TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 563/HD-TLĐ |
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2012 |
Căn cứ Hướng dẫn số 46-HD/BTGTW ngày 16/4/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương về “Công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2012” và Hướng dẫn số 47-HD/BTGTW ngày 16/4/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương về “Tuyên truyền kết quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia, công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào năm 2012”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn các cấp Công đoàn thực hiện như sau:
1. Mục đích:
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, có hệ thống trong CNVCLĐ và đoàn viên Công đoàn nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo nước ta, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.
- Tiếp tục tuyên truyền kết quả phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia và công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào, nhằm khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc xác định được một đường biên giới trên đất liền với hệ thống mốc giới hiện đại giữa nước ta với các nước có chung đường biên giới.
- Thông qua công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của CNVCLĐ và đoàn viên Công đoàn trong việc tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; bảo vệ, giữ gìn hệ thống mốc giới quốc gia.
2. Yêu cầu:
Trên cơ sở hướng dẫn chung, các cấp Công đoàn chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp và các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch tuyên truyền một cách sát thực, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương và của tổ chức Công đoàn.
1. Công tác tuyên truyền biển, đảo:
- Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong CNVCLĐ và đoàn viên Công đoàn về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản, phổ thông, quan điểm của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước; Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở Biển Đông (COC) khi được thông qua.
- Tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phát triển kinh tế, an sinh - xã hội, đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tuyên truyền, giới thiệu những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của các địa phương, các ngành và cả nước; vai trò của các Nghiệp đoàn nghề cá trong việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế biển.
- Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức ứng dụng, chuyển giao những thành tựu khoa học tiên tiến trong nuôi trồng, đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy, hải sản; kiến thức về tìm kiếm, cứu nạn, về thông tin và dự báo thời tiết, về phòng chống thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng; tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; những thành tựu hợp tác Quốc tế về biển.
- Tuyên truyền kết quả xây dựng thành lập các Nghiệp đoàn nghề cá, lực lượng tự vệ trên biển; đấu tranh chống các hành vi và hoạt động sai trái, tiêu cực trên biển, đảo: vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông trên biển; buôn bán hàng cấm, trốn lậu thuế; đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy, hải sản, phá hoại môi trường sinh thái biển; tàu, thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, lực lượng cơ hội xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
- Tuyên truyền về thực hiện dân sự hóa trên biển, đảo; các chính sách khuyến khích nhân dân ra định cư ổn định trên đảo, làm ăn dài ngày trên biển; tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
2. Công tác tuyên truyền kết quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền:
2.1. Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc:
- Tiếp tục tuyên truyền các văn bản pháp lý về giải quyết, quản lý và bảo vệ biên giới Việt Nam – Trung Quốc: Hiệp ước biên giới đất liền giữa hai nước CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa (ký ngày 30/12/1999); nội dung, ý nghĩa của việc ký kết và thực thi 03 văn kiện pháp lý (Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ký ngày 18/11/2009; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ký ngày 18/11/2009; Hiệp định về cửa khẩu và quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, ký ngày 18/11/2009).
- Tiếp tục tuyên truyền về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc; việc ký kết và thực thi các văn kiện về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc đã góp phần giải quyết vấn đề biên giới vốn kéo dài phức tạp trong quá trình lịch sử phát triển của hai nước; tạo cơ sở để xây dựng đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc thành biên giới hoà bình, hữu nghị, góp phần quan trọng trong việc ổn định, tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại, an ninh, quốc phòng, giao lưu văn hoá giữa nhân dân hai nước ở vùng biên giới; mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc.
- Tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc, về chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc; công tác quản lý và bảo vệ biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc trong tình hình mới.
- Tuyên truyền cụ thể, chính xác kịp thời các vấn đề dư luận quan tâm, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc và quan điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng một số quan điểm bất đồng về chủ quyền, lãnh thổ giữa ta và Trung Quốc để kích động, chia rẽ quan hệ hai nước; vận động nhân dân hai bên biên giới tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh biên giới, chống các hoạt động vi phạm pháp luật của mỗi nước; khuyến khích các hoạt động giao lưu giữa các tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế…giữa hai nước và hai biên giới.
- Tuyên truyền, làm rõ về các chương trình dự án hợp tác đang triển khai giữa Việt Nam và Trung Quốc là xuất phát từ lợi ích của mỗi nước, trên cơ sở nhu cầu củng cố môi trường hòa bình, hợp tác và trước yêu cầu chiến lược trong quan hệ giữa hai nước.
