ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/KH-UBND |
Phú Yên, ngày 29 tháng 6 năm 2018 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2018-2020 VÀ NĂM 2018
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 2016 - 2017 VÀ NĂM 2017
1. Thuận lợi:
Trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều định hướng phát triển ngành thủy sản trong bối cảnh nền kinh tế được tái cơ cấu lại và nhiều chính sách lớn hỗ trợ sản xuất thủy sản như: Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (theo Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011); Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản (theo Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 08/6/2013); Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 08/6/2013); Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản (theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP); Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá đến năm 2020, hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 1796/QĐ-TTg ngày 12/11/2015). Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản Phú Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (theo Kế hoạch số 2350/QĐ-TTg ngày 26/11/2015); Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm Phú Yên đến năm 2025 (tại Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 18/8/2017 của UBND tỉnh); Quy hoạch khai thác thủy sản và hậu cần nghề cá vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 (tại Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của UBND tỉnh); Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (tại Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của UBND tỉnh); Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (tại Quyết định số 2527/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND tỉnh).
2. Khó khăn:
Hoạt động khai thác hải sản của ngư dân tại một số ngư trường truyền thống bị cản trở; yêu cầu của thị trường ngày càng cao về chất lượng, về trách nhiệm với môi trường, nguồn lợi thủy sản (an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, IUU); còn có cá nhân (chủ tàu) vì lợi ích cá nhân sẵn sàng vi phạm pháp luật của Việt Nam và của các nước trong hoạt động khai thác làm ảnh hưởng đến uy tín của thủy sản Việt Nam; công tác quản lý nhà nước về thủy sản còn có mặt hạn chế, chưa nhạy bén và bắt kịp với đòi hỏi của xu thế hợp tác, cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập trong lĩnh vực thủy sản.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Kết quả thực hiện mục tiêu:
a) Kết quả thực hiện Mục tiêu 1: Phát triển kinh tế thủy sản bền vững, có giá trị gia tăng cao và hiệu quả:
Phát triển thủy sản trong 02 năm 2016 - 2017 đạt được mức tăng trưởng cơ bản ổn định. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt bình quân 5,1%/năm (mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 tăng BQ: 5,5 - 6,0%), trong đó năm 2017 tăng 10,5% so với năm 2015; tốc độ tăng giá trị gia tăng đạt bình quân 4,6%/năm (trong đó năm 2017 tăng 9,3% so với năm 2015). Cơ cấu sản xuất nội bộ ngành thủy sản tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nuôi trồng, giảm tỷ trọng khai thác (đến năm 2017 giá trị nuôi trồng chiếm 46,5%, khai thác chiếm 53,5%). Từng bước đầu tư ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ thất thoát và nâng cao giá trị sản phẩm; hình thức liên kết chuỗi sản xuất nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại sản phẩm thủy sản ngày càng phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và ngư dân. Một số kết quả cụ thể như:
- Về khai thác thủy sản:
+ Năng lực khai thác không ngừng phát triển nên giá trị, sản lượng đánh bắt thủy sản tăng cao, năm 2017 đạt 59.356 tấn, tăng 9,5% so với năm 2015 (trong đó cá ngừ đại dương mắt to vây vàng đạt 4.300 tấn); giá trị khai thác đạt 1.964 tỷ đồng tăng 11,1% so năm 2015 (bình quân 02 năm 2016 - 2017 tăng 5,4%/năm).
+ Cơ cấu lại tàu thuyền đánh bắt theo hướng giảm tàu < 20CV khai thác thủy sản ven bờ, tăng và hiện đại hóa tàu lớn > 90CV khai thác xa bờ, đến năm 2017 toàn tỉnh có 1.171 tàu cá có công suất từ 90CV trở lên (tăng 190 tàu so năm 2015), với tổng công suất đội tàu đánh bắt xa bờ 332.263CV. Trong đó có 416 tàu công suất từ 400CV trở lên (tăng 119 chiếc so năm 2015), nghề khai thác xa bờ đang chuyển dịch theo hướng từ đơn nghề sang kiêm nghề để nâng cao năng suất và hiệu quả chuyến biển.
- Về nuôi trồng:
+ Nuôi trồng thủy sản trong 02 năm 2016 - 2017 tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, thị trường và biến đổi khí hậu([1]) gây thiệt hại nhiều và phát triển thiếu bền vững, nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Giá trị sản lượng nuôi trồng tăng cao, năm 2017 đạt 11.059 tấn (tăng 17,7%), giá trị đạt 1.707 tỷ đồng (tăng 9,8% so với năm 2015), đạt tốc độ tăng bình quân 4,8%/năm; giá trị sản phẩm thu được bình quân trên mỗi ha mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 842 triệu đồng/ha, tăng 30,6% so năm 2015 (bằng 84,2% so với mục tiêu đề ra đến năm 2020 đạt khoảng 1,0 tỷ đồng/ha) và cao gấp nhiều lần so với bình quân chung cả nước (năm 2016 đạt khoảng 187 triệu đồng/ha).
