Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 678/CĐ-BNN-CN

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2016

 

CÔNG ĐIỆN

VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, điện:

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang có chiều hướng gia tăng trong những ngày giáp Tết Bính Thân, nhất là đối với những đối tượng vật nuôi trong giai đoạn vỗ béo. Đkịp thời chấn chỉnh tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai một số nội dung sau:

1. Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về những nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng và uy tín của ngành chăn nuôi Việt Nam, thông tin kịp thời cho dư luận biết về tình hình và danh tính của các đối tượng vi phạm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn.

2. Phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường (C49) thanh tra, kiểm tra đột xuất việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chủ yếu là chất Salbutamol trên địa bàn, tại:

- Các cơ sở, trang trại chăn nuôi: kiểm tra thức ăn chăn nuôi (TĂCN) sử dụng và đặc biệt là lấy mẫu nước tiểu vật nuôi của 100% các trang trại đối với lợn thịt, bò thịt đang trong thời kỳ vỗ béo, chờ xuất bán;

- Các cơ sở giết mổ: kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận, nhất là nước tiểu của các loại lợn, bò thịt trước khi đưa vào giết mổ;

- Các chợ: kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận của lợn và bò thịt;

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN, thuốc thú y: đặc biệt lưu ý các cơ sở gia công TĂCN, tự phối trộn các loại premix, thuốc thú y, thức ăn bổ sung.

3. Xử lý thật nghiêm các vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo các quy định tại Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 155 Bộ Luật Hình sự quy định đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, sử dụng hàng cấm gây hậu quả nghiêm trọng.

4. Phân loại các đối tượng kiểm tra nhằm gia tăng tần suất kiểm tra đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao, đó là: các trại nuôi lợn, bò thịt trong thời kỳ vỗ béo; các cơ sở giết mổ và các cơ sở gia công, tự phối trộn thức ăn chăn nuôi, trong đó lưu ý nhiều hơn đến các sản phẩm thuốc thú y và thức ăn bổ sung.

5. Báo cáo và đề xuất kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả triển khai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để triển khai có hiệu quả việc kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Chủ tịch UBND các tỉnh,TP trực thuộc TW;
- Các Cục: Chăn nuôi; Thú y; QLCL;
- Các Vụ: Pháp chế; Tài chính;
- Thanh tra Bộ;
- Lưu: VT, CN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công điện 678/CĐ-BNN-CN năm 2016 về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện

Số hiệu: 678/CĐ-BNN-CN
Loại văn bản: Công điện
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 22/01/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công điện 678/CĐ-BNN-CN năm 2016 về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…