ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/KH-UBND |
An Giang, ngày 30 tháng 3 năm 2020 |
HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỈNH AN GIANG, GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều;
Căn cứ Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều;
Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi;
Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 3729/QĐ-BNN-TCTL ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý”;
Thực hiện Công văn số 8145/BNN-TCTL ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Kế hoạch hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi tỉnh An Giang, như sau:
I. Mục tiêu, phạm vi Kế hoạch:
1. Mục tiêu:
Để hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi, từng bước cải thiện chất lượng nước, tiến tới đảm bảo chất lượng nguồn cấp nước đáp ứng yêu cầu của sản xuất, dân sinh, cần đạt được các mục tiêu cụ thể:
a) Quản lý việc cấp phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi:
- Đến hết năm 2022: đạt tỷ lệ 100% các bệnh viện và khu công nghiệp, 50% các cụm công nghiệp và làng nghề có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ) phải có giấy phép theo quy định.
- Đến hết năm 2025: đạt tỷ lệ 80% các cụm công nghiệp và làng nghề có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ) phải có giấy phép theo quy định.
b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về xả nước thải vào công trình thủy lợi:
- Giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi của các bệnh viện, khu, cụm công nghiệp và các làng nghề.
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi, kiến nghị cơ quan chức năng xử lý kịp thời các hành vi vi phạm mới phát hiện.
2. Phạm vi:
- Phạm vi không gian: triển khai thực hiện trên phạm vi các hệ thống công trình thủy lợi do tỉnh An Giang quản lý.
- Thời gian thực hiện: triển khai thực hiện khi được UBND tỉnh An Giang phê duyệt, đến hết năm 2025; Định kỳ hằng năm tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện; cuối năm 2022 tổ chức đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm giữa giai đoạn và cuối năm 2025 tổng kết, đánh giá Kế hoạch.
II. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:
1. Triển khai thực hiện pháp luật về thủy lợi
a) Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Thủy lợi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh ban hành
b) Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
2. Tổ chức thống kê các nguồn xả thải, thực hiện cấp phép
a) Điều tra, đánh giá hiện trạng và xác định các nguồn xả thải chủ yếu gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nước các hệ thống công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, liên huyện. Ưu tiên xác định các nguồn thải, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng để kiểm soát và có biện pháp xử lý phù hợp.
- Đơn vị khai thác công trình thủy lợi chịu trách nhiệm rà soát nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi thuộc địa phận quản lý.
- Tổng hợp thống kê nguồn thải từ các đơn vị khai thác công trình thủy lợi cấp huyện, xã, định kỳ tháng 12 hằng năm gửi báo cáo đến đơn vị khai thác công trình thủy lợi liên tỉnh, Tổng cục Thủy lợi và báo cáo đột xuất khi có sự cố phát sinh, khi phát hiện các nguồn nước xả thải mới có mức độ ảnh hưởng lớn hoặc khi phát hiện các vi phạm của chủ nguồn xả thải.
b) Thực hiện việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước công trình thủy lợi theo quy định tại Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ. Kiểm soát, không cấp phép xả thải vào công trình thủy lợi cho các tổ chức, cá nhân xả nước thải không đạt quy chuẩn cho phép theo quy định.
c) Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi tổ chức ký kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ tiêu thoát nước, thỏa thuận việc cấp phép và giám sát thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc địa phận quản lý.
3. Truyền thông nâng cao nhận thức
Tổ chức thực hiện thông tin, truyền thông điểm, định kỳ về thực trạng chất lượng nước, tình hình vi phạm và xử lý vi phạm. Công khai hóa các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình gây ô nhiễm nguồn nước công trình thủy lợi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về về Thủy lợi, xả thải vào công trình thủy lợi và Phòng chống ô nhiễm nguồn nước (Luật, Nghị định, Thông tư, các Quy định, cơ chế chính sách của tỉnh) được sâu rộng trong quần chúng Nhân dân và lực lượng công chức, viên chức, cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, ấp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người trong việc quản lý, khai thác, sử dụng các hệ thống thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh (đáp ứng yêu cầu trong thực hiện xây dựng nông thôn mới) và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước.
4. Tăng cường các biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
a) Tổ chức quan trắc, giám sát chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi được giao quản lý.
b) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo vệ chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi: Hiện trạng chất lượng nước; tình hình vi phạm và xử lý vi vi phạm về xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi; tình hình cấp phép và thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi. Tổ chức cập nhật số liệu của địa phương mình vào cơ sở dữ liệu chung.
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong kiểm tra, xử lý vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc địa bàn phụ trách, không để phát sinh các vụ vi phạm mới. Xử lý kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm không để kéo dài, tái vi phạm.
d) Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào kiểm soát, giám sát ô nhiễm nguồn nước. Khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích phát hiện và báo cáo kịp thời các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.
e) Tổ chức rà soát điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi có xét đến nhiệm vụ giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.