+ Đã xây dựng thành công nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn sinh học, đa dạng hóa và thân thiện môi trường. Hình thành 01 vùng nuôi/sản xuất giống thủy sản công nghệ cao tại xã Xuân Hải – thị xã Sông Cầu của Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộc. Các hoạt động giám sát môi trường và dịch bệnh tại các vùng nuôi luôn được chú trọng; khoảng 60% diện tích nuôi theo hướng VietGAP, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; khoảng 50% diện tích nuôi sử dụng con giống qua kiểm dịch; một số công nghệ mới được áp dụng cho vùng nuôi tôm thẻ trên cát mang lại năng suất rất cao([2]). Vùng nuôi, hình thức nuôi, đối tượng nuôi cũng được cơ cấu lại theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.
Biểu 1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản 2016 - 2017
Chỉ số đánh giá |
ĐVT |
Chỉ tiêu KH gđ 2016 - 2020 |
Kết quả thực hiện |
||
2016 |
2017 |
Tốc độ tăng BQ |
|||
1. Tốc độ tăng GTSX thủy sản |
% |
5,5-6 |
5,8 |
4,5 |
5,1 |
2. Tỷ trọng GTSX thủy sản trong GTSX nông lâm thủy sản |
% |
Đến 2020 khoảng 37 |
34,4 |
36,5 |
- |
3. Tỷ trọng GTSX nuôi trồng thủy sản trong tổng GTSX thủy sản |
% |
- |
47,0 |
46,5 |
- |
4. Giá trị sản phẩm thu được bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản |
Tr.đ/ha |
Đến năm 2020 khoảng 1.000 tr.đồng |
697,2 |
842 |
14,3% |
5. Sản lượng thủy sản |
tấn |
66.500 |
67.132 |
70.415 |
5,4% |
Biểu 2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản năm 2017
Chỉ số đánh giá |
ĐVT |
Chỉ tiêu KH 2017 |
Thực hiện năm 2017 |
Thực hiện năm trước năm KH (2016) |
So sánh 2017 với 2016(%) |
||
6 tháng |
Cả năm |
6 tháng |
Cả năm |
||||
1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản |
% |
4,8 |
4,5 |
1,5 |
5,8 |
+6,7 |
4,5 |
2. Tỷ trọng GTSX thủy sản trong GTSX nông lâm thủy sản |
% |
- |
36,5 |
34,6 |
34,4 |
0 |
+2,1 |
3. Tỷ trọng GTSX nuôi trồng thủy sản trong tổng GTSX thủy sản |
% |
- |
46,5 |
35,5 |
47 |
+2,3 |
-0,5 |
4. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản |
Tr.đ/ha |
750 |
842 |
- |
697,2 |
- |
+20,8 |
5. Sản lượng thủy sản |
tấn |
68.500 |
70.415 |
39.830 |
67.132 |
+5,8 |
+4,9 |
Đánh giá kết quả thực hiện một số chính sách của ngành thủy sản có ảnh hưởng đến chương trình.
- Về Khai thác thủy sản: Qua 03 năm triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP kết quả cho thấy:
+ Tổng số tàu cá đến năm 2017 có 4.171 chiếc, số tàu công suất từ 400CV trở lên ngày càng tăng (năm 2016: 342 chiếc, năm 2017: 424 chiếc). Nguyên nhân tăng số tàu có công suất lớn là do sự tác động tích cực của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và chính sách hỗ trợ khai thác và dịch vụ khai thác nuôi trồng hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg.
+ Về ứng dụng khoa học công nghệ: Đã có 52 tàu lưới vây trang bị máy dò quét, 06 (sáu) tàu lưới vây trang bị máy dò chụp 3600; 10 tàu lưới vây và 12 tàu câu cá ngừ đại dương lắp đặt, sử dụng hầm bảo quản sản phẩm khai thác bằng vật liệu P.U (Poly Urethane). Qua khảo sát đánh giá, các tàu trang bị, sử dụng các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại (máy dò quyét, hầm bảo quản P.U) được đánh giá là khai thác rất có hiệu quả, chất lượng sản phẩm sau khai thác được cải thiện từ 7-10%.
+ Về tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất theo tổ đội, cải tiến ngư cụ, khai thác kiêm nghề, chú trọng cách bảo quản sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 116 tổ đội sản xuất trên biển được thành lập với 861 tàu/7.530 lao động; thành lập 13 tổ đồng quản lý khai thác thủy sản vùng biển ven bờ với 1.612 người tham gia; thành lập 03 chuỗi liên kết sản xuất khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Mô hình liên kết chuỗi và hình thức tổ chức khai thác theo mô hình tổ/đội đã phát huy tích cực trong hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ vận chuyển sản phẩm, tăng giá trị sau khai thác (chất lượng được nâng cao).
b) Kết quả thực hiện Mục tiêu 2: Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ phát triển kinh tế thủy sản:
- Về cảng cá:
+ Cảng cá Dân Phước: Quy mô năng lực 60 lượt/500CV và sản lượng thuỷ sản qua cảng 7.000 tấn/năm. Hạng mục công trình gồm cầu cảng mới dài 96 m, cầu cảng cũ dài 56 m.
