ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1184/KH-UBND |
Hóc Môn, ngày 06 tháng 4 năm 2022 |
TIÊM PHÒNG GIA SÚC, CHÓ, MÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN NĂM 2022
Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2016;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố về ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ chi phí tiêm phòng vắc - xin cho đàn gia súc, chó mèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Thông báo số 349/TB-CNTY ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thành phố về việc thông báo mức thu thuốc tiêm phòng vắc xin theo Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND.
Để bảo đảm an toàn dịch tễ cho đàn gia súc trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm phòng gia súc năm 2022 trên địa bàn huyện Hóc Môn, nội dung cụ thể như sau:
1. Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh: Lở mồm long móng (LMLM) gia súc, Tụ huyết trùng trâu bò, Viêm da nổi cục; tiêm phòng vắc -xin phòng bệnh Dại chó, mèo; đạt yêu cầu kỹ thuật, nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Hóc Môn;
2. Đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu Chương trình giám sát và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn năm 2022; Chương trình khống chế và tiến đến loại trừ bệnh Dại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022.
1. Quản lý chặt chẽ và cập nhật tình hình thống kê biến động đàn gia súc, tiến độ tiêm phòng bằng phần mềm của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; căn cứ vào dữ liệu nền do Chi cục Chăn nuôi và Thú y cung cấp sau khi thống kê cuối năm 2021 để rà soát lại tổng đàn gia súc nuôi trên địa bàn huyện Hóc Môn.
2. Tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng gia súc, bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò, bệnh Viêm da nổi cục đạt tỷ lệ ≥80% trên tổng đàn kiểm tra; tiêm phòng đầy đủ cho trâu, bò hướng thịt đặc biệt là tại các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, vùng ổ dịch cũ. Kiểm tra hiệu giá kháng thể phòng bệnh Lở mồm long móng gia súc, bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò đạt tỷ lệ ≥80%.
3. Tiêm phòng bệnh Tai xanh: Khuyến khích hộ, cơ sở chăn nuôi tiêm phòng đạt tỷ lệ ≥80% tổng đàn.
4. Tiêm phòng bệnh Dại cho chó, mèo đạt ≥ 90% trên tổng đàn kiểm tra. Kiểm tra hiệu giá kháng thể bệnh Dại đạt tỷ lệ ≥80%/số mẫu kiểm tra; tập trung tiêm phòng trước giai đoạn thời tiết nắng nóng trong năm.
5. Trường hợp không chấp hành tiêm phòng đối với các bệnh LMLM; Tụ huyết trùng, bệnh Dại: phải lập biên bản không chấp hành tiêm phòng theo mẫu có ký tên của chủ gia súc. Giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành tiêm phòng theo quy định.
6. Đối với trường hợp người chăn nuôi tự tiêm phòng, phải lập danh sách theo dõi chủng loại vắc xin sử dụng, thời điểm tiêm phòng để tổng hợp báo cáo.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG
- Đợt 1: Dự kiến từ ngày 05 tháng 4 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 6 năm 2022.
- Đợt 2: Từ ngày 29 tháng 6 năm 2022 đến hết ngày 29 tháng 11 năm 2022.
Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò; bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò và bệnh Dại trên chó, mèo: Từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022.
Lưu ý tập trung tiêm phòng gia súc trong các tháng đầu của mỗi đợt để tạo miễn dịch cao trong toàn đàn, các tháng còn lại tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi.
- Tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng (LMLM), sử dụng loại vắc xin phù hợp với chủng đang lưu hành tại Việt Nam theo khuyến cáo của Cục Thú y:
+ Trên heo sử dụng vắc xin Aftopor type O;
+ Trên trâu bò sử dụng vắc xin Aftovax nhị giá type A và type O;
+ Trên dê cừu sử dụng vắc xin Aftopor type O (tiêm ½ liều);
- Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng: Sử dụng vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò nhũ dầu, độ dài miễn dịch 1 năm;
- Tiêm phòng bệnh Viêm da nổi cục: Sử dụng vắc-xin MEVAC LSD (vắc-xin nhược độc đông khô), độ dài miễn dịch 01 năm.
Tiêm phòng bệnh Dại cho chó, mèo: Sử dụng vắc-xin Dại tế bào, độ dài miễn dịch 01 năm.
