá sắn; định kỳ thu thập mẫu bọ phấn trắng, mẫu sắn gửi giám định virus gây bệnh khảm lá sắn.
- UBND các huyện, thị xã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp điều tra định kỳ tình hình sinh trưởng, phát triển của cây sắn và sự phát sinh, phát triển của các đối tượng sâu bệnh nói chung, nhất là bệnh khảm lá sắn; báo cáo kịp thời với cơ quan chuyên môn cấp trên và chính quyền địa phương để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả; đồng thời, tổ chức tốt việc phòng trừ, tiêu hủy theo đúng hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan chuyên môn cấp trên.
5. Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu an toàn dịch bệnh gắn với chế biến nông sản
- Trên cơ sở diện tích đất đã được quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu,UBND các huyện, thị xã chỉ đạo, tổ chức cho các công ty, nhà máy chế biến tinh bột sắn ký kết hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu với các tổ chức, cá nhân trồng sắn để ổn định sản xuất, sử dụng hợp lý quỹ đất đai, đầu tư ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động lựa chọn, du nhập, khảo nghiệm bộ giống sắn mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất và chất lượng củ tốt có thể trồng rải vụ đáp ứng đủ nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến; đồng thời, nghiên cứu chuyển giao các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng củ, hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường.
- UBND các huyện, thị xã tổ chức xây dựng vùng trồng sắn an toàn dịch bệnh tập trung; nghiên cứu ban hành các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Trước mắt mỗi địa phương cấp huyện xây dựng ít nhất 01 mô hình thâm canh sắn an toàn dịch bệnh để nông dân tham quan học tập và ứng dụng.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025 được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp; nguồn lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án; nguồn hỗ trợ hợp pháp khác của các tổ chức cá nhân, nguồn huy động từ doanh nghiệp và các nguồn xã hội hóa khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật lập dự toán kinh phí chi tiết hằng năm để thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, gửi Sở Tài chính thẩm định.
- Xây dựng nội dung thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn quy trình phòng chống bệnh; phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông và các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân bằng nhiều hình thức;hướng dẫn cách nhận biết triệu chứng bệnh khảm lá virus hại sắn và cách xử lý cây bị bệnh; hướng dẫn loại thuốc và kỹ thuật sử dụng thuốc trừ bọ phấn trắng.
- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại các đơn vị, địa phương.
- Tham mưu đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh các biện pháp chỉ đạo; công bố dịch (nếu có) theo đúng quy định tại Điều 4, Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; tham mưu thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân khi dịch bệnh xảy ra.
- Tăng cường kiểm tra,chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
2. Sở Tài Chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, căn cứ các nội dung của Kế hoạch và dự toán kinh phí do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập, tổ chức thẩm định và tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện Kế hoạch hằng năm theo nội dung thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh.
3. Sở Khoa học và công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ công tác phát triển ổn định, bền vững vùng nguyên liệu sắn; ưu tiên bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của Trung ương, của tỉnh cho công tác nghiên cứu về giải pháp phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn hiệu quả, phù hợp với địa phương, ứng dụng nhân giống Invitro và mô hình nhân giống sắn mới có khả năng kháng bệnh cao và các giải pháp phòng, chống các loại bệnh hại chính trên cây sắn, đặc biệt bệnh khảm lá có hiệu quả, an toàn môi trường sinh thái, phù hợp với địa phương.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến người dân về tác hại của bệnh khảm lá virus hại sắn và biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
- Chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn quản lý; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn theo quy định; cân đối bố trí nguồn kinh phí thực hiện, bố trí nguồn lực, vật tư để chống dịch, tiêu hủy ruộng sắn bị nhiễm bệnh.
- Phân công cán bộ chuyên môn thường xuyên về các địa bàn để hướng dẫn, đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh khảm lá hại sắn; chú trọng công tác vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh, hạn chế sự lây lan, phát tán nguồn bệnh sang năm sau.
- Thông qua hệ thống loa truyền thanh, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người sản xuất về tính chất nguy hiểm của bệnh khảm lá virus hại sắn và các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm túc quy định lấy mẫu bọ phấn trắng, mẫu sắn gửi về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để gửi đi giám định virus, làm cơ sở chỉ đạo sản xuất kịp thời, hiệu quả; tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc bảo vệ thực vật, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo qui định.
- Thường xuyên báo cáo tiến độ và kết quả triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh khảm lá hại sắn, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
6.Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến tinh bột sắn
- Tổ chức ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trồng sắn theo tinh thần Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, vùng sản xuất giống sạch bệnh để cung cấp cho sản xuất thương phẩm.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương để hướng dẫn người trồng sắn các biện pháp quản lý và phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn.
- Khi du nhập các giống sắn mới về trồng tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, yêu cầu thực hiện đúng quy trình, quy định của Luật Trồng trọt và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kiểm tra, theo dõi./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 180/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Lê Đức Giang |
Ngày ban hành: | 28/07/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025
Chưa có Video