+ Cảng cá Tiên Châu: Quy mô năng lực 60 lượt/600CV, sản lượng thủy sản qua cảng 7.000 tấn/năm. Hạng mục công trình gồm bến cập tàu ≥ 150CV với chiều dài 80 m; Kè bờ với tổng chiều dài 690 m (Kè loại 1: 100 m kết hợp bến cập tàu ≤ 150CV và kè loại 2: 590 m). Hiện cảng đang được khai thác nhưng hiệu quả chưa cao. Luồng lạch vào cảng thường bị bồi lắp, ảnh hưởng đến các loại tàu lớn hơn 500CV khi cập bến.
+ Cảng cá Đông Tác: Quy mô năng lực 120 lượt/1.000CV, sản lượng thủy sản qua cảng là 15.000 tấn/năm. Hạng mục công trình đã đầu tư gồm bến cập tàu dài 135 m.
+ Cảng cá Phú Lạc: Quy mô năng lực 80 lượt/500CV, sản lượng thủy sản qua cảng là 10.000 tấn/năm.
- Về khu neo đậu tránh trú bão:
+ Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đầm Cù Mông: Quy mô neo đậu khoảng 800 tàu/500CV. Hạng mục công trình gồm 80 trụ neo dưới nước và 05 trụ neo trên bờ, hệ thống luồng tàu, đèn báo hiệu, nhà quản lý,...
+ Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá vịnh Xuân Đài: Quy mô neo đậu khoảng 1.000 tàu/500CV. Hạng mục công trình gồm 90 trụ neo dưới nước và 05 trụ neo trên bờ, hệ thống luồng tàu, đèn báo hiệu, nhà quản lý.
a) Đánh giá kết quả khu neo đậu tránh trú bão, bến cá cảng cá:
Trong các năm 2016, 2017, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, tỉnh Phú Yên đã được quan tâm hỗ trợ đầu tư 02 cảng cá Dân Phước và Đông Tác thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Các công trình hoàn thành, đưa vào hoạt động đã phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần vào nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm khai thác thủy sản, góp phần đưa nghề khai thác hải sản phát triển một cách bền vững. Các cảng cá, bến cá được đầu tư đã đáp ứng được nhu cầu của 180 lượt tàu/trên 500CV.
Hiện nay dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Đông Tác đang triển khai đầu tư (khởi công từ tháng 8 năm 2017) với tổng mức dự toán được duyệt 85.847 triệu đồng: Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững 80.000 triệu đồng, vốn ngân sách tỉnh 5.847 triệu đồng. Tiến độ thi công đến nay đạt khoảng hơn 30% khối lượng (tương đương 30.000 triệu đồng); dự kiến hoàn thành năm 2020 sẽ đảm bảo neo đậu tránh trú bão cho trên 600 tàu cá, với công suất lớn nhất của tàu cá có khả năng neo đậu từ 500CV - 1.000CV/chiếc.
b) Đánh giá kết quả cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản.
- Dự án Trung tâm giống thủy sản nước mặn tỉnh Phú Yên (chủ đầu tư: BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên): Dự án được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (tại Quyết định số 1729/QĐ-UBND ngày 29/7/2016) với tổng mức đầu tư là 60.990 triệu đồng; quy mô đầu tư: sản suất 170 triệu con giống thủy sản các loại. Nguồn vốn đầu tư: Vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và Ngân sách tỉnh. Địa điểm xây dựng: Tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Thời gian thực hiện từ năm 2016 - 2020. Đến nay, đã thi công xong các hạng mục san nền, đường dây 22kV, trạm biến áp 320kVA và đường dây hạ thế 0,4kV. Khối lượng thực hiện ước đạt khoảng 15%. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong năm 2020. Dự án đầu tư phù hợp về mục tiêu, đối tượng tại Quyết định số 1434/QĐ-TTg ngày 22/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
- Dự án hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản Long Thạnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên (chủ đầu tư: BQL dự án đầu tư xây dựng thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên): Dự án được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 706/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 với tổng mức đầu tư là: 68.777,153 triệu đồng; quy mô đầu tư: Xây dựng 03 tuyến đường bằng bê tông xi măng với tổng chiều dài 4.922,7m; cải tạo, nâng cấp và kiên cố hoá hệ thống kênh chính và kênh nhánh bằng bê tông xi măng và xây dựng hệ thống điện 22kVA và 0,4kVA theo dọc tuyến đường phục vụ sản xuất. Nguồn vốn đầu tư: Vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, vốn ngân sách thị xã Sông Cầu và các nguồn vốn hợp pháp khác. Địa điểm xây dựng: Tại xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2019. Dự án đã khởi công từ tháng 9/2017. Hiện nay, đơn vị thi công đang triển khai hạng mục đào san ủi, đắp đất tuyến số 01, đổ bê tông chân khay gia cố mái ta luy đúc sẵn. Khối lượng thực hiện ước đạt 10% giá trị hợp đồng dự án (khoảng 6.000 triệu đồng).
- Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn Phú Yên cơ bản đáp ứng với nhu cầu, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiệu thụ sản phẩm (vận chuyển thức ăn, hóa chất, con giống, các vật tư thiết yếu và sản phẩm); đặc biệt là vùng nuôi tôm trên cát, hệ thống giao thông được đầu tư đến tận đầm nuôi như các vùng nuôi tôm: Xã Hòa Hiệp Nam, xã Hòa Tâm (Đông Hòa), xã An Cư (Tuy An).
- Hệ thống điện: Một số vùng nuôi tập trung đã sử dụng điện lưới quốc gia cho nuôi trồng thủy sản, như vùng nuôi tôm huyện Đông Hòa. Với những vùng chưa có điện, người nuôi phải sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu, nên chi phí cho vụ nuôi tăng cao.
- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi nông nghiệp hoặc được đầu tư riêng nhưng chưa đồng bộ.
- Theo kết quả điều tra, các địa phương chưa có hệ thống cấp thoát nước chung cho toàn vùng nuôi. Vì vậy, dẫn đến tình trạng khu vực này xã thải, khu vực kia lấy nước làm cấp. Hầu hết các hộ nuôi đều tận dụng tối đa diện tích ao để làm ao nuôi. Kết quả điều tra cho thấy chỉ 06% các hộ nuôi có ao chứa, lắng; 94% không có ao lắng để xử lý nước cấp.
Biểu 3: Kết quả thực hiện về phát triển hạ tầng thủy sản 2017
Chỉ số đánh giá |
ĐVT |
Chỉ tiêu KH 2016 |
TH 2016 |
KH 2017 |
TH 2017 |
So sánh 2016 (%) |
|
TH năm trước |
KH 5 năm sau |
||||||
1. Diện tích nuôi trồng thủy sản được đầu tư cơ sở hạ tầng |
ha |
70 |
70 |
120 |
120 |
- |
- |
2. Công suất cảng cá, bến cá tăng thêm |
1.000 tàu thuyền |
- |
- |
1,2 |
1,2 |
- |
- |
3. Công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm |
tàu/500 CV |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
Biểu 4: Kết quả thực hiện về phát triển hạ tầng thủy sản 2016 - 2017
Chỉ số đánh giá |
Đơn vị |
Chỉ tiêu KH |
Kết quả thực hiện/ ước thực hiện |
||
2016 |
2017 |
BQ 5 năm |
|||
1. Diện tích nuôi trồng thủy sản được đầu tư cơ sở hạ tầng |
ha |
190 |
70 |
120 |
95 |
2. Công suất cảng cá, bến cá tăng thêm |
1.000 tàu thuyền |
- |
- |
1,2 |
|
3. Công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm |
tàu/500 CV |
- |
0 |
0 |
- |
c) Đánh giá công tác thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích đầu tư tư nhân: - Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cá nhân tham gia đầu tư vào sản xuất thủy sản.
- Chuyển dần việc cung cấp một số dịch vụ công sang cho tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện.
- Phát triển các hình thức đối tác công tư, hợp tác công tư.
- Đơn giảm hoá các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư.
c) Đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư công cho thủy sản:
- Giai đoạn 2016 - 2017, tổng vốn đầu tư công cho lĩnh vục thủy sản là 135.559 triệu đồng, trong đó: Vốn nước ngoài đầu tư thực hiện dự án CRSD Phú Yên: 88.695,6 triệu đồng (chiếm tỉ lệ 65,43% so tổng vốn), vốn ngân sách Trung ương thuộc các chương trình: 42.600 triệu đồng (chiếm 31,43%), vốn đối ứng ngân sách tỉnh: 4.263,6 triệu đồng (chiếm 3,15%). Trong đó:
+ Vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững đã bố trí cho 04 dự án thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh là: 28.000 triệu đồng, bằng 46,7% so với kế hoạch vốn đã ghi cho giai đoạn 2016 - 2020 (60.000 triệu đồng) và bằng 15,5% so với tổng mức vốn của Chương trình hỗ trợ đầu tư cho 04 dự án (181.193 triệu đồng).
+ Vốn ngân sách Trung ương đầu tư từ Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng cho dự án Cảng cá Phụ Lạc: 14.600 triệu đồng.
Tỉnh Phú Yên là địa phương còn khó khăn về thu ngân sách, nguồn thu chỉ đáp ứng dưới 50% nhu cầu chi, do đó chi cho đầu tư các cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng thủy sản nói riêng của tỉnh chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của Trung ương. Vì vậy trong thời gian qua, ngành thủy sản Phú Yên chưa được quan tâm đầu tư nhiều, do đó hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh. Các giải pháp đã triển khai nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công được phân bổ:
+ Chủ đầu tư thực hiện đúng các quy định hiện hành về công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.
+ Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đảm bảo tiến độ đã cam kết.
3. Tồn tại và hạn chế và nguyên nhân:
a) Tồn tại:
- Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản:
+ Các vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) lồng, bè chưa được quy hoạch chi tiết nên chưa thể giao, cho thuê mặt nước cho hộ hay cộng đồng.