3. Kỹ thuật và quy trình tiêm phòng
3.1 Bảo quản vắc-xin:
- Nhiệt độ bảo quản vắc xin phải đảm bảo từ 02°C đến 08°C; lưu ý không được để đông đá.
- Tủ bảo quản vắc xin phải có nhiệt kế theo dõi sự dao động của nhiệt độ; phải có biện pháp dự phòng bảo quản vắc xin khi có sự cố cúp điện; tránh ánh sáng trực tiếp, vắc xin bảo quản trong tủ phải để trong hộp để trách thay đổi nhiệt độ đột ngột; sắp xếp theo đúng lô, hạn sử dụng để dễ quản lý;
- Bình bảo quản vắc xin khi thực hiện tiêm phòng phải đảm bảo tối thiểu ½ lượng nước đá và có tấm xốp cách nhiệt nhằm giảm tối đa sự thoát nhiệt và ánh sáng chiếu trực tiếp vào vắc xin.
3.2. Quy trình tiêm phòng: (theo hướng dẫn nhà sản xuất vắc xin)
a. Quy trình tiêm phòng LMLM:
Loại gia súc |
Tiêm phòng vắc-xin Lở mồm long móng |
|
Gia súc sinh từ mẹ chưa tiêm phòng |
Gia súc sinh từ mẹ đã tiêm phòng |
|
Heo, dê, cừu |
Tiêm mũi thứ nhất vào lúc 02 tuần tuổi. |
Tiêm mũi thứ nhất vào lúc 2,5 tuần tuổi. |
Trâu, bò |
- Tiêm mũi thứ nhất vào lúc 02 tuần tuổi. - Tiêm nhắc lại mũi thứ hai sau 03 - 04 tuần kể từ mũi tiêm thứ nhất. |
- Tiêm mũi thứ nhất vào lúc 2,5 tháng tuổi. - Tiêm nhắc lại mũi thứ hai sau 03 - 04 tuần kể từ mũi tiêm thứ nhất. |
Tiêm phòng nhắc lại mỗi 06 tháng/lần.
b. Quy trình tiêm phòng Tụ huyết trùng trâu bò:
- Để vắc xin đạt đến nhiệt độ phòng, lắc kỹ trước khi dùng và sử dụng hết vắc xin trong ngày;
- Tiêm phòng cho trâu, bò, bê, nghé khỏe mạnh trên 2 tháng tuổi.
- Tiêm nhắc lại sau 9 tháng (đối với vùng đã có dịch) hoặc 12 tháng (đối với vùng an toàn).
- Tiêm phòng cho gia súc mang thai trước khi sinh 01 tháng để gia súc con được bảo hộ trong thời gian đầu sau khi sinh; tiêm phòng đúng quy trình để tránh tình trạng trung hòa kháng thể; hạn chế tiêm phòng cho gia súc mới sử dụng thuốc kháng viêm (sẽ không tạo kháng thể cao).
c. Quy trình tiêm phòng bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò
- Tiêm phòng cho tất cả trâu, bò đang trong thời gian khỏe mạnh.
- Đối với trâu, bò mẹ đã tiêm phòng, thực hiện tiêm phòng cho bê, nghé từ 6 tháng tuổi.
- Đối với trâu, bò mẹ chưa tiêm phòng, thực hiện tiêm phòng cho bê, nghé từ mọi lứa tuổi.
- Tiêm phòng nhắc lại 12 tháng/lần.
- Không tiêm phòng cho trâu, bò mang thai trên 8 tháng tuổi; trong trường hợp áp lực bệnh cao có thể tiêm luôn cho cả bò mới phối, thai nhỏ; có thể tiêm thuốc an thai cho trâu, bò mang thai khi tiêm vắc xin; không tiêm cho trâu, bò có triệu chứng bệnh Viêm da nổi cục hoặc các bệnh khác.
d. Quy trình tiêm phòng bệnh Dại chó, mèo:
- Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp liều 1 ml/con cho chó, mèo khỏe mạnh;
- Mũi tiêm chủng đầu tiên thực hiện từ 12 tuần tuổi. Trong trường hợp chó hoặc mèo được tiêm phòng trước 12 tuần tuổi thì phải được tiêm chủng bổ sung 01 mũi tiêm vào lúc 12 tuần tuổi hoặc lớn hơn. Tiêm phòng nhắc lại 12 tháng/lần.
