ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1279/KH-UBND |
Phú Thọ, ngày 03 tháng 04 năm 2024 |
Thực hiện Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm, thủy sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng: tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm, thủy sản xếp loại A, B đạt trên 98,5%; sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, bền vững tiếp tục được mở rộng: Diện tích các cây trồng được cấp chứng nhận VietGAP đạt gần 2 nghìn ha, gấp 6 lần so với năm 2022 (trong đó: chè 424,3 ha, bưởi 628 ha, lúa 678 ha, chuối 145 ha, hồng không hạt Gia Thanh 20 ha, rau 59 ha); mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn (diện tích được chứng nhận hữu cơ đạt 24 ha, trong đó: rau 8 ha, chè 10 ha, cây ăn quả 6 ha); sản xuất bưởi theo hướng an toàn đạt trên 3,0 nghìn ha, tăng 42% so với năm 2023; diện tích cây trồng chính sản xuất theo các quy trình an toàn, ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM, quản lý cây trồng tổng hợp ICM đạt 80%[1]; thiết lập, cấp và quản lý 251 mã số vùng trồng với tổng diện tích 4,5 nghìn ha, tăng 229 mã số (3,8 nghìn ha) so với năm 2022; tỷ lệ đàn vật nuôi được sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm đối với đàn lợn đạt 40%, đàn gà đạt 39,7%. số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP tăng cao, đến nay toàn tỉnh có 237 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, tăng 98 sản phẩm so với năm 2022[2]. Xây dựng thêm 15 chuỗi sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, nâng tổng số chuỗi toàn tỉnh đạt 108 chuỗi. Công tác thông tin tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được tăng cường và phát huy hiệu quả[3]; vận động 70.200 cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn (chiếm 92% tổng số cơ sở)… công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh đã có sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể và nhân dân; chất lượng nông lâm thủy sản tiếp tục được cải thiện, nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản còn một số hạn chế, khó khăn: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết, khó khăn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn; tỷ lệ diện tích sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (VietGAP, RA, hữu cơ…) còn đạt thấp; nhận thức của một bộ phận người dân về sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn còn hạn chế; còn tình trạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, vật tư nông nghiệp vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm…
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và nâng cao hiệu quả công tác quản lý về an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và phát triển thị trường nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2024; thực hiện Quyết định số 613/QĐ-BNN- CCPT ngày 28 tháng 02 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024; theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 39/TTr-SNN ngày 28 tháng 3 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2024, với các nội dung sau:
1. Mục đích
- Triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp theo Chỉ thị 17-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Kế hoạch đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP); quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm; kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ khâu đầu vào trong sản xuất, kinh doanh gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản;
- Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh; xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm chuỗi nông lâm thủy sản an toàn, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững.
2. Yêu cầu
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đảm bảo sâu sát, cụ thể, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;
- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ phân công cụ thể cho các cấp, ngành, địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo phát huy hiệu quả; tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đạt 100%;
- Tỷ lệ các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên đạt 93,0% (71.076/76.426 cơ sở) tăng 764 cơ sở so với năm 2023;
- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP giảm 10% so với năm 2023;
- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương tăng 10% (tăng thêm 05 -10 cơ sở) so với năm 2023;
- Diện tích cây trồng chủ lực (chè, bưởi, rau,…), số cơ sở chăn nuôi, nuôi thủy sản áp dụng và được chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (như VietGAP, GAHP và tương đương tăng 10% so với năm 2023;
- Tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô 108 chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn hiện có; xây dựng và phát triển thêm ít nhất 15 chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn với các sản phẩm thiết yếu, sản phẩm chủ lực của địa phương, chuỗi liên kết gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người cung ứng với thị trường tiêu thụ;
- Sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên đạt trên 308 sản phẩm, tăng 71 sản phẩm so với năm 2023;
- Tổ chức từ 8 đến 10 lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ các cơ quan cấp huyện, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm; mỗi địa phương tổ chức từ 01 đến 02 lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã và người dân.
III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Tập trung đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo sát sao, quyết liệt, hiệu quả; phát huy tinh thần, trách nhiệm, sự quan tâm của người đứng đầu các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện; xác định công tác đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cơ quan, đơn vị, địa phương để tập trung chỉ đạo triển khai cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch, dự án đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tiễn;
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp triển khai các Chương trình phối hợp từ cấp tỉnh đến cơ sở về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giám sát sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn theo quy định;
- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tổ chức sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, HACCP, ISO 22000,...); phát triển hợp tác xã, liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc gắn với xúc tiến thương mại, phát triển thị trường;
- Xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình tuyên truyền, giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm tại các xã nông thôn mới; mô hình chợ đầu mối, chợ truyền thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tổng kết, đánh giá và nhân rộng.
- Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và hành động của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm truy xuất được nguồn gốc xuất xứ. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: Hội nghị, hội thảo, tuyên truyền qua mạng xã hội, hệ thống đài phát thanh cơ sở… (tổ chức tập huấn cho trên 2 nghìn cán bộ quản lý, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm và người dân; xây dựng trên 85 phóng sự, chương trình khoa giáo, tin, bài, chuyên mục); đảm bảo công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, có tác động lan tỏa trong cộng đồng.
- Xác định nội dung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung các nội dung như:
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm;
+ Công tác quản lý vật tư nông nghiệp và đảm bảo ATTP; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp chất lượng cao, các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, địa chỉ bày bán sản phẩm nông lâm thủy sản được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi và xác nhận an toàn;
+ Cập nhật công khai đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả kiểm tra phân loại (A, B, C) các cơ sở sản xuất kinh doanh các trường hợp phát hiện và kết quả xử lý vi phạm để người tiêu dùng biết lựa chọn sản phẩm an toàn, tránh sử dụng sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm;
+ Công bố, công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố giác hành vi vi phạm về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm để người dân biết và thông tin kịp thời.
3. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá giám sát
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra, thẩm định theo kế hoạch (đánh giá định kỳ 325 cơ sở); chủ động giám sát, nắm bắt tình hình thực tế, thanh tra, kiểm tra đột xuất, tập trung vào các công đoạn có nguy cơ cao trong toàn bộ chuỗi giá trị như: lưu thông, buôn bán vật tư nông nghiệp; sản xuất ban đầu; giết mổ gia súc, gia cầm; sơ chế, chế biến... nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm;
- Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành (Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Công Thương, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh) nhằm ngăn chặn việc buôn bán chất cấm, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành các dịp lễ, Tết, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh;
- Tổ chức lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm, tập trung vào thực phẩm tươi sống, thực phẩm rủi ro cao, tiêu thụ nhiều (rau, củ, quả, thịt, thủy sản,...) nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm.
4. Công tác thẩm định chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP, ký cam kết và kiểm tra ký cam kết
- Thường xuyên rà soát, hỗ trợ xây dựng và thẩm định chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định chứng nhận; tăng cường vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết (tăng thêm 764 cơ sở so với năm 2023) và kiểm tra ký cam kết theo quy định;
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt theo các kế hoạch chuyên ngành giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt; phấn đấu năm 2024 diện tích cây trồng chủ lực được cấp chứng nhận VietGap và các tiêu chuẩn an toàn đối với cây bưởi đạt 791 ha, chè đạt 466 ha, rau 65 ha; 05 cơ sở chăn nuôi, nuôi thủy sản); cấp mã số vùng trồng các cây trồng chủ lực, có lợi thế của tỉnh cho 200 vùng, trong đó: chè 60 mã số, diện tích 1.970 ha; bưởi 69 mã số, diện tích 950 ha; chuối 23 mã số, diện tích 310 ha; rau 48 mã số, diện tích 290 ha…
- Tập trung quyết liệt chỉ đạo rà soát, mở rộng diện tích các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn các nông sản chủ lực của tỉnh (lúa CLC, chè, bưởi, chuối, cây gỗ lớn, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm...) ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp tốt và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định, gắn với thu hút, phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đảm bảo sự phát triển bền vững. Đẩy mạnh thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng, vùng nuôi đảm bảo việc truy xuất được nguồn gốc từ sản xuất đến tiêu dùng;
- Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và thị trường, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn; chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ, sơ chế, bảo quản, bày bán nông sản, thủy sản tươi sống; nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chuỗi giá trị. Phấn đấu năm 2024 hỗ trợ xây dựng và phát triển mới 15 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn (Chè xanh, rau, hồng không hạt, bưởi …); mở rộng, nâng cao quy mô 20 chuỗi/108 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn (Chè, thịt chua, bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn…);
- Đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ nông sản với nhiều hình thức như: Tổ chức Hội chợ thương mại và trưng bày sản phẩm nông sản, OCOP trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ thương mại, Hội chợ làng nghề… tạo điều kiện cho người sản xuất giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hóa; phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản; tăng cường hỗ trợ các tổ chức, các nhân xây dựng và phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm; đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm, thúc đẩy phát triển các sàn giao dịch điện tử nông sản.
6. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động
- Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật; giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm cho 650 cán bộ làm nhiệm vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp huyện, xã;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường; quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm;
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định chứng nhận đầy đủ cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP, tăng cường vận động không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và kiểm tra ký cam kết theo qui định.
Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp theo quy định của pháp luật. Đối với các nội dung triển khai kế hoạch cấp tỉnh do ngân sách cấp tỉnh cấp, đối với các nội dung triển khai thuộc cấp huyện thực hiện do ngân sách cấp huyện cấp.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý theo Quyết định số 542/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh. Chỉ đạo các huyện, thành, thị thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng và phát triển dự án, mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Phân công các đơn vị trực thuộc căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Sở Y tế, Sở Công Thương, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức triển khai các nội dung của kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả;
- Tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018, Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022); quy định phương thức quản lý điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Thông số 17/TT/2018/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2018);
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị: xây dựng, vận hành mô hình chợ đầu mối, chợ truyền thống đảm bảo an toàn thực phẩm để tổng kết, đánh giá nhân rộng;
- Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp số 01/CTPH-UBND-HND- HLHPN ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng dự toán kinh phí triển khai thực hiện gửi Sở Tài chính thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
- Chủ trì theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT kết quả thực hiện trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
2. Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh; phòng chống hàng nhập lậu, gian lận thương mại đối với sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thiết lập liên kết sản xuất - tiêu dùng, quảng bá sản phẩm an toàn; hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các trang bán hàng trực tuyến và các ứng dụng mạng xã hội…
3. Công an tỉnh: Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an các huyện, thành, thị làm tốt công tác phòng ngừa, nắm tình hình, phát hiện, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân buôn bán, sản xuất, sử dụng các loại chất cấm, thuốc BVTV, thuốc thú y, kháng sinh cấm, giả, ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm không đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan tổ chức hiệu quả các hoạt động phối hợp liên ngành phục vụ việc truy xuất nguồn gốc, điều tra và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm liên quan đến sản phẩm nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, trường học sử dụng thực phẩm nông lâm thủy sản của các vùng sản xuất đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát xác nhận sản phẩm an toàn; khuyến cáo người dân mua sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư, liên kết xây dựng và phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thu hồi, đình chỉ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh…đã cấp cho doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện trong lĩnh vực an toàn thực phẩm không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo đề nghị của cơ quan chức năng.
- Hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực của tỉnh, tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch;
- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, việc sử dụng kinh phí thực hiện kế hoạch và thực hiện thanh quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
7. Sở Thông tin Truyền thông, Đài PT-TH tỉnh, Báo Phú Thọ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Hỗ trợ chuyển đổi số trong quản lý và truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm nông lâm thủy sản.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị
- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản trên địa bàn quản lý đảm bảo hoàn thành vượt múc các mục tiêu đã đề ra;
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai công tác quản lý nhà nước về chất lượng ATTP theo phân công, phân cấp tại Quyết định số 542/QĐ-UBND ngày 17/3/2020 của UBND tỉnh. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị, đặc biệt tại các khâu sản xuất ban đầu, kịp thời phát hiện, cảnh báo xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
- Xây dựng và phát triển dự án, mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của địa phương, sản phẩm có nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm, đồng thời liên kết sản xuất với các địa phương khác hình thành các vùng sản xuất tập trung và chịu trách nhiệm quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm chuỗi tiêu thụ;
- Rà soát, xây dựng các mô hình tuyên truyền, giám sát cộng đồng về an toàn thực phẩm tại các xã nông thôn mới;
- Cân đối bổ sung nguồn kinh phí cho các cơ quan chuyên môn ở huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn để tổ chức thực hiện Kế hoạch.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh
Tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành có liên quan, chính quyền cùng cấp tích cực tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm tới đoàn viên, hội viên và người dân; tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm.