+ Môi trường đầm, vịnh, vùng nuôi cũng chưa được quản lý chặt chẽ; người nuôi, các khu dân cư liền kề xả thải hầu hết mọi thứ vào đầm, vịnh trong nhiều năm gây ô nhiễm nghiêm trọng, là căn nguyên chính phát sinh dịch bệnh trên thủy sản nuôi với tần suất dày và mức độ thiệt hại ngày càng lớn.
+ Hoạt động quan trắc môi trường và giám sát, cảnh báo dịch bệnh, tuy đã được quan tâm thực hiện thường xuyên và hầu khắp các vùng nuôi nhưng người nuôi thường biết được thông tin cảnh báo chậm; mặt khác cũng có nhiều người nuôi biết nhưng xem nhẹ các khuyến cáo của cơ quan quản lý.
+ Mô hình tổ chức sản xuất và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong NTTS được quan tâm, có một số mô hình hiệu quả nhưng phổ biến, nhân rộng còn hạn chế, nghiên cứu chưa gắn với nhu cầu thực tiễn nên hiệu quả mang lại chưa cao.
- Trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
+ Khai thác hải sản với thời tiết trên biển khắc nghiệt, an ninh trên biển phức tạp, tuân thủ các quy định về IUU chưa nghiêm, nguy cơ rủi ro cao trong xuất khẩu hải sản.
+ Công tác quản lý về người và tàu cá hoạt động trên ngư trường chưa được kiểm soát chặt chẽ.
+ Hệ thống giám sát hành trình thiếu đồng bộ, chưa được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế. Do vậy, việc giám sát hoạt động tàu cá trên biển còn khá nhiều bất cập, khó khăn không ít cho công tác cứu hộ cứu nạn khi tàu cá trên biển, khó khăn trong việc quản lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản.
+ Chưa có phần mềm dùng chung nhằm cập nhật, truy xuất thông tin về tàu cá trong phạm vi cả nước.
+ Cơ sở hạ tầng cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường; hệ thống khu neo đậu tránh trú bão chưa đồng bộ; thiếu kinh phí duy tu, bảo trì.
+ Tình trạng thiếu lao động, lao động chưa qua đào tạo trên các tàu khai thác chiếm tỉ lệ cao nên vận hành các máy móc, trang thiết bị trên tàu hạn chế, kém hiệu quả.
- Trong lĩnh vực chế biến thương mại thủy sản: Sản phẩm thủy sản sơ chế chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng thấp, chất lượng không ổn định.
b) Nguyên nhân:
- NTTS nói chung và nuôi lồng bè nói riêng là nghề truyền thống của các địa phương ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong khi điều kiện việc làm, các ngành nghề khác còn rất hạn chế nên xảy ra tình trạng người dân phát triển tự phát trong khi các ngành và địa phương chưa quản lý chặt, quản lý chưa kịp thời.
+ Các địa phương chưa chủ động phân bổ kinh phí để thực hiện quy hoạch chi tiết các vùng nuôi. Các quy định về trình tự, thủ tục giao, cho thuê mặt nước biển để NTTS chưa cụ thể, chưa phù hợp thực tiễn, do đó các địa phương chưa có cơ sở để tiến hành giao, cho thuê mặt nước biển NTTS gắn với việc quản lý chặt chẽ mật độ lồng, bè nuôi và môi trường vùng nuôi.
+ Công tác thống kê, khai báo ban đầu NTTS chưa được địa phương quan tâm thực hiện, nhất là UBND cấp xã triển khai thiếu đồng bộ và quyết liệt do đó không kiểm soát được sự gia tăng số lượng lồng, bè nuôi, diện tích NTTS; không kiểm soát được số lượng giống thả nuôi, nhất là tôm hùm nhập về các vùng nuôi và không quản lý chặt chẽ việc đóng mới bè NTTS, khi xảy ra sự cố các số liệu báo cáo không nhất quán, không đủ cơ sở.
+ Ngành nông nghiệp và địa phương không đủ nhân lực, phương tiện và kinh phí để tổ chức thường xuyên việc kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý vi phạm.
+ Các Tổ quản lý cộng đồng NTTS đã được thành lập nhưng chưa thường xuyên được chỉ đạo để củng cố, kiện toàn, không có kinh phí hoạt động dẫn đến hoạt động không hiệu quả, vùng nuôi chưa được quản lý chặt chẽ theo qui chế đã đề ra, chưa phát huy được vai trò tự quản của tổ trong việc quản lý số lượng lồng nuôi, mật độ và bảo vệ môi trường vùng nuôi; chưa tổ chức thu gom, xử lý chất thải từ hoạt động NTTS.
+ Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm công tác quản lý phát triển thủy sản, bố trí, phân công cán bộ quản lý thủy sản không phù hợp về trình độ chuyên môn, kiêm nhiệm nhiều việc, mức lương thấp, cơ sở vật chất xuống cấp... dẫn đến công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp và triển khai các hoạt động quản lý thủy sản chưa hiệu quả, các văn bản chỉ đạo của ngành thường được triển khai chậm, không đến được người dân, người dân ít chịu phối hợp với địa phương, chưa ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ khi hoạt động NTTS tại địa phương.