2.2. Tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia:
- Tiếp tục tuyên truyền các văn bản pháp lý về việc giải quyết biên giới Việt Nam - Campuchia, trong đó có các hiệp ước về biên giới, như: Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia (ký ngày 18/2/1979); Hiệp ước về vùng nước lịch sử giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia (ký ngày 07/7/1982); Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia (ký ngày 20/7/1983); Hiệp ước về quy chế biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia (ký ngày 20/7/1983); Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia (ký ngày 27/12/1985); Hiệp ước giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc năm 1985 (ký ngày 10/10/2005).
- Tiếp tục tuyên truyền, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước, làm rõ một số vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến công tác phân giới, cắm mốc như: việc điều chuyển dân cư, đất đai ở những khu vực quá canh, quá cư; chính sách hỗ trợ, đền bù đất đai, hoa màu để ổn định tinh thần và đời sống nhân dân, đồng thời giữ gìn mối quan hệ láng giềng truyền thống giữa hai nước.
- Tuyên truyền, vận động công nhân, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh biên giới, chống phá các hoạt động vi phạm pháp luật như buôn bán và vận chuyển trái phép chất ma túy, buôn lậu, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cờ bạc, truyền đạo trái phép, kích động khiếu kiện, tranh chấp đất đai...
2.3. Tuyến biên giới Việt Nam – Lào:
Năm 2012 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước Việt Nam - Lào: Kỷ niệm 50 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào (ký ngày 5/9/1962) và 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác (ký ngày 18/7/1977), lãnh đạo hai nước đã nhất trí lấy năm 2012 là năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào. Do đó, các hoạt động tuyên truyền về quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước cần được quan tâm đẩy mạnh trong năm 2012 ở tất cả các cấp Công đoàn.
- Tuyên truyền về các văn bản pháp lý liên quan đến biên giới Việt Nam – Lào, như: Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào (ký ngày 18/7/1977); Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào (ký ngày 24/1/1986); Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào (ký ngày 01/3/1990); Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào (ký ngày 31/8/1997)…
- Tuyên truyền sâu rộng các nội dung, yêu cầu và tiến độ thực hiện Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào theo thỏa thuận giữa hai nước; tiếp tục vận động công nhân, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh biên giới, chống các hoạt động vi phạm pháp luật trên biên giới.
1. Đối với công tác tuyên truyền biển, đảo:
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về cung cấp thông tin và sử dụng thông tin của Đảng và Nhà nước đã ban hành liên quan đến vấn đề biển, đảo. Chủ động và làm tốt công tác tư tưởng, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền, chuyên môn đồng cấp để tuyên truyền, thông tin kịp thời, có hiệu quả, tham gia xử lý các tình huống đột xuất, nhạy cảm, phức tạp diễn biến trên biển Đông.
- Tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, tặng quà cho nhân dân và cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên các vùng biển và hải đảo; tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia ủng hộ “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”, Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình”, thành lập Nghiệp đoàn nghề cá; biên soạn tài liệu, phát hành bản tin, ấn phẩm; vận động sáng tác thơ ca, các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo quê hương; tổ chức các hội nghị báo cáo viên, cổ vũ, nhân rộng điển hình tiên tiến trong bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế biển.
2. Đối với tuyên truyền kết quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền:
Căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể của từng ngành và địa phương, các cấp Công đoàn lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, như: tuyên truyền trên các báo, tạp chí Công đoàn; biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền, kẻ vẽ panô, áp phích, in tờ rơi; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi sáng tác thơ ca; tổ chức các cuộc trao đổi, tọa đàm, đối thoại, hội nghị báo cáo viên, hội thi tuyên truyền viên...
1. Ban Thường vụ các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai tuyên truyền đạt hiệu quả, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Tuyên giáo Công đoàn năm 2012.
2. Các cơ quan báo chí trong hệ thống Công đoàn tích cực đưa tin, bài tuyên truyền về kết quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia và công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào năm 2012; thông tin kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển biển, đảo Việt Nam.
Công tác tuyên truyền biển, đảo, kết quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia và công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào năm 2012 được gắn với hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, các cấp Công đoàn nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tuyên giáo) cùng với báo cáo công tác Tuyên giáo Công đoàn 6 tháng và một năm.
Nơi nhận: |
TL.
ĐOÀN CHỦ TỊCH |
Hướng dẫn 563/HD-TLĐ về tuyên truyền biển, đảo và kết quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia công tác tăng dày tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào năm 2012 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 563/HD-TLĐ |
---|---|
Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Nơi ban hành: | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký: | Vũ Mạnh Tiêm |
Ngày ban hành: | 26/04/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hướng dẫn 563/HD-TLĐ về tuyên truyền biển, đảo và kết quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia công tác tăng dày tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào năm 2012 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Chưa có Video