5. Thu gom nguồn xả, xử lý trước khi xả vào công trình thủy lợi
Kiến nghị các địa phương tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng và duy trì vận hành hiệu quả các nhà máy, trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung để đảm bảo kiểm soát chất lượng nước thải sinh hoạt trước khi xả thải vào công trình thủy lợi theo Quyết định 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
III. Tiến độ và nguồn lực thực hiện
1. Tiến độ thực hiện
Kế hoạch được thực hiện trong giai đoạn 2020-2025, trong đó:
- Từ năm 2020 đến hết năm 2022: Hoàn chỉnh quy chế phối hợp xử lý vi phạm; thực hiện các giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức; tăng cường quản lý, thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm; Phấn đấu đến hết năm 2022 đạt tỷ lệ 100% các bệnh viện và khu công nghiệp, 50% các cụm công nghiệp và làng nghề có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ) phải có giấy phép theo quy định tại nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về xả nước thải vào công trình thủy lợi.
- Từ năm 2023 đến hết năm 2025: Tiếp tục thực hiện các giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức; tăng cường quản lý, thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm; Phấn đấu đến hết năm 2025 đạt tỷ lệ 80% các cụm công nghiệp và làng nghề có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ) phải có giấy phép theo quy định tại nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về xả nước thải vào công trình thủy lợi.
2. Nguồn lực thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch: Ngân sách trung ương, địa phương, nguồn thu của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, đóng góp của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng, xã hội hóa.
Dự kiến kinh phí thực hiện Kế hoạch là 2.698.200.000 đồng, tập trung vào các nội dung truyền thông; thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về xả thải gây ô nhiễm nguồn nước; Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, trong đó:
Kinh phí thực hiện Kế hoạch phân theo lộ trình:
- Giai đoạn 2020-2022: 1.452.600.000 đồng.
- Giai đoạn 2023-2025: 1.245.600.000 đồng.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch phân theo tính chất nguồn vốn:
- Kinh phí chi thường xuyên: 2.698.200.000 đồng.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch phân theo cơ cấu nguồn vốn:
- Vốn địa phương: 2.698.200.000 đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch. Phối hợp Sở Tài nguyên Môi trường và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh An Giang thực hiện việc cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.
b) Xây dựng quy chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành có liên quan và UBND cấp huyện trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm xả thải vào công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
c) Tổ chức thống kê, xây dựng, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi (nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề, cơ sở y tế, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi).
d) Tổ chức xây dựng khung cơ sở dữ liệu về chất lượng nước tại các hệ thống công trình thủy lợi; dữ liệu về tình hình vi phạm và xử lý vi vi phạm về xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi; dữ liệu về tình hình cấp phép và thực hiện giấy phép các hoạt động trong hệ thống công trình thủy lợi.
đ) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phổ biến pháp luật, tình hình gây ô nhiễm trong công trình thủy lợi). Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
e) Rà soát, Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Đối với các công trình ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi phải thực hiện các giải pháp khắc phục; trường hợp không thể khắc phục phải dỡ bỏ hoặc di dời.
g) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc địa phận quản lý.
h) Định kỳ tháng 12 hằng năm báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định tại nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 và Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ; Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kiểm soát, không cấp phép xã thải vào công trình thủy lợi cho các tổ chức, cá nhân xả nước thải không đạt quy chuẩn cho phép theo quy định.
Thực hiện công tác quan trắc, giám sát chất lượng nước trong công trình thủy lợi, đặc biệt là tại các điểm tiếp nhận nguồn xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi để kiểm soát tình hình ô nhiễm.
Phối hợp, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ các điều kiện vật chất, kỹ thuật trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
3. Công an tỉnh:
Phối hợp, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ các điều kiện vật chất, kỹ thuật trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
4. Sở Tài chính:
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, phối hợp các cơ quan đơn vị liên quan, thẩm định tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trên cơ sở lồng ghép với các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới phục vụ giám sát, bảo vệ chất lượng trong hệ thống thủy lợi, giải quyết ô nhiễm.
6. Các đơn vị, tổ chức và cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang:
a) Chịu trách nhiệm giám sát nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề, cơ sở y tế, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý; chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và sinh hoạt của các hộ dân. Khi phát hiện vi phạm về xả thải vào công trình thủy lợi có trách nhiệm kịp thời thông báo và phối hợp với cấp có thẩm quyền xử lý.
Chịu trách nhiệm rà soát, cập nhật, tổng hợp nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi thuộc địa phận quản lý. Báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, tổng kết năm và báo cáo đột xuất khi có sự cố phát sinh, khi phát hiện các nguồn nước xả thải mới có mức độ ảnh hưởng lớn hoặc khi phát hiện các hành vi vi phạm của chủ nguồn xả thải.
b) Thực hiện công tác giám sát chất lượng nước trong công trình thủy lợi, đặc biệt là tại các điểm tiếp nhận nguồn xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi để kiểm soát tình hình ô nhiễm.
c) Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi có xét đến nhiệm vụ giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.