+ Hệ thống quan trắc môi trường hiện tại còn nhiều bất cập về phương pháp, nhân lực, trang thiết bị... nên thời gian thu và phân tích mẫu kéo dài, thông tin cảnh báo không kịp thời, không đến được người trực tiếp nuôi.
+ Cơ quan chuyên môn và các cấp chính quyền, các hội đoàn thể nhất là cấp cơ sở chưa triển khai quyết liệt công tác tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành và vận động nhân dân tuân thủ các quy định về NTTS và vấn đề bảo vệ môi trường trong NTTS, chủ trương sắp xếp lại vùng nuôi để đảm bảo phát triển bền vững. Về lâu dài, địa phương và các hội, đoàn thể có phương án tạo nhiều việc làm thay thế hỗ trợ người nuôi chuyển đổi nghề để đảm bảo an sinh, thu nhập.
+ Công tác nghiên cứu khoa học còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đa số người dân vẫn duy trì hình thức nuôi theo kinh nghiệm, thói quen, chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới.
+ Công tác thống kê, theo dõi sản lượng khai thác của từng tàu theo chuyến biển chưa thực hiện được, do thiếu nhân lực và chưa bố trí nhân sự thường xuyên ở các cảng cá để thống kê thu thập sản lượng; chưa có quy định bắt buộc doanh nghiệp thu mua phải báo cáo sản lượng, chủng loại hải sản đã thu mua từ các chủ tàu; các chủ tàu chưa tập trung bốc dỡ hàng hóa tại các cảng theo quy định.
+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực khai thác thủy sản hạn chế.
+ Công tác quản lý về người và tàu cá hoạt động trên ngư trường chưa được kiểm soát chặt chẽ, do hiện nay nhiều thiết bị giám sát hành trình được trang bị thiếu sự đồng bộ, chưa kết nối chia sẻ thông tin được; thông tin giám sát về vùng hoạt động của tàu cá phụ thuộc vào ý thức chấp hành của thuyền trưởng.
+ Tình trạng tàu cá vi phạm các qui định về đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định chưa được ngăn chặn triệt để.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 VÀ NĂM 2018
1. Tình hình quốc tế:
Xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Hàng rào kỹ thuật bảo hộ ngày một nhiều, kiểm soát chặt hơn, đặc biệt các qui định về trách nhiệm xã hội, môi trường, quy định về khai thác bất hợp pháp IUU của EU
2. Tình hình trong nước:
Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020 tầm nhìn 2030 nền kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 6 - 8%/năm, đây là điều kiện rất tốt để đẩy mạnh tiêu dùng các sản phẩm nông lâm và thủy sản nói chung. Tuy nhiên, do Việt Nam đã thoát khỏi nước nghèo vì vậy sẽ bị hàn chế rất lớn về nguồn vốn hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong thời gian tới nợ công của Việt Nam vẫn còn cao sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động vốn vào đầu tư phát triển các lĩnh vực thủy sản nói riêng và nền kinh tế nói chung.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2018 - 2020 VÀ NĂM 2018
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
- Khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế và tiềm năng để phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến và cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá góp phần vào việc ổn định kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và chủ quyền Tổ quốc.
- Phát triển thủy sản toàn diện, bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn theo hướng hiện đại hoá, có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao, có sản phẩm đa dạng phục vụ xuất khẩu và phát triển du lịch; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân. Phân chia mặt nước và phân cấp quản lý để nâng cao trách nhiệm và ý thức tự chủ của từng cấp quản lý.
- Một số chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành thủy sản là 5,5 - 6,0%/năm. Trong đó:
+ Khai thác thủy sản tăng bình quân 2,4%/năm.
+ Nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 6,5%/năm.
+ Chế biến thủy sản tăng bình quân 7,1%/năm.
+ 100% tàu cá hoạt động vùng khơi (tàu công suất từ 90CV) trở lên phải trang bị thiết bị giám sát hành trình.