3.3. Kỹ thuật tiêm phòng:
- Đảo đều lọ vắc xin trước khi sử dụng, không được lắc mạnh để tránh sủi bọt dẫn đến tiêm phòng không đủ liều;
- Tiêm đủ lượng vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không tùy tiện giảm lượng vắc xin;
- Tiêm đúng đường tiêm theo từng loại vắc-xin và sử dụng kim tiêm đúng theo quy định hoặc hoặc theo hướng dẫn nhà sản xuất (tránh tổn thương đến xương đốt sống cổ để hạn chế viêm, sưng chỗ tiêm làm ảnh hưởng sức khỏe gia súc, ảnh hưởng công tác tiêm phòng), cụ thể như sau:
+ Tiêm phòng vắc-xin Lở mồm long móng: Tiêm bắp, đối với heo tốt nhất tiêm ở vùng cổ sau tai; đối với trâu, bò, dê, cừu tiêm ở vùng cổ phía trước vai.
+ Tiêm phòng vắc-xin Tụ huyết trùng trâu, bò: Tiêm bắp ở vùng cổ phía trước vai.
+ Tiêm phòng vắc-xin Viêm da nổi cục trâu, bò: Tiêm dưới da vùng cổ phía trước vai.
+ Tiêm phòng vắc-xin Dại: Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
- Lưu ý gia súc mới sử dụng thuốc kháng viêm không tạo miễn dịch tốt;
- Để hạn chế tình trạng sự cố tiêm phòng làm ảnh hưởng đến tâm lý người chăn nuôi và công tác tiêm phòng, cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Khi tiêm phòng cho thú mang thai nên thao tác nhẹ nhàng, tránh để thú nhảy chồm, té ngã gây sảy thai cơ học;
+ Kiểm tra cẩn thận tình trạng sức khỏe gia súc trước khi tiêm phòng (nếu nghi ngờ thì kiểm tra thân nhiệt);
+ Tránh tiêm phòng vào lúc nắng nóng làm thú dễ bị stress;
+ Có biện pháp theo dõi sau tiêm phòng và can thiệp kịp thời khi có sự cố;
+ Đối với bê, nghé tiêm phòng lần đầu phải tiêm 02 loại vắc xin LMLM và Tụ huyết trùng cách nhau khoảng 1 tuần; đối với trâu, bò tái chủng có thể tiêm phòng đồng thời 02 mũi vắc xin LMLM và tụ huyết trùng ở 02 vị trí tiêm khác nhau; sau khi tiêm phòng phải theo dõi tình trạng sức khỏe gia súc.
4. Thu phí và quyết toán tiêm phòng gia súc:
Thực hiện theo Thông báo số 349/TB-CNTY ngày 25 tháng 3 năm 2022 Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc Thông báo mức thu tiêm phòng vắc - xin và Hướng dẫn số 350/HD-CNTY CNTY ngày 25 tháng 3 năm 2022 Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thành phố về việc thực hiện tiêm phòng vắc - xin cho đàn gia súc, chó, mèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố.
Thực hiện các hồ sơ quyết toán tiêm phòng theo hướng dẫn và quy định của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thành phố Hồ Chí Minh.
4.1 Miễn phí 100% đối với các hộ chăn nuôi nông hộ quy mô dưới 10 đơn vị vật nuôi.
4.2 Tiêm phòng thu phí 50%:
a. Tiêm phòng dại chó mèo:
Loại 10 liều/lọ: |
11.400 đồng/liều/con. |
b. Tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho dê, cừu (quy mô từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi) : sử dụng ½ liều vắc xin
Sử dụng vắc xin Aftopor type O: |
5.700 đồng/liều/con. |
c. Tiêm phòng vắc xin LMLM cho trâu bò, heo; tụ huyết trùng trâu bò, viêm da nổi cục:
Áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi có quy từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi:
- Tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho trâu bò: |
14.300 đồng/liều/con. |
- Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho trâu bò: |
4.700 đồng/liều/con. |
- Tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho heo: |
9.800 đồng/liều/con. |
- Tiêm phòng vắc - xin viêm da nổi cục: 18.300 đồng/ liều/ con
4.3 Tiêm phòng thu phí 100%: Áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi có quy từ 30 đơn vị vật nuôi trở lên.
1. Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hóc Môn
Chịu trách nhiệm chính và phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các ban ngành thực hiện đảm bảo các nội dung tại mục III của Kế hoạch này. Xây dựng kế hoạch phân công nhân sự phụ trách các địa bàn, chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, chó, mèo năm 2022 đến từng ấp; nhân sự tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo công tác tiêm phòng trên địa bàn huyện.
Tập trung tiêm phòng cho gia súc đặc biệt là tại vùng có nguy cơ cao như vùng ven quốc lộ, vùng giáp ranh các tỉnh, ổ dịch cũ vùng chăn nuôi tập trung, các hộ chăn nuôi tạm cư; khu vực xung quanh lò mổ, nơi có giết mổ gia súc trái phép trong thời gian nhanh nhất; tiêm phòng đạt tỷ lệ ≥ 80% trên tổng đàn kiểm tra.
Kết hợp với chính quyền địa phương lập biên bản, xử lý đối với những hộ, cơ sở chăn nuôi không chấp hành tiêm phòng gia súc, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhập cư.
Tập huấn, nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, quy trình tiêm phòng; hướng dẫn các hộ, cơ ghi đầy đủ nội dung Sổ quản lý dịch tễ: nhập mới, xuất gia súc, tự tiêm vắc xin, tiêu độc khử trùng...
Thực hiện chế độ thỉnh thị, báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Phòng Kinh tế huyện), Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo đúng tiến độ quy định tại Kế hoạch số 325/KH-CNTY ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai công tác tiêm phòng vắc - xin phòng bệnh cho đàn gia súc, chó, mèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
Phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hóc Môn và Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn triển khai công tác tiêm phòng gia súc trên địa bàn.
Triển khai, giám sát công tác tiêm phòng, báo cáo và đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác tiêm phòng về Ủy ban nhân dân huyện để có chỉ đạo kịp thời trong quá trình thực hiện.
3. Trung tâm Văn hóa huyện; Đài Truyền thanh huyện, Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn
Phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hóc Môn tuyên truyền chủ trương tiêm phòng của thành phố và kế hoạch tiêm phòng gia súc của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn.
4. Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn
Triển khai, phổ biến nội dung Kế hoạch tiêm phòng năm 2022 đến ban điều hành các ấp, các ban ngành, đoàn thể trong các xã - thị trấn để phổ biến nội dung tiêm phòng.
Bố trí nhân sự hướng dẫn nhân viên thú y đến từng tổ ấp, từng hộ dân để thực hiện công tác tiêm phòng.
Lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính các trường hợp không chấp hành tiêm phòng bắt buộc (theo quy định của pháp luật). Tổng hợp danh sách các hộ không chấp hành tiêm phòng có xác nhận Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và Chi cục Chăn nuôi và Thú y để làm cơ sở giải quyết không được hưởng hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước khi có dịch xảy ra.
Xử lý các trường hợp chăn nuôi không bảo đảm vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường, không chấp hành các quy định trong lĩnh vực thú y.
Hàng tháng Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hóc Môn thực hiện thống kê, cập nhật lại các hộ chăn nuôi mới phát sinh.
5. Hội Nông dân huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Huyện Đoàn
Phối hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hóc Môn thực hiện việc tuyên truyền, vận động bà con chăn nuôi thực hiện tốt tiêm phòng bắt buộc cho gia súc trên địa bàn.
Trên đây là kế hoạch tiêm phòng gia súc, chó, mèo trên địa bàn huyện Hóc Môn năm 2022. Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn triển khai, thực hiện nghiêm túc kế hoạch nêu trên. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Phòng Kinh tế tổng hợp tham mưu) để kịp thời chỉ đạo, giải quyết./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 1184/KH-UBND về tiêm phòng gia súc, chó, mèo trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
Số hiệu: | 1184/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Huyện Hóc Môn |
Người ký: | Lê Thụy Mỵ Châu |
Ngày ban hành: | 06/04/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 1184/KH-UBND về tiêm phòng gia súc, chó, mèo trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
Chưa có Video