7. UBND các huyện, thị xã và thành phố:
a) Theo dõi, rà soát các quy hoạch, thực hiện xây dựng nông thôn mới, các chương trình phát triển trang trại làng nghề để triển khai khắc phục các khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn, nghĩa trang, trang trại chăn nuôi ảnh hưởng đến nguồn nước.
b) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện việc kiểm tra xử lý các hoạt động vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước; xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước và hành lang bảo vệ hệ thống ống cấp nước và các trường hợp phá hoại các công trình cấp nước trên địa bàn quản lý.
c) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
d) Chỉ đạo, tổ chức việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của khu đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; Điều 44 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
đ) Chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi theo thẩm quyền.
(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).
Căn cứ vào Kế hoạch này các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, đảm bảo kịp thời, hiệu quả./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
KHÁI TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI MỘT SỐ HẠNG MỤC CỤ THỂ CỦA
KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 30/3/2020 của UBND tỉnh An Giang)
TT |
Nội dung |
Giai đoạn 2020-2022 |
Giai đoạn 2023-2025 |
Kinh phí |
Tính chất nguồn kinh phí |
1 |
Tổ chức hội nghị (phổ biến, sơ kết, tổng kết): |
23.000.000 đồng |
46.000.000 đồng |
69.000.000 đồng |
Chi thường xuyên |
- In tài liệu; |
100.000 đồng * 100 bộ * 1 đợt = 10.000.000 đồng |
100.000 đồng * 100 bộ * 2 đợt = 20.000.000 đồng |
30.000.000 đồng |
||
- Thuê hội trường; |
10.000.000 đồng * 1 đợt = 10.000.000 đồng |
10.000.000 đồng * 2 đợt = 20.000.000 đồng |
30.000.000 đồng |
||
- Nước uống. |
30.000 đồng * 100 người * 1 đợt = 3.000.000 đồng |
30.000 đồng * 100 người * 2 đợt = 6.000.000 đồng |
9.000.000 đồng |
||
2 |
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi |
10.000.000 đồng * 2 bộ = 20.000.000 đồng |
10.000.000 đồng * 4 bộ = 40.000.000 đồng |
60.000.000 đồng |
Chi thường xuyên |
3 |
Điều tra, thống kê, cập nhật cơ sở dữ liệu về nguồn xả thải vào công trình thủy lợi |
1.000.000.000 đồng |
750.000.000 đồng |
1.750.000.000 đồng |
Chi thường xuyên (1) |
- Năm 2020 (thực hiện điều tra, thống kê) |
500.000.000 đồng * 1 năm = 500.000.000 đồng |
|
|||
- Các năm tiếp theo (cập nhật, thống kê dữ liệu) |
250.000.000 đồng * 2 năm = 500.000.000 đồng |
250.000.000 đồng * 3 năm = 750.000.000 đồng |
|||
4 |
Truyền thông nâng cao nhận thức |
315.400.000 đồng |
315.400.000 đồng |
630.800.000 đồng |
Chi thường xuyên (2) |
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền; |
7.000.000 đồng * 1 bộ * 1 đợt= 7.000.000 đồng |
7.000.000 đồng * 1 bộ * 1 đợt = 7.000.000 đồng |
14.000.000 đồng |
||
- In và phát hành tài liệu tuyên truyền; |
120.000 đồng * 1.070 bộ * 1 đợt = 128.400.000 đồng |
120.000 đồng * 1.070 bộ * 1 đợt = 128.400.000 đồng |
256.800.000 đồng |
||
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý, bảo vệ chất lượng nước trong CTTL |
20.000.000 đồng * 3 lớp * 3 năm = 180.000.000 đồng |
20.000.000 đồng * 3 lớp * 3 năm = 180.000.000 đồng |
360.000.000 đồng |
||
5 |
Tăng cường quản lý, thanh tra, xử lý vi phạm |
94.200.000 đồng |
94.200.000 đồng |
188.400.000 đồng |
Chi thường xuyên |
- Chi tiền bồi dưỡng thanh tra ( 01 Trưởng đoàn, 01 công chức thanh tra ) |
80.000 đồng * 2 người * 30 ngày * 4 cuộc * 1 năm = 19.200.000 đồng |
80.000 đồng * 2 người * 30 ngày * 4 cuộc * 1 năm = 19.200.000 đồng |
38.400.000 đồng |
||
- Chi tiền công tác phí cho thành viên đoàn thanh tra ( 3 thành viên ). |
150.000 đồng * 3 người * 15 ngày * 4 cuộc * 1 năm = 27.000.000 đồng |
150.000 đồng * 3 người * 15 ngày * 4 cuộc * 1 năm = 27.000.000 đồng |
54.000.000 đồng |
||
- Xe cơ quan đi thanh tra. |
1.200.000 đồng * 10 ngày * 4 cuộc * 1 năm = 48.000.000 đồng |
1.200.000 đồng * 10 ngày * 4 cuộc * 1 năm = 48.000.000 đồng |
96.000.000 đồng |
||
|
Tổng kinh phí |
1.452.600.000 đồng |
1.245.600.000 đồng |
2.698.200.000 đồng |
|
Ghi chú:
(1) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều 56 Luật Thủy lợi;
(2) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điểm O Khoản 2 Điều 56 Luật Thủy lợi.
NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỈNH AN GIANG
(Kèm theo Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 30/3/2020 của UBND tỉnh An Giang)
TT |
Nội dung |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Sản phẩm |
Thời gian hoàn thành |
I |
Chuẩn bị thực hiện Kế hoạch hành động |
|
|
|
|
1 |
Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện |
Sở NN và PTNT |
Các địa phương, các cơ quan liên quan |
Kế hoạch của UBND tỉnh |
Quý I/2020 |
2 |
Tổ chức Hội nghị phổ biến nội dung Kế hoạch hành động |
Sở NN và PTNT |
Các địa phương, các cơ quan liên quan |
Hội nghị |
Quý II/2020 |
II |
Triển khai thực hiện pháp luật về thủy lợi |
|
|
|
|
1 |
Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Thủy lợi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh ban hành. |
Sở NN và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các cơ quan liên quan |
Văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh |
Năm 2020- 2025 |
2 |
Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị ở tỉnh trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi |
Sở NN và PTNT |
Các cơ quan liên quan |
Quyết định |
Năm 2020 |
III |
Tổ chức thống kê các nguồn nước xả thải vào CTTL, giám sát việc thực hiện giấy phép |
|
|
|
|
1 |
Điều tra, thống kê các nguồn xả thải chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước trong CTTL |
Chi cục Thủy lợi |
Các tổ chức khai thác CTTL |
Báo cáo |
Hàng năm |
2 |
Tham mưu UBND tỉnh thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi |
Sở NN và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các cơ quan liên quan |
|
Thường xuyên |
3 |
Ký kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ tiêu thoát nước, thỏa thuận việc cấp phép và giám sát thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc địa phận quản lý |
Các tổ chức khai thác CTTL |
Các tổ chức, cá nhân liên quan |
|
Thường xuyên |
IV |
Truyền thông nâng cao nhận thức |
|
|
|
|
1 |
Biên soạn và phát hành các ấn phẩm thông tin, tuyên truyền (phổ biến pháp luật, tình hình gây ô nhiễm trong công trình thủy lợi) |
Chi cục Thủy lợi |
Các đơn vị QLKT CTTL, các cơ quan liên quan |
|
02 đợt |
2 |
Tổ chức các các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý, bảo vệ chất lượng nước trong CTTL |
Chi cục Thủy lợi |
Các đơn vị QLKT CTTL, các cơ quan liên quan |
|
Hàng năm |
V |
Tăng cường quản lý, thanh tra, xử lý vi phạm |
|
|
|
|
1 |
Tổ chức quan trắc chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi; |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các đơn vị QLKT CTTL, các cơ quan liên quan |
Báo cáo |
Hàng quí |
2 |
Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo vệ chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi |
Chi cục Thủy lợi |
Các đơn vị QLKT CTTL, các cơ quan liên quan |
CSDL |
Hàng năm |
3 |
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền |
Sở NN và PTNT, Các địa phương |
Các đơn vị QLKT, các cơ quan liên quan |
|
Hàng năm |
4 |
Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi có xét đến nhiệm vụ giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. |
Các tổ chức khai thác CTTL |
các cơ quan liên quan |
Quy trình |
Năm 2020-2022 |
VI |
Tổng hợp báo cáo, tổng kết đánh giá |
|
|
|
|
1 |
Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm |
Sở NN và PTNT |
Các cơ quan liên quan |
Báo cáo |
Hàng năm |
2 |
Sơ kết giai đoạn I của Kế hoạch |
Sở NN và PTNT |
Các cơ quan liên quan |
Hội nghị sơ kết |
Quý IV/2022 |
3 |
Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch |
Sở NN và PTNT |
Các cơ quan liên quan |
Hội nghị tổng kết |
Quý IV/2025 |
Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2020 về hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi tỉnh An Giang, giai đoạn 2020-2025
Số hiệu: | 154/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang |
Người ký: | Trần Anh Thư |
Ngày ban hành: | 30/03/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2020 về hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi tỉnh An Giang, giai đoạn 2020-2025
Chưa có Video