b) Kế hoạch thực hiện Mục tiêu 1: Phát triển kinh tế thủy sản bền vững, có giá trị gia tăng cao và hiệu quả:
- Xác định chỉ tiêu kế hoạch: Các chỉ tiêu kế hoạch chính của ngành thủy sản như ở biểu sau:
Biểu 5.1: Chi tiêu kế hoạch phát triển thủy sản 2018:
Chỉ số đánh giá |
ĐVT |
KH 5 năm 2016 -2020 |
Cả năm trước năm KH (2017) |
Kế hoạch năm 2018 |
So sách (%) |
|
Năm trước năm KH |
KH 5 năm |
|||||
1. Tốc độ tăng GTSX thủy sản |
% |
5,5-6,0 |
4,5 |
5,7 |
+ 5,7 |
Đạt trên mức tối thiểu |
2. Tỷ trọng GTSX thủy sản trong GTSX nông lâm thuỷ sản |
% |
Đến năm 2020 khoảng 37% |
36,5 |
36,7 |
+0,2 |
- |
3. Tỷ trọng GTSX nuôi trồng thủy sản trong tổng GTSX thủy sản |
% |
47 |
46,5 |
47 |
+0,5 |
- |
4. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha mặt nước nuôi trồng TS |
Tr.đ/ha |
Đến năm 2020 khoảng 1.000 triệu đồng/ha |
842 |
900 |
+6,9 |
Bằng 90% so với mục tiêu đến năm 2020 |
5. Sản lượng thủy sản |
Tấn |
66.500 |
70.415 |
71.000 |
+0,8 |
Vượt |
Biểu 5.2: Chi tiêu kế hoạch phát triển thủy sản 2018 - 2020:
Chỉ số đánh giá |
ĐVT |
TH 2016-2017 |
Kế hoạch 2018 - 2020 |
|||
2018 |
2019 |
2020 |
Bình quân tăng trưởng (%/năm) |
|||
1. Tốc độ tăng GTSX thủy sản |
% |
5,1 |
5,7 |
5,5 |
5,5 |
5,3 |
2. Tỷ trọng GTSX thủy sản trong GTSX nông lâm thuỷ sản |
% |
37 |
36,7 |
36,9 |
37 |
- |
3. Tỷ trọng GTSX nuôi trồng thủy sản trong tổng GTSX thủy sản |
% |
46,5 |
47 |
47,5 |
48 |
- |
4. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha mặt nước nuôi trồng TS |
Tr.đ/ha |
1.000 |
900 |
950 |
1.000 |
5,9 |
5. Sản lượng thủy sản |
Tr.tấn |
66.500 |
71.000 |
68.500 |
69.500 |
Trong đó: ổn định sản lượng khai thác khoảng 55.000 tấn/năm, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ theo hướng chọn lọc sản phẩm có giá trị cao gắn với nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm đánh bắt; chú trọng nuôi trồng thâm canh, đa dạng hóa đối tượng nuôi để tăng NS, SL thủy sản |
- Lập kế hoạch thực hiện các chính sách, dự án phục vụ thực hiện Chương trình phát triển kinh tế thủy sản
b) Kế hoạch thực hiện Mục tiêu 2: Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ phát triển kinh tế thủy sản.
Một số dự án ưu tiên (có Phụ lục kèm theo).
Biểu 6.1: Chi tiêu phát triển hạ tầng thủy sản 2018
Chi số đánh giá |
ĐVT |
KH 2017 |
TH 2017 |
Kế hoạch 2018 |
So sách (%) |
|
2017 |
2016-2017 |
|||||
1. Diện tích nuôi trồng thủy sản được đầu tư cơ sở hạ tầng |
ha |
|
120 |
|
|
|
2. Công suất cảng cá, bến cá tăng thêm |
1.000 tàu thuyền |
1,2 |
1,2 |
- |
- |
- |
3. Công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm |
Tàu/500 CV |
- |
- |
- |
- |
- |
4. … |
|
|
|
|
|
|
Biểu 6.2: Chỉ tiêu phát triển hạ tầng thủy sản 2018 - 2020:
Chi số đánh giá |
ĐV tính |
TH/ ƯTH KH 2016-2017 |
Kế hoạch 2018 - 2020 |
|||
2018 |
2019 |
2020 |
Bình quân (%) |
|||
1. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được đầu tư cơ sở hạ tầng |
ha |
- |
- |
- |
159 |
53 |
2. Công suất cảng cá, bến cá tăng thêm |
1.000 tàu thuyền |
1,2 |
- |
- |
- |
- |
3. Công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm |
1.000 tàu thuyền |
|
- |
- |
0,6 |
0,2 |
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Về xây dựng chính sách:
- Thực hiện có hiệu quả một số chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và các chính sách có liên quan, Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững.
- Xây dựng một số cơ chế chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư vào thủy sản và vùng nông thôn; phát triển thương hiệu các sản phẩm thủy sản chủ lực của tỉnh như: Tôm hùm, cá ngừ đại dương, nước năm…
2. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong thủy sản.
- Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm phát triển ổn định, hiệu quả, bền vững.
- Phát triển hệ thống tổ, đội sản xuất trên biển; nâng hiệu quả hoạt động mô hình tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ; kết hợp khai thác thủy sản với bảo vệ an ninh và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Tổ chức lại sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh công nghệ cao trong nhà kính đối với các dự án nuôi trồng thủy sản lớn của các doanh nghiệp; đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật theo đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu.
- Tổ chức lại các cơ sở chế biến thủy sản theo hướng tập trung tại các khu công nghiệp tránh gây ảnh hưởng xấu đến các khu vực dân sinh xung quanh.
- Tổ chức lại dịch vụ hậu cần (DVHC) nghề cá đảm bảo hạn chế tối đa từng tàu vào bờ mua và bán nguyên liệu vì việc này sẽ gia tăng chi phí chuyến biển, không mang lại hiệu quả cho từng tàu cá và cho cả nghề cá mà phải theo hướng thu mua, trao đổi ngay trên biển.
- Tăng năng lực chế biến xuất khẩu để tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh; chú trọng đến sản phẩm giá trị gia tăng và thị trường nội địa; dựa vào làng nghề truyền thống xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình “mỗi làng, một sản phẩm”.
3. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển thủy sản trong những năm tới, nhất là đào tạo nghề cho ngư dân; chương trình và hình thức đào tạo phù hợp với đặc thù mùa vụ và trình độ của ngư dân.
4. Tăng cường các nguồn lực tài chính:
a) Về huy động vốn:
- Huy động đa dạng các nguồn vốn, gắn với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững; các đề án, dự án đã được phê duyệt và đang triển khai để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ phát triển kinh tế thủy sản.
- Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế thủy sản.
- Bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế thủy sản từ nguồn vốn ODA, trái phiếu Chính phủ,… để thực hiện thành công kế hoạch đề ra.
b) Về danh mục chương trình, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2018 - 2020:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 1.063.370 triệu đồng, trong đó:
- Các dự án đã có chủ trương đầu tư (04 dự án): 195.370 triệu đồng; trong đó: Có 03 dự án được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 từ nguồn vốn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững là 180.000 triệu đồng.
- Các dự án đề xuất mới (08 dự án) khoảng: 870.000 triệu đồng, dự kiến nguồn vốn huy động để thực hiện gồm: Vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, vốn ODA và huy động khác ngoài ngân sách.
(Chi tiết như Phụ lục đính kèm).
c) Kế hoạch vốn đầu tư công cho Chương trình:
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư toàn Chương trình: 1.100,511 triệu đồng (nguồn huy động vốn của ngân sách Trung ương, địa phương và nguồn khác). Trong đó nhu cầu kế hoạch vốn giai đoạn 2018-2020: 1.063,370 triệu đồng; trong đó nhu cầu vốn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho 03 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư là: 143.193 triệu đồng gồm:
- Dự án hạ tầng vùng NTTS Long Thạnh, TX Sông Cầu: 40.000 triệu đồng.
- Dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Đông Tác: 65.000 triệu đồng
- Dự án Trung tâm Giống thủy sản nước mặn tỉnh: 38.193 triệu đồng.
d) Thu hút các nguồn lực xã hội; khuyến khích đầu tư tư nhân:
- Về đầu tư hạ tầng bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản:
+ Khuyến khích, kêu gọi nhà đầu tư đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng các công trình dịch vụ tại các khu bảo tồn thủy sản theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhà đầu tư có trách nhiệm bảo trì công trình và được kinh doanh, khai thác trong thời gian nhất định.
+ Thực hiện chính sách giá, phí phù hợp với cơ chế thị trường tại các khu bảo tồn thủy sản có nguồn kinh phí để duy trì hoạt động, sửa chữa, duy tu các công trình chia sẽ rủi ro với các nhà đầu tư và bảo đảm hiệu quả đầu tư.
+ Khuyến khích nhà đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định.
- Về hỗ trợ chế biến thương mại thủy sản:
Đối với công trình cấp thoát, xử lý nước thải, hạ tầng khu chế biến thủy sản: Khuyến khích, kêu gọi nhà đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng để cùng khai thác, kinh doanh.
- Thực hiện thí điểm nhượng quyền kinh doanh, khai thác các khu chế biến tập trung. Tùy vào mức độ nhượng quyền, nhà đầu tư có thể được quyền kinh doanh, khai thác kết cấu công trình trong thời gian nhất định và chịu trách nhiệm bảo trì; đảm bảo an toàn công trình, an sinh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Phú Yên đến năm 2020 đạt mục tiêu đã đề ra.
b) Tổ chức lại hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn theo hướng tiếp cận hệ thống quản lý theo chuỗi giá trị từ khai thác, thu mua đến chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu trước mắt đối với các sản phẩm chủ lực.
c) Tăng cường quản lý việc thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buột trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thủy sản.
d) Chỉ đạo và hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tích cực tham gia các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ, chia sẽ lợi ích với cộng đồng và người sản xuất.
2. Các sở, ban ngành liên quan:
a) Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư căn cứ Chương trình và các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn đầu tư để các đơn vị thực hiện; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính - tín dụng và đầu tư phù hợp để thực hiện Chương trình đạt mục tiêu và hiệu quả.
b) Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức thông tin tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị về sản phẩm thủy sản Phú Yên, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng của địa phương; phối hợp với các cơ quan liên quan và doanh nghiệp có biện pháp đấu tranh nhằm giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu; xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại phù hợp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, theo hướng tăng cường sự tham gia của các hiệp hội và doanh nghiệp.
c) Các sở, ban ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc thực hiện các nhóm giải pháp khác liên quan của Chương trình.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
a) Tổ chức triển khai sắp xếp hoạt động sản xuất trong lĩnh vực thủy sản tại địa phương theo Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
b) Tổ chức, quản lý tốt các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản hoạt động tại địa bàn.
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm triển khai, thực hiện tốt Chương trình phát triển kinh tế thủy sản bền vữngđến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 142/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2018-2020 và năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành
Số hiệu: | 142/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Yên |
Người ký: | Trần Hữu Thế |
Ngày ban hành: | 29/06/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 142/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2018-2020 và năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành
Chưa có Video