(Chi tiết phân công nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo)
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Kế hoạch nêu trên; báo cáo kết quả thực hiện định kỳ trước ngày 20 hàng tháng, 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6), cả năm (trước ngày 10 tháng 12) về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Quá trình tổ chức thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét chỉ đạo, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN
THỰC PHẨM, GIA TĂNG CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 1279/KH-UBND ngày 03 tháng 04 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)
TT |
Nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
|||
1 |
Phối hợp chặt chẽ với và Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện tốt Chương trình phối hợp, tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBMTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; UBND các HTT |
Trong năm |
|||
2 |
Chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản gắn với các nhiệm vụ của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành, thị |
UBND các xã, phường, thị trấn |
Trong năm |
|||
1 |
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành, thị. |
- Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội; - Sở TT và TT, Đài PT-TH tỉnh, Báo Phú Thọ |
Quý II |
|||
2 |
- Đẩy mạnh thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp chất lượng cao, các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, địa chỉ bày bán sản phẩm nông lâm thủy sản được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi và xác nhận an toàn. - Thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh công tác quản lý vật tư nông nghiệp và đảm bảo ATTP. - Cập nhật công khai đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả kiểm tra phân loại A, B, C các cơ sở sản xuất kinh doanh các trường hợp phát hiện và kết quả xử lý vi phạm để người tiêu dùng biết lựa chọn sản phẩm an toàn. |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành, thị. |
Sở Thông tin truyền thông, Đài PT-TH tỉnh, Báo Phú Thọ |
Sau khi có kết quả giám sát, kiểm tra phân loại và kết quả thanh tra, kiểm tra. |
|||
3 |
Duy trì, công khai đường dây nóng tiếp nhận thông tin tố giác hành vi vi phạm về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin phản ánh. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- UBND các HTT - Các cơ quan truyền thông |
Trong năm |
|||
1 |
Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra phù hợp với Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành, thị. |
UBND các xã, phường, thị trấn |
Trong năm |
|||
2 |
Thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành, thị. |
- Các Sở, ngành có liên quan - UBND các xã, phường, thị trấn |
Theo Kế hoạch và tình hình thực tế |
|||
3 |
Tổ chức kiểm tra, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT; Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các xã, phường, thị trấn |
Quý III, Quý IV |
|||
4 |
Tổ chức triển khai Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 (ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh ban đầu nhỏ lẻ) |
UBND các xã, phường, thị trấn |
- UBND các HTT - Sở NN và PTNT |
Tháng 4,5 |
|||
5 |
Phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành nhằm phát hiện và xử lý triệt để các vụ vi phạm về kinh doanh, sử dụng, lạm dụng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp không đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành, thị. |
- Các Sở, ngành có liên quan - UBND các xã, phường, thị trấn |
Trong năm |
|||
6 |
Tổ chức lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành, thị |
- Các Sở, ngành có liên quan - UBND các xã, phường, thị trấn |
Trong năm |
|||
7 |
Tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh về vệ sinh, ATTP. |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành, thị |
Các sở: Y tế, Công thương, Công an tỉnh |
Quý I, II |
|||
Công tác tổ chức sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn |
|||||||
1 |
Triển khai các chương trình, kế hoạch xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, nông nghiệp công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn. |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành, thị. |
UBND các xã, phường, thị trấn |
Trong năm |
|||
2 |
Phổ biến, vận động người dân, doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo ATTP (VietGAP,...) |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành, thị. |
UBND các xã, phường, thị trấn; Các tổ chức chính trị- xã hội. |
Trong năm |
|||
3 |
Tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp đảm bảo an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
- Sở Công thương - UBND các HTT |
Trong năm |
|||
4 |
Triển khai xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành, thị |
|
Trong năm |
|||
5 |
Cung cấp thông tin về các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện ATTP, thông tin về các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn nhằm kết nối sản xuất với tiêu thụ, xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản thực phẩm chuỗi an toàn. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Công Thương |
Trong năm |
|||
1 |
Đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền; tăng cường năng lực giám sát, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Cục chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT |
Quý II/2024 |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
[1] Cây lúa 83,3%, cây bưởi 83,1%, cây chè 79,6%, cây chuối 75,4%, cây rau 83%
[2] Có 01 sản phẩm 5 sao, 54 sản phẩm 4 sao, 182 sản phẩm 3 sao của 160 chủ thể và 126/225 xã, phường, thị trấn (chiếm 56%)
[3] Đã tổ chức 68 lớp tập huấn cho 2,9 nghìn lượt cán bộ quản lý và người dân, xây dựng và cấp phát 6.500 bộ tài liệu, 40.000 tờ rơi, 10 pano, xây dựng 85 phóng sự, chương trình khoa giáo, đăng 81 tin, bài, chuyên mục.
Kế hoạch 1279/KH-UBND về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2024
Số hiệu: | 1279/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Thọ |
Người ký: | Nguyễn Thanh Hải |
Ngày ban hành: | 03/04/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 1279/KH-UBND về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2024
Chưa có Video